Với quan điểm như vậy thì chủ nghĩa Mác đã kết luận:Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyếtđịnh trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà
Trang 1.BẢNG DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 1.1 Quan niệm về vấn đề con người trong triết học trước Mác 5
1.1.1 Quan niệm con người trong triết học phương Đông 5
1.1.1.1 Quan niệm con người trong triết học Ấn Độ 5
1.1.1.2 Quan niệm con người trong triết học Trung Quốc 8
1.1.2 Quan niệm con người trong triết học phương Tây 10
1.1.2.1 Quan niệm con người trong triết học Hy Lạp – La Mã 10
1.1.2.2 Quan niệm con người trong triết học Tây Âu 12
1.1.2.3 Quan niệm con người trong triết học cổ điển Đức 13
1.2 Quan niệm về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin 15
1.2.1 Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội 15
1.2.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội 17
1.2.3 Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử 18
1.2.4 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội 20
1.2.5 Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 23
Chương 2: THÀNH ỦY BUÔN MA THUỘT VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DTTS 25
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột 25
2.1.1 Khái quát điều tự nhiên của Thành phố Buôn Ma Thuột 25
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột 26
2.2 Thành ủy Buôn Ma Thuột lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS 29
Trang 32.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng đội ngũ cán
bộ là người DTTS 29 2.2.2 Chủ trương của Thành ủy Buôn Ma Thuột trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS 32
2.3 Kết quả và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay 34
2.3.1 Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay 34 2.3.2 Nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đội ngũ cán bộ là người DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay 40 2.3.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ
là người DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay 42 2.3.4 Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay44
KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhauxung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người Trước Mác, vấn đề bảnchất con người chưa được giải đáp một cách khoa học Khi hình thành quan niệm duyvật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa mác đã xác định con người là điểm xuấtphát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất mà triết học mác nói riêng, chủnghĩa mác nói chung hướng tới
Bằng phương pháp biện chứng duy vật, vấn đề con người đã được triết họcMác – Lênin luận giải một cách đầy đủ, sâu sắc và khoa học nhất Các ông đãxem xét con người không chỉ là sản phẩm phát triển của giới tự nhiên một cáchthụ động, mà còn là chủ thể tích cực của quá trình tác động, cải tạo và biến đổi tựnhiên một cách có ý thức Bởi chỉ có con người với bộ óc biết tư duy, với đôibàn tay biết lao động mới đạt đến chỗ “in dấu ấn” của mình vào tự nhiên, nhờ đócon người đã tạo ra cho mình những điều kiện sinh tồn mới, thỏa mãn nhu cầungày càng cao của bản thân Với quan điểm như vậy thì chủ nghĩa Mác đã kết luận:Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyếtđịnh trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà còn là chủ thể của quá trình lịch
sử, của tiến bộ xã hội Đặc biệt khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nềnkinh tế tri thức thì vai trò của con người ngày càng quan trọng hơn vì con ngườikhông chỉ tạo ra tri thức mà còn sử dụng nó để phục vụ cho chính hoạt động thựctiễn của mình một cách có hiệu quả
Hiện nay, nước ta đã bước vào năm thứ hai mươi thực hiện đường lối đổi mớiđất nước với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế trithức nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạchậu, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 trong bốicảnh khoa học công nghệ và toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ làm gia tăng gay gắttính chất cạnh tranh trong cuộc đua phát triển giữa các quốc gia Để làm được nhưvậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đó là phát triển lực lượng sản xuất,nâng cao kỹ thuật, công nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực.Phát triển nguồn nhân lực thì trước hết cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ vững
Trang 5vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiếnthức và năng lực hoạt động thực tiễn Bởi cán bộ là người phổ biến những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân thực hiện.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất xem trọng đến công tác xây dựng đội ngũcán bộ, người đã từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [9; tr.269]hay “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [9; tr.240] Thấmnhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
từ trước đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi công tác cán bộ làmột trong những khâu công tác trọng yếu của Đảng, của các ngành, các cấp Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã đề ra mục tiêu chung của công táccán bộ là: “xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lốisống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo,
có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa…” [16; tr.292 – 293]
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và giữ một
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh ĐăkLăk cũngnhư toàn vùng Tây Nguyên Với lịch sử hình thành và phát triển gần một trăm năm,Buôn Ma Thuột đã mang trong mình những giá trị văn hóa riêng bởi nơi đây là nơitập trung những cộng đồng dân tộc khác nhau, bên cạnh dân tộc bản địa là ngườiÊđê còn có các dân tộc khác sinh sống như người M’Nông, Stiêng, Jarai, Bana…
Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn
là việc làm mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực, bởi hơn ai hết họ là nhữngngười thấu hiểu tâm tư tình cảm, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc nênlời nói và việc làm của họ có tính thuyết phục đối với đồng bào các dân tộc
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin và việc vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Liên quan đến vấn đề này, đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ, khíacạnh khác nhau, cụ thể như:
Trang 6- TS Trịnh Quang Cảnh, Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu
số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2005
- Trương Minh Dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008.
- GS.VS Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
- GS, TS Lê Hữu Nghĩa, Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
- PGS TS Ngô Ngọc Thắng, Vai trò nhân tố chính trị trong phát triển nguồn nhân lực dtts, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, Tạp chí Lý luận chính trị,
3.2 Nhiệm vụ của khóa luận
Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của con người tronglịch sử
Tìm hiểu những nhân tố tác động đến công tác đào tạo và sử dụng cán bộ làngười DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay
Trang 7Đánh giá kết quả và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS trên địabàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay.
