1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Vấn đề con người trong lý luận của chủ nghĩa Marx và Engel

21 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 162 KB

Nội dung

Trải qua hàng trăm năm sống dưới ách thống trị của phong kiến và thực dân, nhân dân Việt Nam luôn hiểu rõ giá trị của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người tháng 8 năm 1945. Hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển đã giúp Hồ Chí Minh đến được với chủ nghĩa Marx – Lênin và người nhận ra chân lý: giải phóng dân tộc gắn liền giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng, tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” (xem Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 7 trang 209).

Tiểu luận triết học MỞ ĐẦU Vấn đề con người luôn là một trong những trọng tâm nghiên cứu của triết học hiện đại, cả ở phương Tây lẫn phương Đông; cả trong các trào lưu triết học tư sản lẫn các nhà triết học Macxit. Trái ngược với các ý kiến từ các nhà triết học tư sản cho rằng triết học Macxit đặt trọng tâm vào đấu tranh giai cấp mà thường ít chú ý đến con người; trên thực tế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn quan tâm đến vấn đề con người, bản chất con người và con người xã hội chủ nghĩa. Marx nhấn mạnh: giải phóng xã hội phải đặt trên cơ sở của giải phóng từng con người. Đảng ta cũng luôn khẳng định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thế giới nhiều biến động hiện nay, vấn đề con người ngày càng trở thành một trọng tâm nghiên cứu của các nhà triết học, xã hội học. Họ quan tâm đến những hiện tượng như sự suy thoái về đạo đức, nhất là trong giới trẻ; ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, nhất là các dân tộc phương Đông, trong đó sự xâm nhập của văn hóa phương Tây dường như đang làm thay đổi các tiêu chí truyền thống về con người của các xã hội phương Đông. Trong khi đó, ở phương Tây, phong trào đòi tự do cá nhân sau khi giành được những thành công đáng kể ở các thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước thì nay dường như lại là nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa vị kỷ, thậm chí là chủ nghĩa vô chính phủ. Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, sau thời gian dài phê phán chế độ xã hội chủ nghĩa cũ làm mất tự do cá nhân, thì các hiện tượng xuống cấp về đạo đức xã hội, rời xa bản sắc văn hóa dân tộc, chạy theo vật chất đã làm “choáng váng” các nhà lý luận “cải tổ” ở các nước này. Ở Việt Nam, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chúng ta cũng đã chứng kiến mặt trái của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội. Hiện tượng xuống cấp về đạo đức, chạy theo hưởng thụ vật chất tầm thường, sùng bái văn hóa phương Tây… đang là các vấn đề nóng bỏng trên mặt trận tư tưởng hiện nay ở nước ta. § 3 Tiểu luận triết học Đảng ta xác định mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong sự nghiệp đó, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Chính vì vậy, sự nghiệp xây dựng con người là vấn đề rất được quan tâm trong công tác lý luận của Đảng. Tuy vậy, đây là vấn đề rất phức tạp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế xã hội của chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, các lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc. Đồng thời, lý luận về con người trong giai đoạn này cũng còn nhiều vấn đề chưa được lý giải thấu đáo. Trong khi đó, thực tiễn xã hội luôn biến đổi sinh động, công tác tổng kết thực tiễn nhiều khi chưa theo kịp với hiện thực sinh động của xã hội. Chúng ta đang chứng kiến nhiều biến đổi ghê gớm trong quan niệm của con người về đạo đức, về quan niệm sống, nhất là trong giới trẻ. Sự du nhập các tư tưởng văn hóa Tây Âu, lối sống Tây Âu đang đe dọa làm mất đi những lối sống văn hóa truyền thống của dân tộc. Đáng chú ý là bên cạnh những nét đẹp như tác phong công nghiệp, tư tưởng về tự do cá nhân, phát huy tính sáng tạo thì rất nhiều những điểm của văn hóa phương Tây cũng du nhập theo một cách méo mó, tác động xấu đến lối sống của người Việt Nam. Đó là lối sống cá nhân, ích kỷ, chạy theo đồng tiền; là những quan niệm phóng khoáng quá mức trong quan hệ cá nhân…. Vì vậy, công tác xây dựng con người thật sự là vấn đề cấp bách, trước hết là đối với các tổ chức tư tưởng văn hóa của Đảng ta. Đây là cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài và rất khó khăn, nhưng đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Công tác xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là lĩnh vực công tác quan trọng, phải đi hàng đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Tiểu luận này đề cập đến vấn đề con người trong lý luận của Marx và Engel, cũng như của Hồ Chí Minh và Đảng ta, trong đó đặt trọng tâm vào xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn cách mạng của nước ta. Do trình độ còn nhiều hạn chế và vấn đề đề cập đến rất rộng nên không thể tránh được thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn. § 3 Tiểu luận triết học I. QUAN ĐIỂM CỦA MARX VÀ ENGEL VỀ CON NGƯỜI Con người là gì? Đó là câu hỏi được tranh luận ngay từ khi triết học ra đời. Suy cho cùng, triết học là khoa học giải đáp về cuộc sống và con người, vấn đề con người luôn được các nhà triết học tự cổ chí kim quan tâm luận giải. Mỗi một thời đại, mỗi một trường phái triết học lại luận giải về con người theo một cách khác nhau. Luận điểm nổi tiếng của Marx: “Con người, trong tính hiện thực của nó, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” thể hiện rõ nét quan niệm của Marx, Engel về con người. Theo đó, con người vừa là con người – tự nhiên, vừa là con người – xã hội. Con người tạo ra lịch sử đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử. Con người được hình thành qua lao động, chính lao động quyết định con người tách ra khỏi giới động vật, tạo thành xã hội loài người. Đối với chủ nghĩa Marx, không có con người chung chung, trừu tượng; con người là sản phẩm cụ thể của hoàn cảnh lịch sử. Đó là những nét chính trong quan điểm của chủ nghĩa Marx về con người. Chúng ta lần lượt làm rõ những quan điểm đó. 1. Con người là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của xã hội Con người là một động vật có tính xã hội với tất cả nội dung văn hóa – lịch sử của nó. Con người, cũng như toàn bộ sinh giới của chúng ta, trước hết là sản phẩm của tự nhiên. Con người, mặc dù là sinh vật phát triển nhất, vẫn là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy, dù tiến hóa đến đâu thì con người vẫn chịu tác động của nhiều quy luật sinh vật học như các sinh vật khác. Để tồn tại với tư cách là một con người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống , tức là phải được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của một sinh vật để tồn tại. Điều đó giải thích vì sao Mác cho rằng có người trước hết phải ăn, mặc, ở rồi mới làm chính trị. Tuy vậy, con người là một sinh vật có đặc tính xã hội. Marx và Engel nhận thấy rằng, ngay cả những hoạt động tự nhiên của con người như ăn, ngủ cũng không còn mang tính tự nhiên thuần túy mà còn có cả tính xã hội trong đó. Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền sẵn có như các động vật khác mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hóa, của tiến bộ xã hội theo lịch sử. Ngay cả hành động bắt chước tiếng nói, hành động của bố mẹ, ông bà và những người xung quanh § 3 Tiểu luận triết học của em bé cũng không thể so sánh với hành động tương tự của động vật, tức là không thể chỉ lấy nguồn gốc sinh vật thuần túy của em bé đó mà cắt nghĩa các hành động bắt chước đó. Bởi lẽ, ngay từ khi bắt chước người lớn, em bé đã được dạy phân biệt phải, trái và những hành động mà em bắt chước đó có chứa trong nó những đặc điểm xã hội mang tính địa phương, cộng đồng rõ rệt. Nói cách khác, ngay trong di truyền sinh vật của con người cũng đã có chứa nội dung xã hội. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người tạo lên xã hội loài người từ các mối quan hệ của mình, tồn tại và phát triển thông qua các mối quan hệ đó. Theo Marx, suy cho cùng, xã hội là sản phẩm của các tác động qua lại giữa những con người, con người “bẩm sinh đã có tính xã hội”. Luận điểm này của Marx cho ta thấy rằng khi xem xét, đánh giá con người cần xem xét con người đó trong các mối quan hệ xã hội của anh ta. Đồng thời cũng cần xem xét anh ta trong hoàn cảnh cụ thể. Điều này khác với những quan điểm duy tâm của các nhà triết học trước Marx, hầu hết đều tách con người ra khỏi hoàn cảnh xã hội của anh ta. Cách nhìn siêu hình như thế đôi khi thần bí hóa con người, coi con người là sản phẩm vĩ đại nhất của chúa (thế giới quan tôn giáo), hoặc đôi khi lại dẫn đến coi con người chỉ là sinh vật cao cấp không hơn không kém. Tất cả những quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất của một con người. Các quan hệ này có thể kể đến các mối quan hệ về huyết thống, hôn nhân, về kinh tế, chính trị, tôn giáo….Những quan hệ này có vị trí, vai trò khác nhau nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau; khi những mối quan hệ này thay đổi thì bản chất của con người cũng thay đổi. Trong những mối quan hệ đó, xét đến cùng thì quan hệ về kinh tế là những