1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

104 2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Trong điều kiện quy mô đào tạo của trường được mở rộng, với mongmuốn làm sáng rõ những lý luận về vấn đề con người để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của ho

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-NGUYỄN VĂN SANG

VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ – KỸ THUẬT HỒNG LAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 12/2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với:

- Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh, Hội đồng đào tạo

cao học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục

Chính trị

- Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập và viết luận văn

- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, TS

Nguyễn Thái Sơn đã hết sức tận tình giúp đỡ hướng dẫn khoa học cho tôi

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Sở

GD&ĐT - Tỉnh Nghệ An

- Các Thầy trong Ban Giám hiệu và các Thầy trong Hội đồng sáng

lập trường của Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam

- Gia đình, bè bạn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích

lệ tôi học tập và hoàn thành luận văn này

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh

khỏi những khiếm khuyết Tôi kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy

giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học

Xin trân trọng cảm ơn!

Nghệ An, tháng 12 năm 2011

Tác giả Nguyễn Văn Sang

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng vấn đề con người

trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

8

Chương 2

Quan điểm và giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam

57

2.2.

Một số giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào việc thực hiện mục tiêu GD tại Trường trung cấp KT- KT Hồng Lam.

67

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của triết học Trải quanhững thời kỳ lịch sử khác nhau, triết học đã đi từ lý luận sơ khai đếnnhững lý luận phức tạp, trừu tượng và mang tính khoa học cao, nhưng vấn

đề trung tâm của nó - vấn đề con người vẫn luôn được chú ý Xã hội loàingười càng phát triển thì vấn đề con người càng được đánh giá cao và tìmhiểu sâu sắc

Đối với Việt Nam, sau khi giành được độc lập và thực hiện thống nhấtđất nước, Đảng và Nhà nước luôn có nhiều chủ trương, chính sách tậptrung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, từng bước nâng cao hơn nữađời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Trong sự nghiệp đổi mới,chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất các các lĩnh vực kinh

tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục nhưng những thành tựu đó vẫnchưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại Vì vậy, để trởthành một nước công nghiệp, sánh vai với các nước trong khu vực và trênthế giới thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm có tính chiến lược hiệnnay là đầu tư phát triển nguồn lực con người, tức là đầu tư cho phát triểngiáo dục và đào tạo nhằm mục đích tạo ra những con người có đủ năng lực

và phẩm chất phục vụ quá trình hội nhập và phát triển

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 35 nêu rõ:

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Nhà nước và xã hội phát triểngiáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Mụctiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nănglực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sángtạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làmcho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc”

Trang 5

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sựnghiệp giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu Trong đó, hệ thống đào tạoTCCN đã dần khắc phục được những khó khăn để không ngừng phát triển

cả về quy mô lẫn chất lượng đào tạo, ngày càng khẳng định được vai trò, vịtrí của mình

Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam được thành lập theo Quyết định

số 329 – QĐUB/VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/1/2005 là một cơ sởgiáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục.Được chuyển đổi thành loại hình trường tư thục năm 2008 theo Quyết định

số 578/QĐ-UBND-VX ngày 28 tháng 2 năm 2008, trường thực hiện chủtrương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, hoà nhập xu thế pháttriển giáo dục và đào tạo trên thế giới cũng như trong khu vực; khai thácnguồn lực tổng hợp ngoài nhà nước để góp phần đào tạo nguồn nhân lựccho địa phương và đất nước; Trường được xây dựng theo hướng đa cấp, đangành, đa đối tượng tuyển sinh và đa phương thức đào tạo

Trong điều kiện quy mô đào tạo của trường được mở rộng, với mongmuốn làm sáng rõ những lý luận về vấn đề con người để từ đó đề xuất một

số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo, thựchiện một cách có hiệu quả các mục tiêu đào tạo tại trường, tôi chọn đề tài

“Vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thựchiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam” làm đềtài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộmôn Giáo dục chính trị

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề con người không còn là vấn đề mới mẻ, được các nhà nghiêncứu đề cấp đến dưới nhiều góc độ khác nhau

Trên thế giới, xung quanh vấn đề con người có nhiều công trình của

các tác giả như: M.I.Mikhailốp, Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng con

Trang 6

người, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1989; I.Levi, Chủng tộc và lịch sử, Hội khoa học lịch sử xuất bản, 1996; I.T.Frolốp, Trở lại với con người, Tạp chí

nghiên cứu con người, Số 1, 2005 Các công trình này đã đề cập đến vấn

đề nguồn gốc, bản chất con người cũng như mục đích và con đường giảiphóng con người

Vấn đề con người cũng được đề cập đến trong các công trình nghiên

cứu của các học giả nước ta như: Trung tâm KHXH&NVQG (1999), Phát triển con người: từ quan niệm đến chiến lược và hành động, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội; Một số vấn đề về triết học – con người –xã hội (2002),

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hoá, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Phạm Minh Hạc (2005), Vấn đề tiềm năng con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Hồ Sĩ Quý (2007), Con người và phát triển con người, NXB Giáo dục, Hà Nội, v.v

Các công trình trên đã đi sâu lý giải các vấn đề về bản chất, năng lựccon người; vấn đề giáo dục, phát huy tiềm năng sáng tạo của con người;vấn đề chiến lược con người ở nước ta

Vấn đề triết lý về con người được được đề cập đến trong các đề tài

khoa học, luận văn thạc sĩ như: Bùi Văn Dũng, Triết lý về con người trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ; Nguyễn Văn Hải, Vận dụng triết lý về con người trong tục ngữ để dạy học tốt phần

"Công dân với đạo đức" ở chương trình Giáo dục công dân lớp 10 THPT”,

luận văn Thạc sĩ Các công trình này đã tìm hiểu triết lý của người ViệtNam thông qua thành ngữ, tục ngữ; sự vận dụng triết lý về con người trongdạy môn Giáo dục công dân nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Vấn đề chiến lược con người và giáo dục đào tạo được đề cập trong

các tài liệu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta như: Các văn kiện đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Luật giáo dục (2005) Những vấn

Trang 7

đề này cũng được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà khoa học, các nhà giáo

dục trong các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Đức Hùng, Phan Xuân

Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Dư (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Hoa (2003), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm, chấn hưng đất nước, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội; vv Các công này đã phân tích chỉ ra vị trí, định hướng chiến lượccon người của Đảng ta cũng như vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dụcViệt Nam trong thời kỳ đổi mới

Liên quan tới vấn đề xây dựng chiến lược phát triển, mục tiêu giáodục của các trường TCCN có các văn bản của UBND tỉnh Nghệ An như:

Nghị quyết 07/NQ-TV về phát triển dạy nghề thời kỳ 2001-2005; Báo cáo tổng kết công tác dạy nghề giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 5060/QĐ- UBND-VX của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao giai đoạn 2006-2010; Các văn bản này đã xác định những

định hướng về mục tiêu chiến lược giáo dục cũng như nội dung và phươngthức đào tạo của các trường CĐ, TCCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Như vậy, do tầm quan trọng của vấn đề con người, của sự nghiệpgiáo dục và đào tạo, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâmnghiên cứu vấn đề này Nhìn chung, các tác giả đã tập trung phân tích vềvấn đề con người, bản chất và vai trò của con người; vấn đề mối quan hệgiữa cá nhân và xã hội; về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thị trường laođộng cũng như cơ sở của việc phát huy nguồn lực con người Nhưng mộtvấn đề khá quan trọng là vận dụng lý luận về vấn đề con người để thực hiệnmục tiêu giáo dục trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp nói chung, tạimột trường TCCN nói riêng thì số lượng đề tài tham gia nghiên cứu cònkhá hạn chế

Trang 8

Từ những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong các công trình khoa học

đã có, tôi lấy đó làm cơ sở và kế thừa một cách có chọn lọc để tiếp tục nghiêncứu, làm sáng rõ hơn nữa vấn đề con người, vận dụng những lý luận đó đểthực hiện mục tiêu giáo dục tại một trường TCCN cụ thể, góp phần vào việcđào đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn đầu ra đáp ứng thị trường lao động

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra quan điểm và giải pháp vậndụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiệnmục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

3.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của đề tài là:

Thứ nhất: Trình bày một cách có hệ thống các quan điểm về vấn đềcon người của triết học Mác – Lênin và hệ thống hoá những quan điểm, chủtrương của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển con người Việt Nam

Thứ hai: Chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề con người trongtriết học Mác – Lênin đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở Trườngtrung cấp KT - KT Hồng Lam

Thứ ba: Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp vận dụng vấn đềcon người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêugiáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khai thác và vận dụng những nội dung của triết học Mác – Lênin vềvấn đề con người vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục ở Trường trungcấp KT - KT Hồng Lam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lênin

về vấn đề con người nhằm vận dụng những nội dung đó vào quá trình thựchiện mục tiêu giáo dục tại của trường TCCN Từ đó, đề tài tập trung nghiêncứu để đưa ra quan điểm và những giải pháp vận dụng vấn đề con người

Trang 9

trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tạiTrường trung cấp KT - KT Hồng Lam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, đề tài tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

-Phương pháp biện chứng: Đề tài sử dụng các phương pháp trừutượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu và vận dụngnhững lý luận về vấn đề con người để đề xuất giải pháp vận dụng nó vàoquá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại một trường TCCN cụ thể

Phương pháp nghiên cứu văn bản: đọc, nghiên cứu và phân tích một

số tài liệu, văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương vàcác tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung của đề tài

Phương pháp khảo sát, điều tra tìm hiểu thực tế: khảo sát cơ sở pháp

lý, quy trình xây dựng chương trình đào tạo hệ TCCN cũng như thực tếthực hiện chương trình đào tạo tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin về vấn

đề con người và chỉ ra ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với việc thựchiện mục tiêu giáo dục ở trường TCCN

Đề tài đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp, có thể là nguồn tưliệu tham khảo, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để Trường trung cấp

KT - KT Hồng Lam và các trường TCCN khác vận dụng vấn đề con ngườitrong triết học Mác – Lênin vào việc xây dựng và thực hiện chương trìnhđào tạo, thực hiện mục tiêu giáo dục của một trường TCCN

7 Giả thuyết khoa học

Quá trình nghiên cứu đề tài xuất phát từ giả thuyết cho rằng nếu vậndụng tốt quan điểm về vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vàoviệc thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam

sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạnhiện nay

Trang 10

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo Đề tàigồm hai chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng vấn đề con người

trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tạiTrường trung cấp KT - KT Hồng Lam

Chương 2 Quan điểm và giải pháp vận dụng vấn đề con người trong triết

học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trườngtrung cấp KT - KT Hồng Lam

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT HỒNG LAM

1.1 Những nội dung cơ bản của vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin

1.1.1 Vấn đề bản chất con người

Trước hết, triết học Mác – Lênin khẳng định: Con người là một thựcthể sinh vật – xã hội

Trong khi kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của triếthọc trước, nhất là của Hêghen và Phoiơbắc, Các Mác và Ph.Ăngghen đã cómột cách tiếp cận hoàn toàn mới về vấn đề con người – đó chính là sự vậndụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu sự vận động của đờisống xã hội, của lịch sử nhân loại Trong tác phẩm: Hệ tư tưởng Đức, CácMác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ con người hiện thực, từ cá nhân đanghoạt động thực tiễn để nghiên cứu về con người Các ông viết: “Hoàn toàntrái với triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đâychúng ta từ dưới đất đi lên trời, tức là chúng ta không xuất phát từnhững điều mà con người nói, tưởng tượng, hình dung, chúng tacũng không xuất phát từ những con người chỉ tồn tại trong lời nói,trong ý nghĩ, trong tưởng tượng, trong biểu tượng của người khác,

để từ đó mà đi tới những con người bằng xương bằng thịt; không,chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực vàchính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ màchúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếngvang tư tưởng của quá trình đời sống ấy Ngay cả những ảo tưởng hìnhthành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của

Trang 12

quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được

bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất” [6;37,38]

Trên cơ sở đó, Các Mác đưa ra một quan điểm độc đáo về con ngườikhi khẳng định con người là thực thể tự nhiên có tính chất người

Con người tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên.Khẳng định điều này, Các Mác nhấn mạnh: “Như thế nghĩa là giới tự nhiên

là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong

quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại Nói rằng đời sống thể xác vàtinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng quachỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con

người là một bộ phận của giới tự nhiên” [11;257]

Khi xác định bản chất tự nhiên của con người, các nhà sáng lập chủnghĩa Mác tập trung vào những hoạt động của con người trong lịch sử CácMác cho rằng: “Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vậtngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình -

đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ranhững tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất

người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó” [11;259) Các Mác

nhấn mạnh, con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản

Trang 13

xuất ra toàn bộ giới tự nhiên Hơn thế nữa, việc tái sản xuất của con ngườikhông chỉ nhằm giải quyết nhu cầu vật chất, mà còn vì những nhu cầu tinhthần Do đó, theo Các Mác, “con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn conngười thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản phẩm của con vật trực tiếpgắn với cơ thể thể xác của nó, còn con người thì đối diện một cách tự do vớisản phẩm của mình Con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu củaloài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loàinào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng; do

đó con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp” [11;259]