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của con người làm luận cứ xâydựng đội ngũ cán bộ là người DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiệnnay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp kết hợp giữa lịch sử và logic
- Phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn
- Phương pháp thống kê
6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận đưa ra một số giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTStrên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay cả về số lượng, chất lượng và cơcấu đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên nghành Triết học vànhững ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu của khóa luận này
7 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2chương, 5 tiết
Trang 8Chương 1 VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1.1 Quan niệm về vấn đề con người trong triết học trước Mác
1.1.1 Quan niệm con người trong triết học phương Đông
Trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn minh nhân loại nóichung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học phương Đông chiếm một vị trí đáng kểbởi nó chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng và những giá trị về nhiều mặt
Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ là những cái nôi lớn của nền văn hóa phương Đông
mà còn là những trung tâm triết học xuất hiện rất sớm, với nội dung phong phú và cóảnh hưởng rộng rãi đối với nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới
1.1.1.1 Quan niệm con người trong triết học Ấn Độ
Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nôi triết học, tôn giáo lâu đời, phong phú
và đặc biệt của nhân loại Những tư tưởng triết học, tôn giáo ấy nảy sinh đời sốngsinh hoạt của xã hội Ấn Độ cổ đại và nó đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực của triếthọc từ bản thể luận đến nhận thức luận, logic học, tâm lý học, đạo đức… Những nộidung triết học phong phú đó đã được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, khôngchỉ bằng hình thức văn xuôi, thơ ca, bằng các tác phẩm viết ra bằng chữ mà còn bằng
cả hình thức truyền miệng Tuy nhiên, dù dưới hình thức nào nhưng nhìn chung, cáctrường phái triết học Ấn Độ cổ đại đều tập trung vào lý giải vấn đề cơ bản nhất, đó làvấn đề về bản chất và giá trị đời sống tâm linh của con người và vạch ra con đường,cách thức để giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ trầm luân trong đời sống trần tục
Dù vậy, do sự hạn chế về nhận thức và sự chi phối của quan điểm giai cấp, của những
tư tưởng tôn giáo… nên hầu hết các học thuyết triết học lại đi tìm nguyên nhân của sựkhổ đau của con người không phải ở trong đời sống kinh tế, xã hội mà lại ở trong ýthức, tư tưởng, do sự “ham muốn” hay trong sự “vô minh”… do đó, con đường, cáchthức để giải thoát con người khỏi đau khổ, bất hạnh đều mang sắc thái duy tâm
Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại làmhai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Vêda (khoảng từ thế kỷ XV tr.CN đến thế kỷthứ VII tr.CN); Thời kỳ thứ hai là thời kỳ cổ điển hay còn gọi là thời kỳ Bàlamôngiáo, Phật giáo (từ thế kỷ VI tr.CN đến thế kỷ III sau công nguyên)
Trang 9Thời kỳ Vêda là thời kỳ tiền sử của triết học Ấn độ Trong thời kỳ này conngười quan niệm về thế giới, về cuộc sống bằng các biểu tượng huyền thoại, đa thần.Những quan niệm đó được thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu là kinh Vêda vàUpanisad Đặc biệt trong tác phẩm Upanisad đã đề cập đến nguồn gốc của thế giới,cho rằng “tinh thần thế giới” (Brahman) [2; tr.27] là cội nguồn sáng tạo tất cả, là bảnchất của nội tại vũ trụ và muôn vật Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự hiện thân củaBrahman và nhập về với nó sau khi tiêu tan “Tinh thần thế giới” (Brahman) biểuhiện cả ở trong con người và chúng sinh ra linh hồn cá nhân bất diệt (Atman) Cơ thể,nhục thể chỉ là nơi hiện thân của linh hồn bất tử, “nói một cách khác linh hồn cá nhânbất diệt chỉ là một bộ phận của cái toàn bộ, tuyệt đối, tối cao Brahman, như tia nắngcủa ánh sáng mặt trời [1; tr.135] Nhưng do linh hồn bất tử được thể hiện trong thểxác con người nên người ta cứ lầm tưởng rằng linh hồn cá biệt là cái khác với “tinhthần thế giới”, là cái của ta, do ta Những tình cảm, ý chí, dục vọng và những hànhđộng của thể xác nhằm thỏa mãn mọi ham muốn của con người trong đời sống trầntục đã che lấp đi bản tính chân thực của mình, gây nên hậu quả là giam hãm, ràngbuộc linh hồn bất tử vào đầu thai vào hết thân xác này đến thân xác khác, từ kiếp nàysang kiếp khác gọi là nghiệp báo, luân hồi Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòngnghiệp báo, luân hồi ấy, đưa linh hồn cá biệt trở về đồng nhất với linh hồn tối cao thìcon người phải toàn tâm toàn ý, dốc lòng tu luyện đạo đức và tu luyện trí tuệ để đạttới giác ngộ và giải thoát Tu luyện đạo đức là hành động theo đúng bổn phận tựnhiên, không tính toán vụ lợi, diệt mọi dục vọng, vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc Còn
tu luyện trí tuệ là quá trình dày công thiền định, dốc lòng suy tư chiêm nghiệm mớiđạt tới chân lý tối thượng, hòa nhập vào bản thể vũ trụ tuyệt đối
Thời kỳ Cổ điển thể hiện cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống triết học là hệ thốngtriết học chính thống (thừa nhận uy thế tối cao của kinh Vêda và đạo Bàlamôn) vớisáu trường phái điển hình và hệ thống triết học không chính thống (bác bỏ uy thế tốicao của kinh Vêda và đạo Bàlamôn) với ba trường phái Ở đây, nổi bật với trườngphái triết học Phật giáo – thuộc hệ thống triết học không chính thống, xuất hiện vàokhoảng thế kỷ VI tr CN do Siddhatha (Thích ca Mâu Ni) sáng lập Với bản thể luận
và nhân sinh quan của mình Phật giáo đã tạo ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ đốivới sự ngự trị của đạo Bàlamôn và việc phân biệt đẳng cấp xã hội, đòi tự do, bìnhđẳng cho nhân dân Ấn Độ Mặt khác, Phật giáo cũng tìm cách lý giải những nỗi khổ
Trang 10đau của nhân thế và tìm cách giải thoát con người khỏi những khổ đau đó để chấmdứt được mọi phiền não, luân hồi, nghiệp báo đạt được đến cõi niết bàn.
