Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, là môi trường trong đó để tự nhiên và con người sống và hoạt động. Đất đai là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được. Nó gắn liền với các điều kiện tự nhiên và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, là cơ sở để mang lại thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, dân số ngày càng tăng lên đã mang lại các áp lực về đất đai, đất đai ngày càng xấu đi cùng với các áp lực về hoang mạc hóa, sa mạc mác hóa trên toàn cầu. Các biện pháp quản lý và sử dụng đất chưa thật sự hiệu quả và mang tính bền vững. Với quỹ đất đai hạn chế như vậy thì vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đất tình hình kinh tế xã hội của đất nước, góp phần khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực khác như vốn, lao động …
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, là môi trường trong đó để tự nhiên và con người sống và hoạt động. Đất đai là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế được. Nó gắn liền với các điều kiện tự nhiên và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, là cơ sở để mang lại thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, dân số ngày càng tăng lên đã mang lại các áp lực về đất đai, đất đai ngày càng xấu đi cùng với các áp lực về hoang mạc hóa, sa mạc mác hóa trên toàn cầu. Các biện pháp quản lý và sử dụng đất chưa thật sự hiệu quả và mang tính bền vững. Với quỹ đất đai hạn chế như vậy thì vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đất tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực khác như vốn, lao động … Một vấn đề liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai đó là vấn đề di dân tự do, không có quy hoạch của người dân. Vấn đề di dân tự do đang là vấn đề nan giải, liên quan đến tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội của các địa phương. Xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk là một xã sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, là một xã có nhiều thành phần dân tộc, trong đó có cả thành phần dân tộc tại chỗ và các dân tộc di cư từ các địa phương khác đến, đặc biệt là từ các tỉnh phía Bắc. Đồng bào người H’Mông, Mường, Thái, Tày là các thành phần dân tộc liên quan đến vấn đề di dân tự do từ phía Bắc vào Tây Nguyên. Tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông, các hộ đồng bào đó đã di dân vào đây và sinh sống tập trung tại các điểm khó khăn, gần rừng, gần đồi núi trên địa bàn xã. Cuộc sống của đại đa số người dân trên địa bàn xã cũng như các hộ đồng bào người dân tộc phía Bắc di cư vào đây còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp, cuộc sống chưa thật sự ổn định, trình độ văn hóa cũng như trình độ sản xuất, canh tác còn thấp. Cuộc sống của các hộ đồng bào di cư còn gắn liền với các tri thức bản địa, các biện pháp canh tác chưa hợp lý và hiệu quả, làm cho quỹ đất đai ngày càng xấu đi và tác động 1 làm giảm diện tích rừng, đất trống, đồi núi trọc ngày càng tăng lên, cũng như làm giảm đa dạng sinh học trên địa bàn thông qua việc phá rừng, đốt nương, làm rẫy. Để tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Cư Pui nói chung, của các hộ đồng bào di cư nói riêng; tìm hiểu những nguyên nhân tồn tại của các vấn đề đang đặt ra, từ đó đề xuất các định hướng và các giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của người dân tại xã nói chung, của các hộ đồng bào di cư nói riêng cũng như thực hiện được các mục tiêu xã hội khác nhằm góp phần phát triển bền vững trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế trên và những yêu cầu đang đặt ra tôi chọn đề tài “Tình hình quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. Từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. Đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả những vấn đề liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. 2 Là các hộ đồng bào di cư đang sinh sống tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, các hộ đồng bào di cư được nghiên cứu là H’Mông, Mường, Thái, Tày. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. Phạm vi về nội dung Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư đang sinh sống tại xã Cư Pui – Huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về quản lý và sử dụng đất đai Khái niệm quản lý đất đai Khái niệm sử dụng đất đai 2.1.1.2. Khái niệm về di cư Khái niệm về di cư: Các khái niệm về di cư được đưa ra như sau: Theo nghĩa rộng, di cư là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di cư đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp, di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian và thời gian nhất định (Liên hợp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới. Một số đặc điểm cơ bản của di cư Người di cư di chuyển ra khỏi một địa bàn nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính ( khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển). Người di cư bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích đó. Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định người dân di cư. Một số đặc điểm khác nữa khi xem xét di cư như sự thay đổi các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di cư gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc, nghề nghiệp … 2.