Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Mác Lê Nin và vận dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (Trang 27)

2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên của Thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ là thủ phủ của tỉnh ĐăkLăk, mà còn là trung tâm kinh tế - chính trị của cả khu vực Tây Nguyên. Từ thị xã nhỏ bé đến năm 1975 đã phát triển lên thành phố, năm 1995 (đô thị loại 3) và sau 10 năm xây dựng Thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 (2005), hiện nay đã nâng cấp lên thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh ĐăkLăk (Quyết định Thủ tướng, số 228/QĐ-TTg ngày 08/02/2010).

Với tổng diện tích tự nhiên 37.718 km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh ĐăkLăk. Thành phố Buôn Ma Thuột với phía Bắc giáp huyện CưM’gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin; phía Đông giáp huyện Krông Păk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút ( tỉnh Đắk Nông).

Thành phố Buôn Ma Thuột có một vị trí địa lí thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng nố liền với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước. Quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột – ĐăkLăk với Thành phố Nha Trang – Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải miền Trung; Quốc lộ 27 đi Thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng; với Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ bởi Quốc lộ 14 đi qua các tỉnh Gia Lai, KonTum, Bình Phước, Bình Dương. Về hàng không, sân bay Hòa Bình – Buôn Ma Thuột nối liền với thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… đã tạo cho Thành phố Buôn Ma Thuột có lợi thế về nhiều mặt, nhất là vai trò đô thị hạt nhân không những cho tỉnh ĐăkLăk, cho toàn vùng và có điều kiện vươn lên để trở thành một trung tâm kinh tế - thương mại -dịch vụ lớn mà còn cho cả vùng “Tam giác phát triển” [11; tr. 292] gồm 08 tỉnh: KonTum, Gia Lai, ĐăkLăk, Đắk Nông; Atôpơ, Sê Kông; Ratanakiri và Stung Treng của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia trong tương lai. Đặc biệt, Buôn Ma Thuột trong lịch sử hình thành, phát triển của mình cũng như hiện tại và tương lai luôn có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng của toàn vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Tây nguyên

có đường biên giới giáp nước bạn Lào và Campuchia, do đó xét về mặt quốc phòng Tây Nguyên được xem là mái nhà của bán đảo Đông Dương, có thể kiểm soát được các tỉnh duyên hải Trung bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ. Hiểu được vị trí chiến lược quan trọng này nên các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá bằng các âm mưu, diễn biến hòa bình, chủ yếu là gây chia rẽ nội bộ đồng bào các dân tộc thiểu số. Do đó, Tây Nguyên nói chung, Thành phố Buôn Ma Thuột – ĐăkLăk nói riêng luôn có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt không những của nước ta mà cả phần Nam Đông Dương; không chỉ trong chiến tranh giải phóng trước đây, mà cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Nằm trên cao nguyên ĐăkLăk rộng lớn ở phía tây dãy Trường Sơn, nơi đây có địa hình dốc thoải, độ cao trung bình 500m so với mặt biển. Khí hậu mát mẻ, vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên. Trong năm có hai mùa rõ rệt là: Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau); nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Về thủy văn, trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây (khoảng 23km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok, có nhiều hồ nhân tạo lớn như hồ EaKao và nguồn nước ngầm khá phong phú.

Buôn Ma Thuột là Thành phố có tài nguyên đất lớn nhất trong các thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên, chủ yếu là đất nâu đỏ bazan (70%), đất nông nghiệp 73,78%, đất lâm nghiệp 22% (chủ yếu rừng trồng), ngoài ra còn có một lượng tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá bazan làm vật liệu xây dựng, sắt, cao lanh, sét, gạch ngói.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh ĐăkLăk. Với dân số là 334.067 người, gồm 40 dân tộc anh em, “trong đó đồng bào DTTS Có 49.763 người (chiếm 15 % dân số toàn Thành phố)” [14; tr.1]. Đồng bào các DTTS Thành phố Buôn Ma Thuột sống xen cư với đồng bào Kinh ở hầu hết các xã, phường. Đầu năm 2004, sau khi tách tỉnh Đăk Nông, Thành phố Buôn Ma Thuột tiếp nhận thêm 06 buôn của 03 xã Hòa Khánh, Hòa Xuân, Hòa Phú từ huyện Cư jút chuyển về, nâng tổng số buôn trên địa bàn thành phố lên 33 buôn.

Về kinh tế: Kinh tế tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, tốc

độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2008 đạt 14,86%, trong đó thời kỳ 2001 – 2005 đạt 11,38%, 2006 – 2008 đạt 17,85%, năm 2009 đạt 20,09%; “GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 24.659000 đồng tăng 3 lần so năm 2000; thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/năm, riêng năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn đạt 717 tỷ 290 triệu đồng tăng 35% so với 2008” [12; tr.2]. Sản xuất nông nghiệp: Năm 2008, sản lượng cà phê toàn Thành phố đạt 35.273 tấn, lương thực đạt 37.537 tấn; trong đó vùng đồng bào DTTS đạt 3.980 tấn cà phê và 3.716 tấn lương thực quy thóc. Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ được chú trọng triển khai dưới nhiều hình thức: Từ năm 2001 đến năm 2008 đã triển khai 705 lớp tập huấn trồng trọt; 601 mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; trình độ thâm canh cà phê có bước chuyển biến, kỹ thuật trồng ngô lai được phổ biến và ứng dụng rộng rãi…