Phật giáo cho rằng thế giới vạn vật này không do một vị thần hay một lựclượng siêu nhiên nào sáng tạo ra mà nó là dòng biến hóa vô thường, vô định Thế giớinày, kể cả con người đều được cấu thành bởi sự liên hợp của hai yếu tố “Sắc” và
“Danh” “Sắc” là yếu tố vật chất, tức thể xác, là cái có thể cảm nhận được gồm địa,thủy, hỏa, phong Còn “Danh” là yếu tố tinh thần, là cái tâm lý không có hình chất màchỉ có tên gọi, bao gồm bốn yếu tố do nhân duyên kết hợp tạo nên phần tinh thần củacon người là: thụ (những cảm giác), tưởng (suy nghĩ, tư tưởng), hành (ý muốn thúcđẩy hành động), thức (nhận thức) Hai thành phần này được tạo nên nhờ ngũ uẩn, donhân duyên hợp thành mỗi sự vật cụ thể có danh sắc, cho nên mỗi sự vật cũng chỉ tồntại tương đối trong khoảnh khắc của dòng biến chuyển vô thường, vô định
Về nhân sinh quan Phật giáo bác bỏ Brahmam và Atman nhưng lại tiếp thu tưtưởng luân hồi và nghiệp của Upanisad Điều đó được thể hiện ở chỗ, Phật giáo quanniệm: Cũng như các sự vật, con người mất đi ở chỗ này nhưng lại sinh thành (đầuthai) ở chỗ khác Quá trình đó gọi là luân hồi, quá trình này do “nghiệp” chi phối theoluật nhân duyên Mục đích cuối cùng của Phật giáo là tìm cách giải thoát, đưa chúngsinh thoát khỏi bể khổ luân hồi bất tận Điều này được thể hiện trong lời Phật dạy,được ghi trong kinh Vinaga: “Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài biển khơichỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát” [10; tr.44].Phật giáo đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” để giải thoát chúng sinh khỏi mọi nỗi khổ, kiếpnghiệp báo luân hồi “Tứ diệu đế” bao gồm Khổ đế: những nỗi khổ của con người;Tập đế: nguyên nhân của những nỗi khổ của đời người; Diệt đế: phương pháp để diệttrừ nỗi khổ; Đạo đế: cách thức, con đường để giải thoát khỏi nỗi khổ
Con đường giải thoát của Phật giáo mở rộng cho tất cả mọi người, không phânbiệt đẳng cấp, chủ yếu là tu dưỡng bản thân Điều này mang tính nhân văn sâu sắc,vượt qua mọi sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt vốn mang tính truyền thống lâu đờitrong xã hội Ấn Độ cổ đại
1.1.1.2 Triết học Trung Quốc cổ đại
Có thể nói, cùng với Ấn Độ, Trung Hoa là cái nôi của nền văn minh phươngĐông nói riêng và của nhân loại nói chung Với những phát minh vĩ đại trên mọi lĩnhvực khoa học tư nhiên, Trung Hoa cũng là quê hương của những hệ thống triết học
Trang 11lớn Lấy vấn đề con người làm trung tâm của triết học nên hệ thống triết học củaTrung Hoa cổ đại đã hình thành nên những tư tưởng có liên quan như: triết học nhânsinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học về lịch sử được đặc biệt đề cao,còn triết học tự nhiên ít quan tâm tới Do vậy, những nhà triết học đồng thời cũng lànhững nhà đạo đức học.