mối quan hệ có tính bản chất, quyết định nhất, mà đóng vai trò lớn nhất trong các quan hệ kinh tế là quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất. Trong xã hội từ sau xã hội cộng sản nguyên thủy đến xã hội tư bản, rõ ràng mối quan hệ giữa những người nắm giữ tư liệu sản xuất (tầng lớp thống trị) và những người không nắm giữ tư liệu sản xuất (tầng lớp bị trị) đã tạo lên những tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội với những con người có bản tính rất khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã khiến nhiều nhà triết học cổ đại phân chia con người theo đẳng cấp và coi đẳng cấp của con người là không thể thay đổi, là số phận của mỗi con người. Platon, § 3 Tiểu luận triết học Aristotle đều phân chia xã hội thành các đẳng cấp: các nhà thông thái là tầng lớp lãnh đạo, các chiến binh, thợ thủ công – nông dân tự do – thương gia và họ đều coi nô lệ chỉ là những động vật biết nói, không phải là người. Ở phương Đông, Khổng Tử phân chia con người thành ít nhất hai loại: quân tử và tiểu nhân. Đổng Trọng Thư phân chia con người thành ba hạng: thánh nhân là bậc toàn thiện, dân thường có thiện có ác và những kẻ toàn ác; những đặc tính này là do trời ban, do đó không thể thay đổi và cũng vì vậy mà “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Sự phân chia đẳng cấp này bảo đảm cho sự thống trị của giai cấp thống trị dựa trên những quan niệm duy tâm về con người, thủ tiêu mọi đấu tranh của giai cấp bị trị. Sự phát triển của lịch sử xã hội cũng là lịch sử phát triển của từng cá nhân trở thành chủ thể sáng tạo tự do. Con người tạo thành xã hội, nhưng xã hội không đơn giản là những tập đoàn người. “Xã hội không phải là những cá thể người, mà là biểu hiện tổng số những mối liên hệ và quan hệ của chúng, trong đó những cá thể đó tồn tại với nhau”. Xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, có quy luật phát triển của nó. Những quy luật này tác động thông qua hoạt động có ý thức của con người nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức con người. Những quy luật phát triển của xã hội là những quy luật khách quan, nhưng được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Chúng không chịu sự chi phối của ý chí con người, dù người đó có là một vĩ nhân. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về xã hội cho thấy, mặc dù không thể khống chế quy luật phát triển của xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể cải tạo xã hội, tức là thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua phát triển con người. “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” (Marx – Engel toàn tập). Quan điểm này phủ định các quan điểm duy tâm, mang tính phản động về bản chất con người. Quan điểm duy vật về xã hội khẳng định tính tất yếu của phát triển xã hội, của con người và công cuộc đấu tranh giải phóng con người gắn liền với đấu tranh giai cấp. 2. Lao động hình thành con người và tạo lên xã hội Con người hình thành nhân cách và tách ra khỏi giới sinh vật do lao động. “Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản § 3 Tiểu luận triết học xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình” (Marx – Engel toàn tập). Lao động trước tiên tạo cho con người khả năng sinh tồn và phát triển cũng như hoạt động kiếm ăn của các động vật khác. Tuy thế, khác với các động vật khác, lao động của con người là lao động có mục đích. Con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chính trong lao động, con người dần tạo ra những mối quan hệ xã hội, xây dựng lên xã hội loài người. Chính từ lao động, con người đã thoát khỏi thế giới động vật, phát triển bản thân. Con người chỉ hoàn thiện mình thông qua lao động. Thông qua lao động lịch sử, con người phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo thực tiễn, xây dựng quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Con người chỉ có thể tồn tại được khi tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của mình và chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc duy nhất của vật chất, vật chất quyết định tinh thần; do đó, theo logic thì lao động là nguồn gốc của văn hoá vật chất và tinh thần. Khác với các loài động vật khác, lao động của con người không chỉ là hoạt động mang tính bản năng mà đó là những hoạt động có ý thức, có mục đích, mang tính tổ chức, tính xã hội rõ rệt. Lao động của con người mang mục đích cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội rõ nét. Marx đã từng nói người thợ xây không bao giờ tinh xảo như con ong xây tổ nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ trước khi xây