Văn hóa - xã hội: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo chỉ đạo

của Tỉnh ủy, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố nên lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đạt nhiều thành tựu. Từ một thị xã bị chiến tranh tàn phá, đời sống nhân dân thiếu thốn về mọi mặt, đến nay văn hóa - xã hội của Thành phố có nhiều đổi thay, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Giáo dục đào tạo đạt được nhiều kết quả ở tất cả các cấp học. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có “112 trường học với 1.807 phòng học, trong đó có 1.141 phòng học kiên cố. Tổng số 67.802 em học sinh, 3.832 cán bộ, giáo viên và nhân viên” [12; tr.8]. Chất lượng giáo dục cũng không ngừng được nâng cao; các trường đã thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao trách nhiệm và đạo đức người thầy, kiểm tra đánh giá học sinh đúng thực chất để có các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng dạy học. Thành phố đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở. Giáo dục nghề nghiệp và Đại học phát triển cả số lượng và chất lượng, trên địa bàn thành phố có 01 trường Đại học là trường Đại học Tây Nguyên, 02 trường Cao đẳng và 09 trường Trung cấp đào tạo đa ngành nghề. Bên cạnh đó các trung tâm giáo dục thường xuyên trên đại bàn còn liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… phục vụ cho nhu cầu học tập của nhân dân, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương và các tỉnh trong khu vực.

được nâng lên rõ rệt, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 06 bệnh viện với tổng số giường bệnh 1.200, 100% trạm y tế có bác sỹ, 85% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đạt kết quả, y học cổ truyền và dịch vụ y tế tư nhân phát triển (đã có bệnh viện tư nhân) góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh không chỉ cho nhân dân Dak Lak mà còn một phần của Đắk Nông và một số tỉnh ở Campuchia.

Thành phố đã tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, xây dựng mô hình và chuyển giao kết quả nhiều đề tài, dự án. Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai tốt nhiều dự án về giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao.

Công tác văn hóa thông tin, tuyên truyền tiếp tục phát triển. Đã đầu tư xây

dựng hoàn chỉnh 21 đài phát sóng FM/21 xã phường với tổng kinh phí trên 03 tỷ đồng; xây dựng trạm truyền thanh ở các thôn, buôn với tổng kinh phí khoảng 660 triệu đồng. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được giữ vững và phát huy. Đến nay, “74% gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 39% thôn, buôn, tổ dân phố văn hoá, 159/170 cơ quan, đơn vị đạt cơ quan, đơn vị văn hoá đạt 93,5%” [12; tr.3]. Công tác thông tin cổ động có nhiều tiến bộ, tập trung nhiều hơn ở các xã vùng ven. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, hàng năm đều tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc, bước đầu khôi phục các lễ hội truyền thống, mở nhiều lớp dạy đánh cồng chiêng, “Kết hợp với trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tỉnh mở 09 lớp đào tạo đánh cồng chiêng cho các em thiếu niên với tổng kinh phí 40 triệu đồng” [3; tr.10]. Đến nay 100% thôn, buôn, tổ dân phố đã xây dựng hương ước, quy ước.

Chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng đồng

bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư, hỗ trợ. Ngoài việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia như Quyết định 168/TTg, Quyết định 139/TTg, 132, 134/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố có đề án ổn định và phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, chương trình xóa đói giảm nghèo toàn thành phố. Đến nay đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 4% (năm 2006: 18,04%). Chương trình 134/TTg đã cơ bản hoàn thành “giải quyết đất sản xuất (100%), đất ở (97,09%), nhà ở (96,8%), sửa chữa nhà ở đạt (100%) và nước sinh hoạt (100%) cho đồng bào dân tộc thiểu số” [12; tr.3].

Việc giải quyết việc làm được thực hiện khá tốt, hàng năm tạo thêm việc làm cho khoảng trên 7.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp năm xuống còn dưới 2,5%.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Nhiều chương trình, đề án, dự án trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ triển khai chậm, sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là sơ chế nên giá trị không cao, sức cạnh tranh yếu. Về văn hóa – xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc trong Thành phố có xu hướng gia tăng; Một số bản sắc của các DTTS dần dần bị mai một và mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp. Việc đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh công nghệ thông tin ở các trường còn chậm… Những nhân tố trên tác động không nhỏ quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương, trong đó có công tác đào tạo và sử dụng cán bộ là người DTTS.

2.2 Thành ủy Buôn Ma Thuột lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS

2.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS

Nói đến cán bộ và công tác cán bộ là nói đến chủ thể hành động, nói đến nhân tố quyết định – nhân tố con người. Cán bộ là khâu then chốt, là khâu trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, quyết định đến thành công hay thất bại của cách mạng. Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào” [4; tr.473]. Lênin còn khẳng định thêm điều này qua thực tiễn cách mạng: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [4; tr.449]. Đào tạo và sử dụng cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [9; tr.240]; “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [9; tr.269].

Thực tiễn cách mạng nước ta, đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác cán bộ từ thời kỳ hoạt động bí mật đến khi chúng ta giành được chính quyền. Có được đội ngũ cán bộ ngang tầm công việc thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn góp phần

đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi, cán bộ mà không tốt thì đường lối đúng cũng khó biến thành hiện thực. Bởi vì: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [9; tr.154].

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị, kinh tế mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đảng ta xác định phương hướng cơ bản, các chính sách và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đến năm 2020. Thực hiện nghị quyết đại hội VIII, ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TW, về: “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội. Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng 30% - 40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số người có trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nước.

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra Đảng ta cần có những giải pháp cụ thể, đặc biệt chú trọng tới công tác, quy hoạch cán bộ, đào tạo và sử dụng cán bộ, có chính sách cụ thể đối với cán bộ… Trong đào tạo và sử dụng cán bộ Đảng ta chỉ rõ, cần đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt. Chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, cán bộ nữ, con em các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách

Một phần của tài liệu Vấn đề con người trong triết học Mác Lê Nin và vận dụng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w