Với đại diện đầu tiên là trường phái triết học Nho gia, là hệ thống triết học lớnnhất của Trung Quốc cổ trung đại đã coi con người là chủ thể của đối tượng nghiêncứu triết học, cho rằng “Con người có khí, có sinh, có tri thì cũng có nghĩa, bởi vậy làquý nhất trong thiên hạ” [2; tr.138] Trong vũ trụ, Nho gia thừa nhận rằng đại biểucủa vũ trụ là trời, đất; đại biểu của vạn vật là người Tuy nhiên, con người của Nhogia bàn nhiều nhất là con người của luân lý đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan vànhận thức luận của các triết gia đều thấm đượm ý thức đạo đức Vì vậy, Nho gia xemviệc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người,đặt lên thứ nhất của sinh hoạt xã hội Người sáng lập trường phái triết học Nho gia làKhổng Tử (551 – 479 tr.CN), tiếp đến được phát triển bởi Mạnh Tử (327 – 289) vàTuân Tử (313 – 238)
Khổng Tử tin có “Thiên mệnh”, nên Ông coi việc hiểu biết mệnh trời là mộtđiều kiện để trở thành con người hoàn thiện Ông viết: “Không hiểu mệnh trời thìkhông lấy gì làm người quân tử” [2; tr.74] Ngoài ra, Khổng Tử cho rằng với conngười và xã hội loài người thì việc đề ra đạo cho thật đúng đắn, thật rõ ràng là rấtquan trọng bởi không biết đạo thì không thể làm người, không thể sống cuộc sốngxứng đáng Con người cũng là một vật, một loài trong khối nhất thể bao gồm cả trờiđất, muôn vật, muôn loài và là một bộ phận nhỏ của tự nhiên Tuy nhiên, Khổng Tử
và các môn đệ của Ông đã chú ý đến quan hệ giữa con người với cuộc sống xã hội,không giống như quan hệ của con người với tự nhiên Con người có tính của conngười, tính ấy được trời phú cho là giống nhau Nhưng trong cuộc sống, với nhữnghoàn cảnh này, môi trường khác nhau lại gây ra ở người này, người kia những tậpquán, tập tục khác nhau làm cho người này, người kia xa nhau, như Khổng Tử đã nói
“Tính tương cận, tập tương viễn” Do vậy, Ông yêu cầu phải lập đạo cho con người,điều này được ghi rõ trong Kinh dịch, trong đó nói: “Lập đạo của người nói nhân vànghĩa” [2; tr.77] Nhân nghĩa nếu hiểu giản đơn là lòng thương người và dạ thủytrung, nhưng trong Kinh Dịch thì “Nhân” là để yêu người, nghĩa là để chính mình,
Trang 12cho nên lấy nhân mà nói người, lấy nghĩa mà nói mình Nhân tạo người, nghĩa tạo ta,như trong Luận Ngữ viết: “Người nhân thì mình muốn lập mà lập cho người, mìnhmuốn đạt là đạt cho người” [2; tr.80] Như vậy, theo đó đức nhân bao gồm tinh túycủa các đức khác Gắn với đạo chung, đức nhân thể hiện trong mọi mối quan hệ giữangười với người Để đạt được đức nhân, Khổng Tử chủ trương dùng Lễ nhà Chu đểduy trì đẳng cấp trên dưới, tôn ti, đó là các lễ nghi, quy chế, kỷ cương.
Mạnh Tử phát triển những tư tưởng của Khổng Tử với việc vẫn tin vào “Thiênmệnh”, mặt khác Mạnh Tử chủ trương xây dựng thuyết “Tính thiện” Mạnh tử khẳngđịnh: “Thiện” là bản tính của con người, khi mới sinh ra ai cũng có, bởi ai cũng có cáitâm, ai cũng có lòng “trắc ẩn” Mạnh Tử cho rằng, người ta làm điều bất thiện là do bịxúi dục, hoàn cảnh tác động bởi con người không biết giữ gìn, nuôi dưỡng cái caoquý của tâm mình, để cái thấp hèn lấn át, che lấp Chính vì thế mà con người cần phải
“tồn tâm dưỡng tính” đó là bớt những điều ham muốn, không làm mất đi cái cái tâmhồn nhiên ban đầu Bên cạnh đó, Mạnh Tử còn cho rằng, mọi người sinh ra đều cónăng lực nhận biết, nhưng cái năng lực nhận biết đó không phải do cảm giác hay quátrình thực tiễn đưa lại mà nó vốn có sẵn trong tâm Ông đã phát triển quan niệm Nhâncủa Khổng Tử thành học thuyết Nhân chính với các nội dung cơ bản: Bớt hình phạt,nhẹ thuế khóa tạo cho mỗi người dân có một sản nghiệp để phụng dưỡng bố mẹ vànuôi nấng vợ con; dạy đạo đức trung hiếu, lễ nghĩa cho dân, tạo cho xã hội một sựhòa hợp; coi trọng dân, dân là đáng quý, sau là xã tắc, vua là cuối cùng
Con người trong triết học Khổng – Mạnh là nạn nhân của “thiên mệnh” nhưngcon người trong triết học Tuân Tử là chống lại định mệnh, cải tạo số phận của mình.Ông cho rằng con người khác động vật là ở chỗ sống tập thể theo xã hội có tổ chức,
có lễ nghi trên dưới Tuân tử đưa ra thuyết “Tính ác”, ông khẳng định bản tính củacon người vốn là ác Bởi vậy, con người ai cũng có lòng ham lợi, con người ai cũng
có dục vọng, đây là hai nguồn gốc gây nên tội ác, cho nên phải lấy hình phạt dể giáohóa tính ác
Đến thời Hán Nho thì Đổng Trọng Thư (180 105 tr.CN) lại chủ trương “Thiênnhân hợp nhất”, cho rằng mọi việc trên thế gian này đều do ý trời quyết định Người
do trời tạo ra nên tất do trời điều hành chi phối và trời thông qua vua để thực hiện ýchí, sự thống trị của mình đối với con người
Trang 13Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr.CN), người mở đầu cho trường phái Đạo gia, chorằng con người sinh ra từ “đạo” Do vậy, con người phải sống “vô vi”, theo lẽ tựnhiên, thuần phát, hành động không giả tạo, gượng ép, trái với tự nhiên Triết lý vô vi
áp dụng vào đời sống cá nhân là “tỏ lòng giản dị, giữ tính tự nhiên, ít riêng tư, ít thamdục” [10; tr.121]
Tóm lại, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểuhiện tính đa dạng và phong phú, thiên về giá trị của con người được bàn đến ở khíacạnh đạo đức, chính trị Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông biểuhiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan
hệ với tự nhiên và xã hội
1.1.2 Quan niệm con người trong triết học phương Tây
1.1.2.1 Quan niệm con người trong triết học Hy Lạp – La Mã
Triết học Hy Lạp – La Mã coi trọng vấn đề con người, khẳng định con người
là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa Những vấn đề thiết thực của cuộc sống conngười trở thành một trong những đề tài chính của triết học Con người được nhìnnhận chủ yếu với tính cách cá thể, giá trị của con người được bàn đến ở khía cạnh đạođức, giao tiếp, nhận thức luận, tập trung giải quyết những vấn đề như số phận, nỗikhổ đau, niềm hạnh phúc Các trường phái triết học duy vật và trường phái triết họcduy tâm đều luận giải vấn đề con người với những nội dung trên tạo ra sự tranh luậnhết sức sôi nổi, với những triết gia tiêu biểu:
Đêmôcrít (460 – 370 tr.CN) đại diện cho trường phái duy vật đã đấu tranhquyết liệt với quan điểm của trường phái duy tâm khi bàn về nguồn gốc của sự sống