dựng một công trình họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu họ. Tức là hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, lúc đầu còn sơ khai, nhưng qua tổng kết thực tiễn, ngày nay, mỗi hoạt động của con người đều cần được lý luận dẫn đường. Chính nhờ có lý luận mà hoạt động thực tiễn của con người càng mang tính tự giác, có hiệu quả cao và đạt được mục đích. Đúng như Hồ Chí Minh nói: “thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng”. Mặt khác trong lao động con người quan hệ với nhau tạo thành quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất là nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội biến đổi và phát triển tùy thuộc vào các chế độ xã hội với trình độ văn minh khác nhau. Khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp, đa số người bắt buộc phải sống phụ thuộc vào một số ít người, § 3 Tiểu luận triết học quan hệ đó được pháp luật và nhà nước bảo vệ. Đồng thời sự phân công lao động trong xã hội dần hình thành, dẫn đến lao động trí óc tách ra khỏi lao động chân tay. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội và khi xã hội phát triển thì lại đòi hỏi trình độ phát triển cao hơn nữa của mỗi cá nhân. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực. "Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó" (Marx – Engel toàn tập) . Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, con người đã hình thành trên thế giới một quyển mới, vẫn được gọi là trí quyển. Đó chính là sản phẩm tích tụ của lao động con người trải qua nhiều thế kỷ. Có thể nói, với lao động, loài người hiện nay đã bước vào một giai đoạn phát triển mới: thời kỳ của kinh tế tri thức. Nhưng đồng thời, những tiến bộ công nghệ hiện đại cũng đem lại cho con người thêm nhiều hiểu biết về tự nhiên, trong đó hiểu biết quan trọng nhất chính là việc con người không thể tách mình ra khỏi tự nhiên, chế ngự tự nhiên mà phải học cách sống hòa hợp với tự nhiên, coi mình là một bộ phận của sinh giới, của tự nhiên. Những tiến bộ mới trong khoa học càng khẳng định sự đúng đắn trong luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về con người. Con người hình thành nên bản chất cá nhân của mình, hình thành cái tôi cá nhân thông qua lao động, học tập. Engel viết: “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Trong quá trình lao động, học tập, con người tham gia vào xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội bằng lao động của cá nhân mình. Ngược lại, các tiến bộ xã hội nhờ sự tích tụ thành quả lao động của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử tác tạo thành các xã hội cụ thể ở từng thời kỳ cụ thể. Xã hội đó tác động sâu sắc đến từng cá nhân và hoạt động lao động của cá nhân đó. Tác động lớn nhất của xã hội đến cá nhân là thông qua mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất. Để lao động, sản xuất ra của cải vật chất, con người cần có tư liệu sản xuất. Đó là đất đai, là công cụ lao động và sức lao động của cá nhân. Tuy vậy, kể từ khi xã hội § 3 Tiểu luận triết học phân chia giai cấp thì tư liệu sản xuất không còn thuộc vào người lao động trực tiếp mà lại nằm trong tay giai cấp thống trị. Sức lao động bị biến thành hàng hóa, giá trị lao động của công nhân bị tước đoạt. Chính vì vậy mà xuất hiện hiện tượng người bóc lột người mà bản chất chính là bóc lột giá trị thặng dư trong lao động cũng như sự phân phối bất bình đẳng của cải xã hội. Điều này được Marx chỉ rõ trong lý thuyết về giá trị thặng dư của ông. Lý thuyết giá trị thặng dư của Marx vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, giải thích rõ nguyên nhân của lao động tha hóa. Theo Marx, vì hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên không phải con người sử dụng tư liệu sản xuất mà là tư liệu sản xuất sử dụng con người. Mặt khác, vì phải có sản phẩm để nhận thù lao mà người lao động phải lao động nên con người đã bị sản phẩm của chính bàn tay mình nô dịch (Marx và Engel toàn tập). 