3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cư Pui có tổng diện tích tự nhiên 17.369 ha, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Krông Bông
Phía Bắc giáp với xã Hòa Phong và huyện Ea Kar Phía Đông giáp huyện M’Drăk
Phía Nam giáp xã Cư Drăm Phía Tây giáp xã Hòa Phong
Nằm cách thị trấn Krông Kmar – trung tâm hành chính của huyện Krông Bông khoảng 22 km theo tỉnh lộ 12, là trục giao thông nối liền xã với các xã khác trong huyện, tạo cho xã có một vị trí thuận lợi trong quá trình hòa nhập chung với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã bị chia cắt mạnh bởi đồi núi và sông suối, thấp dần từ Đông sang Tây. Địa hình đồi núi cao nằm ở phía Đông của xã có diện tích khoảng 15724 ha chiếm tới 90 % diện tích tự nhiên. Địa hình thấp có xen lẫn thung lũng tương đối bằng phẳng tập trung ở phía Tây, dọc theo tỉnh lộ 12 và sông Krông Bông có diện tích khoảng 1738 ha chỉ chiếm 10 % diện tích tự nhiên.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do bị ảnh hưởng bởi độ cao, vừa bị ảnh hưởng bởi dãy đồi núi lớn Chư Yang Sin nên khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng chính sau:
Nắng nhiều, trung bình từ 180 giờ/tháng. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 150 – 160 kcal km2 năm.
Nhiệt độ cao và ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 23,7 – 27,30C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 10 và tháng 1, nhiệt độ có thể xuống đến 17,3 – 20,10C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ trung bình có thể lên đến 28 – 300C. Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô có biên độ 100C). Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và hầu như
không có bão là những thuận lợi cơ bản cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, nhất là đối với các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, thuốc lá, bông vải, sắn …
Lượng mưa: Lượng mưa tương đối lớn, trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm. Lượng mưa tương đối lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa một vụ, có nơi được 2 vụ trong năm ở những nơi đất trũng, nơi có mạch nước nhỏ. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, khá thuận lợi với những cây lâu năm, nhưng vào những năm mùa mưa kết thúc muộn hơn thì ảnh hưởng nặng đến chất lượng thụ phấn của cây như điều …
Do mưa rất lớn, thường từ tháng 9 đến tháng 11 (từ 400 – 500mm/tháng), trong khi đó các con suối nhỏ hẹp thoát nước chậm hơn nên lượng nước đổ về vừa gây xói mòn và rửa trôi đất ở địa hình núi cao, mặt khác làm nước sông dâng nhanh tràn vào đồng ruộng, gây nên tình trạng ngập lụt cục bộ ở những khu vực trũng và ven sông.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 5- 10 % tổng lượng mưa cả năm, tuy chỉ kéo dài 4 tháng nhưng cũng đủ gây tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về độ ẩm, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Việc xây dựng các công trình thủy lợi để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3.1.1.4. Nguồn nước thủy văn và tài nguyên
Nguồn nước thủy văn: Trên địa bàn xã có nhiều suối bắt nguồn từ đồi núi cao như Ea Bar, Ea Kyông, Ea Mun, Ea Plei, Đăk Tuôr, Ea Dok … chảy theo hướng Đông – Tây, Bắc – Nam, Tây – Đông, Nam – Bắc đổ về sông Krông Bông.
Nguồn nước mặt được tích trữ ở các con suối và sông Krông Bông chảy gần song song với tỉnh lộ 12 theo hướng Nam – Bắc. Đây là nơi cung cấp nguồn nước chính cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm, theo kết quả điều tra của Sở Công nghiệp Đăk Lăk và kết quả bản đồ địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất công trình Miền Trung cho thấy nước ngầm có ở độ sâu từ 15 – 20 m, mức độ nước tăng dần theo độ sâu từ trên xuống dưới, thuộc loại nước nhạt, môi trường trung tính, hiện đang được khai thác phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt bằng giếng đào, giếng khoan trong các hộ gia đình.
Tài nguyên đất đai: Theo kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng của Sở Nông nghiệp Đăk Lăk cho thấy trên địa bàn xã có các loại đất sau:
Đất đỏ vàng trên Granit (Fa): Thuộc nhóm đất đỏ vàng tập trung ở phía Đông và phía Tât của xã, có diện tích khoảng 8671 ha chiếm khoảng 49,76 % diện tích toàn xã.