và nguồn gốc của con người Theo ông, sự sống và con người không phải do thầnthánh tạo ra mà nó là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ thấp đến cao của tựnhiên Đêmôcrít còn cho rằng, đối tượng nhận thức là vật chất (nguyên tử), là thế giớixung quanh con người và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con ngườinên con người mới nhận thức được Ông đã chia nhận thức của con người thành haidạng: nhận thức mờ tối (do các giác quan đem lại) và nhận thức chân lý (phân tíchsâu sắc sự vật, nắm được bản chất bên trong nó) Có thể nói triết học duy vật củaĐêmôcrít đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần khi cho rằng sở dĩ conngười quan niệm về thần do hoảng sợ trước những hiện tượng bất thường của tựnhiên và sự tồn tại của thần chẳng qua là sự nhân cách hóa những hiện tượng của tự
Trang 14nhiên Tuy nhiên, trong lĩnh vực xã hội, Đêmôcrít vẫn là nhà duy tâm bởi ông coinhững nhu cầu, ý muốn, nguyện vọng của con người quyết định tất cả, quyết định đờisống vật chất và đời sống tinh thần.
Triết học Xôcrát (469 – 399 tr.CN) chủ trương nghiên cứu triết học nhân bản,trước hết là về đạo đức của con người Theo ông, thần thánh sáng tạo ra thế giới, cósức mạnh kỳ diệu, thế nên con người không được can thiệp vào công việc của thầnthánh mà chỉ nên nghiên cứu về chính mình Ông quan niệm: “Con người hãy nhậnthức chính mình” [2; tr.171] Xôcrát cho rằng, trí tuệ của con người là do tri thứcmang lại, song tri thức đó phải được biểu hiện dưới dạng các khái niệm, bởi kháiniệm mới biểu thị bản chất đích thực của sự vật
Palatôn (427 – 327 tr.CN) là người sáng lập chủ nghĩa duy tâm khách quan.Ông cho rằng, ý niệm là nguồn gốc của thế giới, sinh ra sự vật, ý niệm tồn tại bênngoài con người Theo Platôn, con người bao gồm thể xác và linh hồn tồn tại độc lậpvới nhau Thể xác của con người được tạo thành từ đất, nước, lửa, không khí, đó lànhững vật thể hữu hình, không tồn tại vĩnh viễn Linh hồn của con người là một bộphận của linh hồn vũ trụ, do Thượng Đế sản sinh ra, do đó nó là bất tử
Aritxtốt (384 – 322 tr.CN) được xem là nhà triết học có bộ óc bách khoa trong
số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritxtốt cho rằng, linh hồn chỉ có trong cơ thểsống của sinh vật và không thể là bất tử Ông khẳng định, đối tượng của nhận thức làthế giới xung quanh con người Theo đó, quá trình nhận thức của con người diễn ratheo trình tự nhất định: thế giới khách quan (khách quan) tác động vào cơ thể conngười (chủ thể) gây ra cảm giác và từ đó đi đến tư duy
1.1.2.2 Quan niệm con người trong triết học Tây Âu
Trước hết, triết học Tây Âu trung cổ nghiên cứu vấn đề con người xuất phát từ
thế giới quan duy tâm, thần bí, coi con người do Thượng Đế sáng tạo ra Số phận củacon người do Thượng Đế xếp đặt, do đó con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống,đành lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, bởi hạnh phúc vĩnh cửu chỉ nằm ở bênkia thế giới Con người bị thủ tiêu ý chí đấu tranh để tự giải thoát mình Với các đạibiểu như: Tômát Đacanh (1225 – 1274), nhà thần học, nhà triết học kinh viện chorằng, mọi sự sắp xếp và thứ bậc, bắt đầu từ sự vật không có linh hồn, đến con người,tới thần thánh và sau cùng là chúa trời đều được quyết định bởi sự thông minh củaThượng Đế Sự phù hợp của mọi vật trong tự nhiên đối với con người đều do Thượng
Trang 15Đế quy định: mặt trời cho con người ánh sáng và sưởi ấm, mưa cho con người đất đai
có nước, động đất, bão lụt là để trừng phạt tội lỗi của con người Thứ bậc, đẳng cấpcủa con người, quyền lực của nhà vua đều do ý trời quyết định Còn Đơnxcốt(1265 – 1308) thì nhấn mạnh yếu tố tinh thần và cho rằng nó là hình thức của thânthể con người, gắn với thân thể con người đang sống và Thượng Đế ban tặng từkhi con người mới sinh ra
Thời kỳ Phục Hưng, do yêu cầu hình thành, phát triển phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa nên triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao con người, quan tâm đến việcgiải phóng con người ra khỏi sự nô dịch của thần học và tôn giáo thời trung cổ, manglại quyền tự do cho con người Với các đại biểu như LêônaĐơ Vanhxi (1452 – 1519)đặc biệt đề cao con người, coi con người là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hóa Dựa trênnhững cái có sẵn trong tự nhiên, con người phải sáng tạo ra những vật mới phục vụcho cuộc sống của mình Là một danh họa nên ông coi trọng hoạt động nghệ thuậtcủa con người, tuy còn mang tính duy tâm khi coi đó là phương thức nhận thứcThượng Đế Nhà toán học, thiên văn học và vật lý học Galilê (1564 – 1642) cho rằng,con người phải tìm ra chân lý ở thế giới bằng thực nghiệm, chứ không phải qua sách
vở, ông nói: “Hãy đo những gì có thể đo được và biến cái không thể đo được thành cóthể” [10; tr.228]
Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại là thời kỳ phát triển rực rỡ của các ngànhkhoa học nên vai trò của con người được càng được đề cao, đồng thời giương caongọn cờ đấu tranh giải phóng con người khỏi sự thống trị của phong kiến và giáo hội.Với các đại biểu như Tômát Hốpxơ (1588 – 1679), nhà triết học đại biểu xuất sắc chủnghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII Ông cho rằng, con người là một thể thống nhất giữatính tự nhiên và tính xã hội Tính tự nhiên làm cho mọi người đều giống nhau về thểxác và tinh thần Còn khi nhà nước xuất hiện thì con người từ trạng thái tự nhiênchuyển sang trạng thái xã hội, nhà nước do con người lập ra chứ không hề có nguồngốc thần thánh Nhà nước lập ra để giữ gìn trật tự xã hội, điều hành sự phát triển xãhội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung, mỗi công dân có nghĩa vụ tuân theo luậtpháp của nhà nước Còn nhà duy vật người Hà Lan Bêkenit Spinôda (1632 – 1677)khẳng định vấn đề con người là mục đích cuối cùng của triết học Theo ông, conngười là sản phẩm của tự nhiên và mọi hoạt động của nó phải tuân theo các quy luậtcủa tự nhiên Ông phủ nhận sự tách biệt thể xác và linh hồn của con người của chủ
Trang 16nghĩa duy tâm trước đó Spinôda cho rằng, bản tính của con người là nhận thức bởinhờ đó con người khám phá ra các quy luật của tự nhiên để tuân theo chúng Đến thời
kỳ triết học khai sáng Pháp, nhà triết học duy vật Đêni Điđrô (1713 – 1784) khi bànđến vấn đề con người, ông cho rằng con người được cấu thành từ linh hồn và thể xáctrong sự thống nhất hữa cơ với nhau Linh hồn là một tổng thể các hiện tượng tâm lýcủa con người
1.1.2.2 Quan niệm con người trong triết học Cổ điển Đức
Triết học Cổ điển Đức đề cao vai trò hoạt động của con người, thực hiện bướcngoặt trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây từ chỗ chủ yếu bàn về các vấn đềbản thể luận, nhận thức luận… đến chỗ coi trọng con người như một chủ thể hoạtđộng, đồng thời lại là kết quả của một thời đại lịch sử nhất định, của nền văn minh dochính mình tạo ra Tuy nhiên, các nhà triết học thời kỳ này vẫn chưa có cái nhìn đầy