3. Con người là chủ thể của lịch sử và cũng là sản phẩm của lịch sử Lịch sử theo nghĩa rộng là những quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả những bảo tồn và biến đổi diễn ra trong quá trình ấy. Như vậy, con người có lịch sử và động vật cũng có lịch sử. Song lịch sử của con người và động vật khác hẳn nhau. Lịch sử của động vật “Chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” (Marx – Engel toàn tập). Lịch sử loài người, về bản chất là lịch sử hoạt động lao động sản xuất của con người. Trong quá trình lao động, chinh phục và khám phá tự nhiên, con người đã phát triển bản thân, hoàn thiện nhân cách cá nhân cũng như xây dựng xã hội loài người. Trong quá trình đó, con người cải tạo hiện thực, dần dần thúc đẩy tiến bộ xã hội, giải phóng bản thân. Nhưng quá trình đó không phải là quá trình phát triển đơn giản, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các quá trình lịch sử có vẻ như có sự lặp lại, quanh co, nhưng thực chất là sự phát triển của tất nhiên xuyên suốt những sự ngẫu § 3 Tiểu luận triết học nhiên của sự kiện lịch sử. Về bản chất, đó là sự phát triển của nhận thức con người về thế giới và về chính bản thân mình, sự phát triển này tuân theo những quy luật khách quan của phát triển xã hội. Những quy luật này có điểm chung nhưng cũng có những nét riêng khác biệt với các quy luật của tự nhiên. Hoạt động của con người tạo ra lịch sử nên để có lịch sử trước hết phải có con người. Hành động lịch sử đầu tiên của con người là hành động lao động sản xuất, từ đó, con người tách khỏi động vật. Con người tách khỏi động vật như thế nào thì họ bước vào lịch sử như thế ấy. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các quan hệ xã hội ngày càng trở lên phong phú và không ngừng phát triển. Quan điểm duy vật lịch sử cho ta phương pháp nhận thức các quan hệ xã hội bằng cách quy các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất, rồi từ đó rút ra các quan hệ sản xuất. Phép biện chứng cho phép chúng ta nhận thức những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, từ đó thấy được sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Lịch sử của loài người, xét đến cùng là lịch sử của sự kế tiếp nhau của những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Đồng thời, sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan quyết định sự vận động của lịch sử xã hội. Để nhận thức về lịch sử, Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Tính quy luật của sự phát triển xã hội không nằm ngoài hoạt động của con người. ý nghĩa lịch sử của hoạt động của con người là ở kết quả xã hội của nó. Hoạt động tự giác trong lịch sử là hoạt động được thực hiện với ý thức của chủ thể về những kết quả xã hội hình thành một cách khách quan do hoạt động của mình. Nói một cách khác thì con người tạo ra lịch sử của chính mình, con người chịu trách nhiệm trước chính số phận của mình. Marx rõ ràng phản đối những quan điểm duy tâm về con người, cho rằng số phận của con người đã được thượng đế định đoạt, con người không thể cưỡng lại thượng đế mà chỉ có thể tuân theo sự sắp đặt đó. § 3 Tiểu luận triết học Con người làm ra lịch sử nhưng không phải theo ý muốn tùy tiện của con người mà theo những điều kiện có sẵn do quá khứ để lại. Với những điều kiện ấy, mỗi người, mỗi thế hệ vừa tiếp tục các hoạt động của thế hệ trước trong những hoàn cảnh mới, vừa có các hoạt động mới của mình làm biến đổi hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là con người lao động tạo ra lịch sử nhưng phải dựa trên những tiền đề mà các thế hệ đi trước đã tạo ra. Con người lao động, cải tạo tự nhiên, làm chủ lịch sử của mình nhưng đồng thời cũng là sản phẩm do hoàn cảnh lịch sử cụ thể tạo ra. Con người là chủ thể của lịch sử nhưng không thể điều khiển lịch sử theo ý muốn chủ quan của cá nhân. Do đó, con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 4. Quan điểm về giải phóng con người của Marx và Engel Marx và Engel nhận thấy ở giai cấp công nhân sứ mệnh lịch sử là đội ngũ lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột. Đối với Marx và Engel cũng như những nhà tư tưởng cộng sản chủ nghĩa khác, nhiệm vụ của triết học không có gì khác hơn là cung cấp cho giai cấp công nhân vũ khí tư tưởng để đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội một cách triệt để nhất. Đồng thời, giai cấp công nhân tìm thấy ở chủ nghĩa Marx vũ khí tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng chính mình và giải phóng nhân loại. “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” (Marx – Engel toàn tập). Marx viết “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” (Marx – Engel toàn tập). Nghiên cứu kinh tế chính trị học, Marx và Engel xây dựng học thuyết giá trị thặng dư. Từ đó, hai ông chỉ rõ nguồn gốc của những bất công trong xã hội, cũng như nguồn gốc của lao động tha hóa. Đó là sự tước đoạt tư liệu sản xuất khỏi tay người lao động, sự chiếm đoạt giá trị thặng dư do người lao động làm ra. Do đó mà trong khi lẽ ra lao động phải là hạnh phúc của con người thì nó lại bị tha hóa đến mức khiến cho người ta sợ lao động (“tính bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy” – Marx và Engel toàn tập). Không có lao § 3 [...]