Trong nghiên cứu của mình, mặc dù tiếp thu quan điểm đề cao yếu tố

tự nhiên trong sự tồn tại người của Phoiơbắc, song Các Mác không dừng lại

ở tư tưởng của Phoiơbắc, mà đi xa hơn và hoàn chỉnh khái niệm con ngườicủa mình Các Mác viết: “con người là một sinh vật có ý thức, nghĩa là đờisống của bản thân con người là một đối tượng đối với con người, chính chỉ

vì con người là một sinh vật có tính loài Chỉ vì thế mà hoạt động của conngười là hoạt động tự do [11;258]

Khi phân tích sự tồn tại của con người với nghĩa là sinh vật có tínhloài, Các Mác nhận ra rằng nó có hai mặt tự nhiên và xã hội Mặt tự nhiên

là thể xác, là cơ thể sinh vật của con người và mối liên hệ hữu cơ của nóvới giới tự nhiên ở bên ngoài cơ thể ấy Còn mặt xã hội chính là hoạt độnglao động, là liên hệ của con người với nhau và là tất cả những gì hình thànhtrên cơ sở hoạt động và liên hệ ấy như nhà nước, khoa học, nghệ thuật, tôngiáo, ý thức… Hai mặt này liên hệ hữu cơ với nhau trong cùng một thựcthể là con người Các Mác cho rằng, ở cả hai mặt tự nhiên và xã hội, conngười đều có những đặc trưng làm cho nó phân biệt đối với loài vật, đó làtính người của con người Bản chất của con người xét từ hai mặt tự nhiên

và xã hội nhưng về cơ bản là ở mặt xã hội của nó

Trang 14

Trong con người, mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất với nhau, mặt

tự nhiên là cơ sở của mặt xã hội, còn mặt xã hội là đặc trưng của sự tồn tạingười, tuy nhiên đó không phải là sự thống nhất trong sự tồn tại câm lặng,tĩnh tại, cô lập của cá thể người, mà là sự thống nhất được biểu hiện ra trongđời sống hiện thực, trong hoạt động sinh sống con người Cơ sở của sự thốngnhất đó là hoạt động sinh sống của con người, trong đó trước hết là hoạtđộng sản xuất vật chất Nhờ hoạt động này, con người đã cải tạo tự nhiên, cảitạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình, làm cho mình ngày càng hoànthiện Chính những hoạt động này chứ không phải là cái gì khác đã làm biếnđổi mặt tự nhiên của con người và làm cho nó mang tính xã hội Và cũngchính hoạt động thực tiễn ấy đã làm cho những nhu cầu sinh vật ở con ngườitrở thành nhu cầu xã hội Với quan điểm này, Ph.Ăngghen đã khẳng định, laođộng là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và trên một

ý nghĩa nào đó chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người

Như vậy, Các Mác đã đưa ra một quan niệm độc đáo, đúng đắn, khoahọc về con người Đó là quan niệm coi con người là sự thống nhất giữa cái tựnhiên tự có với cái tự nhiên được sáng tạo bởi con người, giữa thực thể tựnhiên và thực thể xã hội, giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của conngười Hai mặt tự nhiên và xã hội trong con người có quan hệ chặt chẽ vớinhau, nếu như mặt tự nhiên là điều kiện cần thì mặt xã hội là điều kiện đủ đểcon người trở thành Người theo đúng nghĩa của nó Chỉ có trong xã hội, conngười mới thể hiện bản chất tự nhiên và bản chất xã hội của mình Bằng hoạtđộng thực tiễn, con người hình thành nên những phẩm chất đặc thù của nó,những phẩm chất mà không một loài vật nào có được là phẩm chất xã hội

Thứ hai, khi bàn về vấn đề bản chất con người, Các Mác khẳng định:

“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cánhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hoà những quan hệ xã hội” [6;19]

Trang 15

Theo đánh giá của Lênin, đây là một luận điểm hết sức nổi tiếng vàtiêu biểu cho triết học Mác – Lênin về bản chất con người Luận điểm này

đã trở thành cơ sở khoa học cho chủ nghĩa Mác- Lênin và các khoa họckhác khi nghiên cứu, giải quyết vấn đề con người Nhiều nhà tư tưởng đãthừa nhận rằng, khó mà tìm thấy trong lịch sử nhận thức khoa học của nhânloại một chân lý nào mà mới nhìn tưởng như đơn giản và rõ ràng, nhưng vềthực chất, lại có thể sâu sắc và căn bản hơn luận điểm của Các Mác về bảnchất con người

Các Mác chỉ rõ: “Đời sống xã hội, về thực chất là có tính chất thựctiễn Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đềuđược giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sựhiểu biết thực tiễn ấy” [6;20] Hơn nữa, khi nhấn mạnh vai trò to lớn củathực tiễn, Các Mác đã khẳng định: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thíchthế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [6;20]

Các Mác đặt con người trong tính hiện thực, điều đó có nghĩa conngười là hiện thực, không phải là cái gì trừu tượng mà là cụ thể - cảm tính.Con người được hiện ra dưới hoạt động thực tiễn, phong phú, đa dạng Đó làcon người sống trong một thời đại nhất định, một môi trường xã hội nhấtđịnh với các điều kiện tự nhiên, sinh quyển, khí quyển… và những mối quan

hệ phức tạp và ngày càng phong phú cùng với sự phát triển của văn minh

Trong hoạt động thực tiễn của con người, sản xuất vật chất là hoạtđộng cơ bản nhất Chính trong hoạt động sản xuất, con người đã tạo ra đờisống của mình, con người có những quan hệ năng động, tích cực hai chiều

và nhiều chiều với tự nhiên, với đồng loại Qua sự tác động của con ngườivới tự nhiên, con người đã làm biến đổi tự nhiên, đồng thời làm biến đổichính bản thân mình Các Mác viết: “Lao động trước hết là một quá trìnhdiễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt độngcủa chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi

Trang 16

chất giữa họ và tự nhiên Bản thân con người đối diện với thực thể của tựnhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên Để chiếm hữu được thựcthể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình,con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay vàchân, đầu và hai bàn tay Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoàithông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồngthời làm thay đổi bản tính của chính nó”.[9;274]

Các Mác khẳng định nét đặc trưng riêng của quá trình lao động củacon người là sử dụng và sáng tạo ra những tư liệu lao động Phran-clin ởđiểm này cũng có quan điểm tương đồng với Các Mác khi ông định nghĩacon người là động vật chế tạo công cụ lao động

Các Mác không chỉ xem xét con người với các hoạt động thực tiễn

mà còn xem xét nó trong một thời đại nhất định, một giai đoạn lịch sử cụthể, chịu ảnh hưởng của một môi trường tự nhiên nhất định Và vì thếchúng ta cần phải thấy thế nào là bản chất con người nói chung và bản chất