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Thuộc nhóm đất đỏ vàng tập trung ở giữa xã, có diện tích khoảng 8672,25 ha chiếm khoảng 49,77 % diện tích toàn xã.
Đất sông suối, tập trung chủ yếu ở phía Tây xã nơi có nhiều suối và sông Krông Bông chảy qua, có diện tích khoảng 82,75 ha chiếm 0,47 % diện tích toàn xã.
Tài nguyên rừng: Theo kết quả kiểm kê rừng và thống kê đất đai thì toàn xã có 11.878 ha rừng (rừng tự nhiên 11.875 ha, rừng sản xuất 3 ha) bao gồm rừng gỗ, tre nứa và hỗn giao.
Rừng gỗ có trữ lượng khoảng 1.219.926 m3, ở cấp trữ lượng cấp III: khoảng 706.578 m3, cấp IV: khoảng 375.176 m3 và rừng non: khoảng 138.172 m3 với tổng diện tích khoảng 10.304 ha.
Rừng tre nứa có trữ lượng khoảng 8.920 nghìn cây với tổng diện tích khoảng 922 ha. Rừng hỗn giao có trữ lượng khoảng 51.771 cây + m3 với diện tích khoảng 649 ha.
Tài nguyên nhân văn: Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người Krông Bông nói chung và Cư Pui nói riêng gắn liền với sự hình thành và phát triển của Đăk Lăk, của dân tộc Việt Nam. Các dân tộc tuy không hình thành nên những lãnh thổ tộc người riêng biệt nhưng mỗi dân tộc đều tập trung ở một số vùng nhất định, xã Cư Pui là địa bàn cư trú, sinh sống của các dân tộc Kinh, Ê Đê, M’Nông, H’Mông, Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Gia Rai, Ngái, Bru – Vân Kiều, … hình thành nên những cụm dân cư rải rác ở khắp địa bàn xã.
Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống riêng đã hình thành nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, trong đó nổi bật là truyền thống của người H’Mông.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, những sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được gìn giữ và phát triển như các lễ hội: Cúng bến nước, cơm núi, vòng đời, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa …
Cảnh quan môi trường: Trên địa bàn xã hiện nay chưa có các hoạt động công nghiệp đáng kể, độ che phủ môi trường đạt 68,89 % nên môi trường của xã chưa bị ô nhiễm. Song sự giảm mạnh diện tích rừng làm nông nghiệp trong những năm qua, thậm chí cả những diện tích đất không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như độ dốc lớn, tầng đất dày của đất rừng, việc sử dụng các chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu … vào sản xuất nông nghiệp ngày một nhiều cộng với các chất thải rắn từ sinh hoạt đang là những nguy cơ làm cho môi trường của xã sẽ bị ô nhiễm. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3.1.1.5. Nhận xét chung:
Điều kiện tự nhiên của xã Cư Pui có những thuận lợi và khó khăn, tác động đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân sinh sống trên địa bàn xã.
Thuận lợi:
Khí hậu ôn hòa, lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây trồng lâu năm, rừng nguyên liệu, phát triển sản xuất nông lâm kết hợp.
Thổ nhưỡng thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau, nhất là cây lương thực và cây công nghiệp.
Mật độ sông suối dày đặc, cùng với đặc thù về địa hình là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Khó khăn:
Đất đai có độ dốc khá lớn, nguy cơ xói mòn, ngập úng cao, độ phì của đất đai thấp gây ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất nông nghiệp.
Khả năng giữ nước của hệ thống sông suối, hồ đập kém. Mùa khô tuy không dài nhưng cũng gây mất cân đối về chế độ ẩm, thiếu nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn xã.
Thiên tai, hạn hán cũng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, có lúc làm mất mùa thường xuyên và trên diện rộng ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực trên địa bàn xã.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại xã Cư Pui
Tình hình quản lý đất đai tại xã Cư Pui
Bảng: Tình hình cấp GCNQSD đất của xã qua các năm
STT Loại đất 2005 2006 2007 Số hộ được cấp Diện tích được cấp (ha) Số hộ được cấp Diện tích được cấp (ha) Số hộ được cấp Diện tích được cấp (ha) Toàn xã 476 689,02 914 8684,02 926 8700,60 I Nhóm đất nông nghiệp 476 671,54 476 8266,54 483 8282,84
1 Đất sản xuất nông nghiệp 476 671,54 476 8266,54 483 8282,84