1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại các hợp tác xã vận tải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

72 387 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Đối với các nhà đầu tư khác, họ quan tâm tới các yếu tố rủi ro,lãi suất, khả năng thanh toán, …Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích cácbáo cáo tài chính v

Trang 1

Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hợp tác xã là thành phần kinh tế ra đời khá sớm ở Việt Nam Nó được xem

là bộ phận quan trọng nhất của thành phần kinh tế tập thể, được xếp thứ hai trongsáu thành phần kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Văn Kiện Đại Hội IX củaĐảng ta đã nhấn mạnh: “Kinh tế Nhà Nước với kinh tế tập thể phải không ngừnglớn mạnh và ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”

Hiện nay trên cả nước có khoảng 18.104 tổ chức HTX với nhiều tên gọikhác nhau, hoạt động dưới nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đó có khoảng 1.027HTX hoạt động trong lĩnh vực vận tải (số liệu thỗng kê năm 2009 của liên minhHTX Việt Nam) Trong sự phát triển chung của các thành phần kinh tế tỉnh, kinh

tế tập thể mà nòng cốt là HTX tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ Đến3/2010 tỉnh Đắk lắk có 296 HTX, trong đó có 116 HTX nông nghiệp, 34 HTX vậntải, 39 HTX công nghiệp và thủ công nghiệp, 36 HTX xây dựng, 17 HTX thươngmại dịch vụ, 12 quỹ tín dụng nhân dân và 42 điện nước Điều này chứng tỏ kinh tếtập thể của tỉnh đang từng bước phát triển, góp phần vào sự lớn mạnh của kinh tếđất nước

Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thì nhà quản lý cần phảinắm bắt tín hiệu của thị trường, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhucầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả cao nhất Muốn vậy, doanh nghiệp cầnphải nắm bắt được nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của các nhân

tố đó đến tình hình tài chính doanh nghiệp Điều này chỉ có thể thực hiện đượctrên cơ sở phân tích tình hình tài chính Khả năng tài chính và tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việcthường xuyên phân tích tài chính sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ thực trạng hoạt độngtài chính từ đó có thể biết được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp đểhoạch định phương án tài chính cho phù hợp Nó là nguồn thông tin quan trọng

Trang 2

không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các đối tượng bên ngoài: Các

cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, nhàquản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng có liên quan Chính vì vậy phântích báo cáo tài chính là một yêu cầu không thể thiếu cho các nhà quản lý trongdoanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp khai thác tiềm năng củadoanh nghiệp, là căn cứ đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, chính xác vàhiệu quả

Vì tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính cùng với nhữngkiến thức tích lũy được trong quá trình học tập cũng như được tiếp cận thực tế tại

các đơn vị thực tập,em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình tài

chính tại các hợp tác xã vận tải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” làm

chuyên đề thực tập của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính.

- Tìm hiểu về tình hình tài chính của các hợp tác xã thông qua các báo cáo tàichính

- Đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa tình hình tài chính của cáchợp tác xã vận tải trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Báo cáo tài chính của các hợp tác xã vận tải trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưuchuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 3

Phần thứ hai

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính

2.1.1 Tài chính doanh nghiệp

Khái niệm tài chính

Tài chính là hệ thống những mối quan hệ giữa các thực thể tài chính phátsinh trong quá trình hình thành phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính,nhằm thu được lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu xã hội khác, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế và phát triển xã hội

Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện dướidạng hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụngnhững nguồn tài chính đáp ứng những yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ củadoanh nghiệp và những nhu cầu chung của xã hội

Các vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải giải quyết được

ba vấn đề quan trọng sau:

Thứ nhất: Nên đầu tư dài hạn vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất

kinh doanh lựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

Thứ hai: Nguồn vốn tài trợ cho đầu tư là nguồn nào?

Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như

thế nào? Chẳng hạn, việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền cho nhà cung cấp? Đây

là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý vốnlưu động của doanh nghiệp

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanhnghiệp, nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất Nghiên cứu tài chính doanhnghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó

Như vậy: Một DN nên đầu tư vào những TS dài hạn nào? Vấn đề này liên

quan đến bên trái bảng CĐKT Giải đáp cho vấn đề này là dự toán vốn đầu tư – đó

Trang 4

là quá trình kế hoạch hóa và quản lý đầu tư dài hạn của DN Trong quá trình này,nhà quản lý tài chính phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đemlại lớn hơn chi phí đầu tư Điều đó có nghĩa là, giá trị các dòng tiền do các TS tạo

ra phải lớn hơn chi phí của tài sản đó Tất nhiên, việc lựa chọn loại TS và cơ cấu

TS hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hình KD

Nhà QLTC không phải chỉ quan tâm tới việc sẽ nhận được bao nhiêu tiền

mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào Đánhgiá quy mô, thời hạn, rủi ro các dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của quátrình dự toán vốn đầu tư

Bằng cách nào DN có thể tăng quỹ tiền để thực hiện chi tiêu cho đầu tư dàihạn? Câu hỏi này liên quan đến bên phải bảng CĐKT, liên quan đến cơ cấu vốncủa DN Cơ cấu vốn của DN thể hiện tỷ trọng của các nguồn tài trợ: nợ và vốn tự

có do chủ nợ và chủ sở hữu cung cấp Nhà QLTC phải cân nhắc, tính toán xem

DN nên vay bao nhiêu? Một cơ cấu giữa nợ và vốn tự có như thế nào là tốt nhất?Nguồn vốn nào là thích hợp đối với DN?

Vấn đề thứ ba liên quan tới quản lý vốn lưu động, quản lý các tài sản ngắnhạn của DN Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ vàdòng tiền xuất quỹ Nhà QLTC cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền Quản

lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời vốn lưu động của DN Vốn lưu độngròng được xác định là khoản chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn Một số vấn

đề về vốn lưu động sẽ được làm rõ như: DN nên giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? DN

có nên bán chịu không? Nếu bán chịu thì nên bán với thời hạn nào? DN sẽ tài trợngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vayngắn hạn thì DN nên vay ở đâu và vay như thế nào?

Ba vấn đề về quản lý Tài Chính DN: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấuvốn và quản lý vốn lưu động là những vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất

Bản chất tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình tháigiá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phục

vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn choNhà nước Trong đó những quan hệ kinh tế bao gồm:

Trang 5

Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Thể hiện thông qua nghĩa vụ nộpthuế đối với Nhà nước và ngược lại Nhà nước cung cấp vốn cho doanh nghiệphoặc góp vốn hoặc cho vay,…

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, bạn hàng, khách hàng,…

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thông quahoạt động trả nợ vay, trả lãi

- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Biểu hiện qua sự luân chuyểnvốn trong doanh nghiệp, gồm:

+ Giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, đội sản xuất,…+ Giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên qua việc trả lương, tiềnthưởng,…

Chức năng tài chính doanh nghiệp

+ Chức năng đảm bảo nguồn vốn

Đây là chức năng cơ bản của tài chính doanh nghiệp Để đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn, việc tính toán nhucầu vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được kịp thời liên tục, lựachọn nguồn vốn, và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả

+ Chức năng phân phối và tích lũy tiền tệ

Đây là chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp Thực hiện tốt việcphân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp nhằm trang trải những chi phí bỏ

ra thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo được quá trình tái sản xuất củadoanh nghiệp đồng thời thực hiện vấn đề tích lũy tiền tệ của chủ sở hữu doanhnghiệp

+ Chức năng giám đốc

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc tài chính là quá trình tạolập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Đặc trưng cơ bản của giám đốctài chính là giám đốc bằng tiền, được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như: Chỉtiêu về sử dụng vốn về kết cấu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi,…

Trang 6

với các chỉ tiêu này cho phép đánh giá một cách chính xác và toàn diện về tìnhhình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2 Hoạt động tài chính doanh nghiệp

Hoạt động TCDN là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sảnxuất kinh doanh; Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu của DN: tối đa hóalợi nhuận; tối đa hóa giá trị DN hay mục tiêu tăng trưởng, phát triển Hoạt độngTCDN trả lời các câu hỏi chính sau:

1 Đầu tư vào đâu và như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã chọn, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp?

2 Nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào với một cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?

3 Lợi nhuận của DN được sử dụng như thế nào?

4 Phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào, đểthường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính?

5 Quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để đưa ra cácquyết định thu, chi phù hợp?

Các câu hỏi trên đây chưa phải là tất cả mọi vấn đề của hoạt động tài chính

DN, nhưng đó là những câu hỏi quan trọng nhất liên quan tới cách tổ chức, quản lýtài chính DN Hoạt động tài chính DN có thể được khái quát qua sơ đồ 2.1

Phân tích sơ đồ 2.1 có thể khẳng định hoạt động TCDN bao gồm các dòngtài chính và dữ liệu tài chính Sự chuyển hóa không ngừng của các dòng tài chínhvào các dữ liệu tài chính và ngược lại được thể hiện và phản ánh trong các báo cáotài chính DN Quan hệ giữa dòng tiền và dự trữ tài chính là nền tảng của hoạt độngTCDN

Muốn sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó, DN phải mua sắm cácyếu tố vật chất cần thiết như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ,…(các yếu

tố đầu vào) Nghĩa là DN phải đầu tư vào TS Tại những thời điểm nhất định, các

TS của doanh nghiệp được phản ánh bên trái của Bảng CĐKT (Bảng cân đối tàisản) Bên trái Bảng cân đối này gồm hai phần chính là TS lưu động và TS cố định.Việc sắp xếp các chỉ tiêu của Bảng CĐKT theo những trình tự nhất định nào đó làtùy thuộc vào chế độ kế toán mỗi nước, ở mỗi thời kỳ nhất định

Trang 7

Muốn đầu tư vào các TS, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ nghĩa là phải

có tiền để trả cho đầu tư Các nguồn tài trợ của DN được phản ánh bên phải củaBảng CĐKT; Nó gồm hai phần chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Như vậy,tại những dòng thời điểm nhất định, các dự trữ tài chính được phản ánh trongBảng CĐKT

Khi có nguồn tài trợ và mua sắm vật tư, TS và lao động doanh nghiệp tiếnhành quá trình sản xuất kinh doanh Trong quá trình này, DN tiến hành xác địnhcác thu nhập, chi phí, thuế và lãi doanh nghiệp Xác định các luồng tiền vào, ratrong ngân quỹ Xí nghiệp Kết quả của quá trình kinh doanh được phản ánh trongbáo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Như vậy, các dòng tài chính được thể hiện và phản ánh trong các báo cáo

này Các dòng tài chính tiếp tục chuyển hóa và tại những thời điểm nhất định ta lạilập đựơc Bảng CĐKT Mối quan hệ giữa các khái niệm “dòng” và “dự trữ” đượcthể hiện và phản ánh rõ nét trong mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính DN

Ví dụ: - Vốn bằng tiền đầu kỳ được phản ánh trong Bảng CĐKT đầu kỳ.

Qua một kỳ kinh doanh ta có thể tính được thu, chi bằng tiền và cân đối ngân quỹcủa công ty, từ đó xác định vốn bằng tiền cuối kỳ trong Bảng CĐKT cuối kỳ

- Dự trữ, tồn kho đầu kỳ kết hợp với số tiêu thụ trong kỳ thông qua báo cáokết quả kinh doanh, ta xác định được dự trữ, tồn kho cuối kỳ trên Bảng CĐKT

2.1.3 Phân tích tài chính doanh nghiệp

Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụcho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lýdoanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanhnghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết địnhquản lý phù hợp

Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trướcpháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy sẽ cónhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủdoanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng, kể cả các cơ quan Nhà

Trang 8

nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp trên các góc độ khác nhau Đối với chủ doanh nghiệp và các nhàquản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đahóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp do đó họ quan tâm trước hết tới lĩnhvực đầu tư và tài trợ Đối với chủ Ngân hàng và chủ nợ khác, mối quan tâm chủyếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp Đối với các nhà đầu tư khác, họ quan tâm tới các yếu tố rủi ro,lãi suất, khả năng thanh toán, …

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích cácbáo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống cácphương pháp, công cụ và các kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từcác góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xétmột cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dựbáo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp

Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp

Thông qua việc tính toán các mối quan hệ chiến lược, phân tích tài chínhcho biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.Xuất phát từ tình hình đó, nhà quản lý tài chính có thể đưa ra các giải pháp nhằmcải thiện tình hình tài chính DN trong tương lai bằng cách dự báo và lập ngânsách Những thông tin này cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nhà đầu tư,

cơ quan thuế và dân chúng

Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụcho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánhgiá tình hình tài chính của một doanh nghịêp, đánh giá rủi ro, mức độ và chấtlượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó Qui trình thực hiện phân tích tàichính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị quản lý kinh tế được tựchủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, các tổ chức

xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng Đặc biệt, sự phát triểncủa các doanh nghiệp, của các ngân hàng và thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội đểphân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết

Trang 9

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro,phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán,đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu vàđưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêngcủa doanh nghiệp trong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để

dự đoán tài chính- một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Phân tích tài chính

có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau như: Với mục đích tác nghiệp(chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vịtrí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp) Tuy nhiên,trình tự phân tích và dự đoán tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tíchthích ứng với từng giai đoạn dự đoán

Bảng 1: Nghiệp vụ phân tích và dự đoán TCDN

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin

+ Thông tin kế toán nội bộ

+ Thông tin khác từ bên ngoài

Áp dụng các công cụ phân tích tài chính+ Xử lý thông tin kế toán

+ Tính toán các chỉ số+ Tập hợp các bảng biểu

Xác định biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số và

- Năng lực hoạt động tài chính

- Cơ cấu vốn và chi phí vốn

- Cơ cấu đầu tư và doanh lợi

- Nguyên nhân khó khăn

- Phương tiện thành công và điều bất

lợi

Mục đích của phân tích tài chính

Trang 10

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng khác nhau quantâm Tùy theo vị trí của người phân tích ở những giác độ khác nhau mà mục đích

cơ bản của phân tích tài chính được xác định một cách khác nhau

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp

+ Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệpquản lý được nguồn vốn và tổ chức quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp,vấn đề cần quan tâm là đồng vốn có đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanhhay không Do đó việc xác định nguồn vốn và các biện pháp huy động vốn có ýnghĩa quan trọng trong việc tổ chức quá trình luân chuyển vốn tại doanh nghiệp

+ Phân tích tình hình tài chính còn giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệpđánh giá tình hình sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tìm ra sự cânđối giữa nhu cầu vốn và khả năng về vốn, xác định được vốn huy động từ nguồnvốn nào, đi đến thực hiện các phương án kinh doanh trước mắt và lâu dài một cách

có hiệu quả

Đối với người ngoài doanh nghiệp

+ Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

+ Đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp ở thời điểm hiện tại và tương lai

Đối với nhà đầu tư

Phân tích hoạt động tài chính giúp cho nhà đầu tư ước lượng được mức độrủi ro, phát hiện được rủi ro từ đó hạn chế các rủi ro xảy ra để đi đến quyết địnhđầu tư Phân tích tài chính giúp cho nhà đầu tư thấy rõ được đồng vốn bỏ ra phùhợp với mức lợi nhuận hiện tại, lợi nhuận dự kiến trong tương lai Đó thực sự làmối quan tâm và mục tiêu đối với nhà đầu tư

Đối với người cho vay

Người cho vay đều mong muốn cho vay vào doanh nghiệp có hiệu quả kinh

tế cao Do đó, người cho vay cần phải sử dụng công cụ phân tích tài chính để đánhgiá nhu cầu và khả năng thanh toán vốn vay của doanh nghiệp Phân tích khả năngthanh toán của doanh nghiệp để có quyết định cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạnhay dài hạn, duy trì vốn hay chấm dứt vốn vay đối với doanh nghiệp, phân tíchviệc đạt lợi nhuận ra sao có thể đảm bảo được việc thu hồi vốn, phân tích cơ cấu

Trang 11

vốn doanh nghiệp như thế nào, sử dụng vốn có đúng mục đích hay không để cóđược quyết định đúng đắn trong việc cho vay đối với doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việcphân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không, xem xét mức độ đảm bảo vốn chonhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạngthừa, thiếu vốn

Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tìnhhình chấp nhận các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước

Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khảnăng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinhdoanh và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởngđến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hayxấu đều có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Việc thường xuyên phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các

cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ

và đúng nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính,

từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính

2.1.4 Báo cáo tài chính

Trang 12

- Cung cấp những thông tin tài liệu cho việc kiểm tra giám sát tình hìnhhạch toán kinh doanh, chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính của côngty.

- Cung cấp những thong tin tài liệu để phân tích, đánh giá khả năng vàtiềm lực kinh tế tài chính của công ty giúp cho việc dự báo và lập kế hoạch tàichính ngắn hạn và dài hạn của công ty

- Đối với các nhà quản trị Báo cáo tài chính giúp cho việc nhận biết, đánhgiá nguòn lực tài chính, tình hình công nợ, khả năng thanh toán và vị trí tài chính

để đưa ra quyết điịnh cần thiết thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của công ty

- Đối với các tổ chức, cá nhân ngoài công ty là chủ đầu tư, chủ nợ, ngânhang, những đối tác kinh doanh…báo cáo tài chính giúp cho họ phân tích đánh giáthực trạng kinh doanh và tiềm lực tài chính của công ty để quyết định phươnghướng, quy mô đầu tư, khả năng hợp tác kinh doanh, cho vay, thu hồi vốn…

- Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo tàichính của doanh nghiệp giúp cho việc phân tích, đánh giá kiểm tra, kiểm soát hoạtđộng kinh doanh, họat động tài chính tiền tệ trong việc chap hành các chính sách,chế độ và pháp luật, kiểm tra ình hình hạch toán chi phí giá thành, tình hình hựchiện nghĩa vụ với Nhà nước…

2.1.5 Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn về việc phân tích tài chính tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

Khó khăn bên ngoài

Vấn đề khó khăn đầu tiên mà hầu như phần lớn các doanh nghiệp Việt Namgặp phải hiện nay, đó là khó khăn về vốn, và do ảnh hưởng của tình hình lạm pháttrên thế giới cũng như ở nước ta Khi tiến hành phân tích một công ty để đi tớiquyết định, các công ty, nhà đầu tư, nhà phân tích đều dựa trên hồ sơ, số liệu dophía doanh nghiệp cung cấp theo chế độ về công bố thông tin hiện hành Thếnhưng, vì những mục đích khác nhau, doanh nghiệp có thể đưa ra số liệu sai sựthật Chính vì thế báo cáo tài chính và bản cáo bạch có thể chứa đựng những con

số bị “bóp méo”

Thông thường, những số liệu được công bố trên các bản báo cáo chưa phảnánh đúng tình trạng “sức khỏe” của công ty Trên thực tế hầu hết các công ty ở

Trang 13

Việt Nam và ngay cả trên thế giới thì Giám đốc tài chính (CFO) luôn chịu áp lựcrất lớn của tổng giám đốc điều hành (CEO) nên các bản báo cáo luôn mang tínhchủ quan.

Mặt khác, mỗi công ty có cách trình bày riêng trong bản báo cáo theo ý chủquan của người quản lý nên khó để các đối tượng sử dụng tiếp cận và phân tích Hiện nay, Thị trường Tài chính Việt Nam đang ở giai đoạn đầu mới pháttriển, còn non trẻ Trình độ tập hợp thông tin cũng như thống kê số liệu của nhữngngười trực tiếp làm công tác cung cấp số liệu chưa cao nên không đủ số liệu sosánh giữa các công ty trong cùng ngành hay so sánh giữa các ngành với nhau đểđánh giá đúng về vị thế của công ty trong ngành đó hoặc vị thế của ngành này sovới ngành khác

Một khó khăn khác từ bên ngoài mà các đối tượng sử dụng thông tin hay gặpphải, đó là khó khăn về nguồn thông tin Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tổchức nào chuyên về thu thập, xử lý thông tin của các công ty như: thông tin về rủi

ro, lịch sử hoạt động để cung cấp cho người phân tích những thông tin xác thựckhi đánh giá về một công ty Mặc dù vẫn tồn tại các cơ quan thông tin đại chúngnhư báo chí, Internet, diễn đàn, nhưng những cơ quan này không phải là những

tổ chức chuyên nghiệp về tài chính, do vậy, những thông tin, số liệu mà họ cungcấp không hẳn là xác thực, thêm vào đó là quá nhiều thông tin ảo nhằm nhữngmục đích khác nhau được tung ra có thể do vô tình hoặc cố ý Chính vì thế, khitiếp cận với những nguồn thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch

về công ty

Khó khăn bên trong

Khi tiến hành phân tích một công ty, các nhà phân tích phải hiểu rõ doanhnghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực gì, phát triển trên thị trường ra sao Một điểmđáng lưu ý là các thông tin thu thập được về công ty thường có độ trễ nhất định sovới thực tế, do đó khi phân tích cần xem biến động trong thời gian tới đối vớidoanh nghiệp như thế nào, tích cực hay tiêu cực, xu hướng của nó so với cácdoanh nghiệp khác ra sao

Thêm nữa là các đối tượng sử dụng thông tin để phân tích thường hạn chế vềmặt kiến thức chuyên môn, phương pháp kỹ thuật phân tích Đây là một yếu tố

Trang 14

quan trọng giúp người phân tích đánh giá đúng về một công ty Hiện nay, ở ViệtNam có rất nhiều chuyên gia, nhưng trình độ kiến thức chuyên môn thì lại chưa

đủ, không có nhiều kinh nghiệm thực tế nên rất dễ đánh giá chưa đúng bản chấtmột công ty hoặc doanh nghiệp

2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính

a) Đánh giá khái quát qua bảng cân đối kế toán

Phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết cần căn cứ vào số liệu đãphản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồnvốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳcũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp.Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng số tài sản và tổng số nguồnvốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp Vìvậy cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản, mục của bảng cân đối kếtoán

Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tàisản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụngvốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Ta có mối quan hệcân đối sau:

Tổng Tài Sản = Nợ Phải Trả + Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu

Phân tích kết cấu vốn:

Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanhnghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồnvốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệpcũng như tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanhnghiệp phải đương đầu Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ,

tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức

độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt

Trang 15

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: là tỷ số giữa tổng nợ trên tổng tài sản có của doanhnghiệp.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường được gọi là tỷ số nợ đo lường mức độ sửdụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản Công thức xác định tỷ số này như sau:

Nợ phải trả

Giá trị tổng tài sản

Nợ phải trả bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn

Giá trị tổng tài sản: là toàn bộ tài sản hiện có cho đến thời điểm lập báo cáo

b) Đánh giá khái quát qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc và chiều ngang để:

+ Xem xét thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực haykhông?

+ Xem xét thu nhập, chi phí lợi nhuận, của doanh nghiệp thay đổi có phùhợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh

c) Đánh giá khái quát qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD

Tỷ trọng lưu chuyển Tiền từ hoạt động SXKD =

Tổng dòng tiền từ các hoạt động Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Tỷ trọng lưu chuyển Tiền từ hoạt động đầu tư =

Tổng dòng tiền từ các hoạt động Lưu chuyển tiền từ hoạt động

Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính =

Tổng dòng tiền từ các hoạt động

Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động SXKD =

Trang 16

Tổng dòng tiền từ các hoạt động

Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính =

Tổng dòng tiền từ các hoạt động Dòng tiền chi hoạt động SXKD

Tỷ trọng dòng tiền Chi hoạt động SXKD =

Tổng dòng tiền chi các hoạt động

Dòng tiền chi hoạt động đầu tư

Tỷ trọng dòng tiền chi hoạt động đầu tư =

Tổng dòng tiền chi các hoạt động

Dòng tiền chi hoạt động tài chính

Tỷ trọng dòng tiền chi hoạt động tài chính =

Tổng dòng tiền chi các hoạt động

2.2.2 Phân tích báo cáo tài chính qua các chỉ tiêu tài chính

a) Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp càng lớn Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều nàylại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động

so với nhu cầu của doanh nghiệp Tài sản lưu động dư thừa thường không tạothêm doanh thu

- Hệ số thanh toán nhanh:

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng thời điểm Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu

Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Trang 17

Tỷ lệ này thông thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanhnghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toánnhanh Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động.

b) Các chỉ số hoạt động.

- Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa

đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho Hệ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho =

Trị giá hàng tồn kho bình quânVòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động cóhiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳchuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trởthành hàng ứ đọng

- Hệ số quay vòng các khoản phải thu:

Hệ số quay vòng các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuầnvới các khoản phải thu của khách hàng Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi cáckhoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp

Doanh thu thuần

Hệ số quay vòng các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của kháchhàng càng nhanh Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêuthụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫnkhách mua hàng

- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay:

Lợi nhuận trước thuế (EBIT)+ lãi vay

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =

Chi phí lãi vayChỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với

nợ vay dài hạn Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ

an toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng

Trang 18

c) Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn.

Hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượngcông tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh Trên cơ sở

đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn:

Tỷ số này phản ánh toàn bộ vốn đã sinh ra và doanh thu như thế nào, qua đóđánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Doanh thu thuầnHiệu quả sử dụng của vốn =

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động sử dụng bình quân

d) Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận Những số liệu cần thiết cho việcđánh giá chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báocáo kết quả kinh doanh Các tỷ số: tỷ lệ lãi gộp, doanh lợi tiêu thụ… là những tỷ

số đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp

Tỷ lệ lãi gộp =

Lãi gộp Doanh thu thuầnLãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

- Doanh lợi tiêu thụ: ROS (Return On Sale):

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận:

Doanh lợi tiêu thụ = x 100

Trang 19

Doanh thu thuần

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE (Return On Equyty)

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng phản ánh tính hiệu quả của lợi nhuận sinh ra

từ vốn hoạt động Tỷ số này càng cao nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn càng có

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = x 100

Vốn sử dụng bình quân

- Doanh lợi tài sản – ROA (Return On Asset)

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanhnghiệp Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chiacho giá trị tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tài sản = x 100

Trang 20

Phần thứ ba ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của liên minh HTX Đắk lắk và các HTX vận tải trên đại bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột

3.1.1 Đặc điểm của liên minh HTX Đắk lắk

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Liên minh HTX Đắk lắk là tổ chức kinh tế - xã hội có tư cách pháp nhân,hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, theo pháp luật ViệtNam, điều lệ liên minh HTX Việt Nam và bản điều lệ của Liên minh HTX tỉnhĐắk lắk, được thành lập năm 1993, trên cơ sở hoạt động lâm thời của các doanhnghiệp ngoài quốc doanh Đại hội lần một năm 1995, trước đây là một tổ chức phichính phủ nay là một tổ chức kinh tế - xã hội trực thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk

Tên đối nội và đối ngoại: Liên minh Hợp Tác Xã tỉnh Đắk lắk (viết tắt làLiên minh HTX Đắk lắk)

Trụ sở: 14 Trần Nhật Duật, Thành Phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk lắk.Biểu tượng của liên minh HTX Đắk Lắk thống nhất với biểu tượng củaLiên Minh HTX Việt Nam

Bảng 2: Thành viên liên minh HTX

Chỉ tiêu

Số lượng Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

42.0215.136.7221.015.040.849.24

116393634171242

39.1913.1812.1611.495.744.0514.19

Trang 21

Qua bảng trên ta thấy số lượng thành viên Liên minh HTX tỉnh Đắk lắktăng lên đáng kể, qua 7 năm (từ 2003 đến 2010) số thành viên tăng từ 119 HTXlên 296 HTX (gấp 2.5 lần) Trong những năm qua, Liên minh đã đạt được nhiềukết quả tốt trong công tác nghiên cứu, tham mưu và xây dựng chương trình nhằmthúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, tuyên truyền hướng dẫn áp dụng các văn bảnluật, chủ trương chính sách của đảng Liên minh cũng như đã tư vấn thành lậpđược nhiều HTX mới, mở nột số lớp tập huấn cho cán bộ quản lý HTX, bồi dưỡngchuyên mônnghiệp vụ cho ban kiểm soát, kế toán ở các HTX, … Mặc dù biên chế

bộ máy tổ chức của liên minh HTX tỉnh còn rất ít, điều kiện cơ sở vật chất và kinhphí hết sức hạn hẹp… Lại hoạt động trong lĩnh vực khá mới, vừa làm vừa rút kinhnghiệm Nhưng với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, xác định rõ mục tiêu

và trchs nhiệm của tập thể cán bộ, nhân viên, Liên minh HTX tỉnh Đắk lắk đãđược tỉnh và trung ương đánh giá cao và được nhà nước tặng thưởng huân chươnglao động hạng ba, được chính phủ và liên minh HTX Việt Nam tặng cờ thi đua;được chính phủ, Liên minh HTX Việt Nam và UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen

3.1.1.2 Quá trình phát triển của liên minh HTX

Liên minh HTX Đắk lắk gồm nhiều HTX, liên hiệp HTX hoạt động dướinhiều lĩnh vực, những năm gần đây liên minh đã có nhiều bước phát triển đột phátrong công tác tuyên truyền, phát triển kinh tế tập thể, xây dựng và nhân rộng môhình các HTX tiên tiến, những lĩnh vực làm ăn có hiệu quả cao Không ngừngnâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân viên về kinh tế tập thể, củng cốcác HTX yếu kém, tăng số HTX khá giỏi và nhân rộng các HTX điển hình tiêntiến Đưa dần nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của nhà nước vềkinh tế tập thể vào cuộc sống Tư vấn về phương án sản xuất kinh doanh, về tổchức quản lý, về xây dựng Điều lệ cho các HTX

Trong bối cảnh thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức, nhưngkinh tế Đắk lắk vẫn giữ được tốc độ phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế có bướcchuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá; chính sách phát triển các thànhphần kinh tế ngày càng thông thoáng, đã tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tếphát triển thuận lợi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cảithiện, công cuộc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, an ninh trật tự và an toàn xã

Trang 22

hội được giữ vững Điều đó cũng có một phần công lao không nhỏ của kinh tế tậpthể Tính đến tháng 3/2010 toàn tỉnh đã có 296 HTX hoạt động trên rất nhiều lĩnhvực, đã và đang hoạt động rất hiệu quả Đóng góp vào ngân sách tỉnh trong nhữngnăm qua chiếm từ 8 – 14%, các HTX điển hình về đa dạng ngành nghề và tăngthêm dịch vụ; điển hình về tìm kiếm thị trường; điển hình về quản lý điều hành vàhiệu quả kinh doanh; điển hình về tạo việc làm cho xã viên; mà đặc biệt là ngườiđồng bào dân tộc thiểu số; về liên doanh liên kết; về huy động vốn … Những môhình điển hình tiên tiến qua từng năm đã được nhân rộng.

Từ khi kình thành đến nay với tư cách là người đại diện cho các HTX vàliên hiệp các HTX trước pháp luật Liên minh không ngừng lớn mạnh với việcphát triển các chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ phát triển cho các thành viên.Mạng lưới HTX đã được nhân rộng trên tất cả các huyện, thành phố của tỉnh,nhiều ngành nghề được phát triển thông qua mô hình HTX, nhiều ngành nghềtruyền thống đã được khôi phục

Việc xây dựng các chính sách đối với HTX được xem là khâu tích cực củaLiên minh HTX tỉnh Trong những năm qua, việc chủ động đề xuất và phối hợpvới các sở, ngành để xây dựng chính sách đối với HTX đạt được những thànhcông và có ý nghĩa quan trọng Ví dụ như bên cạnh việc tổ chức các hội nghị, báocáo sơ kết, tổng kết nghị quyết TW5, xây dựng và triển khai kế hoạch theo hướngdẫn của Liên minh HTX Việt Nam, của tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh thì liênminh HTX tỉnh đã chủ động xây dựng đề án về “Văn phòng đại diện và hiệu quảcủa việc sử dụng cán bộ liên minh HTX tỉnh tại huyện” Sau 2 lần thử nghiệm vàhội thảo, đề án này được chấp nhận và được tổ chức thực hiện bằng việc giaocholiên minh HTX tỉnh bố trí mỗi huyện, thành phố một cán bộ hưởng lương từngân sách để làm nhiệm vụ đại diện tại huyện và được thực hiện từ năm 2001 đếnnay; hoặc vì nhận thấy việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch pháttriển kinh tế tập thể 2006 – 2010 là hết sức quan trọng nhưng sẽ chưa đủ để tạonguồn lực về kinh phí, về tính hiệu quả của kế hoạch, nên liên minh HTX tỉnh đã

đề xuất UBND tỉnh cho Liên minh HTX tỉnh xây dựng nghị quyết về phát triểnkinh tế tập thể giai đoạn 2006 – 2010 để đưa chương trình của HĐND tỉnh, sau đóUBND tỉnh nhất trí và HĐND tỉnh đã đồng thuận và nghị quyết đã được ban hành

Trang 23

Trên cơ sở đó, Liên minh HTX tỉnh tích cực, chủ động phối hợp với các sở

Kế hoạch & Đấu tư, Tư pháp, Tài chính … nhanh chóng dự thảo Điều lệ vàphương án thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và được UBND tỉnh quyết địnhthành lập, nay quỹ đã chính thức đi vào hoạt động

Hoặc liên minh HTX tỉnh phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nôngthôn, Sổư Kế hoạch & Đầu tư xây dựng chương trình UBND tỉnh ban hành quyếtđịnh về hỗ trợ một số chính sách đối với HTX trong vùng đồng bào dân tộc thiểu

số tại chỗ

3.1.1.3 Tổ chức, bộ máy của Liên minh HTX

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh HTX tỉnh là đạihội toàn thể thànhviên của liên minh, do BCH triệu tập 5 năm một lần Đại hội bất thường được triệutập khi có ít nhất 2/3 số uỷ viên BCH hoặc trên ½ số thành viên đề nghị Đại hộiliên minh bầu ra ban chấp hành liên minh HTX (gồm 35 người), được UBND tỉnhcông nhận và liên minh HTX Việt Nam chuẩn y Dưới Ban Chấp Hành Liên minhHTX là ban Thường Vụ Liên Minh HTX (gồm 9 người), số lượng uỷ viên BanThường Vụ do Ban Chấp hành quyết định Dưới Ban thường Vụ Liên minh HTX

là ban thường trực Liên minh HTX (gồm chủ tịch và các phó chủ tịch), giúp việccho ban thường trực là 13 cán bộ công nhân viên trong 4 bộ phận (văn phòng tổnghợp, Uỷ ban kiểm tra Phòng tổ chức – phong trào, phòng chính sách đào tạo) và

13 cán bộ hợp đồng theo dõi trên địa bàn các huyện của tỉnh Tuỳ theo điều kiện

cụ htể, Liên minh HTX tỉnh có thể có đại diện ở huyện hoặc cụm huệy để tuyêntruyền đường lối, chính sách của đảng vànhà nước về kinh tế hợp tác, cung cấpthông tin và phản ánh nguyện vọng của các tổ chức kinh tế hợp tác

3.1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của liên minh HTX Đắk lắk

 Chức năng của Liên minh HTX Đắk lắk:

- Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thành viên

- Tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể và doanh nghiệp ngoàiquốc doanh trên địa bàn tỉnh

- Tư vấn và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triểncủa các tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên Hiệp Hợp tác xã và thành viên

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan

Trang 24

- Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổchức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

 Nhiệm vụ của liên minh HTX tỉnh Đắk lắk gồm các mặt sau:

- Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình phát triển kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh

- Tập hợp ý kiền, nguyện vọng của các thành viên để phản ánh, kiến nghị

và đề xuất đến các cơ quan của tỉnh và TW các vấn đề về chính sách, pháp luật cóliên quan

- Đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, các hộgia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển Tổ Hợp Tác, Hợp tác Xã, liênhiệp HTX , tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các HTX điển hình tiên tiến tổchức các phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh HTX

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho các thành viên

về pháp lý, đầu tư Khoa học công nghệ Thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường

và bền vững của kinh tế tập thể tỉnh nhà

Trang 25

Thông qua các chương trình đào tạo như đào tạo 3 chức danh, chương trìnhphối hợp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với sở Kế hoạch vàĐầu Tư để lồng ghép tuyên chuyền, vận động phát triển kinh tế tập thể, giới thiệucác mô hình tiên tiến (vì trong các trương trình đào tạo này đều do giảng viên củaliên minh HTX tỉnh đảm nhận)

Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn và hỗ trợ việc xây dựng các mô hình HTXđiển hình tiên tiến; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm để tạo động lực choHTX phát triển

Hiện tại, Liên minh HTX tỉnh có một trung tâm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hợptác gồm 3 cán bộ và một số cộng tác viên, nên việc tăng cường các hoạt động tưvấn được liên minh HTX tỉnh tập trung cho các hoạt động như: xây dựng phương

án sản xuất kinh doanh về mở rộng nghành nghề, về vay vốn; tư vấn về tổ chứcsản xuất; tham gia bằng văn bản hoặc trực tiếp với UBND các huyện, thành phố,với các sở, ngành nghề để hỗ trợ HTX về hội thảo, hội nghị, dạy nghề

3.1.1.5 Nguyên tắc hoạt động của Liên minh HTX

Liên minh HTX tỉnh Đắk lắk hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thốngnhất mục tiêu và hành động

Quyền quyết định cao nhất của Liên minh HTX tỉnh là Đại Hội liên minhHTX tỉnh Cơ quan lãnh đạo liên minh HTX tỉnh giữa hai kỳ Đại Hội là ban chấphành

Ban chấp hành Liên minh HTX tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập thể lànhđạo, thiểu số phục tùng đa số

Các nghị quyết, quyết định của Đại hội, của ban chấp hành, ban thường vụ

và Thường Trực Liên Minh HTX tỉnh được thông qua theo đa số Đại biểu hiện cómặt

3.1.2 Đặc điểm của các HTX vận tải trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột 3.1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển của các HTX vận tải trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột

Đắk lắk nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ có các trục đường giao thôngquan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố như quốc lộ 14 nối TP Đà Nẵng –Gia Lai, TP Buôn Ma Thuột đến Bình Phước – Bình Dương và TP Hồ Chí Minh,

Trang 26

quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột đi Tp Nha Trang, quốc lộ 27 nối TP Buôn Ma

Thuột với Đà Lạt, quốc lộ 28 từ Gia Nghĩa nối với thị xã Phan Thiết Đặc biệt là

tuyến đường Hồ Chí Minh khi thông suốt sẽ nối liền Bắc - Nam thuận lợi cho việc

kinh doanh vận tải hành khách cũng như vận tải hàng hoá Đắk Lắk được thiên

nhiên ưu đái cho đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh có

tiềm năng phát triển cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu, các sản

phẩm mỹ nghệ, mật ong … thì nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các chủ doanh

nghiệp ngày càng lớn Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh ngày

càng cao, đời sống vật chất tinh thần cũng được cải thiện Nắm bắt được nhu cầu

của nền kinh tế cũng như người dân các HTX vận tải được thành lập ngày càng

nhiều

Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột từ sau ngày giải phóng nền kinh tế

tập thể bắt đầu phát triển, đến nay đã có 17 HTX vận tải, thành lập sớm nhất là xí

nghiệp vận tải thành công, với bề dày hoạt động cùng các loại xe như xe tải, xe

khách Sau đây là thông tin chung về các HTX vận tải thống kê như sau:

Bảng 3 : Thông tin chung về các HTX vận tải

- Vận chuyển hàng hoá &

Trang 27

Tuy nhiên quy mô của các HTX vận tải trên địa bàn Thành Phố Buôn MaThuột còn nhỏ, công tác quản lý cũng như công tác hoạch toán kế toán còn yếukém, trình độ đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ kế toán còn thấp Số lượng cácnhân viên kế toán trong HTX vận tải chỉ có từ 1 đến 3 người, trình độ của kế toánviên chủ yếu trình độ trung cấp.

Trong suốt mấy năm qua các HTX vận tải không ngừng phát triển đa dạng

về hình thức dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách, xây dựng các tour du lịch.Thông qua các mô hình hoạt động như dịch vụ hỗ trợ và tập trung sản xuất kinhdoanh các HTX đã góp phần vào công tác quản lý các luồng, tuyến xe chạy trênđịa bàn, giúp cho công tác thu thuế đối với các đầu xe nộp ngân sách nhà nướcđược triệt để Các HTX không ngừng phát triển về quy mô tức là số xã viên thamgia vào HTX cũng như đầu tư mua sắm các xe có trọng tải lớn, mở rộng các tuyến,luồng chạy mở rộng ra không chỉ trên địa bàn tỉnh Đắk lắk mà cả toàn quốc CácHTX phục vụ đa dạng về các loại xe như xe khách chất lượng cao, xe du lịch, xetaxi, xe buýt, xe tải vận chuyển hàng hoá … Đồng thới các HTX cũng khôngngừng nâng cao trình độ quản lý của chủ nhiệm, ban quản trị, ban kiểm soát, đầu

tư máy móc cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả hơn Nhưng bên cạnhnhững mặt được cũng phải nói đến những mặt yếu kém của các HTX vận tải trênđịa bàn thành phố như sự yếu kém của các HTX vận tải trên địa bàn thành phốnhư sự yếu kém về trình độ quản lý, về trang bị máy móc thiết bị dành cho bộ máyquản lý cũng như công tác hạch toán kế toán còn yếu kém do số lượng kế toán cònquá ít, số lượng công việc quá tải, quy trình hạch toán còn nhiều khâu rườm rà,manh tính lặp lại

3.1.2.2 Nhiệm vụ của các HTX trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột

Với 15 HTX chiếm trong tổng số 34 HTX vận tải của toàn tỉnh, Buôn MaThuột là trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, là cầu nối giao thông, buôn bán của nhiềudoanh nghiệp Điều đó cũng giải thích cho việc trên địa bàn thành phồ có nhiềuHTX hoạt động như vậy HTX vận tải trên địa bàn thành phố có các hoạt độngnhư vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách, các mặt hàng nông sản, mặthàng công nghiệp,… Theo điều lệ HTX được thông qua đại hội xã viên thì cácHTX vận tải có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Trang 28

- Quyết định vốn góp điều lệ khi xã viên tham gia vào HTX và giải quyếtviệc hoàn lại vốn góp điều lệ cho các xã viên khi họ xin ra HTX.

- Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX

- Quyết định việc kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra khỏi HTX,khai trừ xã viên theo quy định của điều lệ HTX

- Quyết định việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của HTX

- Giải quyết các khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của HTX trước pháp luật

- Cấp các giấy tờ, thủ tục hành chính cho các xã viên hoạt động, khai thácluồng tuyến cho xe chạy, khai thác hàng hoá, ký kết hợp đồng vận chuyển hànghoá, hành khách dùm cho xã viên, cấp lệnh vận chuyển hàng hoá, cấp giấy đăngkiểm cho xe hàng tháng

- Bảo lãnh tư cách pháp nhân cho các xã viên để vay vốn tín dụng hoặc huyđộng các nguồn khác

3.1.2.3 Tình hình hoạt động của các HTX vận tải trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột

Như đã nói ở trên, việc phát triển các HTX cũng như các luật định dành chocác HTX, các HTX vận tải đã hoạt động có hiệu quả hơn Trên địa bàn đã có nhiềuHTX hàng năm có kết quả kinh doanh tốt, nhưng hiện nay, cùng với tốc độ lạmphát của nền kinh tế kèm theo sự tăng giá của các mặt hàng trong đó có nguyênvật liệu, các vật dụng thiết yếu cho việc phát triển các của các HTX cho nên nhiềuHTX hoạt động thua lỗ Việc thua lỗ của các HTX vận tải cũng phải kể đến chínhsách thuế đã tác động đến các HTX rất nhiều, vì mấy năm qua thuế suất cho cácHTX vận tải đã tăng từ 2.09% - 3.74% nhưng phí, lệ phí dịch vụ mà các HTXkhông được tăng lên nên việc thua lỗ là điều dễ thấy Cùng với cung cách làm việccủa các HTX vận tải như các việc chăm lo các mặt thủ tục đầy đủ cho xã viên,đảm bảo quyền lợi của các xã viên Do đó HTX vận tải nào có sự phục vụ tốt cho

xã viên thì các xã viên gia nhập vào HTX đó nhiều, ngược lại HTX nào có thái độphục vụ kém thì các xã viên sẽ ra khỏi HTX để đến các HTX có sự đáp ứng tốtnhu cầu của họ Các HTX vận tải chủ yếu chỉ thu phí dịch vụ nên khi xã viên giảm

đi thì doanh thu của họ sẽ giảm đáng kể, hoạt động ngày càng sa sút

Trang 29

Tài sản của các HTX chủ yếu là các đầu xe nằm dưới sự quản lý của chủ xenếu HTX hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ hoặc là nằm dưới sự quản lý củacác HTX nếu như HTX đó hoạt động theo mô hình tập trung sản xuất kinh doanh.Chính vì điều này nên tài sản của các HTX thường không lớn, tài sản mà HTXquản lý là vốn điều lệ mà các xã viên đóng góp vào HTX theo điều lệ HTX.

3.1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các HTX vận tải trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột

Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Cơ cấu tổ chức sản xuất của các HTX vận tải trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuộthiện nay bao gồm hai phần đó là vận chuyển hành khách và hàng hoá

Có quy trình hoạt động cũng như trình tự hạch toàn giống nhau

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của HTX vận tải

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý HTX

Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các HTX là quản

lý theo kểu quan hệ trực tuyến – chức năng

Quan hệ lãnh đạoQuan hệ chỉ đạo chỉ huy

Đại hội xã viên

Các bộ phận chức năng Các tổ đội sản xuất Hộ xã viên

Trang 30

Quan hệ kiểm tra, kiểm soátQuan hệ hợp đồng

- Quan hệ trực tuyến: Các bộ phận thừa hành chịu sự chỉ đạo về mọi việccủa hội đồng quản trị công ty và ban giám đốc nói riêng

- Quan hệ chức năng: Các phòng ban có nhiệm vụ giúp đỡ thủ trưởng raquyết định về những vấn đề thuộc chuyên môn của mình để thủ trưởng có nhữngquyết định đúng đắn, kịp thời

Với yêu cầu đổi mới của các HTX hiện nay thì đội ngũ cán bộ quản lý cóvai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của HTX;

ngoài việc quản lý điều hành họ còn phải chỉ đạo trong quá trình hoạt động sảnxuất của HTX theo cơ chế thị trường Do đó đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình

độ cao cả về học vấn và chuyên môn nghiệp vụ Bộ máy phải được tinh gọn và tấtnhiên những người năng động, nhiệt tình mới quản lý HTX được tốt

Theo thông tin thu thập được tại 6 HTX vận tải trên địa bàn thành phố thìcán bộ quản lý của HTX vận tải trên địa bàn thành phố hiện nay có các thông tinđược tập hợp như bảng 3 sau:

Bảng 4: Trình độ của cán bộ quản lý HTX vận tải

Chức danh cán bộ Tổng

số

Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn C1 (%) C2 (%) C3 (%) Sơ.

Trung cấp

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ phiếu điều tra tại các HTX

Qua điều tra ban quản lý HTX ở 6 HTX vận tải trên địa bàn thành phố thìtrình độ học vấn tập trung cao nhất là cấp 3 là 100%, trình độ cấp 1, cấp 2 không

có Như vậy, nhìn chung trình độ của các chức danh quản lý như chủ nhiệm, phóchủ nhiệm của các HTX trên địa bàn thành phố là cao Trình độ học vấn cao cũnggiúp cho các cán bộ quản lý điều hành, quản lý tốt công việc kinh doanh của cácHTX vận tải

Trang 31

Vấn đề đáng quan tâm là trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý Phầnlớn ban quản lý HTX đều có trình độ sơ, trung cấp, cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ

lệ nhỏ và không có trình độ sau đại học Cụ thể chức danh chủ nhiệm có trình độchủ yếu là sơ, trung cấp chiếm tỷ lệ 50%, còn trình độ cao đẳng, đại học chiếm50%, không có trình độ sau đại học Nhìn chung tỷ lệ cao đẳng, đại học 50% cũng

là một tỷ lệ cao vì đối với chức danh chủ nhiệm – là đầu tầu của mỗi HTX thì trình

độ cao mới có thể lãnh đạo tốt, đưa ra các chiến lược kinh doanh, phát triển HTXtốt nhất Các chức danh phó chủ nhiệm trình độ chuyên môn nếu đánh giá trên góc

độ các HTX thì đây là tỷ lệ trung bình với sơ, trung cấp chiếm 60%, cao đẳng đạihọc chiếm 40% và 0% sau đại học Đối với trưởng ban kiểm soát theo tổng hợpđiều tra thì tại 6 HTX chỉ có 5 HTX có trưởng ban kiểm soát, nhưng trình độ củacác trưởng ban kiểm soát còn thấp Trong 5 người thì chỉ 1 người có trình độ sơ,trung cấp (50%) và một người có trình độ cao đẳng, đại học (50%) Điều đó cũngphản ánh thực tế những người có chuyên môn cao sẽ không mặn mà khi tham giavào công tác ở HTX vì mức lương chưa thoả đáng với trình độ của họ

Theo điều tra thì trong các HTX không có giới nữ tham gia vào công táclãnh đạo, chỉ nam giới tham gia trong lĩnh vực này Độ tuổi của chức danh chủnhiệm từ 50 – 60, đây là lứa tuổi đã cao và có nhiều kinh nghiệm trong công tác.Đối với chức danh phó chủ nhiệm độ tuổi từ 30 – 50, còn trưởng ban kiểm soát có

độ tuổi từ 40 – 50 Hầu hết họ là những người đã lâu năm hoạt động trong lĩnh vựcvận tải, có năng lực quản lý

Hiện nay các cá nhân muốn thành lập ra HTX vận tải thì bắt buộc họ phải

có bằng trung cấp chuyên ngành vận tải cho nên công tác quản lý ngày càng đượccải thiện

3.1.2.5 Tình hình lao động và tài sản của các HTX trên địa bàn thành phố

Bảng 5: Tình hình lao động và tài sản của các HTX

Số xã viên

Số lao động

Số xe

Xe tải

Xe khách

Xe buýt Taxi Tổng

Trang 32

0262431422718

403058324

000000

000000

40292437223042

Các HTX trên địa bàn có 3 mô hình kinh doanh chính là HTX dịch vụ hỗtrợ không tập trung sản xuất; HTX tập trung sản xuất và HTX vừa dịch vụ hỗ trợvừa tập trung sản xuất (hỗn hợp) Ngành nghề kinh doanh chính là vận chuyểnhành khách và vận chuyển hàng hoá trong và ngoài tỉnh Các loại xe chủ yếu là xetải và xe khách Xe tải chiếm 80.49% trong tổng số 656 xe lưu hành của 6 HTX,

xe khách chiếm 19.51% Tuỳ theo từng mô hình mà các đầu xe được xác định làthuộc quản lý của HTX hoặc là của xã viên Số xã viên của các HTX dịch vụ hỗtrợ luôn chiếm số đông trong số xã viên của các HTX, vì mô hình dịch vụ hỗ trợtạo cho người xã viên sự yên tâm khi tham gia kinh doanh

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chung

a) Phương pháp duy vật biện chứng

Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp được sử dụng để nghiêncứu, xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ nhều mặt và có hệ thốngtrong sự phát triển và chuyển biến của nó từ lượng sang chất Phương pháp nàyđược sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu

b) Phương pháp duy vật lịch sử

Phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng

và mối quan hệ giữa chúng trong những điều kiện lịch sử cụ thể của chúng.Phương pháp sử dụng để nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc của vấn đề cần nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp cụ thể

a) Phương pháp so sánh

Trang 33

Phương pháp so sánh được áp dụng để só sánh các số dư đầu năm và cuốinăm của cùng một chỉ tiêu, so sánh các tỷ trọng của các chỉ tiêu như tài sản, nguồnvốn, tỷ suất đầu tư, hệ số thanh toán,…

Phương pháp so sánh theo chiều ngang

Phân tích theo phương pháp này nhằm làm nổi bật sự biến động của mộtkhoản mục nào đó theo thời gian, qua đó sẽ thấy rõ sự thay đổi về lượng và tỷ lệcủa khoản mục theo thời gian

Việc phân tích được tiến hành bằng cách so sánh, đối chiếu về tình hìnhbiến động về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu theo thời gian Trên cơ

sở đó, có thể tìm ra những khoản mục nào đó biến động lớn, tìm ra nguyên nhân

và biện pháp để phát huy mặt tích cực hay khắc phục mặt hạn chế một cách kịpthời

Phương pháp so sánh theo chiều dọc

Mục đích của phương pháp này là đánh giá sự biến động của từng khoảnmục so với quy mô chung Phương pháp phân tích theo chiều dọc dùng số liệu củamột khoản mục nào đó trong cột làm chuẩn để quy ra tỷ lệ phần trăm các số liệukhác trong cột rồi so sánh với kỳ trước

b) Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ là việc dựa trên các tỷ lệ chuẩn mực của đạilượng tài chính trong quan hệ tài chính Về nguyên tắc, yêu cầu phải xác địnhđược các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ thamchiếu

Các tỷ lệ tài chính được phân thành những nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánhnhững nội dung cơ bản khác nhau theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp,

có nhóm về tỷ lệ về cơ cấu vốn, tài sản; Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời,… Ở đâychỉ phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu

c) Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở thu thập số liệu tổng hợp,

phân tích, so sánh các số liệu nhằm tìm ra quy luật chung

Trang 34

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu

về các hoạt động của doanh nghiệp như thống kê các báo cáo tài chính, báo cáotổng kết của doanh nghiệp,…sau đó mô tả các hiện tượng, quá trình kinh tế xảy ratrong doanh nghiệp thông qua các sơ đồ, bảng biểu

d) Phương pháp kiểm kê

Là một phương pháp của kế toán dùng cân, đo, đong, đếm để xác định sốlượng và chất lượng của các loại tài sản,… đối chiếu với sổ sách để phát hiện sựchênh lệch Phương pháp này được sử dụng trong việc kiểm kê vật tư, TSCĐ, tiền,

e) Phương pháp tính giá

Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trịcủa tài sản trong đơn vị theo những nguyên tắc nhất định, để thưc hiện các phươngpháp này phải dự vào các chứng từ và tài khoản kế toán Phương pháp này sửdụng xuyên suốt trong quá trình tính toán phân tích của đề tài

f) Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán

Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong

kế toán như: Từng quá trình kinh doanh, cân đối toàn bộ nguồn vốn hoặc cân đốikết quả chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

g) Công cụ xử lý số liệu

Phần mềm Excel

Trang 35

Phần thứ tư KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát đặc điểm kế toán của các HTX

4.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Hầu hết các HTX vận tải trên địa bàn thành phố đều có quy mô sản xuấtthuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, để đáp ứng tốt yêu cầu quản lý cũng nhưcông tác chỉ đạo sản xuất cũng như công tác quản lý con người thực hiện phầnhành kế toán của đơn vị một cách hiệu quả các HTX vận tải trên địa bàn thành phốđều sử dụng mô hình kế toán tập trung Chính vì vậy nội dung chính của chyên đề

đi sâu vào tìm hiểu tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung

Mô hình kế toán tập trung đó là toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàndoanh nghiệp đều được tập trung về phòng kế toán của đơn vị Để thục hiện đầy

đủ sự quản lý của chủ đơn vị cũng như sự chỉ đạo kịp thời của kế toán trưởng hoặc

kế toán chính tại đơn vị, với số lượng kế toán viên còn hạn chế thì bộ máy kế toáncủa các HTX có thể được mô tả như sau:

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của các HTX

Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năng

Trang 36

Ví số lượng kế toán viên trong các HTX còn khá hạn chế chỉ từ 1 đến 4người cho nên mỗi kế toán viên phải đảm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, chịutrách nhiệm hạch toán nhiều mảng số liệu trong HTX Cho nên các HTX cần phải

tổ chức, phân công cho các kế toán viên thấy được nhiệm vụ của mình trong côngtác kế toán của đơn vị mình căn cứ trên đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng nhưquy mô hoạt động của HTX mình, để từ đó giải quyết tốt các công tác được giao

Hình thức kế toán áp dụng tại các HTX chủ yếu là : Chứng từ ghi sổ.

4.1.2 Mô hình hoạt động của các HTX

Tính đến tháng 4/2010 trên địa bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột có tất cả là

15 HTX vận tải trên tổng số 34 HTX vận tải của toàn tỉnh Đắk Lắk, chiếm 44.12%trong tổng số HTX vận tải của tỉnh Hiện nay HTX vận tải được tổ chức và hoạtđộng theo 3 mô hình cụ thể đó là: HTX dịch vụ hỗ trợ không tập trung sản xuất;HTX tập trung sản xuất và HTX vừa dịch vụ hỗ trợ vừa tập trung sản xuất (hỗnhợp) Vì Đặc điểm địa bàn thành phố rộng, chỉ trong thời gian hạn hẹp, chuyên đềchỉ tập trung tìm hiểu tại 6 HTX được tập hợp theo từng mô hình hoạt động nhưsau:

Bảng 6: Mô hình hoạt động của các HTX

Mô hình hoạt động Dịch vụ hỗ trợ Tập trung sản xuất Hỗn hợp

Nguồn : Tổng hợp từ các phiếu điều tra tại các HTX

Theo tổng hợp tại 6 HTX trên địa bàn thành phố thì các HTX hầu như hoạtđộng theo mô hình dịch vụ hỗ trợ với tỷ lệ cao là 66.67%, mô hình tập trung chiếm16.67% và hỗ trợ chiếm 16.67% Theo tìm hiểu tôi được biết đối với mô hình nàythì các HTX làm đại diện để thực hiện các giao dịch cho xã viên, khai thác nguồnhàng, quản lý một số dịch vụ mang tính tập trung như: Bến bãi, kiểm định, phânphối luồng tuyến… Xã viên trực tiếp quản lý tài sản của mình và ký cam kết thực

Ngày đăng: 17/04/2015, 23:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w