đủ về bản chất con người do hạn chế về thế giới quan hoặc đứng trên lập trường củagiai cấp tư sản
Triết học Imanuel Kant (1724 – 1804) nghiên cứu vấn đề con người đứng trênlập trường nhị nguyên luận Khi một mặt khẳng định con người phải được bàn đếnnhư một chủ thể hoạt động nói chung; mặt khác trong lĩnh vực nhận thức luận, Kanttheo thuyết Bất khả tri khi cho rằng con người chỉ nhận thức được hiện tượng bềngoài mà không thâm nhập được vào bản chất đích thực của sự vật và rằng con ngườinhận thức được là nhờ năng lực “tiên thiên” có ngay khi con người mới sinh ra
Nhà triết học duy tâm khách quan tuyệt đối biện chứng tự giác Hêghen(1770 – 1831) đã nghiên cứu bản chất con người trên các góc độ khác nhau, tạotiền đề lý luận quan trọng cho chủ nghĩa Mác sau này nghiên cứu một cách đầy đủbản chất con người trên hai mặt tự nhiên và xã hội Hêghen cho rằng tinh thầntuyệt đối – được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người, conngười là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đối Thông qua quá trình
tự ý thức của con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh thần, giá trị bảnthể cao nhất trong đời sống con người Tuy nhiên, Hêghen đã trình bày một cách
có hệ thống các quy luật của quá trình tư duy con người, làm rõ cơ chế của đờisống tinh thần cá nhân trong hoạt động của con người Dù đứng trên lập trườngduy tâm khách quan tuyệt đối biện chứng, nhưng Hêghen khẳng định con người làchủ thể, đồng thời là kết quả quá trình lao động của mình Ông cũng đã nhận thấy
Trang 17vai trò tích cực của hoạt động thực tiễn và nền tảng kinh tế đối với sự phát triển xãhội cũng như tiến trình của lịch sử Ông nói: “Trong công nghiệp, con người là mụcđích của chính bản thân mình, và con người đối xử với tự nhiên như một cái gì đó lệthuộc vào mình, và đặt dấu ấn của mình vào tự nhiên…” [2; tr.291] Hêghen còn chorằng, chủ thể của quá trình lao động không phải là những con người cá thể, mà còn là
xã hội, nói đúng hơn là con người thuộc một hệ thống xã hội nhất định
Phoiơbắc (1804 – 1872) nhà triết học duy vật khẳng định con người là sảnphẩm của tự nhiên Ông đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách là những
cá thể người Đó là những con người cá biệt, đa dạng, phong phú và không giống ai,quan điểm này dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính nhằm giảiphóng con người Tuy nhiên, Phoiơbắc lại không nhận thấy được bản chất xã hội củacon người, đó là mỗi người tuy là một cá thể nhưng lại sinh ra trong một hoàn cảnh
xã hội nhất định Vì vậy, theo nhận xét của Ăngghen thì con người trong triết họcPhoiơbắc là con người phi lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng
Như vậy, có thể nhận thấy các quan niệm về con người trong triết học trướcMác đã không nhìn nhận đầy đủ và chính xác về bản chất con người bởi đứng trênnền tảng thế giới quan duy tâm, duy vật siêu hình hay nhị nguyên luận Do đó, cácquan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, bằng việc tuyệt đối hóamặt tinh thần hay thể xác của con người Hoặc tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của conngười mà không thấy mặt xã hội trong đời sống của chính con người Dù vậy, một sốtrường phái triết học vẫn có những cống hiến trong việc nhìn nhận, phân tích conngười như đề cao con người, thấy được tính chủ thể trong hoạt động của con người,
đề cao nhận thức lý tính của con người… đây chính là những tiền đề quan trọng choviệc hình thành quan niệm về con người trong triết học Mác – Lênin sau này
1.2 Quan niệm về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin
1.2.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội
Triết học Mác đã kế thừa những quan niệm về con người trong lịch triết học,đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học vàyếu tố xã hội
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm củagiới tự nhiên Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó bản tínhsinh học, tính loài Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự
Trang 18tồn tại của con người Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người” [8;tr.135] Con người là một bộ phận của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển vàtiến hóa lâu dài của môi trường tự nhiên Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cầnthiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên, điều này được C.Mác và Ph.Ăngghen gọi
là khả năng sống, trước khi làm ra các sản phẩm tinh thần như nghệ thuật, khoa học,tôn giáo… “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử Nhưngmuốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và mộtvài thứ khác nữa” [5; tr.32] Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã tiến hóa từvượn thành người, điều này đã được Đácuyn luận giải qua thuyết tiến hóa của mình
Do đó, con người cũng mang trong mình đặc tính sinh học là quá trình sinh thành,phát triển rồi mất đi
Con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân conngười sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của nó với tự nhiên
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Hoàn toàn trái với
triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta đi từ dưới đất đi lêntrời, tức là chúng ta không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói,trong suy nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác, để từ đó mà đitới những con người bằng xương bằng thịt; không, chúng ta xuất phát từ những conngười đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sốnghiện thực của họ” [6; tr.37 - 38]
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duynhất quy định bản chất con người Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con ngườivới thế giới loài vật là mặt xã hội Trước Mác, đã có rất nhiều nhà tư tưởng nêu ratiêu chí phân biệt giữa con người và động vật có sức thuyết phục vào thời kỳ đó, nhưAritxtốt (384 – 322 tr CN) đã gọi con người là “một động vật có tính xã hội” hay nhàvật lý học Pascal (1623 – 1662) nhấn mạnh năng lực tư duy của con người, đã gọi conngười là “một cây sậy nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ” [15; tr.609]… Những quanniệm trên đều phiến diện vì chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xãhội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề conngười một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực của nó mà trước hết làlao động sản xuất ra của cải vật chất
