DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BVMT Bảo vệ môi trường COC Quy tắc ứng xử CP Chính phủ CĐCS Công đoàn cơ sở DNNVV Doanh nghiệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
MAI TIẾN HUY
NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN VĂN ĐỨC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đều được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Mai Tiến Huy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo TS Trần Văn Đức, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt cả quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn
- Các quý thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt các kiến thức, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
- Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơnLãnh đạo các phòng, ban,các doanh nghiệp, người dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài
- Cuối cùng, tôi xin biết ơn Gia đình, bạn bè đã động viên và chia sẻ vật chất, tinh thần những lúc tôi gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu cho đến
khi tôi hoàn thành Luận văn
Tác giả luận văn
Mai Tiến Huy
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HỘP ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số quan điểm, khái niệm có liên quan 4
2.1.2 Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
2.1.3 Đặc điểm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 12
2.1.4 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 13
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 20
2.2.1 Kinh nghiệm - bài học thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới 20
2.2.2 Kinh nghiệm - bài học thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam 25
Trang 5PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 34
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 40
3.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Cách tiếp cận 42
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 42
3.2.4 Phương pháp xử lý, phân tích thông tin 44
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1Tình hình trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 47
4.1.1Tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa 47
4.1.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội 53
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 80
4.2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 80
4.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 88
4.3 Giải pháp chủ yếu tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 91
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
COC Quy tắc ứng xử
CP Chính phủ
CĐCS Công đoàn cơ sở
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐVT Đơn vị tính
EMAS Hệ thống quản lý môi trường và giám định
ETI Bộ Quy tắc mậu dịch đạo đức
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế
NQ Nghị quyết
NXB Nhà xuất bản
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNXH Trách nhiệm xã hội
TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế
giới 5
Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 8
Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai thành phố Buôn Ma Thuột 33
Bảng 3.2 Dân số và lao động của thành phố Buôn Ma Thuột 34
Bảng 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột 37
Bảng 3.4 Tình hình phát triển của ngành thương mại – dịch vụ 39
Bảng 3.5 Cơ cấu mẫu điều tra 44
Bảng 4.1 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột phân theo ngành kinh tế 47
Bảng 4.2 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột phân theo loại hình 50
Bảng 4.3 Tình hình nộp hồ sơ khai thuế 53
Bảng 4.4 Tổng số thuế thu được trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 54
Bảng 4.5 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ thuế 55
Bảng 4.6 Tổng số thuế nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 55
Bảng 4.7 Số lượng doanh nghiệp phải điều chỉnh hồ sơ khai thuế 56
Bảng 4.8 Tình hình ký kết hợp đồng lao động 59
Bảng 4.9 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia bảo hiểm xã hội 60
Bảng 4.10 Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội 61
Bảng 4.11 Đánh giá của người lao động về điều kiện làm việc 61
Bảng 4.12 Thời gian làm việc của người lao động 63
Bảng 4.13 Đánh giá của người lao động về thời gian làm việc trong ngày 64
Bảng 4.14 Những quy định khi đi muộn 64
Bảng 4.15 Mức lương của người lao động trong các doanh nghiệp 66
Bảng 4.16 Đánh giá của ngươì lao động về chế độ lương 67
Bảng 4.17 Tình hình trả lương cho người lao động 68
Bảng 4.18 Thời hạn tăng lương cho người lao động 69
Trang 8Bảng 4.19 Hình thức đào tạo người lao động tại các doanh nghiệp 70
Bảng 4.20 Số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể 70
Bảng 4.21 Các loại phúc lợi người lao động đang tham gia 72
Bảng 4.22 Đánh giá chung của người lao động về các khoản phúc lợi 73
Bảng 4.23 Tổng hợp tình hình vi phạm luật bảo vệ môi trường năm 2014 74
Bảng 4.24 Các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 76
Bảng 4.25 Mức đóng góp trong 12 tháng qua so với năm trước đó 77
Bảng 4.26 Hình thức đóng góp từ thiện của các doanh nghiệp 77
Bảng 4.27 Các lĩnh vực nhận được đóng góp từ thiện của doanh nghiệp 78
Bảng 4.28 Mục đích doanh nghiệp làm từ thiện 79
Bảng 4.29 Dự định đóng góp của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo 80
Bảng 4.30 Đánh giá tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp 81
Bảng 4.31 Mức độ hiểu biết về trách nhiệm xã hội của chủ doanh nghiệp 82
Bảng 4.32 Mức độ tham gia các lớp tập huấn về trách nhiệm xã hội 82
Bảng 4.33 Nhận thức của người lao động 84
Bảng 4.34 Số lượng doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở 85
Bảng 4.35 Đánh giá của người lao động về hoạt động của tổ chức công đoàn 86
Bảng 4.36 Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động quản lý 89
Bảng 4.37 Cách hiểu của người dân về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 91
Trang 9DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Đánh giá về ý thức tuân thủ thuế của doanh nghiệp 57
Hộp 4.2 Đánh giá của người lao động về bảo hộ lao động 62
Hộp 4.3 Ý thức tham gia tập huấn của doanh nghiệp 83
Hộp 4.4 Hiểu biết của người lao động về quyền lợi của mình 85
Hộp 4.5 Đánh giá của người lao động về hoạt động của công đoàn 87
Hộp 4.6 Nhận xét của cán bộ quản lý Nhà nước về công đoàn cơ sở 87
Hộp 4.7 Ảnh hưởng của kết quả sản xuất kinh doanh đến trách nhiệm xã hội 88
Hộp 4.8 Nhận xét của doanh nghiệp về thái độ cán bộ thuế 90
Trang 10PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng có sự đóng góp của toàn bộ khối ngành kinh tế, trong đó có khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm
đa số và chủ yếu trong nên kinh tế Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư, phát triển, xóa đói giảm nghèo… Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã hỗ trợ to lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác
Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là
xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới
mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay Việc thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao lợi nhuận và cũng