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng đất đai trong sản xuất của nông hộ 2.1.2.1. Các điều kiện căn bản của nông hộ Nông hộ hay còn gọi là hộ nông dân vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng nông sản. Là đơn vị kinh tế đặc biệt. Mỗi nông hộ có rất nhiều nguồn lực và khác nhau, bao gồm cả nguồn lực bên trong nông hộ và nguồn lực bên ngoài nông hộ. 4 Các nguồn lực bên trong nông hộ đó là: Nguồn lực con người Lao động: Bao gồm cả lao động chính và lao động phụ. Lao động chính có độ tuổi từ 18 – 60 tuổi (theo quy định của Bộ LĐTBXH), từ 20 – 59 tuổi (theo quy ước Quốc tế). Còn lao động phụ của nông hộ thì tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi để xác định lao động phụ. Nguồn lực lao động của nông hộ có các đặc điểm chủ yếu sau: - Đa dạng, ít chuyên sâu, mang tính thời vụ. - Lao động là của nhà và thuê mướn. - Trình độ dân trí thấp. - Kỹ thuật canh tác mang tính cổ truyền. Trình độ học vấn: Được tính bằng số năm đi học của lao động chính, mức độ biết đọc, biết viết. Như trong đặc điểm của lao động của nông hộ thì trình độ học vấn trong nông hộ thường thấp, gây khó khăn trong việc tiếp cận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới: Được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Tham gia bao nhiêu lớp tập huấn kỹ thuật canh tác; mức độ áp dụng các kỹ thuật canh tác theo KHKT và sử dụng giống mới; các phương thức tiếp cận thông tin đại chúng. Nguồn lực sản xuất: Hoạt động sản xuất của nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, các nguồn lực không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của nông hộ đó là đất sản xuất và nguồn lực chăn nuôi. Tùy theo hoạt động sản xuất của nông hộ được tiến hành như thế nào thì vai trò, tính chất, mục đích của các nguồn lực đó được sử dụng khác nhau. Vốn của nông hộ: Nguồn vốn của nông hộ đó là vốn tích lũy, nguồn lực tài sản vật chất hiện tại và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Vốn tích lũy của nông hộ bao gồm vốn bằng tiền được tích lũy lại, nông sản được sản xuất ra… Nguồn lực tài sản vật chất của nông hộ như nhà cửa, phương tiện sản xuất, trang bị phương tiện sinh hoạt trong gia đình. 5 Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng của nông hộ thường là khó có khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Vì vậy, đại đa số các nông hộ thường thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất, đầu tư tái sản xuất mở rộng. 2.1.2.2. Vị trí và đặc điểm của đất đai đối với sản xuất của nông hộ Vị trí của đất đai đối với sản xuất của nông hộ Đất đai có vị trí rất quan trọng đối với sản xuất của nông hộ, không có đất đai thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp được. Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp của nông hộ. Nó đóng vai trò cố định cho sự tồn tại và phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ, vì: • Ruộng đất là đối tượng lao động, khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất làm thay đổi hình dạng thông qua cày, bừa, lên luống … • Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý, hóa, sinh học và các thuộc tính khác để tác động lên cây trồng. Do vậy, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Một mặt, con người không thể tái tạo theo ý muốn chủ quan của mình. Mặt khác, nó không chỉ là môi trường cư trú cho loài người mà nó còn là một trong những nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua độ phì của đất. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Đất đai trong nông nghiệp có các đặc điểm chủ yếu sau: Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về mặt diện tích, nghĩa là số lượng diện tích đất đai được đưa vào sử dụng, vàp sản xuất kinh doanh có giới hạn. Diện tích đất có hạn do giới hạn trong từng nông trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia. Sự có giới hạn về diện tích đất trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Qũy đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của việc đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nhà ở để đáp ứng với dân số ngày càng tăng. 6 Đất đai nông nghiệp có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều. Trong khi các tư liệu sản xuất khi được sử dụng, chúng có thể được di chuyển từ vị trí không thuận lợi sang vị trí thuận lợi hơn, thì với đất đai lại trái ngược. Đất đai có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên đất đai ở những nơi có đất mà thôi. Vị trí cố định đã quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh thái của đất đai làm cho đất đai có chất lượng không đồng đều ở từng nơi và cũng hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất trong nông nghiệp của nông hộ. Đất đai có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên cùng một mảnh đất. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. Vì thế, trong quá trình sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồi dưỡng đất đai, không ngừng nâng cao dần độ đồng đều của đất đai để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Nếu khai thác, sử dụng đúng đắn và hiệu quả thì sức sản xuất của đất đai nông nghiệp không ngừng đuợc tăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của trình độ thâm canh và biện pháp khoa học - kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao sức sản xuất của đất đai trong nông nghiệp. Đất đai trong nông nghiệp có giá trị vì đất đai vừa là sản vật của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Gía trị của đất đai trong nông nghiệp được kết cấu bởi giá trị của lao động sống và lao động quá khứ tạo nên độ phì của đất đai. Gía trị của đất đai ngày càng tăng, càng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ. Vì vậy, cần phải có biện pháp làm tăng giá trị của đất đai. 2.1.2.3. Quản lý và sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Quản lý đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Nội dung quản lý đất đai Quản lý về luật pháp: Dựa vào Luật đất đai để thực hiện việc quản lý. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho người sử dụng đất qua các bước công việc sau: • Ký kết các văn bản giao quyền sử dụng đất. 7 • Xử lý các trường hợp tranh chấp đất đai. • Xây dựng nội quy sử dụng đất đai. • Xác định mức thuế phải đóng đối với từng loại đất. Quản lý về kinh tế: Bao gồm các nội dung sau: • Ký kết các hợp đồng kinh tế trong sử dụng đất đai và trách nhiệm đầu tư, cải tạo. • Quyền hưởng thụ sản phẩm. • Giá trị trên đất đai được sử dụng. • Xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích và giá trị đầu tư trên đất để khuyến khích người sử dụng đầu tư thâm canh, cải tạo đất. Quản lý về mặt kỹ thuật: • Cần xây dựng kế hoạch cải tạo bồi dưỡng đất đai một cách hợp lý và tổng thể, có mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. • Xây dựng các biện pháp ký thuật, các quy trình sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, với chất lượng đất đai. Tóm lại, để thực hiện tốt việc quản lý đất đai, cần thiết phải có chính sách giao và cấp quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho nông dân, khuyến khích nông dân khai hoang và tăng vụ với những hình thức thích hợp tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất hợp lý với điều kiện của từng vùng, chuyển bộ phận lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Giao quyền sử dụng đất Theo Luật đất đai sửa đổi năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004) khẳng định hộ nông dân được giao đất sử dụng ổn định, lâu dài với 7 quyền sử dụng đó là: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn kinh doanh bằng giá trị diện tích đất của mình. Thông qua các quyền đó, người sử dụng đất mới an tâm sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh, cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho đất đai ngày càng tốt hơn, nâng cao được năng lực sản xuất của đất đai. Tổ chức sử dụng đất nông nghiệp 8 Xác định cơ cấu đất nông nghiệp và bố trí đất đai cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Khi bố trí cần chú ý: Phải đảm bảo lợi dụng các đặc tính tự nhiên của từng khoảnh đất, phù hợp với đặc điểm sinh học của cây trồng, vật nuôi. Xác định công thức luân canh hợp lý, phục vụ cho các hướng chuyên CMH khác nhau, đảm bảo cơ cấu diện tích cây trồng phù hợp với mỗi hướng CMH. Sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Các nguyên tắc sử dụng đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai Thực chất của nguyên tắc này là cần phải huy động tối đa diện tích đất tự nhiên vào sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp kể cả mặt nước, đất trống đồi núi trọc, đất thoái hóa, bạc màu, đất ven biển. Sử dụng tiết kiệm đất, ưu tiên đất đai, nhất là đất có chất lượng tốt phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Coi trọng khai thác theo chiều sâu của đất. Việc lựa chọn và bố trí cây trồng, vật nuôi, công nghệ sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, khai thác tối đa độ phì vừa giữ gìn, bảo vệ độ phì của đất. Chú ý đến các biện pháp cải tạo và bồi dưỡng để tăng độ phì của đất. Nguyên tắc này gắn liền với phương thức sử dụng đất theo chiều rộng và chiều sâu. Sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất về sử dụng đất đai. Muốn biết được hiệu quả về sử dụng đất đai cần phải tính năng suất đất đai và giá cả của đất đai thường là giá thuê đất. Để nâng cao năng suất đất đai cần phải áp dụng một cánh đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, nó yêu cầu phải tăng sức sản xuất của đất hay tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm. Mục đích là tạo ra lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích và đảm bảo tính bền vững trong quá trình sử dụng đất. Sử dụng đất đai đảm bảo tính bền vững 9 Nguyên tắc này đòi hỏi sử dụng đất phải kết hợp hiệu quả kinh tế với bảo vệ đất, bảo vệ hệ sinh thái bền vững đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. Phải lấy nguyên lý sinh thái học, các quy luật sinh thái làm căn cứ để sản xuất kinh doanh tổng hợp. Kết hợp giữa lợi nhuận từ việc sử dụng đất và lợi ích sinh thái và lợi ích xã hội. Sản phẩm của việc sử dụng đất không phải chỉ là những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi mà còn cả môi trường sinh thái phát triển hài hòa, tạo cơ sở cho sản xuất nông lâm nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Để đạt được hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ thì phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ trong việc sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện kỹ thuật hay công nghệ áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai, người ta thường dùng một hệ thống chỉ tiêu sau: Diện tích và tỷ lệ diện tích đất đã sử dụng cho nông, lâm, ngư nghiệp trên quỹ đất. Diện tích đất và cơ cấu diện tích đất đai phân bố cho các ngành trong nội bộ ngành nông, lâm và nuôi trồng thủy sản. Diện tích và tỷ lệ diện tích đất có khả năng nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa được sử dụng. Hệ số sử dụng đất là hệ số giữa tổng diện tích gieo trồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm. Những chỉ tiêu đánh giá về hệ sinh thái đồng ruộng trên mỗi loại đất. 10 [...]