2.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS
Nói đến cán bộ và công tác cán bộ là nói đến chủ thể hành động, nói đến nhân tố quyết định – nhân tố con người. Cán bộ là khâu then chốt, là khâu trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, quyết định đến thành công hay thất bại của cách mạng. Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ năng lực tổ chức và lãnh đạo phong trào” [4; tr.473]. Lênin còn khẳng định thêm điều này qua thực tiễn cách mạng: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [4; tr.449]. Đào tạo và sử dụng cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [9; tr.240]; “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [9; tr.269].
Thực tiễn cách mạng nước ta, đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác cán bộ từ thời kỳ hoạt động bí mật đến khi chúng ta giành được chính quyền. Có được đội ngũ cán bộ ngang tầm công việc thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn góp phần
đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi, cán bộ mà không tốt thì đường lối đúng cũng khó biến thành hiện thực. Bởi vì: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [9; tr.154].
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị, kinh tế mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta xác định phương hướng cơ bản, các chính sách và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đến năm 2020. Thực hiện nghị quyết đại hội VIII, ngày 18/6/1997 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TW, về: “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội. Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng 30% - 40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số người có trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nước.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra Đảng ta cần có những giải pháp cụ thể, đặc biệt chú trọng tới công tác, quy hoạch cán bộ, đào tạo và sử dụng cán bộ, có chính sách cụ thể đối với cán bộ… Trong đào tạo và sử dụng cán bộ Đảng ta chỉ rõ, cần đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt. Chú ý con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, cán bộ nữ, con em các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng. Điều này thống nhất với quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc như: Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn
vùng dân tộc và miền núi. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc. Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Nghị quyết cũng chỉ rõ, cần có chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho con em các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, con các gia đình nghèo vượt khó, cho học sinh giỏi, đạo đức tốt, sinh viên các ngành sư phạm. Bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp. Dành kinh phí để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất sắc đi đào tạo, tham quan, bồi dưỡng ở nước ngoài. Tổ chức tốt trường bổ túc văn hóa, dự bị đại học, trường dân tộc nội trú. Nguồn đầu tư để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bao gồm từ ngân sách Nhà nước các cấp, kinh phí của các tổ chức đảng, đoàn thể, của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước. Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường. Đề bạt cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Có chính sách đoàn kết tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài trong Đảng và ngoài Đảng, người ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thực hiện đường lối của Đảng, Chính phủ đã xây dựng đề án: “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên" giai đoạn 2002 – 2010. Trong đó Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nội dung cụ thể về, tạo nguồn cán bộ, chương trình đào tạo, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở là người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Chế độ, chính sách về cử tuyển, ưu tiên, trợ cấp trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của các cơ quan quản lí nhà nước.
Như vậy có thể thấy Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác đào tạo và sử dụng cán bộ, trong đó đã chú trọng tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng con em đồng bào dân tộc thiểu số. Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đồng bào dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Vì vậy, để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc, chăm lo phát triển kinh tế xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, để miền núi theo kịp miền xuôi… thì việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có đủ trình độ, năng lực, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2.2.2 Chủ trương của Thành ủy Buôn Ma Thuột trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS
Trên tinh thần thực hiện Nghị quyết Trung ương III (Khóa VIII) “Về chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 26/7/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/01/2005 của Tỉnh
ủy “về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010, Thành ủy Buôn Ma Thuột đã xây dựng Chương trình số 23-CTr/TU ngày 08/3/2005 “thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy”.
Tổ chức hội nghị quán triệt đến từng đồng chí Thành ủy viên, lãnh đạo các phòng, ban, Mặt trận, đoàn thể Thành phố và tương đương, các đồng chí là Bí thư, Phó bí thư cấp ủy cơ sở nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và vai trò quyết định của công tác cán bộ, đặc biệt là công tác cán bộ DTTS.
Ban Thường vụ Thành ủy xác định việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS là vấn đề có tính chất cơ bản lâu dài, đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tất cả cấp ủy đảng, các ngành nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng, trưởng thành, phát huy được năng lực, sở trường công tác.
Ngày 15 tháng 3 năm 2000, Thành ủy đã xây dựng chương trình: “Công tác cán bộ dân tộc từ nay đến năm 2005” - Chương trình 27/ TU.
Căn cứ vào điều kiện của địa phương, về công tác đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc của Đảng bộ Thành phố trong thời gian đã qua, Thành ủy xác định, đối với công tác cán bộ dân tộc và cán bộ dân tộc của thành phố cần thống nhất một số quan điểm như sau: “Xuất phát từ vị trí đặc điểm của thành phố, công tác cán bộ dân tộc giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ chiến lược cán bộ của thành phố. Đội ngũ cán bộ dân
tộc có vai trò quyết định góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố, nhất là xây dựng phát triển toàn diện các vùng đồng bào dân tộc; Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc, trước hết là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị phải có trách nhiệm phát hiện, đào tạo bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ dân tộc để bổ sung vào cơ quan của Đảng. Nhà nước từ thành phố đến cơ sở và nhiệm vụ xây dựng qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, nhất là các xã, phường có đồng bào dân tộc; Yêu cầu từ nay đến năm 2005, đội ngũ cán bộ dân tộc của thành phố phải được trẻ hóa, chuẩn hóa theo yêu cầu chức danh, bảo đảm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân của thành phố và các xã phường có đồng bào dân tộc phải có cán bộ là người dân tộc tham gia đảm nhiệm” [13; tr.9].
Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Thành phố trong thời gian tới phải đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí, tỷ lệ theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng, có đạo đức phẩm chất cách mạng trong sáng, có trình độ và năng lực thực sự, có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Như vậy, công tác cán bộ dân tộc thiểu số trong đó có công tác đào tạo, quy hoạch, bố trí, sử dụng ở địa phương đã được cụ thể hóa, định hướng rõ ràng với những quan điểm cụ thể. Đồng thời cho thấy cơ cấu đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong các vị trí chủ chốt quan trọng của Đảng, chính quyền tại địa phương. Đây là cơ sở để phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo cho mọi người, mọi thành phần tham gia tổ chức quản lí nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời đó cũng là tiền đề để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, nhằm phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân các dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thành phố Buôn Ma Thuột.
2.3 Kết quả và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay
2.3.1 Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay
Thành phố Buôn Ma Thuột hiện có 76 đơn vị cơ sở: khối các cơ quan 55 đơn vị, phường, xã, 21 đơn vị. “Với tổng số 644 cán bộ, công chức, nhân viên (chưa tính
biên chế hành chính sự nghiệp của ngành giáo dục và y tế), tromg đó cán bộ trẻ dưới 30 tuổi là 140 đồng chí, nữ 213 đồng chí, dân tộc thiểu số 53 đồng chí.” [14; tr.1].
Về trình độ: Trung học Phổ thông là 621 đồng chí, THCS là 43 đồng chí; Về chuyên môn: Sơ cấp 37 đồng chí, Trung cấp 237 đồng chí, Cao đẳng, Đại học là 287 đồng chí, trên Đại học là 10 đồng chí; Về lý luận chính trị: sơ cấp 152 đồng chí, trung cấp 226 đồng chí, cao cấp, cử nhân 66 đồng chí.
Đảng bộ Thành phố Buôn Ma Thuột có “63 Tổ chức cơ sở Đảng, gồm 29 đảng bộ và 34 chi bộ cơ sở (tăng 05 Tổ chức cơ sở Đảng so với năm 2005), với 7.155 đảng viên, trong đó đảng viên nữ chiếm 38,05 %; dân tộc thiểu số chiếm 5,84%; đảng viên trong các tôn giáo chiếm 0,45%” [14; tr.2]. Trên 78% đảng viên vào Đảng sau ngày đất nước thống nhất, 23% đảng viên hưu trí mất sức, chủ yếu sinh hoạt ở các tổ chức cơ sở Đảng phường, xã. Chất lượng đảng viên được nâng lên, số có trình độ Trung học phổ thông chiếm 77%; chuyên môn: trung cấp chiếm 26,69%, cao đẳng, đại học chiếm 29,13%, thạc sỹ, tiến sỹ chiếm 0,32%; về lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân 3,4%, trung cấp16,46%, sơ cấp 51,17%.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, có thể nhận thấy số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, so với số lượng dân số của đồng bào DTTS trên địa bàn thì vẫn chưa tương xứng, bởi nơi đây tập trung đại đa số đồng bào DTTS, ngoài dân tộc bản địa là người Êđê ra, còn có các cộng đồng dân tộc sinh sống từ lâu đời như M’Nông, Stiêng… Mặt khác, hiện nay đội ngũ cán bộ DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung sẽ và đang là lực lượng nòng cốt, là nhân tố vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Dưới đây là bảng số lượng cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh, trong đó có số lượng cán bộ DTTS trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, qua đó có thể so sánh với các tổ chức, sở, ban ngành và các huyện trong tỉnh Đăk Lăk:
BÁO CÁO
SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Số
TT Đơn vị
Tổng cộng
Tỷ lệ (%)
Khối hành chính Khối sự nghiệp
Tổng số Dân tộc ít người Tổng số Dân tộc ít người Tỷ lệ (%) Tổng số Dân tộc ít người Tỷ lệ(%)
I Khối Đảng và các đoàn thể của tỉnh
1 Ban Tổ Chức Tỉnh ủy 35 6 17.1
2 Ban Tuyên Giáo Tỉnh 26 3 11.53
3 UB Kiểm Tra Tỉnh ủy 29 2 6.89
4 Ban Dân Vận Tỉnh ủy 21 0 0
5 Văn phòng Tỉnh ủy 53 4 7.54