là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp
Thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn thành phố có hơn 1600 doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế với trên 96% số doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Các doanh nghiệp trên địa bàn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhâp cho một bộ phận không nhỏ dân cư Tuy nhiên, trách nhiệm xã hội vẫn chưa được các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố chú trọng đến, nhận thức của các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội vẫn còn chưa đầy đủ, chưa ý thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hộidẫn đến tình trạng không tuân
Trang 11thủ triệt để các trách nhiệm đối với người lao động, bảo vệ môi trường, nghĩa vụ thuế… Họ vẫn chưa nhận thức được những lợi ích có được nếu họ tuân thủ thực hiện trách nhiệm xã hội Vì vậy, làm thế nào để tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là câu hỏi cần được trả lời
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Phạm Thị Tuyết, 2013 [31] đã đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam và chỉ ra các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường Nguyễn Đình Cung và cộng
sự, 2008 [5], Bùi Quang Dũng, 2011 [6], Lê Thanh Hà, 2006 [8]…cũng đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam Nguyễn Ngọc Thắng, 2010 [29] làm rõ các nhân
tố chính về trách nhiệm xã hội trong quản trị nhân sự Võ Khắc Thường, 2013 [30] đã trình bày những bất cập về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu đều mới chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích cụ thể những khía cạnh trong trách nhiệm xã hội để trả lời câu hỏi làm thế nào để tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 121.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vềtrách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được giới hạn trong 4 nội dung chính: Nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với người lao động; Trách nhiệm của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong bảo vệ môi trường; Đóng góp nhân đạo, từ thiện
Trang 13PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số quan điểm, khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu
Theo luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 [25] thì“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
Theo quan điểm chức năng, M.Francois Perouxđịnh nghĩa "Doanh nghiệp là
một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”
Theo quan điểm phát triển của D.Larua.A Caillat (1992) [15] thì “Doanh
nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải Nó sinh ra, phát triển,
có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch
và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được”
Tóm lại, từ các cách nhìn nhận như trên có thể định nghĩa doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội
Trang 142.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư, tổng doanh thu hàng năm
Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân loại DNNVV một số nước
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên
Dưới 300 Dưới 100 Dưới 50
Dưới 100 (yên) Dưới 30 (yên) Dưới 10 (yên) Hàn Quốc DNNVV trong CN
DNNVV trong dịch vụ
Dưới 100 Dưới 50
Indonesia DNNVV
Trong đó: DN cực nhỏ
DN nhỏ
Dưới 200 Dưới 20
Dưới 2 (rupia) Dưới 600 (rupia)
Malaysia DNNVV
DNNVV nhỏ
Dưới 200 Dưới 50
Dưới 2,5 (đô la Malaysia) Dưới 0,5 (đô la Malaysia)
(Nguồn: Báo cáo về doanh nghiệp của OECD)
Ngân hàng thế giới (World Bank) và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đều
sử dụng tiêu chí số lao động để đánh giá Theo World Bank, doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến
Trang 15dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động > 300 người)
Việc đưa ra tiêu chí xác định DNNVV mới chỉ có tính ước lệ Bản thân các tiêu chí đó chưa đủ xác định thế nào là DNNVV ở Việt Nam hiện nay Có nhiều quan điểm khác nhau về các đối tượng, các chủ thể kinh doanh nào được coi
hoặc không được coi là DNNVV
Trong khuôn khổ luật pháp kinh doanh ở nước ta có nhiều điểm chưa rõ ràng, đó là một thực tế khách quan, chưa thể khắc phục ngay
Ở nước ta qua các thời kỳ, Chính phủ cũng như các cơ quan nghiên cứu
khác nhau đã đưa ra các tiêu thức phân loại khác nhau về DNNVV
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam đưa ra quy định DNNVV là doanh nghiệp có giá trị tài sản dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, số lao động thường xuyên dưới 500 người và doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định tiêu chí xác DNNVV tại Thông tư số 21/LĐTT ngày 17/6/1993 Theo đó, DNNVV là doanh nghiệp có số lao động thường xuyên duới 100 người, doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ, vốn pháp định dưới 10 tỷ đồng
- Thành phố Hồ Chí Minh xác định doanh nghiệp quy mô vừa là doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động có trên 100 người, doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng Doanh nghiệp quy mô nhỏ có các tiêu thức dưới mức trên
- Dự án VIE/US/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam do UNIDO tài trợ coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người, vốn đăng ký dưới 0,1 triệu USD doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 30 người đến 200 người và vốn đăng ký dưới 0,4 triệu USD
- Quỹ hỗ trợ DNNVV thuộc chương trình Việt Nam - EU doanh nghiệp nhỏ
và vừa là những doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 500 người và vốn điều lệ
từ 50.000 USD đến 300.000 USD tức từ khoảng 650 triệu đồng đến 3,9 tỷ đồng
- Ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có qui định tại Công văn số 681/CP-KTN xác định tiêu thức doanh nghiệp vừa và nhỏ tạm thời qui định trong giai đoạn hiện nay là: “doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có vốn
Trang 16điều lệ trung bình dưới 5 tỷ VND và có số lao động trung bình dưới 200 người"
- Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/CP-NĐ về việc
trợ giúp và phát triển DNNVV
Theo đó, DNNVV được hiểu là: “cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng
ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người" Căn cứ vào tình hình kinh tế
xã hội cụ thể của từng ngành, địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp, các chương trình trợ giúp, có thể áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu đó “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”
Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2003 của Chính phủ cũng quy định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước
- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
- Các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ, thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 2/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh
Ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ phê duyệt Nghị định
56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển DNNVV
Nghị định số 56/2009/NĐ-Chính phủ đã định nghĩa lại khái niệm DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên), cụ thể như sau: i) DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
