Tiến trình di cư vào tỉnh, huyện cũng như vào xã Cư Pui trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất (Trang 55)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Tiến trình di cư vào tỉnh, huyện cũng như vào xã Cư Pui trong những năm gần đây

năm gần đây

Tiến trình di cư đã được bắt đầu từ rất lâu đặc biệt là từ sau chiến tranh đã có nhiều hộ từ khắp mọi miền về Tây Nguyên cũng như Đăk Lăk, và huyện Krông Bông là một huyện điển hình.Các dân tộc di cư vào đây không chỉ là những người dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc mà có cả người Kinh ở khắp mọi miền, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung vào đây khai phá đất đai, lập nghiệp làm cho dân số tăng lên đáng kể và đa dạng về thành phần dân tộc trên địa bàn.

Giai đoạn 1976 – 1996, tỉnh Đăk Lăk đã đón nhận 52.544 hộ di cư với 311.764 khẩu vảo tỉnh. Đầu năm 1997, nhận tiếp 137 hộ với 567 khẩu từ các tỉnh đến làm ăn sinh sống. Bình quân mỗi năm, tỉnh Đăk Lăk tiếp nhận 2.400 hộ di cư theo kế hoạch. Đáng kể là giai đoạn 1976 – 1985, tỉnh Đăk Lăk tiếp nhận dân di cư khá ồ ạt chiếm 71 % tổng số hộ di cư đến trong 20 năm từ 1976 – 1996. Đến thời kỳ đổi mới 1986 – 1996, tổng số hộ di cư đến Đăk Lăk chiếm 19 %. Đây là dòng di cư tự do và phát triển mạnh từ năm 1986 và nhất là thời kỳ 1991 – 1995 đã “lấn át dòng di cư theo kế hoạch”.

Dòng di cư đến các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 1976 - 2000 tăng mạnh nhưng mạnh nhất vẫn là Đăk Lăk với số hộ gấp nhiều lần so với các tỉnh khác, biểu hiện cụ thể dưới bảng số liệu sau:

Tỉnh

Số hộ, khẩu Đăk Lăk Gia Lai Kom Tum Tổng

Số hộ 76.546 20.488 1.653 98.687

Nguồn: Chi cục đinh canh, định cư và kinh tế mới các tỉnh Tây Nguyên

Trong đó các dân tộc thiểu số ở Trung du miền núi phía Bắc nằm trong dòng di cư tự do là chủ yếu, các dân tộc di cư như H’Mông, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao…Một số tỉnh có người dân chuyển đi khá cao như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Sơn La, Hòa Bình… trong những năm 1979 – 1999 đến Tây Nguyên và Đăk Lăk. Trong đó, huyện Krông Bông cũng là một huyện có tiếp nhận những dòng người dân di cư đó đến sinh sống khá cao.

Huyện Krông Bông là một trong những huyện của Đăk Lăk có số lượng người dân di cư từ các tỉnh phía Bắc vào đây sinh sống, lập nghiệp rất nhiều trong những năm qua, nhiều nhất là dân tộc H’Mông. Các dân tộc di cư đến sinh sống tại các xã như Hòa Phong, Cư Pui, Cư Drăm và Yang Mao, đây là những xã vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Xã Cư Pui là một xã miền núi của huyện Krông Bông, có các dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào đây sinh sống, với số lượng người dân sinh sống tại xã ngày càng tăng lên trong những năm qua. Số liệu về tình hình số khẩu các dân tộc di cư được nghiên cứu sinh sống tại xã trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau:

Bảng: Dân tộc di cư phía Bắc của xã qua các năm

Năm Tổng H'Mông Mường Tày Thái

1998 SL (người) 1699 1354 112 127 106 CC (%) 100 79,69 6,59 7,47 6,24 1999 SL (người) 1923 1578 112 127 106 CC (%) 100 82,06 5,82 6,60 5,51 2000 SL (người) 2786 2374 152 135 125 CC (%) 100 85,21 5,46 4,85 4,49 2001 SL (người) 3623 3160 192 141 130 CC (%) 100 87,22 5,30 3,89 3,59 2002 SL (người) 4517 4011 226 146 134 CC (%) 100 88,80 5,00 3,23 2,97 2003 SL (người) 4616 4027 287 146 156 CC (%) 100 87,24 6,22 3,16 3,38 2004 SL (người) 4767 4168 297 128 174 CC (%) 100 87,43 6,23 2,69 3,65 2005 SL (người) 5147 4539 312 116 180 CC (%) 100 88,19 6,06 2,25 3,50

2006 SL (người) 5604 4927 345 116 216

CC (%) 100 87,92 6,16 2,07 3,85

2007 SL (người) 6210 5449 375 138 248

CC (%) 100 87,75 6,04 2,22 3,99

Nguồn: UBND xã

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng người di cư sinh sống ở xã ngày càng tăng lên, tuy có giảm ở một số dân tộc như dân tộc Tày do chuyển đi sinh sống ở nơi khác. Cụ thể trong năm 2007, người H’Mông có số dân đông nhất là 5449 người chiếm 52,55 % dân số toàn xã và 87,75 % trong tổng số 4 dân tộc được nghiên cứu; còn dân tộc có số dân ít nhất là người Tày với 138 người chiếm 1,33 dân số toàn xã và 2,22 % trong tổng số 4 dân tộc được nghiên cứu.

Các hộ đồng bào di cư sinh sống tập trung chủ yếu ở các thôn, buôn khác nhau của xã. Người H’Mông và người Tày sinh sống nhiều nhất ở thôn Ea Lang, Ea Rớt, đây là những thôn nằm cách xa trung tâm xã nhất, đường giao thông đi lại còn khó khăn, có nơi các hộ đồng bào chưa được sử dụng điện đặc biệt là thôn Ea Rớt. Còn người Mường và người Thái sống tập trung chủ yếu ở Buôn Phung, đây là một thôn có các dân tộc Mường, Thái, Ê Đê, M’Nông, Kinh sống xen kẽ. Buôn Phung nằm cách trung trung tâm xã gần 2 km, có đường tỉnh lộ 12 chạy qua, đại đa số người dân đã được sử dụng điện. Cho nên các dân tộc di cư ở đây có điều kiện phát triển và tiếp cận với các dịch vụ kinh tế - xã hội tốt và đầy đủ hơn.

Nhìn chung, các hộ đồng bào di cư vào đây sinh sống trong những năm qua đã làm cho cuộc sống dần được cải thiện nhưng chưa thật sự ổn định, các dân tộc vẫn còn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là truyền thống trong sản xuất, mưu sinh. Có những truyền thống trong sản xuất đã áp dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đem lại cuộc sống ổn định cho người dân. Bên cạnh những mặt tốt , thì mặt trái của tiến trình di cư vào đây rất lớn như làm cho dân số tăng nhanh, vấn đề an ninh trật tự không được đảm bảo, nạn chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy xảy ra rất nghiêm trọng làm suy thoái rừng, xuất hiện những khu đất trống, đồi núi trọc ngày càng nhiều, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như việc quản lý và sử dụng đất kém hiệu quả của người dân đặc biệt là các hộ đồng bào di cư đang sinh sống trên địa bàn xã trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w