Trang 19C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất ở con ngườinhư sau: “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nóichung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệtvới xúc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt củamình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ranhững tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chínhđời sống vật chất của mình” [6; tr.29].
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biếntoàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì táisản xuất ra toàn bộ tự nhiên” [8; tr.127] Tính xã hội của con người biểu hiện tronghoạt động sản xuất vật chất Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sảnxuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình, hình thành và pháttriển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu tố quyếtđịnh hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cánhân trong cộng đồng xã hội
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển củacon người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thốngnhất với nhau Đó là hệ thống các quy luật về tự nhiên, hệ thống các quy luật tâm lý
và hệ thống các quy luật xã hội Ba hệ thống quy luật này cùng tác động, tạo nên thểthống nhất hoàn chỉnh trong đời sóng con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xãhội Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác cho thấy quan hệ giữamặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong conngười là thống nhất Ở bản tính xã hội, con người hướng về tồn tại xã hội, về lịch sửloài người và về văn hóa; nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầusinh học Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặctrưng bản chất để phân biệt con người với loài vật Hai mặt trên thống nhất với nhau,hòa quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên – xã hội
1.2.2 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
Nhờ lao động và thông qua lao động con người vượt lên thế giới loài vật trên
cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệvới chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã
Trang 20hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cảmối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C Mác đã nêu lên luận đề nổi
tiếng trong tác phẩm Luận Cương về Phơi – Ơ – Bắc: “Bản chất con người không
phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó,bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [6; tr.11]
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọiđiều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trongmột điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiện lịch sử
đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinhthần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ Chỉ trong toàn bộ mối quan hệ
đó (như quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ
cá nhân, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội… ) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất
vè mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người
1.2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại conngười Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giớihữu sinh Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử
- xã hội C Mác khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người làsản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chínhnhững con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải
được giáo dục” [6; tr.10] Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph Ăngghen
cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng vàlịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưnglịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vàoviệc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý
Trang 21muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của
từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có
ý thức bấy nhiêu” [7; tr.476]
Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tácđộng vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động và pháttriển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tựnhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phongphú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình
Như Ăngghen viết trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên: “Chỉ có con người là mới
đạt được đến chỗ in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách dichuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm biến đổi
cả diện mạo, khí hậu của nơi họ ở, thậm chí còn làm biến đổi cả cây cỏ và các thú vậttới một độ mà kết quả hoạt động của họ chỉ có thể biến mất, khi toàn bộ trái đất tiêuvong” [7; tr.475]
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chínhbản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại củacon người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sởnắm bắt những quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất vàtinh thần, thúc đấy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu
do con người đặt ra C Mác và Ph Ăngghen đã viết trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức:
“Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối tiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệđều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả cácthế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt động được truyền lại,trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến đổi những hoàncảnh cũ bằng một loạt hoạt động hoàn toàn thay đổi…” [6; tr.65 – 66] Và như vậy,không có hoạt động của con người thì cũng không có sự tồn tại của quy luật xã hội,
và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạnphát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ vớiđiều kiện xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp Bảnchất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là một hệ thống mở,
Trang 22tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Mặc dù là “tổng hòa các mối quan
hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủthể sáng tạo Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động và biến đổi cho phùhợp Như vậy, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sựvận động và biến đổi của bản chất con người