Trang 17mặt lượng vốn đầu tư, số lượng lao động hay mức doanh thu; ii) doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia thành ba loại căn cứ vào quy mô, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa
Bảng 2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Chỉ tiêu
DN siêu nhỏ
(lao động)
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Tổng nguồn vốn
Số lao động
I Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến
200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến
300 người
II Công nghiệp
và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 người đến
200 người
từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200 người đến
300 người III Thương mại
và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống
từ trên 10 đến 50 người
từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng
từ trên 50 đến 100 người
(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-Chính phủ)
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)
2.1.1.3 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội (Social Reponsibility) là một lý thuyết đạo đức nhấn
mạnh đến cá nhân, tổ chức về nghĩa vụ phải hành động vì lợi ích xã hội
Xét từ góc độ cá nhân đó là bổn phận, nghĩa vụ của một con người đối với
xã hội nói chung và là một tiêu chuẩn của đạo đức và là yếu tố cấu thành nhân cách người
Xét từ góc độ xã hội, trách nhiệm xã hội là một trong những cơ sở để gắn kết các mối quan hệ xã hội, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, như một giá trị để đảm bảo quyền sống cho tất cả mọi người, việc ý thức sự quan tâm đến người khác, quan điểm về bổn phận công dân đối với tổ quốc, nghĩa vụ đối với
Trang 18xã hội, lòng khoan dung, vị tha, sự giúp đỡ người nghèo khổ, che chở, bảo vệ người yếu đuối v.v là những biểu hiện cụ thể của trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội có mối quan hệ mật thiết với hành vi đạo đức
Theo E.Kant “Một hành vi thực sự có tính đạo đức phải là một hành vi
thực hiện theo “mệnh lệnh tuyệt đối” (Categorical Imperative) có nghĩa “mệnh
lệnh tuyệt đối” là một yêu cầu đạo đức cao nhất đúng cho mọi đối tượng, mọi không gian và thời gian, do vậy đạo đức liên quan chặt chẽ đến trách nhiệm và nghĩa vụ và con người phải có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh tuyệt đối này Trên phương diện xã hội học, trách nhiệm xã hội là năng lực phản hồi
(Response-ability), là sự hồi đáp với người khác, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ
người khác Theo Emmanuel Levinas, trách nhiệm xã hội là sự thuyết minh vị kỷ trong đó bản thân cá nhân “tôi” bắt buộc phải hồi đáp lại, giao tiếp với người khác, đảm bảo một sự sẵn sàng đối với những người dễ bị tổn thương trong xã hội: trẻ mồ côi, góa phụ, người tật nguyền.v.v
Tóm lại, có thể hiểu: Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ, bổn phận của một
cá nhân, tổ chức trong mối quan hệ với con người trong xã hội, biểu hiện một tâm thể tự nguyện và sẵn sàng
2.1.1.4 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện
cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề
“Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the
Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” Một số người khác hiểu “Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định
Trang 19Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định
nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xã hội) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”
Tóm lại, có thể hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội
2.1.2 Vai tròtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2.1 Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết, đây là mục tiêu của nhiều quốc gia Tuy nhiên, sự phát triển đó phải gắn bó chặt chẽ với vấn đề môi trường, vấn đề an sinh xã hội, vấn đề quyền con người nhằm đảm bảo cho một xã hội phát triển bền vững Một quốc gia chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất là tăng trưởng kinh tế mà lãng quên những điều cần thiết khác thì sớm hay muộn cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề Chính vì thế, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng góp phần thúc đẩy con người, xã hội và môi trường phát triển một cách toàn diện và bền vững
2.1.2.2 Thu hút nguồn lao động giỏi
Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả
Trang 20năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút
và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp và địa phương (Phạm Văn Đức, 2011 [7])
2.1.2.3 Góp phần bảo vệ môi trường
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang tạo nên một nhu cầu rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành kinh
tế công nghiệp mũi nhọn Việc khai thác, tận dụng tối đa mọi nguồn lực giúp cho các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận Tuy nhiên, hoạt động đó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Do đó, việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường qua các hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải), đóng phí bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sẽ góp một phần không nhỏ trong công tác bảo vệ môi trường Đồng thời có ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng xã hội và những doanh nghiệp khác (Nguyễn Quỳnh Anh, 2010 [1])
2.1.2.4 Góp phần tăng trưởng kinh tế
Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh Từ đó làm động lực thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và
Trang 21vừa mở rộng quy mô nhằm tăng doanh thu góp phần tăng vào tăng trưởng kinh tế đất nước
2.1.3.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn kết chặt chẽ với các quy định của pháp luật
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của trách nhiệm xã hội Đây
là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong
đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.3.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa găn kết với điều kiện kinh tế - xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với điều kiện kinh tế -
xã hội Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm, phân phối các nguồn sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong hệ thống xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng mức thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tự, cá nhân ở nơi làm việc Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị
và tài sản Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc của các cá nhân
Trang 22được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp mà đại diện là người quản lý, điều hành với những điều kiện ràng buộc chính thức Đối với các bên liên quan khác, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ, trách nhiệm này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hóa, việc làm, chất lượng, lợi nhuận đầu tư,…
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý
2.1.3.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn liền với ý thức - nhận thức của doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ);
sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của bộ quy tắc ứng xử và Bộ Luật Lao động; và những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn
đề không dễ dàng Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có nhận thức rõ ràng và đúng đắn về trách nhiệm xã hội, vì người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng
2.1.4 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ khái niệm, vai trò và đặc điểm trách nhiệm xã hội của các DNNVV, nghiên cứu đưa ra nội dung cụ thể về trách nhiệm xã hội của các DNNVV được giới hạn trong 4 trách nhiệm chính, bao gồm: Nghĩa vụ thuế; Trách nhiệm của các DNNVV đối với người lao động trong doanh nghiệp; Trách nhiệm của các DNNVV trong việc bảo vệ môi trường:; Đóng góp nhân đạo, từ thiện
Trang 232.1.4.1 Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp “là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, thành lập hoặc được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích là thực hiện các hoạt động kinh doanh” Nhà nước ban hành hệ thống thuế, là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mối quan hệ thống nhất, biện chứng phụ thuộc nhau, cùng hướng vào mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ Nhà nước ban hành pháp luật nhằm xác định những khả năng hành vi, cách xử sự của mọi cá nhân, tổ chức Khả năng đó chỉ có thể trở thành hiện thực và đi vào trong đời sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Thông thường các quy định liên quan đến xác định hành vi chấp hành quy định hành chính thường được thể hiện khá rõ ràng trong các văn bản luật Tuy nhiên, việc xác định mức độ chấp hành lại khá phức tạp đối với nhiều cơ quan thuế vì khi các luật thuế quy định không rõ ràng và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều khó khăn Như vậy có thể hiểu, tính chấp hành của doanh nghiệp hay người nộp thuế là việc người nộp thuế chấp hành và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời các quy định, thủ tục về thuế theo pháp luật (Mai Thị Hoa, 2004) Với quan niệm như trên, tính chấp hành bao gồm việc doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của Luật thuế đó là:
Nghĩa vụ khai thuế: doanh nghiệp khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế Sử dụng hồ sơ khai thuế theo biểu, mẫu của từng loại thuế theo quy định của luật thuế để kê khai đầy đủ các chỉ tiêu, nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn
Nghĩa vụ nộp thuế: doanh nghiệp tự nộp tiền thuế đẩy đủ, đúng hạn số
thuế phải nộp theo hồ sơ đã kê khai, nộp đúng địa điểm hoặc hoặc theo địa chỉ thông báo của cơ quan thuế
Nghĩa vụ cung cấp thông tin: doanh nghiệp tự tính đúng số thuế số thuế
phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng luật thuế; cung cấp hoặc lưu giữ đầy đủ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, cung cấp số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng
Trang 24thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế
2.1.4.2 Trách nhiệm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với người lao động Doanh nghiệp có trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động:Theo Luật lao
động (2012) [22] thì “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” Điều 18 nêu rõ: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động… Như vậy, trong mọi trường hợp thuê mướn lao động, doanh nghiệp phải có trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động và thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng, đây là một trong những trách nhiệm
cơ bản nhất của doanh nghiệp đối với người lao động đồng thời ràng buộc trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp
Chế độ bảo hiểm xã hội: doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký đầy đủ số
lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội; đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội cho số lao động của đơn vị và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cùng với phần đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định (Luật lao động, 2012 [22])
Điều kiện làm việc của người lao động tại doanh nghiệp: doanh nghiệp
phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để
sử dụng tùy theo tính chất công việc (Luật lao động, 2012 [22])
Thời gian làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm tuân thủ theo
luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và
cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải
Trang 25đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 4 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn (Luật lao động, 2012 [22])
Thù lao lao động: người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho
lao động đầy đủ và đúng hạn Số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động phải đáp ứng được với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ, không được áp dụng các hình thức xử phạt bằng cách trừ lương (Luật lao động, 2012 [22])
Đào tạo người lao động:Tổ chức đào tạo cho người lao động là hết sức
cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong nội dung phát triển người lao động Đào tạo người lao động không nên hiểu đơn giản là đào tạo kỹ thuật sản xuất cho người lao động mới mà còn bao gồm bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động và các kỹ năng đảm bảo an toàn lao động Hoạt động đào tạo nên được tiến hành thường xuyên và theo định kỳ Về tổ chức đào tạo người lao động thường xuyên sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng người lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, đồng thời đảm bảo an lao toàn lao động cho người lao động
Thỏa ước lao động tập thể:Việc tiếp xúc, tham gia vào các hiệp hội và
kênh thông tin như tổ chức công đoàn sẽ giúp cho người lao động có thể chủ động trong việc tự bảo vệ bản thân, nâng cao hiểu biết về các quyền lợi và nghĩa
vụ của mình để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống ở doanh nghiệp và cả ở gia đình, xã hội Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo quyền tự do hiệp hội
và thỏa ước lao động tập thể Công ty cần thành lập được ban chấp hành công đoàn và cử đại diện tham gia vào việc ký kết thỏa ước lao động tập thể Công nhân có quyển tự quyết và thỏa thuận với doanh nghiệp khi yêu cầu tăng ca
Chế độ phúc lợi đối với người lao động: Phúc lợi là những khoản được trả
gián tiếp cho người lao động ngoài tiền lương và tiền thưởng dưới dạng hỗ trợ người lao động Phúc lợi xã hội là tiền hoặc vật chất hoặc điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động, khuyến khích người lao động và đảm bảo an sinh cho người lao động Một số chính sách phúc lợi được
Trang 26khuyến khích áp dụng theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp/cơ sở sản xuất: Nghỉ mát, khen thưởng, phụ cấp suất ăn giữa ca, suất ăn tăng ca; phụ cấp làm thêm giờ; cưới hỏi, phụ cấp tàu xe đi đường khi về thăm quê, hưởng tháng lương 13, quà – tiền thưởng – tiền mừng tuổi vào các dịp lễ tết (Lê Thanh Hà, 2006 [8])
2.1.4.3 Trách nhiệm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường sống và ngăn ngừa những nguồn tác hộng ảnh hưởng xấu tới môi trường sống gây nguy hại hến sức khoẻ của con người hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng hầu của các quốc gia trên thế giới Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường Nếu chúng ta đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào xảy ra (Hoàng Phúc, 2008 [20]) Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh là một phần trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Cụ thể, doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành
vi bị nghiêm cấm; Quy định về Tiêu chuẩn môi trường; Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Bảo tồn
và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đô thị, khu dân; bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác; Quản lý chất thải; Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục và phục hồi môi trường
2.1.4.4 Đóng góp nhân đạo, từ thiện
Hoạt động nhân đạo, từ thiện của doanh nghiệp nhìn chung được coi là một loại hoạt động thuộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Các hoạt động nhân đạo, từ thiện của doanh nghiệp không mang tính một chiều Từ thiện, cùng với các cam kết lâu dài nhắm đến giải quyết các vấn đề xã hội có thể không mang lại các kết quả trực tiếp, hữu hình cho doanh nghiệp, nhưng lại là những khoản đầu tư chiến lược mang lại những lợi ích đáng kể trong dài hạn Vấn đề nền tảng
ở đây là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp và xã hội Các công ty để phát triển thịnh vượng cần một xã hội lành mạnh Do đó họ cần đầu tư cho xã hội để
Trang 27phát triển môi trường mà trong đó họ đang hoạt động kinh doanh, vì chính sự tồn tại của bản thân họ
Các hoạt động nhân đạo, từ thiện của doanh nghiệp có thể được thực hiện qua hình thức quyên góp tiền hoặc hiện vật, sử dụng các tiện ích, tài sản, hoặc dịch vụ Các công ty cũng có thể đóng góp bằng thời gian làm việc của nhân viên của mình Các công ty có thể trao tiền trực tiếp, hoặc thông qua quỹ của công ty
Họ có thể hợp tác với các đối tác bên ngoài như các tổ chức phi chính phủ hoặc chính quyền địa phương để đạt được những kết quả xã hội tối ưu từ những đóng góp của họ
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.5.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp
a Ý thức, nhận thức của doanh nghiệp
Ý thức, nhận thức của chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp là người lãnh đạo và đưa ra các quyết định chính cho doanh nghiệp, vì vậy, chỉ khi chủ doanh nghiệp có hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nhận thức được vai trò, sự cần thiết, lợi ích của trách nhiệm
xã hội thì họ mới có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhằm đưa doanh
nghiệp trở thành một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
b Nhận thức của người lao động
Người lao động của doanh nghiệp là một trong những bên quan trọng cần được quan tâm đến trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Vì vậy, người lao động cần nhận thức đúng, đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để có thể có những đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, cũng như có những hành vi đúng đắn trong quá trình sản xuất
c Hoạt động của tổ chức công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm
lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát
Trang 28hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chức năng của công đoàn biểu hiện một cách khái quát về phạm vi hoạt động, mục đích hoạt động và sự định hướng trong hoạt động của các cấp trong tổ chức công đoàn Tổ chức công đoàn đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ những quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của người lao động
d Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội yêu cầu các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho việc đóng thuế, phí bảo vệ môi trường Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội Do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh kém do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật, dẫn đến hành vi không tuân thủ việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam
2.1.5.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
a Hoạt động của cơ quan quản lý
Hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự tuân thủ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc giúp doanh doanh nghiệp giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về những quy định về trách nhiệm xã hội Ngoài ra hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội như tuyên dương doanh nghiệp, công nhận hình ảnh, vị thế của doanh nghiệp, các phần thưởng bằng tinh thần và vật chất cũng có hiệu ứng tích cực, tạo động lực để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn
b Nhận thức của cộng đồng xã hội
Nhận thức của cộng đồng xã hội tác động rất lớn đến đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Nếu nhận thức của cộng đồng có nhận thưc đầy đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các chuẩn mực xã hội sẽ được hình thành,
Trang 29các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt trên thị trường sẽ phải tuân theo những chuẩn mực xã hội đó Bởi những chuẩn mực xã hội sẽ tác động trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp Điều này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp
đã có thời gian hoạt động lâu dài và có vị trí nhất định trong xã hội
Theo Trần Hồng Minh (2009) [16] thì “Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,…
và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận”
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm - bài học thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới
2.2.1.1 Các Bộ Quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn về CSR
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường như một chứng chỉ phổ biến: SA 8000 – tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất; WRAP- trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc; FSC- bảo vệ rừng bền vững; ISO 14 001 – hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp;…Các Bộ Quy tắc ứng xử được chia làm 3 loại chính:
- Quy tắc của bên mua, do một công ty mua hàng xây dựng sử dụng trong
hệ thống cung ứng của mình Bên mua trả phí giám sát nội bộ và thuê kiểm toán độc lập; bên cung cấp trả tiền tu sửa điều chỉnh và nâng cấp theo yêu cầu Bên mua sẽ xem xét các tiêu chuẩn lao động khi lựa chọn người bán và giám sát để đảm bảo các bên cung ứng tiếp tục đáp ứng tiêu chuẩn của mình Sự phổ biến của các bộ quy tắc do nhiều công ty lớn đưa ra, ví dụ Wal- Mart và Taget, cho thấy
Trang 30doanh nghiệp Việt Nam muốn vào thị trường Châu Âu hay Mỹ trong 5 năm tới cần xem xét các Bộ Quy tắc một cách nghiêm túc Khi xem xét nên đặt mình trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế nơi những tiêu chuẩn về chất lượng và
an toàn từ lâu đã là những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chương trình cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp: các công ty muốn có
chứng chỉ để chứng minh cho khách hàng rằng họ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động Công ty trả tiền xin cấp chứng chỉ, thuê kiểm toán hàng năm và tu sửa nâng cấp hạ tầng cơ sở nếu cần Các chương trình này giúp cho các nhà sản xuất