... hộivà bảo vệ môi trường Ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng hợp lý đất đai càng đậm nét trong hoàn cảnh nước ta là một nước đất hẹp, người đông, tài nguyên đất lại đã bị thoái hóa một phần Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực và dần đi vào quỹ đạo thống nhất trong việc quản lý và sử dụng đất đai Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình. .. diện tích đất đồi núi, địa hình không bằng phẳng, đặc biệt là có địa phận thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin Trong những năm qua, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, số diện tích đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng nhiều, quỹ đất được chuyển đổi, sử dụng đúng mục đích và hợp lý Nhưng trong những năm qua trước sức ép của tình hình di dân vào... xuyên và trên diện rộng ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực trên địa bàn xã 35 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại xã Cư Pui Tình hình quản lý đất đai tại xã Cư Pui Bảng: Tình hình cấp GCNQSD đất của xã qua các năm STT I 1 1 II 2 2 Loại đất Toàn xã Nhóm đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp Đất ở tại nông thôn Đất. .. nuôi, thâm canh, tăng vụ để tận dụng, khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng Trong những năm qua công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực, quỹ đất đai được kiểm kê, thống kê hàng năm, có những quỹ đất được chuyển mục đích sử dụng hợp lý; các hộ nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng nhiều, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, tạo... tố mang tính đặc trưng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Những phong tục, tập quán, truyền thống canh tác khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai khác nhau, thông qua các phương thức khai thác, sủ dụng đất đai khác nhau Chất lượng từng loại đất đai khác nhau sẽ có các hình thức quản lý và sử dụng đất đai khác nhau nhằm... nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào quản lý và sử dụng đất, để sản xuất có hiệu quả hơn, từ đó tạo điều kiện nâng cao được mức sống Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập đang tồn tại, nhiều vấn đề nan giải cần phải hạn chế và khắc phục trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật sự bền vững, trong đó điển hình là tài nguyên rừng và tài nguyên đất đai... trạng sử dụng đất đai nước ta năm 2006, ta thấy nước ta là một nước nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp là 24583,8 nghìn ha (chiếm 74,22 % tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó sô đất được giao và cho thuê là 21219,1 nghìn ha Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm nhiều nhất với diện tích là 14437,3 nghìn ha (chiếm 58,73% diện tích đất nông nghiệp), còn diện tích đất. .. cao Qũy đất đai hiện xã đang quản lý là 17369 ha, bao gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng Với quỹ đất đai chủ yếu là đồi núi dốc, không bằng phẳng nên công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, việc thống kê diện tích đất đai chưa thật sự chính xác Tuy nhiên, trong những năm qua số hộ gia đình, các nhân được cấp GCNQSD đất ngày càng tăng, trong đó bao gồm cả nhóm đất nông... loại đất sau: Đất đỏ vàng trên Granit (Fa): Thuộc nhóm đất đỏ vàng tập trung ở phía Đông và phía Tât của xã, có diện tích khoảng 8671 ha chiếm khoảng 49,76 % diện tích toàn xã Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Thuộc nhóm đất đỏ vàng tập trung ở giữa xã, có diện tích khoảng 8672,25 ha chiếm khoảng 49,77 % diện tích toàn xã Đất sông suối, tập trung chủ yếu ở phía Tây xã nơi có nhiều suối và sông... năm và lâu năm mới chỉ có diện tích là 9412,2 nghìn ha (chiếm 38,29 % diện tích đất nông nghiệp) Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người của nước ta chỉ chiếm khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức bình quân của thế giới Không những thế, hơn 1/6 diện tích đất tự nhiên của cả nước là đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất hoang hóa và đất bị hoang hóa trở lại Trong cơ cấu đất đai của cả nước, diện tích . sở lý luận về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất của các hộ đồng bào di cư tại xã Cư Pui – huyện Krông Bông – Tỉnh Đăk Lăk. Đưa ra định hướng và. trị của đất đai. 2.1.2.3. Quản lý và sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Quản lý đất đai trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ Nội dung quản lý đất đai Quản lý về luật. pháp: Dựa vào Luật đất đai để thực hiện việc quản lý. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho người sử dụng đất qua