... trần sự giả dối của những khẩu hiệu đẹp đẽ về tự do, về giải phóng con người của chủ nghĩa tư bản Triết học Mác – Lênin xác định ‘bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa’ Giải phóng con người là xoá bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hoá để con người trở về... Đảng ta xác định con người là mục tiêu, cũng là động lực của sự phát triển Kế thừa các quan điểm về con người của chủ nghĩa Marx, Đảng xác định công tác xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới Xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông, với nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong dân số, với các đặc trưng của nền văn minh lúa nước; con người Việt Nam khi bước vào công cuộc... thúc đẩy sự tiến bộ của thực tiễn xã hội Tổng kết những thành tựu và thất bại cả trong và ngoài nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mấy chục năm qua, ta có thể rút ra một bài học quan trọng, đó là bài học về xây dựng con người Rõ ràng, sự thành bại của một mô hình cụ thể là do chính những con người cụ thể quyết định Chính vì vậy, nắm vững lý luận của chủ nghĩa Marx về con người, nắm vững tư... vậy, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tạo công bằng cho mọi người trong giáo dục Được học tập là quyền đầu tiên của con người Một nền giáo dục công bằng cho mọi người là tiền đề để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 3 Quyền được lao động 3 § Tiểu luận triết học Lao động tạo ra con người, con người hình thành nhân cách của mình thông qua lao động Thông qua lao động và chỉ có lao... cấp công nhân và toàn dân tộc 1 Khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa Sinh thời Người luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người Người dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người Người coi việc đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên là nhiệm vụ trọng yếu Đối với người, người có đức... dựng nhà nước kiểu mới – nhà nước của nhân dân lao động - Tính tất yếu của lịch sử là sẽ đi đến một xã hội không giai cấp Trong xã hội đó (xã hội cộng sản chủ nghĩa) , con người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Đó là con người được giải phóng hoàn toàn, tự do hoàn thiện mình đến mức cao nhất 3 § Tiểu luận triết học II VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY... nghèo hèn; Hồ Chí Minh đã tìm đến với chủ nghĩa Marx – Lênin, người tìm thấy ở chủ nghĩa Marx – Lênin con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi cảnh vong quốc, xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chính là con đường giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Thoát khỏi cảnh nô lệ tối tăm, chúng ta bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một hiện thực xã hội.. .Tiểu luận triết học động đúng nghĩa, tức là cũng không có con người theo đúng nghĩa, bởi lẽ lao động chân chính tạo ra con người Từ khi xuất hiện loài người, con người đã có ước mơ về một xã hội bình đẳng, hạnh phúc Ở đó, con người được giải phóng hoàn toàn, sống tự do và no ấm Faust dù đã bị mù, vẫn nhìn rõ mục tiêu của tương lai xa xôi, ở đó, con người “đứng trên miếng đất... xây dựng con người Việt Nam mới, hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, những yếu tố tác động vào con người Việt Nam hiện nay và từ đó xây dựng một chiến lược con người dài hạn là vấn đề cấp bách đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 3 § Tiểu luận triết học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục và đào tạo Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên... điểm chủ yếu trong học thuyết Marx là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người Marx, Engel và các nhà lãnh đạo phong trào cộng sản nhận rõ bản chất bóc lột của tư sản và mâu thuẫn không thể điều hòa giữa giai cấp tư sản và nhân dân lao động nói chung Các ông kịch liệt phê phán chủ nghĩa cải lương, mị dân muốn điều hòa lợi ích của công nhân và . tâm vào đấu tranh giai cấp mà thường ít chú ý đến con người; trên thực tế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn quan tâm đến vấn đề con người, bản chất con người và con người xã hội chủ nghĩa. . quan niệm của Marx, Engel về con người. Theo đó, con người vừa là con người – tự nhiên, vừa là con người – xã hội. Con người tạo ra lịch sử đồng thời cũng là sản phẩm của lịch sử. Con người được. ý muốn chủ quan của cá nhân. Do đó, con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 4. Quan điểm về giải phóng con người của Marx và Engel Marx và Engel nhận

Ngày đăng: 02/11/2014, 11:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w