cơ hội thể hiện cam kết của mình trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động; thường chỉ coi là công cụ lao động để tiếp thị nhưng trên thực tế buộc các doanh nghiệp phải cải tiến hệ thống quản lý, do đó tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp Không có gì đảm bảo rằng khi có chứng chỉ thì doanh nghiệp sẽ ký được hợp đồng, nhưng những chương trình này cho phép doanh nghiệp chuẩn bị trước những yêu cầu của các công ty đa quốc gia, những công ty mà nếu đánh giá sơ bộ thấy không đạt yêu cầu, nghĩa là họ sẽ mất đi một
cơ hội có các hợp đồng
Hai Bộ tiêu chuẩn chính là SA8000 và WRAP Việc cấp chứng chỉ SA8000
do các công ty kiểm toán độc lập quốc tế thực hiện Việc cấp chứng chỉ và kiểm toán cho bộ WRAP do các công ty kiểm toán độc lập, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) được chỉ định và các công ty kiểm toán nhỏ thực hiện
- Các loại quy tắc khác: Bộ Quy tắc mậu dịch đạo đức (ETI), hướng dẫn
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho các công ty đa quốc gia và quy tắc của ICFTU, FIFA, và WFSG Các quy tắc này không đi kèm quy định về giám sát và mục đích là hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm
Tiêu chuẩn EMAS : Từ năm 2000, ở Châu Âu đưa ra hệ thống quản lý môi trường và giám định (EMAS) của Châu Âu Với nhãn hiệu logo được trao cho doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về quản lý môi trường EMAS
Tiêu chuẩn ISO 14001 : Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn về tác động môi trường được đưa ra từ 2000 Nó quan tâm đến vấn đề môi trường : khí thải, nước thải, chất thải việc sử dụng nguyên liệu ban đầu và các tài nguyên thiên nhiên…
Trang 31Tiêu chuẩn PA 26.000 : Tiêu chuẩn này đang được soạn thảo và ban hành 2010 cho việc đánh giá trách nhiệm xã hội, cho việc quản lý và đạo đức doanh nghiệp Global Compact : Diễn đàn kinh tế thế giới do Kofi Annan chủ trì đã đưa
ra Global Compact (Thỏa ước toàn cầu) Global Compact hay Pacte Mondial là một quy tắc luật ứng xử gồm 10 nguyên tắc mà các doanh nghiệp cam kết tôn trọng, trong đó có 2 nguyên tắc về quyền con người, bốn tiêu chí về lao động việc làm, ba tiêu chí về môi trường và một tiêu chí về chống thất nghiệp
Tiêu chuẩn ISO 26000 – 2008 : là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội nằm trong bộ tiêu chuẩn 26000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành năm 2008 gọi tắt là phiên bản 2008) Tiêu chuẩn này được ISO hóa từ nền tảng của tiêu chuẩn SA 8000 : 2001 của tổ chức SAI của Mỹ ban hành năm 2001 và phiên bản mới nhất là SA 8000-2008 Tiêu chuẩn ISO 26000-
2008 được áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân biệt loại hình, địa điểm và quy mô.Đây là một tiêu chuẩn mang tính tự nguyện tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhiệm xã hội Khi tổ chức xây dựng và để đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 2600-2008 thì tổ chức nào có hệ thống quản lý “ trách nhiệm xã hội”
có thể tạo ra một môi trường làm việc giảm thiếu rủi ro liên quan đến an toàn lao động, công nhân được đối xử công bằng nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động, khách hàng, người tiêu dùng và yêu cầu của luật pháp Tiêu chuẩn ISO 26000-2008 đề cập đến 6 vấn đề : (1) Việc quản lý các tổ chức ; (2) Những quyền về con người ; (3) Những điều kiện liên quan đến lao động, việc làm ; (4) Môi trường ; (5) Những vấn đề liên quan đến lợi ích và bảo vệ người tiêu dùng ; (6) Những cam kết xã hội
Các doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bước đầu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế như tranh chấp thương mại, bán phá giá,… Do đó, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính
Trang 32trị Bên cạnh, mặt tích cực thì doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn
2.2.1.2 Trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp trên thế giới
a Tập đoàn Procter& Gamble (P&G)
Tập đoàn P&G ra đời năm 1837 tại Cincinati, bang Ohio, Mỹ với việc sáp nhập công ty sản xuất nến Procter và cơ sở sản xuất xà phòng Gamble Khởi đầu
là một công ty nhỏ với mặt hàng sản xuất chính là xà phòng, Procter & Gamble
đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dung nổi tiếng nhất thế giới Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Fortune năm 2008, P&G vẫn tiếp tục dẫn đầu các công ty được yêu thích nhất trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xếp thứ 8 trong danh sách các công ty được yêu thích nhất tại Mỹ Bên canh đó, P&G cũng nằm trong top 10 công ty toàn cầu được yêu thích nhất Một trong những yếu tố làm nên thành công cho P&G chính là trách nhiệm của công ty đối với xã hội Ngay từ rất sớm, khái niệm về CSR vẫn chưa được đưa ra, nhưng những nhà lãnh đạo của công ty đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận mà còn là với các đối tượng liên quan khác và
đã thực hiện nó bằng những việc làm cụ thể (Procter &Gamble, 2008 [36])
Phát triển cộng đồng: Trong thập niên 90, P&G cũng đã đi đầu và gặt hái
nhiều thành công trong việc sử dụng thành phần và bao bì sản phẩm không gây hại cho môi trường, có thể tái chế và sử dụng lại Tại P&G, phát triển bền vững được xem như là một lời cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng và chính là nguồn lực
để phát triển trong tương lai Hiện nay, P&G đang triển khai các chương trình nhằm giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất Năm 2008, P&G đã giảm thiểu được năng lượng, 8% lượng khí thải CO2, 7% lượng nước, tiết kiệm 21% sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và đưa ra 5 chiến lược cải thiện môi trường Ngoài việc tung ra các sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu tiêu chí của phát triển sản phẩm bền vững bằng cách tiết kiệm các nguồn lực, P&G cũng rất quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thông qua các chương trình có trách nhiệm trên toàn cầu mà tiêu biểu là chương trình: Live, Learn and Thrive (sống, học tập và phát triển) Năm 2008, công ty đã xây dựng
Trang 331408 trường học tại Trung Quốc, giúp đỡ những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tới trường P&G cũng đã cung cấp hơn 1 tỷ lít nước sạch thông qua chương trình Children’s Safe Drinking Water Và công ty cũng đã kết hợp cùng UNICEF cung cấp hơn 50 triệu liều vác xin ngăn ngừa uốn ván cho các bà mẹ đang mang
thai ở các nước đang phát triển (Procter &Gamble, 2008 [36])
Phát triển người lao động trong doanh nghiệp: P&G luôn được đánh giá
là lựa chọn tốt nhất, là điểm đến cho các nhân tài Các nhân viên của P&G luôn hài lòng với môi trường làm việc của mình, ở đó họ có cơ hội thăng tiến phát triển sự nghiệp và được trả lương xứng đáp, được đòi hòi, nâng cao năng lực bản thân Ngay từ năm 1887, P&G trở thành một trong các công ty đầu tiên của Mỹ
áp dụng chương trình chia sẻ lợi nhuận cho người lao động P&G cũng có những chính sách hiệu quả trong việc tạo ra môi trường làm việc bình đẳng và điều kiện phát triển cho các nữ nhân viên của mình Các nhân viên của P&G cũng luôn nhận được sự quan tâm không chỉ về vật chất mà cả tinh thần từ phía lãnh đạo của công ty Điển hình là trong cơn thảm họa động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 1995 Chủ tịch điều hành P&G lúc đó là Alan G Lafley đã đến tận nơi, gặp gỡ, động viên, chia sẻ và trợ giúp cho các nhân viên tập đoàn cùng gia đình của họ san sẻ bớt khó khăn Điều này đã gây ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp về hình ảnh công ty trong người lao động (Procter &Gamble, 2008 [36])
