Tính chất hai mặt của chủ nghĩa hiện sinh vô thần

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần (Trang 37)

Chủ nghĩa hiện sinh đặt con người vào vị trí trung tâm của vũ trụ; ưu ái, nâng niu cá nhân độc đáo, tự do để từ đó đối lập giữa cá nhân (cái tôi) và tha nhân (người ta), hay giữa cá nhân và xã hội. Thông qua sự đối lập đó, chủ nghĩa hiện sinh biểu thị thái độ tố cáo, lên án xã hội đã lưu đày con người ngay trên “quê nhà” của con người. Cho nên, có thể khẳng định mặt tích cực của hiện sinh vô thần chính là ở ý nghĩa phê phán của nó. Và ở khía cạnh phê phán, hiện sinh nhánh vô thần đã tỏ rõ tính chất quyết liệt, nhập cuộc và dấn thân.

Chủ nghĩa hiện sinh được sinh ra và nuôi dưỡng trong những điều kiện lịch sử - xã hội của một châu Âu khủng hoảng qua hai cuộc đại chiến. Thế nên, đối tượng mà chủ nghĩa hiện sinh phê phán là xã hội tư sản phương Tây với những khủng hoảng, khiếm khuyết về kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa và tư tưởng… Chủ nghĩa hiện sinh hiện đại hình thành và phổ biến vào giai đoạn lịch sử những năm 20 – 30 thế kỷ XX, kéo dài đến chiến tranh thế giới thứ hai, “chiến tranh lạnh” và khủng hoảng hạt nhân vào những năm 60. Lịch sử gọi đây là thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.

Về kinh tế, từ những năm đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở giai đoạn độc quyền với quá trình tập trung hóa và chuyên môn hóa sản xuất, sự thâu tóm nền kinh tế vào trong tay những tập đoàn tư bản lũng đoạn, sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. Nhưng quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nhằm chia lại đất đai và thị trường thế giới. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chiến tranh thế giới lần thứ hai là “sàn đấu” đọ sức của các tập đoàn gây chiến. “Sàn đấu” phải trả giá bằng tính mạng hàng triệu người dân vô tội.

Kinh tế phát triển vào thời kỳ tư bản lũng đoạn dẫn đến tình hình chính trị của một số nước có xu hướng quân phiệt hóa; chính quyền phát xít Italia, Đảng Quốc xã Đức. Đảng Quốc xã (Đảng công nhân quốc gia xã hội) là chính đảng phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc Đức xuất hiện từ năm 1919. Từ năm 1920, khi Hitle làm lãnh tụ thì những chính sách của đảng này càng tỏ rõ tính chất phản động, lừa bịp, mị dân. Có thể nói, nền chuyên chính độc tài của phát xít Hitle (được thiết lập vào năm 1934) là một

vết nhơ trong lịch sử tiến bộ nhân loại với những hình thức khủng bố công khai, thủ tiêu nền dân chủ tư sản, truy nã các lực lượng tiến bộ cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản, bài trừ người Do Thái bằng trại tập trung,… Chủ nghĩa hiện sinh Đức, mà tiêu biểu là M.Heidegger, ra đời trong bầu không khí ngột ngạt của một nước Đức khủng hoảng kinh tế kèm theo hiểm họa phát xít.

Suy thoái, khủng hoảng kinh tế đã gây ra hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội. Sự phân hóa xã hội sâu sắc kèm theo nó là những mâu thuẫn giai cấp gay gắt đã dẫn đến cuộc khủng chính trị ở nhiều nước phương Tây thế kỷ XX, trong đó có Đức và Pháp.

