2007/ 2006 3năm BQ(ha)(%) (ha) (%) (ha) (%)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất (Trang 39)

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)

Tổng số 15035,88 100,00 16157,75 100,00 16161,57 100,00 7,46 0,02 3,68 1.Đất sản xuất nông nghiệp 2715,88 18,06 3823,37 23,66 3827,19 23,68 40,78 0,10 18,71

1.1.Đất trồng cây hàng năm 2470,23 16,43 3575,21 22,13 3582,53 22,17 44,73 0,20 20,43 1.1.1.Đất trồng lúa 151,29 1,01 199,60 1,24 201,31 1,25 31,93 0,86 15,35 1.1.2.Đất trồng cỏ dùng

vào chăn nuôi - 0,00 - 0,00 - 0,00 - - - 1.1.3.Đất trồng cây hàng

năm khác 2318,94 15,42 3375,61 20,89 3381,22 20,92 45,57 0,17 20,75 1.2.Đất trồng cây lâu năm 245,65 1,63 248,16 1,54 244,66 1,51 1,02 -1,41 -0,20

2.Đất lâm nghiệp có rừng 12320,00 81,94 12334,30 76,34 12334,30 76,32 0,12 0,00 0,06 2.1.Đất rừng sản xuất 5231,00 34,79 4487,65 27,77 4487,65 27,77 -14,21 0,00 -7,38 2.2.Đất rừng phòng hộ 4650,00 30,93 7157,95 44,30 7157,95 44,29 53,93 0,00 24,07 2.3.Đất rừng đặc dụng 2439,00 16,22 688,70 4,26 688,70 4,26 -17,76 0,00 -46,86 3.Đất nuôi trồng thủy sản - 0,00 0,08 0,0005 0,08 0,0005 - 0,00 - Nguồn: UBND xã

Việc sử dụng đất nông nghiệp của xã có nhiều biến đổi trong những năm qua, đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất dùng để sản xuất nông nghiệp vẫn còn ít và đất dùng để nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng rất là thấp.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 đất dùng để sản xuất nông nghiệp có 3827,19 ha chiếm 23,68 %, đất lâm nghiếp có12334,30 ha chiếm 76,32 % và đất dùng để nuôi trồng thủy sản rất ít chỉ có 0,08 ha chiếm 0,0005 % tổng diện tích đất nông nghiệp. Bình quân trong 3 năm, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 18,71 % ( cao nhất là năm 2006 so với năm 2005 là 40,78 %); còn đất lâm nghiệp có rừng chỉ tăng 0,06 %, trong đất lâm nghiệp thì diện tích rừng tự nhiên, rừng đặc dụng giảm rất nhiều, bình quân giảm 46,86 %.

Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng tỷ trọng ngày càng tăng lên, cùng với việc diện tích rừng giảm xuống do việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy vẫn còn xảy ra nhiều trong những năm qua.

 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Cư Pui qua các năm

Trong những năm qua, việc sử dụng đất nông nghiệp của xã chưa thật sự mang lại hiệu quả, cộng với việc mất mùa, hạn hán, công tác thủy lợi chưa được đảm bảo, việc đầu tư thâm canh tăng năng suất chưa thật sự được chú trọng vì nguồn vốn đầu tư vào sản xuất của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế nên năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã vẫn còn thấp.

Bảng : Sản lượng cây trồng hàng năm của xã qua các năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng BQ (%) SL CC SL CC SL CC 2006/ 2005 2007/ 2006 BQ 3 năm (tấn) (%) (tấn) (%) (tấn) (%) Tổng sản lượng 8873,50 100 5265,70 100 9900,50 100 -40,66 88,02 5,63 Lúa nương 95,00 1,07 84,00 1,60 118,00 1,19 -11,58 40,48 11,45 Lúa nước 701,00 7,90 599,50 11,39 940,00 9,49 -14,48 56,80 15,80 Ngô 6608,00 74,47 3692,00 70,11 5749,50 58,07 -44,13 55,73 -6,72 Đậu các loại 279,50 3,15 220,20 4,18 1093,00 11,04 -21,22 396,37 97,75 Sắn 1190,00 13,41 670,00 12,72 2000,00 20,20 -43,70 198,51 29,64 Nguồn:

Các loại cây trồng của xã chủ yếu là cây hàng năm như lúa, ngô, đậu các loại và sắn; còn các loại cây trồng lâu năm được trồng ít hơn nhưng chủ yếu là cà phê và điều, hiện nay người dân đang chuyển đổi và đầu tư trồng cây cà phê ngày càng nhiều. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng sản lượng cây trồng hàng năm của xã qua các năm thấp, năm 2007 chỉ đạt 9900,5 tấn trên diện tích đất trồng cây hàng năm là 3582,53 ha. Bình quân trong 3 năm, tổng sản lượng chỉ tăng 5,63 %, trong đó, sản lượng lúa nương tăng 11,45 %, lúa nước tăng 15,80 %, ngô giảm 6,27 %, sắn tăng 29,64 % và tăng cao nhất là đậu các loại tăng 97,75 %.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa hình của đất đai đã đem lại một phần hiệu quả, hiện nay người dân vẫn còn trồng lúa nương trên những vùng đất đồi dốc, và cây sắn là một cây công nghiệp hàng năm đang được phát triển và đem lại thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân. Nhưng việc trồng cây sắn đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đất đai, làm cho đất đai ngày càng bị bạc màu dẫn đến việc sử dụng đất kém hiệu quả.

Bảng: Năng suất một số cây trồng chủ yếu của xã qua các năm

Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng đất (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w