b) Tập đoàn Computer Sciences Corporation (CSC)
Tập đoàn CSC thành lập năm 1959 tại Mỹ, là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản trị kinh doanh và dịch vụ tiên tiến trên nền tảng công nghệ qua 3 lĩnh vực dịch vụ chính: Dịch vụ và giải pháp kinh doanh, dịch vụ gia công và quản lý kinh doanh, dịch vụ công cho thị trường Bắc Mỹ Năm 2010, CSC được
công nhận là “Công ty IT được ngưỡng mộ nhất thế giới” do tạp chí Fortune bình
chọn CSC có trụ sở chính tại Fall Churchs, bang Virgina, Mỹ với 72.000 nhân viên, doanh thu cho năm tài chính tính đến ngày 2 tháng 4 năm 2010 đạt 16.1 tỷ
USD (CSC, 2014 [35])
- Phát triển cộng đồng: CSC hợp tác cùng với Hiệp hội những người khuyết tật
của Mỹ (AAPD), và các tổ chức thành viên để thúc đẩy cơ hội bình đẳng và các
Trang 34quyền lợi dành cho người khuyết tật thông qua việc hỗ trợ các chương trình học tập, đào tạo và các chương trình khuyến khích sáng kiến và vận động của AAPD cho các cựu chiến binh tàn tật, các sinh viên khuyết tật Đồng thời, từ các phương pháp thực hành hiệu quả nhất, chẳng hạn như Catalyst cho đến các khóa học ý tưởng về quản
lý quá trình thay đổi dành cho cán bộ quản lý CSC đã và đang tập trung đầu tư nhiều vào chương trình, quy trình và công cụ nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng toàn cầu
- Phát triển người lao động trong doanh nghiệp: Một trung tâm phát triển
nguồn nhân lực online để hỗ trợ tăng trưởng, tính di động cho tất cả nhân viên và giúp họ phát triển chuyên môn Trung tâm cung cấp sách hướng dẫn công việc, video và các khuôn khổ để làm rõ con đường sự nghiệp và một sự nghiệp với các huấn luyện viên chính là lưới tình nguyện viên CSC kinh nghiệm Ngoài ra, CSC cam kết cung cấp cho tất cả các nhân viên ít nhất 30 giờ đào tạo hàng năm, và các trường đại học trực tuyến CSC, cung cấp truy cập tất cả các giờ trong ngày
và các ngày trong tuần đến 10.000 khóa học với 18 ngôn ngữ khác nhau, cũng như 40.000 cuốn sách trực tuyến và luyện thi cho hơn 100 kỳ thi chứng chỉ Môi trường phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục phát triển cho phép nhân viên chia sẻ những hiểu biết, xác định bài học kinh nghiệm và cộng tác vào công việc của khách hàng thông qua 40.000 lượt xem hàng ngày của 600.000 cuộc thảo luận, blog bài viết và nội dung khác được tạo ra hàng năm (CSC, 2014 [35])
2.2.2 Kinh nghiệm - bài học thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam
2.2.2.1 Các bộ luật của Việt Nam
Hệ thống luật pháp lao động Việt Nam đang được hoàn chỉnh theo hướng thể chế hóa các điều khoản lao động phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh hội nhập Trong đó, có 4 luật căn bản: Bộ Luật Lao động Việt Nam quy định quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc; Luật Bảo hiểm xã hội quy định quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; Luật thuế quy định về nghĩa vụ thuế, các sắc thuế của doanh nghiệp; Luật bảo vệ môi trường quy
Trang 35định về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường Việt Nam có đầy đủ hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như cơ chế thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ luật pháp lao động liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, điển hình như:
- Luật Công đoàn 1990 được ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1990 quy định chức năng, quyền và trách nhiệm của Công đoàn
- Luật Bảo hiểm xã hội- số 71/2006/QH11 được Quốc hội ban hành ngày
29 tháng 6 năm 2006 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội
- Luật Bảo hiểm y tế- số 25/2008/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế
- Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 quy định chi tiết về một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 và Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể
- Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động
Về cơ bản vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua những quy định tại các bộ quy tắc ứng xử, việc thực hiện những bộ quy tắc ứng
xử (CoCs) theo yêu cầu của các công ty mua hay những bộ CoCs cấp chứng chỉ
và việc thực hiện pháp luật lao động Việt Nam nhìn chung là thống nhất Tuy nhiên, có một số nội dung khi thực hiện cũng còn những khoảng trống nhưng về
cơ bản những khoảng trống này là không lớn
2.2.2.2 Tình hình trách nhiệm tại một số doanh nghiệp Việt Nam
a Công ty sữa Vinamilk
Các doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đều nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng doanh thu, tăng cường lợi ích của các cổ đông, tăng giá trị thương hiệu, tiếp cận được thị trường mới, giảm chi
Trang 36phí, giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc và còn vì nhiều lợi ích khác nữa mà trách nhiệm xã hội mang lại Vinamilk là một cá thể doanh nghiệp nên cũng không nằm ngoài mục đích đó khi họ chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội như là một chiến lược kinh doanh của công ty Mặc dù phải đến tháng 1năm 2010 Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Vinamilk mới chính thức được áp dụng trong toàn thể công ty Nhưng trên thực tế từ nhiều năm trước công ty Vinamilk đã tích cực thực hiện các chính sách liên quan đến trách nhiệm xã hội và sau này được đưa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử của công ty
Đối với môi trường: Từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất công ty Vinamilk
đã chú trọng tới việc giảm thiểu và xử lí chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty Vinamilk đã chủ trương xây dựng các nhà máy, trang trại theo hướng hiện đại, tiêu chuẩn với hệ thống xử lí chất thải tiên tiến đảm bảo tiêu chuẩn ISO 14000 Hiện nay, toàn bộ các nhà máy trang trại của Vinamilk đều đạt tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) - “Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và xác định kiểm soát trọng yếu” dùng để xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, tạo ra môi trường làm việc thông thoáng sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên và không ảnh hưởng tới đến khu vực dân cư xung quanh nhà máy Theo đó, lượng nước đã qua xử lí và thải ra ngoài môi trường năm 2010 đã giảm 17.1% trên 1 tấn sản phẩm so với năm 2009
Đối với người lao động: Công ty Vinamilk luôn hướng tới việc xây dựng
được môi trường làm việc lành mạnh, an toàn và tràn đầy cảm hứng cho toàn thể nhân viên trong công ty Bằng việc xây dựng các nhà máy với khuôn viên rộng rãi thoáng mát, đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời thường xuyên trang bị, bảo dưỡng
và cải tiến các trang thiết bị nhằm đảm bảo máy móc vận hành hiệu quả và an toàn nhất.Đặc biệt, Vinamilk chú trọng triển khai các chính sách, chương trình phúc lợi cho người lao động: An toàn lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, cấp phát trang thiết bị bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, chăm lo tới đời sống tinh thần của người lao động: tổ chức các chuyến du lịch tham quan dã ngoại, tổ chức các giải thi đấu thể thao, văn nghệ… Và công ty cũng áp dụng nhiều chính
Trang 37sách đãi ngộ đối với người lao động như chế độ lương thưởng xứng đáng, thực hiện các chương trình đào tạo giúp nhân viên phát triển và đạt được mục tiêu nghề nghiệp Ví dụ như khóa học trung cấp công nghiệp thực phẩm dành cho công nhân Vinamilk được công ty phối hợp với trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM thực hiện; hay như các chương trình ưu đãi cho CBNV cũng như con em họ có cơ hội đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn tại Nga
Đối với cộng đồng xã hội:Công ty Vinamilk đã không ngừng nỗ lực hết
mình chia sẻ trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội với nhà nước và chính phủ thông qua các chương trình từ thiện xã hội và phong trào phát triển cộng đồng Những chương trình tiêu biểu của Vinamilk phải kể đến Quỹ sữa cho trẻ em nghèo_ “Vì một Việt Nam luôn vươn cao”, Quỹhọc bổng thường niên Vinamilk_
“Vinamilk - ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” và “Vừ A Dính” Những chương trình từ thiện vì cộng đồng của Vinamilk luôn hướng trọng tâm đến đối tượng của các em nhỏ là vì thế hệ trẻ chính là tương lai của quốc gia dân tộc Qua nhiều năm thực hiện các chương trình kể trên Vinamilk đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và của đất nước
b Công ty Unilever Việt Nam
Unilever là một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình Nhiều nhãn hàng của Unilever như OMO, P/S, Lifebuoy, Vim, Knor, Lipton và rất nhiều nhãn hàng khác luôn giữ vị trí hàng đầu trong ngành hàng cạnh tranh Từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever Việt Nam luôn tăng trưởng ngoạn mục với mức trung bình đạt hai con số và tổng doanh thu năm 2010 của Công ty chiếm gần 1% GDP của Việt Nam Unilever Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu để không chỉ thành công trong kinh doanh mà còn là một doanh nghiệp có trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng và môi trường Nỗ lực của Công ty đã được ghi nhận bởi rất nhiều giải thưởng và bằng khen của Chính phủ Việt Nam
Ngay từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever đã cam kết giúp người dân Việt Nam cải thiện cuộc sống thông qua kết quả tăng trưởng kinh
Trang 38doanh vững chắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như việc liên tục đầu tư vào những chương trình phát triển xã hội, cộng đồng, và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường Unilever Việt Nam đã thực hiện những cam kết đó thông qua chương trình hợp tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị đối tác và khách hàng của mình, cũng như thông qua những đóng góp to lớn của các nhân viên Unilever tại Việt Nam
Kể từ năm 2006, thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Unilever tại Việt Nam và các bộ, ngành liên quan đã tập trung vào ba lĩnh vực chính: vệ sinh và sức khỏe, phát triển giáo dục cho trẻ em, nâng cao quyền năng cho phụ nữ Với cam kết hỗ trợ hơn 70 tỷ đồng/năm để thực hiện những chương trình phát triển xã hội, cộng đồng, thông qua Quỹ Unilever Việt Nam và các nhãn hàng, Công ty hợp tác với các đối tác Việt Nam để giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu gia đình Việt Nam, đặc biệt những người có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng sâu, vùng xa
Các dự án của Unilever Việt Nam như "Vì một Việt Nam khỏe mạnh" - hợp tác với Bộ Y tế; "Trường học xanh - sạch - khỏe" - hợp tác với Bộ Giáo dục
và Đào tạo; "Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe" - hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chương trình tài trợ thường niên của Quỹ Unilever Việt Nam (UVF) cho mọi sáng kiến của cộng đồng về vệ sinh và sức khỏe đã và đang phát huy tích cực tại mọi vùng, miền và hải đảo (Marketer VietNam, 2014)
Trang 39PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, cũng là thủ phủ vùng cao nguyên Tây Nguyên, thành phố có tổng diện tích tự nhiên 37.718 ha Địa giới hành chính của Thành phố Buôn Ma Thuột được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cư Mgar
- Phía Nam giáp huyện Krông Ana
- Phía Đông giáp huyện Krông Pắc
- Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông)
Vị trí của Buôn Ma Thuột có lợi thế rất lớn được nối liền với trung tâm tất
cả các huyện trong tỉnh bởi hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ, nối liền với các thành phố lớn trong vùng lân cận như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng
và các tỉnh lân cận như: Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai và nước láng giềng Campuchia thông qua hệ thống Quốc lộ 14, 26, 27 cùng các tuyến đường liên tỉnh và sân bay Buôn Ma Thuột, đã tạo ra cho Thành phố một vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, đây là đầu mối giao lưu rất quan trọng thúc đẩy nền kinh tế vùng Tây Nguyên phát triển
3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Thời tiết khí hậu thành phố Buôn Ma Thuột vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 36,50C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10C (tháng 12) Biên độ giữa ngày và đêm cao 9 - 120C
Trang 40- Chế độ mưa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa bình quân năm 1.773 mm Lượng mưa năm lớn nhất 2.326 mm (năm 1939), lượng mưa năm ít nhất 1.152 mm (năm 1970) Lượng mưa trung bình tháng cao nhất 610
mm (tháng 9), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất 3 – 4 mm (tháng 2)
- Chế độ ẩm: chế độ ẩm trung bình năm 82,40C, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa mưa 87% Ẩm độ trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là 71% (tháng 3)
- Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3 Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mưa là nhỏ hơn 200 giờ
- Chế độ gió: Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần suất 40 – 70%; mùa mưa chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85% Tốc độ gió trung bình 5 - 6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s Không có bão, nhưng vẫn thường chịu ảnh hướng trực tiếp của các cơn bão Nam Trung Bộ, gây mưa to kéo dài
- Chế độ bốc hơi nước: lượng nước bốc hơi bình quân năm 1.178 mm Lượng bốc hơi tháng lớn nhất 183 mm (tháng 3) và tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9 ) Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô
- Về sông, suối: Trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột chỉ có đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây thành phố, còn chủ yếu là mạng lưới suối nhỏ thuộc lưu vực sông Sêrêpok Hầu hết các con suối này có lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa Mùa mưa nước dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn (trong các trận mưa lớn hơn 100 mm gây ngập úng cục bộ cho vùng ven suối, thời gian ngập trung bình 1 – 2 giờ), mùa khô hầu hết các con suối đều cạn kiệt Có ít hồ tự nhiên, nhưng
có nhiều hồ nhân tạo, lớn nhất là hồ Ea Kao Lưu lượng nước của hồ, suối cũng thay đổi theo mùa, vào cuối mùa mưa nước lên cao cực đại
- Nước ngầm: Nước ngầm là nguồn nước cực kỳ quan trọng phục vụ cho
nhu cầu hoạt động kinh tế- xã hội và sinh hoạt đời sống cộng đồng dân cư Qua
số liệu quan trắc trong quá trình khai thác nước ngầm phục vụ phát triển kinh tế –
xã hội vào những năm gần đây, mực nước ngầm có xu thế giảm xuống vào mùa