Xã hội ngột ngạt, trì đọng bởi khủng hoảng, bởi chiến tranh. Con người trở nên bấn loạn giữa thời cuộc: hết phát triển lại suy thoái, suy thoái rồi chiến tranh, chiến tranh và chết chóc. Xã hội tranh chấp, mịt mù không lối thoát đã đổ bóng lên đời sống văn hóa – tư tưởng. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là thời kỳ xuất hiện những trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại ngoài mácxít. Tính đa dạng, muôn vẻ của bức tranh triết học phương Tây hiện đại nói lên sự khủng hoảng, bế tắc, mất phương hướng trong văn hóa – tư tưởng. Chủ nghĩa hiện sinh nổi lên và vượt qua những “người bạn đồng hành” trên đường “chạy đua nước rút” tiếp cận với con người chính bởi nó đã nắm bắt được mạch đập của xã hội tư sản trong cơn khủng hoảng, đã ghi lại được tâm trạng của cả một thời đại suy tư. Chủ nghĩa hiện sinh Pháp J.P.Sartre là tiếng gào thét khát vọng tự do của trí thức nước Pháp trước những đổ vỡ các giá trị truyền thống và số phận dân tộc Pháp trong khói lửa chiến tranh. Đọc tác phẩm của Sartre luôn thấp thấy bóng dáng các cuộc chiến, luôn cảm nhận được không khí đỗ vỡ, u ám phủ trùm lên đời sống xã hội và cuộc sống mỗi con người. Vào những năm 1941 – 1943, toàn bộ nước Pháp bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng. Vở “Ruồi” được trình diễn trước công chúng như một lời kêu gọi chống Phát xít Đức. Ý nghĩa thực tiễn đó được Simon de Beauvoir, người bạn đời và đồng nghiệp của Sartre, nhận định “... Sartre trong Les Mouches đã cổ vũ quần chúng Pháp giải tỏa lòng ăn năn hối hận của mình và chống nền trật tự bấy giờ mà giành lại tự do...”[3; tr77].

Không chỉ thể hiện thái độ phê phán xã hội bằng ngòi bút, Sartre còn là những nhà hoạt động xã hội tích cực đấu tranh cho hòa bình và công lý. Sartre từng thành lập một tổ chức chống phát xít gọi là “chủ nghĩa xã hội và tự do”, còn tham gia mặt trận toàn quốc nước Pháp. Thế nhưng, năm 1945, ông từ chối nhận Huân chương danh dự mà

chính phủ Pháp tặng thưởng. Năm 1964, Sartre lại từ chối nhận giải Nobel văn chương với lý do không muốn bị “biến thành một cơ chế”. Trong thập niên 50 – 60, Sartre kịch liệt phản đối cuộc chiến tranh mà nước Pháp tiến hành đối với Algeri, chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương (trong đó có Việt Nam) và Triều Tiên. Những nhà hiện sinh vô thần, với tư cách là những “chứng nhân của thời đại”, đã viết nên bản cáo trạng buộc tội xã hội tư sản “quăng ném”, ruồng bỏ con người, đẩy con người rơi vào trạng thái “buồn nôn” và trở nên “sa đọa”. Khi tô đậm hình ảnh con người cá nhân cùng với tính độc đáo duy nhất, quyền năng tự do vô hạn, đặc biệt khi nhấn mạnh tính chất thù nghịch giữa cá nhân – tha nhân, chủ nghĩa hiện sinh vô thần đưa ra thông điệp rằng con người cần phá bĩnh để chống lại trật tự xã hội tư sản. Một thế hệ “người nổi loạn” không chấp nhận xã hội khủng hoảng, suy thoái kinh tế; chiến tranh liên miên, vô nghĩa. Xã hội phương Tây đương thời đã tha hóa con người, đã tước mất ở con người giá trị “hiện sinh” cao quý. Xã hội ấy mải miết phát triển khoa học kỹ thuật, mải miết chạy đua vũ trang, gây chiến nên đã đẩy con người sa lầy vào hố thẳm vô vọng. Đối với hiện sinh nhánh vô thần, công kích tha nhân chính là lên án xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh tái hiện xã hội phi nhân tính đã nhấn chìm con người, mà theo cách nói của Schopenhauer, xã hội đó “... về mặt mỹ học là một quán rượu đầy những kẻ say nhè, về mặt trí tuệ là một nhà thương điên, và về mặt đạo đức là một cái sào huyết của một bọn cướp…”[33; tr184]. Như vậy, hiện sinh vô thần đã nêu lên được một số vấn đề hiện thực có ý nghĩa quan trọng. Nó đã làm sáng tỏ được phần nào những mâu thuẫn của thời đại thông qua những mâu thuẫn trong mỗi cá nhân. Từ chỗ ưu tư về thân phận con người, triết hiện sinh còn là suy tư về vận mệnh nhân loại.

Trong thời kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, nhiều học thuyết triết học tư sản hiện đại tìm cách che đậy những khiếm khuyết của xã hội tư bản, tuyên truyền cho những biến dạng của nó. Khác với các học thuyết ấy chủ nghĩa hiện sinh thừa nhận và dám nhìn thẳng vào mặt trái của xã hội, phơi bày và đả kích nó. Ít nhất ở tinh thần phê phán như vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã thể hiện được mặt ý nghĩa tích cực. Nhưng trên thực tế, chủ nghĩa hiện sinh vô thần mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận thực trạng có thật của xã hội tư bản. Các triết gia hiện sinh không thể đi xa hơn thế. Thiện ý mà triết hiện sinh dành cho con người cũng không thể giúp nó tránh khỏi lập trường duy tâm và những quan điểm hạn chế, sai lầm khi giải quyết các vấn đề liên quan đến chính con người và xã hội.

Các nhà hiện sinh tự nhận triết học của họ là một bước ngoặc trong lịch sử triết học, đã kéo triết học từ nghiên cứu vũ trụ quay trở về nghiên cứu con người. Trong bối cảnh thời đại khủng hoảng, sự nỗ lực “định nghĩa” con người của chủ nghĩa hiện sinh đáng được ghi nhận. Nhưng từ chỗ khuếch trương chủ quan tính, chủ nghĩa hiện sinh đã coi vấn đề con người là hệ quy chiếu cho mọi vấn đề khác: “không có một vũ trụ nào khác, ngoài vũ trụ nhân loại và vũ trụ của chủ quan tính của nhân loại” [29; tr51]. Thế nên, dù không trực tiếp thừa nhận nhưng triết hiện sinh vẫn không thể chối bỏ được bản chất lập trường thế giới quan duy tâm. Và trên lập trường duy tâm, chủ nghĩa hiện sinh đã chẳng thể làm gì khác hơn ngoài cách co cụm hết thải về con người cá nhân. Sự co cụm cố hữu đó đôi khi tỏ ra chật hẹp và bất lực.

Đặt một xã hội ngột ngạt, rập khuôn, máy móc đang giết dần cá tính sáng tạo, phẩm chất độc đáo của con người thì lý luận của Sartre rằng con người tự làm cho mình thành anh hùng có thể xem như một khích lệ hợp lý, cần thiết. Nhưng không sự sáng tạo nào có thể vượt ra khỏi phạm vi hiện thực. Người anh hùng cũng phải gắn với một thời đại nhất định. Tức là, con người không thể tách khỏi hoàn cảnh cụ thể, con người luôn được nhìn nhận và đánh giá trong quá trình lao động sản xuất: “Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ như thế ấy. Do đó, họ như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ,… Do đó, những cá nhân là thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sản xuất của họ”[14; tr40].

Quả là hiếm có học thuyết nào lại dành nhiều nhiệt tâm cho con người như chủ nghĩa hiện sinh. Các triết gia hiện sinh khẳng định con người là độc đáo vì sáng tạo cho mình một bản chất. Nhưng cách lý giải của họ về bản chất con người chứa đầy mâu thuẫn và sai lầm khi đã tách con người ra khỏi những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Con người trước hết phải tồn tại ở đâu, khi nào rồi sau đó mới là tồn tại như thế nào. Triết học Mác – Lênin chỉ rõ: “Con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn nấu đâu đó ngoài thế giới”[13; tr569]. Và “… bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”[16; tr11]. Không có con người trừu tượng thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử - xã hội để có thể tự tạo cho mình một bản chất. Trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết” Sartre từng lập luận: “… kẻ hèn nhát kia chịu trách nhiệm về sự hèn nhát của hắn. Không phải hắn hèn nhát vì hắn có một trái tim một buồng phổi, một bộ óc hèn nhát, cũng không phải vì hắn có một cơ năng sinh

lý tạo hắn thành hèn nhát, nhưng hắn hèn nhát, tự tạo mình thành hèn nhát, do những hành động của hắn”[29; tr36]. Cách lập luận như vậy của nhà hiện sinh vô thần chỉ là một lối nói ngụy biện.

Trong một nỗ lực tràn đầy nhiệt tình, chủ nghĩa hiện sinh vô thần đặt vào tay con người ngọn đuốc “tự do” hy vọng thắp sáng cuộc trường chinh dấn thân, nhập cuộc của chính con người. Sartre từng phát biểu: “… tôi có cảm tưởng rằng thuyết hiện sinh là sự phục sinh của chủ nghĩa tự do”[29; tr56]. Nhưng tự do theo quan niệm của thuyết hiện sinh là tự do không bản sắc, tự do phi hiện thực. Đó không phải là một xã hội tự do mà là tự do tự tại, tự do trong mối quan hệ với chính mình. Nói đúng hơn, theo như thuyết hiện sinh, tự do chỉ là một nhu cầu bên trong của con người mà khó có thể trở thành hiện thực. Chủ nghĩa hiện sinh đã phủ nhận sạch trơn cơ sở khách quan của tự do, coi nó là ý tưởng chủ quan của cá nhân. Lại một lần nữa, triết học hiện sinh đã tách con người cùng với những phẩm chất của con người (độc đáo, tự do) ra khỏi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.

Tự do, theo quan điểm mácxít là nhận thức được tất yếu và hành động dựa trên sự nhận thức đó. Chứ không phải cá nhân muốn tự do và tự cho mình được tự do một cách đơn thuần. Cá nhân không bao giờ có thể là một cá nhân cô lập, độc lập trong những sự lựa chọn và quyết định của nó. Chủ nghĩa hiện sinh nhánh vô thần phơi bày thực trạng đời sống tranh chấp với những thù nghịch gay gắt giữa cá nhân và tha nhân. Hiện sinh vô thần đã đối lập một cách siêu hình giữa cá nhân và xã hội khi khẳng định tự do của tha nhân hạn chế tự do của cá nhân. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội, triết học Mác – Lênin đề cao quyền tự do cá nhân như điểm xuất phát, như là tiền đề cho tự do chung: “… sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[16; tr628]. Con người cá nhân phải có ý thức vượt lên bằng hoạt động thực tiễn để cải thiện xã hội bên cạnh chịu sự quy định của xã hội. Và hơn nữa “chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân”[15; tr108]. Tự do cho một người và tự do cho mọi người.

Cá nhân hiện sinh gào thét đòi tự do trong một xã hội phi nhân tính, chà đạp lên phẩm giá con người, khiến con người ngột ngạt khó chịu. Nó quẫy đạp, phản kháng chống lại tha nhân và cũng chống lại trật tự xã hội đương thời. Nó lên án trật tự xã hội

tư sản và chỉ dừng lại ở đó. Triết học hiện sinh thể hiện thái độ phê phán xã hội, phơi bày cái thảm cảnh tha hóa của con người; nhưng đã không chỉ đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy đồi, khủng hoảng của xã hội tư sản cũng như đã không đưa ra được biện pháp giải quyết đúng đắn, mang tính cách mạng. Các triết gia hiện sinh chủ trương khắc phục tình trạng bị – quăng – ném của con người bằng cách hô hào, cổ vũ con người dấn thân, nhập cuộc, đối mặt với cuộc sống. Tinh thần dũng cảm, dám liều của thuyết hiện sinh vô thần đã có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tầng lớp sinh viên, những người trí thức trẻ tuổi, tạo thành phong trào hiện sinh phát triển rầm rộ, gây khuynh đảo đời sống xã hội phương Tây những năm 40 – 60 của thế lỷ XX. Phong trào sôi động này được coi như sự phản ứng chống lại trật tự cứng nhắc, ngột ngạt, dồn nén con người, chống lại những thói quen máy móc đã bỏ quên con người. Phong trào hiện sinh, bản thân nó khi vừa mới ra đời, đã chịu nhiều bình phẩm từ dư luận xã hội. Người trong cuộc xem nó là phương châm sống độc nhất, như cách thức đối chọi với cuộc sống. Người ta chọn “mốt hiện sinh” trong lối sống cũng như trong phong cách ăn mặc. Những quán cà phê, những tụ điểm giải trí, sàn nhảy là nơi gặp gỡ và giao lưu của một thế hệ đam mê “hiện sinh”.

Thế nhưng xét cho cùng, đó chỉ là một phong trào mang tính chất tự phát; đôi khi

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w