Do đó, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm chohoàn cảnh mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tựnhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tớicác giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó,con người tiếp cận hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn,quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tưduy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biệnchứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào củalịch sử xã hội loài người
Tóm lại, con người không những là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cảitạo chính lịch sử ấy Bằng hoạt động lao động sản xuất con người đã sáng tạo ra toàn
bộ nền văn hóa vật thể và phi vật thể, mặt khác bằng những cuộc cách mạng xã hộicon người đã tự mình thay thế các hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế
- xã hội mới tiến bộ hơn C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định: “Con người là sảnphẩm của lịch sử, đồng thời cũng là sản phẩm của bản thân nó, tức là chính nó làchủ thể làm ra lịch sử, và khi nó làm ra lịch sử thì nó cũng làm ra bản thân nó…”[6; tr.245]
1.2.4 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với
tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy và được phân biệt với các cá thểkhác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó Khái niệm cá nhân cũng đượcphân biệt với khái niệm con người vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổbiến trong bản chất người của tất cả các cá nhân
Xã hội do các cá nhân tạo nên, các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm,cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định Yếu tố xã hội làđặc trưng căn bản để hình thành cá nhân Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhấtvừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan
Trang 23hệ xã hội và của mọi nhận thức nhằm thực hiện các chức năng cá nhân và chức năng
xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử - xã hội
Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã hội riêng, có nhu cầu nguyệnvọng và lợi ích riêng, nhưng điều đó không loại trừ tính chung trong mỗi cá nhân làthành viên của xã hội và mang bản chất xã hội Trong quan hệ với xã hội, cá nhânđược phân biệt với các đặc trưng sau: cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loàingười một cách trực tiếp cảm tính, không có con người nói chung, mà chỉ có conngười cụ thể - cá nhân - của giống loài; cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạothành cộng đồng xã hội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người; cá nhân là mộtchỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lý và tâm lý riêngbiệt của mỗi con người; cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch
sử, vận động và phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định
Để phân biệt giữa cá nhân cần chú ý đến nhân cách của cá nhân đó, bởi nhâncách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tínhchất bên trong của mỗi cá nhân Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệtgiữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cánhân Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài còn nhân cách vừa là nộidung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt
Nhân cách biểu hiện thế giới mỗi cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp củacác yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, đóng vaitrò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động củamình Nhân cách không phải là cái sẵn có, bẩm sinh mà nó được hình thành và pháttriển phụ thuộc vào ba yếu tố Đó là: dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyềnhọc; môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cáchthông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cánhân; hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tốnhư quan điểm, lý luận, niềm tin
Nguyên tắc cơ bản của việc xác lập mối quan hệ gữa cá nhân và tập thể cũngnhư mối quan hệ giữa cá nhân và các cộng đồng xã hội nói chung chính là mối quan
hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội Đó cũng là mối quan hệ vừa có sựthống nhất vừa có mâu thuẫn Triết học Mác – Lênin đã luận giải mối quan hệ giữa cánhân và xã hội một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Trang 24Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân – xã hội luôn vận động, biến đổi và pháttriển, trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xãhội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác Trong giai đoạn cộng sản nguyên thủythì không có sự đối kháng giữa cá nhân và xã hội, lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cănbản là thống nhất Chỉ đến khi xã hội phân chia giai cấp, quan hệ giữa cá nhân và xãhội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn và mâu thuẫn đối kháng Trong chủ nghĩa xãhội, những điều kiện của xã hội mới tạo điều kiện cho cá nhân, để mỗi cá nhân pháthuy năng lực và bản sắc riêng của mình, phù hợp với lợi ích và mục tiêu của xã hộimới.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định đốivới cá nhân Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi íchnhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế, xãhội, cho sự phát triển được thực hiện Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điềukiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần Mặt khác, mỗi
cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên
Vì vậy, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mụctiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặtkhách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năngsuất lao động xã hội Mặt chủ quan biểu hiện khả năng nhận thức và vận dụng quyluật xã hội phù hợp với mục đích của con người
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả dưới chế độ xã hội chủnghĩa, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn tồn tại Do đó, để giải quyếtđúng đắn quan hệ cá nhân – xã hội, cần phải tránh hai thái độ cực đoan Một là, chỉthấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, nhu cầu cá nhânchưa phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội Khuynh hướng này có thể dẫn đếnchủ nghĩa cá nhân Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, tạo ra chủ nghĩabình quân, coi nhẹ vai trò và lợi ích cá nhân Nếu không được quan tâm đến vấn đề cánhân, sẽ dẫn đến một xã hội nghèo nàn, chậm phát triển, không phù hợp với bản chấtcủa chủ nghĩa xã hội
1.2.5 Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử