KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1.3 Phân tích cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính sách tài trợ TSCĐ và TSLĐ. Phân tích cân bằng tài chính thông qua các chỉ tiêu sau: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn Tình hình vốn lưu động ròng
Bảng 20: Tình hình vốn lưu động ròng (HTX vận tải Thành công)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn 66,524 87,457 99,237 20,933 31,47 11,780 13,47 2.Nợ ngắn hạn 268,319 198,246 49,327 (70,073) (26,12) (148,919) (75,12) Vốn lưu động ròng (201,795) (110,789) 49,910 91,006 (45,10) 160,699 321,98
Qua bảng trên ta thấy chỉ có vốn lưu động ròng của năm 2009 là dương. Điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn
lớn hơn tài sản cố định. Như vậy HTX có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tài sản cố định của HTX được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn.
Vốn lưu động ròng năm 2007 là (201,795) triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn dài hạn của HTX không đủ để đầu tư cho tài sản cố định, HTX phải đầu tư vào TSCĐ bằng một phần nguồn vốn ngắn hạn. TSLĐ không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của HTX mất cân bằng. Trong trường hợp này giải pháp của HTX là tăng huy động vốn ngắn hạn. Đến năm 2008 vốn lưu động ròng là (110,789) tăng một lượng là 91,006 triệu đồng, chứng tỏ năm 2008 HTX đã không cần sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Đây có thể là dấu hiệu khả quan cho HTX nhưng vẫn chưa bù đắp được. Năm 2009 vốn lưu động ròng tăng 160,699. Với mức VLĐR đạt được, HTX có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 21: Tình hình vốn lưu động ròng (HTX vận tải Số 1) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn 64,24 9 85,45 0 98,45 7 21,201 33,00 13,007 15,22 2.Nợ ngắn hạn 39,572 48,546 57,128 8,974 22,68 8,582 17,68 Vốn lưu động ròng 24,677 36,904 41,329 12,227 49,55 4,425 11,99
HTX vận tải Số 1, qua 3 năm nghiên cứu đều có vốn lưu động ròng dương. Điều này có nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cố định. Do đó HTX có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tài sản cố định của HTX được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Tài sản ngắn hạn tăng năm 2008 tăng lên 21,201 tương ứng với mức tăng 33%, năm 2009 là 13,007 tương ứng với mức tăng là 15,22%, nợ ngắn hạn tăng 8,974 năm 2008 và 8,582 năm 2009 nhưng mức tăng này không đáng kể nên vốn lưu động ròng qua các năm vẫn tăng lên đều cụ thể là: năm 2008 tăng 12,227 chiếm tỷ lệ 49,55%, năm 2009 là 4,425 chiếm 11,99%, năm 2009 tăng thấp hơn năm 2008 là do tài sản ngắn hạn của năm này tăng ít hơn năm 2008.
Bảng 22: Tình hình vốn lưu động ròng (HTX vận tải Đồng Tâm) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn 48,58 7 50,150 55,559 1,563 3,22 5,409 10,79 2.Nợ ngắn hạn 42,632 44,195 49,604 1,563 3,67 5,409 12,24 Vốn lưu động ròng 5,955 5,955 5,955 0 0 0 0
Vốn lưu động ròng là 5,955, giữ nguyên qua các năm do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn có mức tăng qua các năm là như nhau cụ thể là năm 2008 tăng 1,563, năm 2009 tăng 5,409. Đây cũng là một dấu hiệu tốt.
Từ các số liệu trên ta thấy HTX vận tải Số 1 là HTX có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao nhất. Cán cân thanh toán của HTX vận tải Thành Công mất cân bằng, tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Còn vốn lưư động ròng của HTX vận tải Đồng Tâm không thay đổi trong những năm qua cho thấy HTX có khả năng thanh toán các khoản nợ nhưng không tăng trong tương lai gần.
Tình hình nhu cầu vốn lưu động ròng
Bảng 23: Tình hình nhu cầu vốn lưu độngròng (HTX vận tải Thành công)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Các khoản phải thu 0 0 0 0 0 0 0 2. Nợ ngắn hạn 268,319 198,246 49,327 (70,073) (26,12) (148,919) (75,12) Nhu cầu VLĐR (268,319) (198,246) (49,327) 70,073 26,12 148,919 75,12
Qua bảng trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động ròng của các năm đều âm do trong những năm qua HTX không có khoản phải thu nào nhưng so sánh các năm với nhau lại có dấu hiệu tăng: năm 2008 tăng 70,073, năm 2009 tăng 148,919 do nợ ngắn hạn giảm. Cho thấy nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của HTX tăng lên .
Bảng 24: Tình hình nhu cầu vốn lưu độngròng (HTX vận tải Số 1)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- %
1. Các khoản
phải thu 21,146 27,431 31,547 6,285 29,72 4,116 15,00 2. Nợ ngắn hạn 39,572 48,546 57,128 8,974 22,68 8,582 17,68
Nhu cầu VLĐR (18,426) (21,115) (25,581) (2,689) 14,59 (4,466) 21,15
Đối với HTX vận tải Số 1 nhu cầu vốn lưu động ròng qua các năm cũng âm và năm sau giảm nhiều hơn năm trước: năm 2008 giảm (2,689), năm 2009 giảm (4,466) nguyên nhân do các khoản phải thu bé hơn nợ ngắn hạn mà tỷ lệ tăng lại thấp hơn nhiều. Đây là một dấu hiệu không tốt.
Bảng 25: Tình hình nhu cầu vốn lưu độngròng(HTX vận tải Đồng Tâm)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Các khoản phải thu ngắn hạn 20,245 28,352 22,363 8,107 40,04 (5,989) (21,12) 2. Nợ ngắn hạn 42,632 44,195 49,604 1,563 3,67 5,409 12,24 Nhu cầu VLĐR (22,387) (15,843) (27,241) 6,544 (29,23) (11,398) 71,94
Nhu cầu vốn lưu động ròng của HTX vận tải Đồng Tâm cũng âm nhưng năm 2008 thì tăng với tỷ lệ nhỏ 6,544, năm 2009 lại giảm mạnh (11,398) sự tăng giảm thất thường này cho thấy nhu cầu sử dụng vốn của HTX chưa được chú trọng.
Cả 3 HTX đều có nhu cầu VLĐR âm, điều này chứng tỏ các khoản phải thu ngắn hạn của các HTX đều thấp hoặc không có như HTX vận tải Thành Công không có các khoản phải thu, 2 HTX còn lại có khoản phải thu thấp trong khi đó hầu hết các HTX đều có nợ ngắn hạn và nợ cao nên nhu cầu VLĐR âm và thấp. Điều này là không tốt đối với các HTX.
Tình hình vốn bằng tiền
Bảng 26: Tình hình vốn bằng tiền (HTX vận tải Thành công)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Vốn lưu động ròng (201,795) (110,789) 49,910 91,006 (45,10) 160,699 321,98 2. Nhu cầu VLĐR (268,319) (198,246) (49,327) 70,073 26,12 148,91 9 75,12 Vốn bằng tiền 66,524 87,457 99,237 20,933 31,47 11,780 13,47
Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng đều âm. Vốn bằng tiền qua các năm đều dương và tăng lên đáng kể năm 2008 là 87,457 tăng 20,933 chiếm 31,47%, năm 2009 là 99,237 tăng 11,780 chiếm 13,47%, cho thấy HTX đã thu hút được thêm các xã viên tham gia, có thêm nguồn vốn góp từ xã viên mới.
Điều này chứng tỏ HTX đã có những chính sách tốt, có thêm nhiều nguồn hàng cho xã viên, mở rộng quy mô sản xuất.
Bảng 27: Tình hình vốn bằng tiền (HTX vận tải Số 1) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Vốn lưu động ròng 24,677 36,904 41,329 12,227 49,55 4,425 11,99 2. Nhu cầu VLĐR (18,426) (21,115) (25,581) (2,689) 14,59 (4,466) 21,15 Vốn bằng tiền 43,103 58,019 66,910 14,916 34,61 8,891 15,32
Vốn lưu động ròng dương còn nhu cầu vốn lưu động ròng âm nên vốn bằng tiền dương và tăng lên, năm 2008 là 58,019 tăng 14,916 chiếm 34,61% trong tổng số vốn bằng tiền của năm 2007, năm 2009 là 66,910 tăng 8,891chiếm 15,32%.
Bảng 28: Tình hình vốn bằng tiền (HTX vận tải Đồng Tâm)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- %
1. Vốn lưu động ròng 5,955 5,955 5,955 0 0 0 0
2. Nhu cầu VLĐR (22,387) (15,843) (27,241) 6,544 (29,23) (11,398) 71,94
Vốn bằng tiền 28,342 21,798 33,196 (6,544) (23,09) 11,398 52,29
Vốn lưu động ròng không thay đổi, nhu cầu vốn lưu động ròng âm nhưng tăng giảm qua các năm làm cho vốn bằng tiền tuy dương nhưng cũng tăng giảm không đều: năm 2008 giảm (6,544) so với năm 2007 chiếm tỷ lệ (23,09)%, năm 2009 tăng 11,398 chiếm 52,29%.
Nhìn chung vốn bằng tiền của các HTX đếu tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do các khoản thu mang lại mà cụ thể là từ vốn góp của xã viên. Trong đó ở HTX vận tải Thành công là cao nhất vì HTX này có tỷ lệ vốn góp cao nhất: năm 2009 HTX vận tải Thành Công là 99,237, HTX vận tải Số 1 là 66,910, HTX vận tải Đồng Tâm là 33,196. Ngoài ra với mô hình tập trung sản
xuất vốn bằng tiền nhiều hơn.