ấy biến hình như thế nào trong mỗi thời đại nhất định Bất kỳ lịch sử nàocũng không phải là cái gì khác mà là sự hoạt động không ngừng của bảnchất con người

Bản chất xã hội chính là cái chung của con người, nhưng trong mỗigiai đoạn lịch sử bản chất ấy lại được thể hiện với những nét đặc trưngriêng Cái chung và cái riêng ở đây thống nhất biện chứng với nhau và luônluôn chuyển hoá lẫn nhau Ở mỗi thời đại khác nhau, bản chất con ngườihiện ra với những đặc điểm khác nhau, bởi vì, xã hội loài người luôn luônvận động từ hình thái KT - XH này sang hình thái KT - XH khác Mà conngười lại là sản phẩm của xã hội, vì thế con người cũng phải biến đổi theocho phù hợp Con người ở thời đại nào thì mang dấu ấn của thời đại ấy.Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người sẽ mang tính giai cấp

Trang 17

Các Mác đề cập đến tính hiện thực của bản chất con người nghĩa làxem xét con người trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể, cảm tính và tồn tạitrong một thời đại nhất định Nó được hiện ra trong sự hình thành, pháttriển, trong bản chất và sự tồn tại của nó với tính cách là chủ thể hoạt độngthực tiễn, đa dạng; đồng thời con người cũng là cá thể tộc loại hoặc cá nhânthuộc một tập đoàn, một giai cấp, một xã hội nhất định, trong đó, hạt nhâncủa tính hiện thực ấy chính là tổng hoà các quan hệ xã hội Trong quá trìnhlao động sản xuất, con người không chỉ tác động vào tự nhiên, mà còn tácđộng lẫn nhau và nhờ vậy, hình thành nên các quan hệ xã hội Sở dĩ CácMác xét con người trong tổng hoà các quan hệ xã hội để nhằm đối lập vớiluận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên còn bỏqua không nói gì đến mặt xã hội của con người, đồng thời Các Mác cũngnhấn mạnh mặt xã hội là yếu tố đặc thù để phân biệt con người với con vật.

Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xemcon người với tất cả các quan hệ xã hội của nó, không những chỉ trongnhững quan hệ xã hội hiện có, trong đó con người đang sống mà cả nhữngquan hệ xã hội hiện có đã có từ trước kia trong một tổng thể với tất cảnhững mối liên hệ biện chứng của chúng, bởi vì trong lịch sử của mình, conngười phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc đẩy conngười vươn tới hoặc ngược lại Bởi thế “lịch sử chẳng qua chỉ là sự nốitiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thácnhững vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cảnhững thế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạtđộng được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, vàmặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn

toàn thay đổi” [6;65]

Theo Các Mác, bản chất con người không phải là cái sinh thành bấtbiến mà có sự vận động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh,

Trang 18

của thời đại Cụ thể là bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổicùng với những phương thức sản xuất lớn với những chế độ chính trị khácnhau Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã

bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội

Trong một xã hội có nhiều các quan hệ xã hội Xét các quan hệ vềmặt xã hội có: quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, gia đình, quan hệ giữa cácliên minh, giữa các cá nhân và xã hội, giữa các cộng đồng xã hội… Xét vềmặt tổ chức và kỹ thuật đó là sự tương tác của con người trong quá trìnhlao động trực tiếp, trao đổi các hoạt động Xét về mặt vật chất đó là cácquan hệ sản xuất Xét về mặt tư tưởng đó là các quan hệ chính trị, các quan

hệ đạo đức, các quan hệ thẩm mỹ, các quan hệ pháp quyền, các quan hệ tôngiáo khác… Trong các quan hệ xã hội đó, quan hệ sản xuất giữ vai tròquyết định, bởi lẽ nó đã tạo ra đời sống con người và xã hội loài người.Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.Các quan hệ sản xuất cấu thành mặt tất yếu của mọi phương thức sản xuất,bởi vì con người chỉ có thể tiến hành sản xuất khi họ kết hợp với nhau theomột phương thức nào đó

Các Mác xem bản chất con người là “tổng hoà các quan hệ xã hội”

có nghĩa là bản chất con người không phải là sự tập hợp, hay tổng số họcđơn giản các quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng, chằng chịt, mà là một sựtổng hoà mang tính biện chứng do các quan hệ xã hội đưa lại, trong đóquan hệ cơ bản là quan hệ lợi ích, quan hệ kinh tế tồn tại như là nguồn gốc,

cơ sở xác lập nên bản chất của nó, tức là quy định nên sự “tổng hoà” đó.Như thế, nếu kết hợp với quan điểm của Các Mác về bản chất của conngười trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” chúng ta thấy bản chấtcủa con người không phải cái gì đó tĩnh tại, “câm lặng” trong nó, mà là quátrình không ngừng được xác lập và được biểu hiện ra trong sự tồn tại, hoạtđộng của con người với tư cách là tổng hoà của những quan hệ xã hội vốn

có của nó

Trang 19

Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn năng động, tích cực,con người đã hình thành nên những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hộitạo lập nên bản chất xã hội con người Nói một cách khác, tất cả các quan

hệ xã hội được tổng hoà một cách biện chứng lại tạo thành bản chất conngười, cho dù đó là con người xã hội nói chung hay con người cá nhânriêng lẻ Đúng như Các Mác viết “sự phát triển của một cá nhân đượcquyết định bởi sự phát triển của tất cả những cá nhân khác mà cá nhân

ấy đang trực tiếp hoặc gián tiếp giao tiếp, rằng các thế hệ của những

cá nhân quan hệ với nhau, bị ràng buộc với nhau, rằng sự tồn tại vềhình thể của thế hệ sau do những thế hệ trước của họ quyết định,những thế hệ sau ấy thừa kế lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp

do những thế hệ trước tích luỹ, điều đó quyết định những mối quan hệqua lại của chính thế hệ ấy Tóm lại, chúng ta thấy rằng sự phát triểnđang diễn ra và lịch sử của một cá nhân riêng lẻ tuyệt nhiên khôngthể tách rời với lịch sử của những cá nhân trước kia hoặc cùng thời vớimình, mà là do lịch sử ấy quyết định” [6;642]

Khi nhấn mạnh mặt xã hội trong bản chất con người, không có nghĩa

là Các Mác gạt bỏ yếu tố tự nhiên Trong các quan hệ xã hội của con ngườiđều chứa đựng tính tự nhiên được biểu hiện ở nhu cầu, lợi ích, Mặt khác,các quan hệ xã hội của con người không tách rời với các quan hệ tự nhiên

và quan hệ của con người với con người không nằm ngoài mối quan hệ conngười với tự nhiên Khi Các Mác khẳng định, trong tính hiện thực của nó,bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, Các Mác đã phêphán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc Do đó, quan điểm này củaCác Mác không hề phiến diện, mà ngược lại là một phát hiện có giá trịkhoa học to lớn về bản chất con người

Thứ ba, khi làm rõ vấn đề con người và bản chất con người, họcthuyết Mác – Lênin khẳng định: con người là chủ thể và là sản phẩm củalịch sử

Trang 20

Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sửnhân loại, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định, khuynh hướngchung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển củalực lượng sản xuất – đó là con người và những công cụ lao động do conngười tạo ra Sự phát triển đó của lực lượng sản xuất tự nó đã nói lên trình

độ phát triển của xã hội Rằng lực lượng sản xuất, theo Các Mác là kết quảcủa nghị lực thực tiễn của con người Mỗi thế hệ con người bao giờ cũngnhận được những lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra và sử dụngchúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới Nhờ sự chuyển giaolực lượng sản xuất ấy mà con người đã hình thành nên mối liên hệ tronglịch sử loài người Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng pháttriển thì lịch sử đó càng trở thành lịch sử loài người Với quan điểm đó,Mác đi đến kết luận: “Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữanhững con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của

sự phát triển cá nhân của những con người” [10;657]

Học thuyết Mác khẳng định: Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã

in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạođời sống xã hội và qua đó, phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình.Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình phát triển lịch sử.Con người làm nên lịch sử của chính mình Do vậy mà lịch sử là lịch sửcủa con người, do con người và vì con người Con người vừa là sản phẩmcủa hoàn cảnh, vừa là chủ thể của mọi biến cố của hoàn cảnh Bằng hoạtđộng thực tiễn năng động và sáng tạo, con người làm thay đổi không chỉ bộmặt tự nhiên, mà cả bộ mặt xã hội của chính mình

Với quan niệm đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng địnhrằng, không phải lịch sử sử dụng con người như một phương tiện để đạtmục đích; rằng con người vừa là tiền đề thường xuyên của lịch sử, vừa làsản phẩm, là kết quả thường xuyên của lịch sử Do vậy, theo các ông, chính

Trang 21

con người phải nhân đạo hoá hoàn cảnh, tạo ra hoàn cảnh hợp tính người

để phát triển bản chất và hoàn thiện nhân cách của chính mình Con người,với khả năng lao động và năng lực sáng tạo tiềm tàng, đã làm nên các cuộccách mạng trong những thời đại văn minh của nó, từ nền văn minh cổ đạiđến văn minh hiện đại Với khả năng và năng lực đó, con người chính làđộng lực cho sự phát triển KT - XH và là chủ thể sáng tạo nên những nềnvăn minh trong lịch sử nhân loại

Như vậy, trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, conngười không phải là cái gì đó trừu tượng, mà là sản phẩm của tự nhiên, của

xã hội, mang tính lịch sử - cụ thể Con người – đó là con người hiện thực,con người cụ thể Bản chất của con người được thể hiện ra, tồn tại và pháttriển trong lao động sản xuất, trong hoạt động chinh phục tự nhiên và cảitạo xã hội của con người Bản chất của con người do những mối quan hệ xãhội quy định

Mặc dù những tư tưởng, những luận điểm của Các Mác và Ph.Ăngghen về con người được các ông trình bày trong nhiều tác phẩm cơ bảncủa mình, nhưng nếu hệ thống lại có thể hình thành nên một học thuyết kháhoàn chỉnh về con người Thực tiễn lịch sử của cách mạng vô sản, của conđường xã hội chủ nghĩa là minh chứng cho những giá trị của học thuyếtMác nói chung và học thuyết Mác về con người nói riêng

1.1.2 Vấn đề giải phóng con người

Trước hết, cần khẳng định rằng: Triết học Mác- Lênin không phải làtrường phái triết học đầu tiên đề cập vấn đề giải phóng con người Tronglịch sử đã có nhiều học thuyết quan tâm nghiên cứu vấn đề này, nhưngchưa xác định đối tượng, phương pháp và con đường của vấn đề giải phóngcon người

Trường phái triết học duy tâm và tôn giáo khẳng định giải phóng conngười là sự giải thoát về mặt tâm linh để con người đạt được cuộc sống cực

Trang 22

lạc, vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới hư ảo ngoài thế giới thực tại.Còn các nhà duy vật trước Mác do không hiểu đúng bản chất con ngườinên không thể xác định đúng đắn những nội dung cho quá trình giải phóngcon người.

Khi CNTB xuất hiện, giai cấp tư sản phương Tây đã thực hiện các cuộccách mạng giải phóng con người Nhưng về bản chất, giai cấp tư sản đã tróichặt con người bằng ràng buộc khác nghiệt ngã hơn – ràng buộc con người

về mặt kinh tế, phân hoá xã hội thành hai đối cực: nhà tư bản bóc lột vàngười lao động bị bóc lột

Triết học Mác – Lênin ra đời và xem vấn đề giải phóng con người làmột trong những nội dung quan trọng trong hệ thống nghiên cứu của mình.Triết học Mác – Lênin xác định: bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ởchỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bảnthân con người, là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hoá

Khái niệm “tha hoá” Mác đã thừa kế của Hegel để vận dụng vào vấn

đề lao động nhằm phê phán cơ chế sản xuất TBCN với một số luận điểmquan trọng sau đây:

Thứ nhất, theo Các Mác lao động bị tha hoá là lao động làm ngườilao động đánh mất mình trong “hoạt động người” nhưng lại tìm thấy mìnhtrong “hoạt động vật” Tức là người lao động thực hiện hoạt động khôngphải vì thoả mãn nhu cầu lao động mà chỉ vì sự sinh tồn của thể xác TheoMác, từ sự kiện lao động bị tách rời khỏi điều kiện lao động, trong lịch sửkhông phải lúc nào cũng có hiện tượng đó, thí dụ như trong những nền sảnxuất cá thể ở đó lao động bao giờ cũng gắn liền với điều kiện lao động,

người sản xuất bao giờ cũng là chủ nhân của tư liệu sản xuất Còn trong

CNTB thì hoàn toàn ngược lại: giai cấp công nhân không có gì để đi vàosản xuất ngoài sức lao động có thể đem ra bán một cách trôi nổi trên thịtrường, tuỳ thuộc hoàn toàn vào sự quyết định của người mua được, hoàn

Trang 23

toàn thụ động trong suốt quá trình sản xuất: tất cả những phương tiện sảnxuất và cả những sản phẩm do họ làm ra cũng hoàn toàn xa lạ với họ.Những người lao động đã phải sống cuộc đời giống như những kẻ bị đày ải,

xa rời hoàn toàn khỏi quê hương của mình - Đó là lao động bị cưỡng bức.Điều này tất yếu dẫn đến việc người lao động chỉ cảm thấy mình hành động

tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật như ăn, uống, sinh đẻcon cái, v.v; còn trong những chức năng con người thì người lao động cảmthấy mình chỉ là con vật Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận củacon người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật Tính

bị tha hoá của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sựcưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh laođộng như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy

Thứ hai, lao động bị tha hoá là lao động làm đảo lộn các quan hệ củangười lao động Theo Các Mác thì xã hội TBCN chỉ là một cộng đồng đãtan vỡ, ở đó ý thức về tập thể và giống loài đã bị phá rã để thay thế bằng cái

xã hội nguyên tử, bao gồm những cá nhân với tư cách là những tư nhân,sống biệt lập với nhau hoàn toàn Mối quan hệ giữa lao động và tự nhiêncũng đã mất đi tính trực tiếp, sáng sủa, dễ hiểu giữa con người với tư liệulao động cũng như giữa con người với con người Trong lao động, ngườilao động thực hiện quan hệ với tư liệu sản xuất là quan hệ với đồ vật Song,

vì người lao động hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên không phảicon người sử dụng tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất sử dụng con người.Mặt khác, chỉ vì phải có sản phẩm để nhận thù lao mà người lao động phảilao động nên con người đã bị sản phẩm của chính bàn tay mình nô dịch.Người lao động tạo ra sản phẩm song sản phẩm không phải của người laođộng mà của người chủ nên nó trở nên xa lạ đối với người tạo ra nó Trênthực tế, hàng hoá chính là của cải do lao động tạo ra để sử dụng một cách

cụ thể, trực tiếp; nhưng trong chế độ tư bản, hàng hoá được làm ra cho thị

Trang 24

trường, trước hết để bán chứ không phải để tiêu dùng Xã hội tư sản là một

xã hội kinh tế, mọi quan hệ chính thức của xã hội đều bị quy định bởi tiêuchuẩn sản xuất hàng hoá Chỉ có trong những lĩnh vực riêng tư, ngoài sảnxuất, người ta mới có thể gặp được một cái gì đó mang tính con người

Cùng với quá trình trên, là người lao động phải thực hiện quan hệvới người chủ Đây là quan hệ giữa người với người Song, người lao độngquan hệ với người chủ thông qua số sản phẩm người chủ thu được và sốtiền thù lao mà người lao động được trả Cho nên về bản chất quan hệ giữangười với người đã trở thành quan hệ giữa người với đồ vật

Thứ ba, trong chế độ TBCN, cuộc cạnh tranh tàn khốc giữa những cánhân với tư cách là những tư nhân là cái lô gích nội tại và tất yếu của sự tan

vỡ của những giá trị cộng đồng Khi mỗi người chỉ biết nghĩ đến mình vàluôn tìm mọi cách để khẳng định mình trong một xã hội kinh tế coi giá trịtrao đổi là cao hơn tất cả, thì tình trạng “mọi người chống lại mọi người” làphổ biến và không ngừng được mở rộng quy mô để đi tìm giá trị ấy CácMác cho rằng đây không phải đơn giản là cái lòng tham lam ích kỷ kiểunhững kẻ tích trữ tiền thời cũ: vì tiền là biểu hiện của giá trị trao đổi đã bịbiến thành một thực thể trừu tượng, vận động tự thân trong phương thứcsản xuất TBCN, cho nên cuộc chạy đua kiếm tiền trong chế độ tư bản cũngmang cái hình thức TBCN rất đặc biệt – trừu tượng, tự thân, vượt lên mọicái cụ thể Những người tổ chức sản xuất là giai cấp tư sản muốn tồn tạiđược trong cơ chế đó không thể không làm mọi cách để tiêu diệt lẫn nhau.Còn đối với những người trực tiếp sản xuất là giai cấp vô sản do ảnh hưởngcủa cuộc cạnh tranh mang tính toàn diện nói trên, biểu hiện cụ thể ở đây làviệc tranh giành tìm kiếm công ăn việc làm, cũng đã có tác dụng bất lợi cho

họ – bị những người tổ chức sản xuất căn cứ vào để hạ thấp tiền công hoặcđẩy vào tình trạng thất nghiệp triền miên Vấn đề đạo đức, tinh thần khôngphải không được đặt ra gay gắt đối với nó; nhưng tất cả đều được coi như

Trang 25

những thứ thuộc vào những lĩnh vực phi kinh tế, ngoài kinh tế, có thể ảnhhưởng tác động trong chừng mực nào, nhưng không thể làm suy chuyểnđược những nguyên lý nền tảng của nó

Thứ tư, cũng trong CNTB, chính lao động đã làm người lao động bịphát triển què quặt Đây chính là hệ quả của sự phát triển khoa học, kỹ thuật,công nghệ và việc sử dụng những thành tựu của nó chỉ vì lợi nhuận Với mụcđích sản xuất vì lợi nhuận nên khoa học kỹ thuật, công nghệ càng ngày càngphát triển thì máy móc thay thế người lao động ngày càng nhiều, chuyênmôn hoá lao động càng sâu, số người lao động bị máy móc thay thế càng lớn,những người còn lại bước vào quá trình lao động thuần tuý thực hiện nhữngthao tác mà dây chuyền sản xuất đã quy định Vì vậy, theo Các Mác, nền sảnxuất máy móc vì lợi nhuận đã ném một bộ phận công nhân trở về với laođộng dã man và biến một bộ phận công nhân thành những cái máy

Như vậy trong CNTB sự tồn tại hai giai cấp cơ bản là vô sản và tưsản cũng như sự tồn tại sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vôsản là hiện hữu và phổ biến Mác đã tìm ra được khái niệm giá trị thặng dư

để diễn tả luận đề đó một cách rất cô đọng, và nội dung của nó chính là sựkhai thác và sử dụng lao động thặng dư theo phương thức TBCN Điều nàytrái với các lý luận của giai cấp tư sản về nên sản xuất TBCN

Về nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của lao động trong CNTB, CácMác cho rằng nguyên nhân trực tiếp là chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất Sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN với chế độ tư hữu tư bản

về tư liệu sản xuất đã tập trung trong tay một số nhà tư sản, một số tập đoàn

tư bản làm tuyệt đại đa số người lao động trở thành vô sản Nhu cầu sinhtồn đã buộc những người không có tư liệu sản xuất tự nguyện một cáchcưỡng bức đến với các nhà tư sản và họ trở thành những người lao độnglàm thuê cho nhà tư sản Và do đó, quá trình người bóc lột người, quá trìnhlao động bị tha hoá đã diễn ra

Trang 26

Về phương thức và lực lượng giải phóng con người, triết học Mác –Lênin khẳng định: Giải phóng con người là xoá bỏ người bóc lột người,xoá bỏ tha hoá để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chânchính của mình Song con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì

do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xãhội Việc giải phóng con người phải được thực hiện trong xã hội loài người

Triết học Mác – Lênin khẳng định: Nguyên nhân sinh ra tha hoá làchế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên xoá bỏ một cách tích cực chế độ tưhữu với tính cách là sự khẳng định sinh hoạt của con người là sự xoá bỏmột cách tích cực mọi sự tha hoá

Điều này cũng có nghĩa là lực lượng thực hiện sự “xoá bỏ” ở đâychính là những người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất – giai cấp vô sản.Sức mạnh giải phóng của họ không phải là sức mạnh của những cá nhânđơn độc mà như Các Mác đã chỉ rõ: chỉ khi nào họ nhận thức được và tổchức được “những lực lượng của bản thân” thành những lực lượng xã hội –cũng chính là những lực lượng chính trị – thì giải phóng con người mớithực hiện được Giải phòng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, khỏi sự nô dịch trởthành hình thức chính trị của sự giải phóng giai cấp vô sản, song ở đâykhông chỉ là sự giải phóng cho họ vì sự giải phóng cho họ bao hàm sự giảiphóng toàn thể nhân loại V.I Lênin nhận định, điểm chủ yếu trong họcthuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp

vô sản là những người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa

1.1.3 Vấn đề quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người làmột chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể khônglặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ…

Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành Những cá nhân nàysống và hoạt động trong những nhóm cộng đồng, tập đoàn xã hội khác

Trang 27

nhau do điều kiện lịch sử quy định Trong mối quan hệ với xã hội, cá nhânbiểu hiện ra với tư cách sau:

Một là: Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài "người".Không có con người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính

Hai là: Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộngđồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách

Ba là: Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xãhội Nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử cá nhân là một hiện tượng

có tính lịch sử Mỗi thời kỳ lịch sử có một "kiểu xã hội của cá nhân" mangtính định hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của conngười trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó

Nếu như cá nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể vớigiống loài, sự khác biệt biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân này với cá nhânkhác thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt những yếu tố bên trongriêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhânkhác Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêngbiệt của mỗi cá nhân Đó là thế giới của "cái tôi" do tác động tổng hợp củacác yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên Mỗi cá nhân "dấn thân" vàocuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của xã hội vào bêntrong mình, thực hiện quá trình so sánh lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên thếgiới riêng của mình Đây là quá trình kép, xã hội hoá cá nhân và cá nhânhoá xã hội, cá nhân xã hội và cá nhân nhân cách là thống nhất Với nhâncách riêng, mỗi cá nhân có khả năng ý thức về mình, làm chủ cuộc sốngcủa mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thểtrong xã hội

Vấn đề cá nhân, nhân cách không giải quyết một cách khoa học nếukhông có phương hướng triết học rõ ràng giải quyết mối quan hệ cá nhân

và xã hội Mối quan hệ này được giải quyết liên tiếp thông qua tập thể cơ

Trang 28

sở Nó tạo thành một bộ phận hết sức quan trọng của một cơ thể xã hộihoàn chỉnh Cá nhân có nhân cách gia nhập vào tập thể như là bộ phận củacái toàn thể, thể hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể, nhưngkhông "hoà tan" vào tập thể Đây là mối quan hệ biện chứng bao hàm mẫuthuẫn cá nhân và tập thể Tuỳ theo tính chất và khả năng giải quyết nhữngmâu thuẫn đó mà mối quan hệ này có thể duy trì phát triển hoặc tan rã.

Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác độngnhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định Nền tảng của quan hệ này làquan hệ lợi ích Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp cácquan hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thànhviên vào các quá trình KT - XH và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độcao hơn Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cánhân được thực hiện Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn làchủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hộikhác Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phảiriêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giaicấp, dân tộc, nhân dân) Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhânhành động như chủ thể lịch sử Cá nhân chỉ được hình thành phát triểntrong xã hội, trong tập thể Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thứcđặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau

Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh để dành tự dongày càng cao Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, tự do của người nàyđược thực hiện bằng cách tước đoạt tự do của người khác Tự do cá nhâncủa giai cấp thống trị được đảm bảo bằng cách tước đoạt tự do của giai cấp

bị trị Cho nên, quá trình đấu tranh của giai cấp và quần chúng lao động làquá trình giành tự do của họ đã bị giai cấp thống trị cướp đoạt Tự do củacon người không tách rời những điều kiện xã hội, không tách rời trình độcủa con người chinh phục thiên nhiên Chỉ đến chủ nghĩa xã hội và chủ

Trang 29

nghĩa cộng sản con người mới thực sự có tự do ở đây, tất cả những vấn đề

về lực lượng sản xuất, quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị, đấu tranh giaicấp… đều được thực hiện theo mục đích phát triển tối đa năng lực conngười và vì con người Trước đây Các Mác và Ph Ănghen đã chỉ ra rằng,nền sản xuất TBCN đã làm phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụthuộc phổ biến giữa các dân tộc và "sản xuất vật chất đã như thế thì sảnxuất tinh thần cũng không kém như thế" Chủ nghĩa tư bản hiện đại đangđẩy mạnh quá trình này, nhưng về thực chất đó vẫn là sự mở rộng quan hệbóc lột và nô dịch con người sang các dân tộc khác Nó tạo ra một số nước

tư bản phát triển cao, giàu có, thì đồng thời cũng làm cho châu Phi đói,châu Á nghèo, châu Mỹ La tinh nợ nần chồng chất

Chủ nghĩa xã hội thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống nhân loại

để mỗi dân tộc có điều kiện tiếp cận nhanh chóng những giá trị tiến bộ củanhân loại, làm cho con người phát triển nhân cách phong phú, biết đấutranh chống những quan hệ không có tính người trong cuộc sống nhân loại

Đó là đặc trưng của chủ nghĩa nhân đạo XHCN trong quan hệ giữa cá nhân

“tài”, “hồng”, “chuyên” là yếu tố then chốt, có tính quyết định đối vớithành công của cách mạng, tiến bộ xã hội Người khái quát và căn dặn: “Vìlợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng

người” [27;228] Trung thành với tư tưởng của Người, trong suốt toàn bộ

Trang 30

sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta luôn lấy việc xây dựng, phát huynguồn lực con người làm mục tiêu phấn đấu cao nhất Tư tưởng đó được cụthể hoá trong các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, đặc biệt qua các kỳ Đại hộicủa Đảng.

Năm 1945, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, chính phủ

đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh về giáo dục, về y tế, về văn hoá, vềkhắc phục tình trạng đói nghèo… từ đó tạo điều kiện, cơ hội phát huyquyền làm chủ của nhân dân, đồng thời nâng cao đời sống nâng cao đờisống vật chất và tinh thần để nhân dân có đủ năng lực tham gia vào cải tạo,xây dựng nền KT – XH

Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền, ở miền Bắc, Đảng

ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc xây dựng CNXH, tiến hành bacuộc cách mạng (cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng quan hệ sảnxuất, cách mạng tư tưởng văn hoá) với mục tiêu cao nhất là đưa nhân dântrở thành người chủ xã hội, giải phóng và phát triển con người toàn diện.Văn kiện Đại hội III của Đảng đã khẳng định: “con người là vốn quý nhất”,đồng thời khẳng định quan điểm: sự nghiệp giáo dục của chúng ta là phảibồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giácngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hoá và kỹ thuật, có sức khoẻ, những ngườiphát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới…

Đại hội IV của Đảng đề ra luận điểm giáo dục, hình thành và pháttriển con người mới với những đặc trưng nổi bật là tinh thần làm chủ tậpthể, yêu nước xã hội chủ nghĩa, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, cólòng yêu nước nồng nàn kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng, có tìnhyêu thương sâu sắc với nhân dân lao động

Đại hội V của Đảng tiếp tục khẳng định đẩy mạnh công cuộc xâydựng nền văn hoá mới và con người mới, bám sát yêu cầu của cách mạng

Trang 31

và phù hợp với khả năng kinh tế, thúc đẩy tốt hơn công cuộc xây dựng chế

độ mới và nền kinh tế mới

Xuất phát từ thực trạng đất nước, trên cơ sở những nghiên cứu lýluận nói chung, trong đó có lý luận về con người và vai trò của nhân tố conngười nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới một cách sâu sắc quanniệm về CNXH, về con đường xây dựng CNXH, về sự phát triển xã hội và

về con người Đại hội VI của Đảng đã quyết định thực hiện đường lối đổimới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh Đại hội đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố conngười, phát huy yếu tố con người, gắn phát triển kinh tế với phát triển xãhội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cao nhất của mọihoạt động Đó là một bước ngoặt về chất trong việc thực hiện nhiệm vụphát triển con người bằng cách mở rộng cơ hội phát triển cho các cá nhân

và cộng đồng xã hội và tạo ra một môi trường khuyến khích tính chủ độngsáng tạo của họ trong các hoạt động KT - XH

Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh chính trị và Chiếnlược ổn định và phát triển KT - XH đến năm 2000 Tư tưởng xuất phátđiểm của chiến lược này là đặt con người vào vị trí trung tâm của chiếnlược KT - XH, đó là xã hội của dân, do dân, vì dân, nhằm giải phóng vàphát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, từng tập thể lao động và cả cộng đồngdân tộc Đảng ta đã khẳng định: chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội donhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lộtbất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ cũng đã khẳngđịnh: Phương hướng lớn của chính sách xã hội: phát huy nhân tố con ngườitrên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi côngdân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa

Trang 32

đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắtvới chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Đại hội VIII của Đảng chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,

mở ra bước ngoặt lịch sử đưa đất nước lên một thời kỳ phát triển hoàn toànmới Trong các quan điểm về CNH, HĐH có một quan điểm cực kỳ quantrọng đã khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố

cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” Đại hội đã chỉ rõ: “Tăngtrưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trongtừng bước và trong suốt quá trình phát triển Công bằng xã hội phải thểhiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kếtquả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và

sử dụng tốt năng lực của mình” [14;113]

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định con người là trung tâm củaquá trình phát triển, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quátrình phát triển Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoáVIII trình Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định: “Nâng caonăng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng,tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng những thành quả phát triển,

đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền

văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội” [15;163] Đường lối này đượcĐại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục quán triệt và phát huy

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ

sung, phát triển năm 2011) với quan điểm: “Con người là trung tâm của

chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Tôn trọng và bảo vệquyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc,đất nước và quyền làm chủ của nhân dân Kết hợp và phát huy đầy đủ vaitrò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và

Trang 33

cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàulòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sứckhoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chânchính” [17;76,77]

Như vậy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta luôncoi hướng phát triển con người Việt Nam – “con người phát triển cao về trítuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạođức” - vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới.Phát triển con người Việt Nam – đó cũng chính là động lực, là mục tiêunhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theocủa sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH xã hội mà Đảng đang lãnh đạo nhândân ta từng bước thực hiện

1.2.2 Con người - Nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang chứng kiến xu thế phát triểnmạnh mẽ của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Sự xã hội hoá mạnh

mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – côngnghệ hiện đại đã nảy sinh nhu cầu hợp tác đa dạng, nhiều chiều trên phạm

vi toàn cầu Mỗi nước trở thành một bộ phận hữu cơ của thế giới, nền kinh

tế của mỗi nước được đặt trong sự phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại vớinền kinh tế quốc tế Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuyển sang chínhsách mở cửa, hội nhập với bên ngoài Đó là xu thế chung, phổ biến cho tất

cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế kém phát triểnhoặc đang phát triển

Thông quan hội nhập kinh tế quốc tế, sự hợp tác giữa các nước sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho các nước thành viên phát huy những mặt mạnhriêng, phát huy tối đa nội lực, bổ sung lợi thế cho nhau để cùng phát triển,

từ đó góp phần đưa phát triển khu vực tương đối đồng đều, tăng cường khả

Trang 34

năng cạnh tranh, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, nâng cao khả năng tựcường dân tộc, tự cường khu vực Sự ra đời của các liên minh kinh tế lớnnhư: liên minh Châu Âu (EU), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), hộinghị Á – Âu (ASEM), hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), v.v.không ngoài mục đích trên.

Tình hình thế giới trên có ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam Tronghơn hai mươi năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhànước, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được nhiềuthành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực:

Về kinh tế giai đoạn 2001 – 2010, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuậnlợi, vượt quan nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực của haicuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế khu vực và toàn cầu Đánh giá mộtcách tổng thể, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước tatiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, “kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tố độbình quân 7,26%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện Tổngsản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế gấp 3.26 lần so vớinăm 2000; thu ngân sách, kinh ngạch xuất khẩu tăng gấp 5 lần so với năm2000; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD” [17;20]

Về xã hội: Trong 5 năm (2006 – 2010) đã “giải quyết việc làm chotrên 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn dưới

4,5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5% Công tác dân số, kế hoạch hoá gia

đình, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ củaphụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng” [17;154]

Về văn hoá: Hoạt động văn hoá, văn nghệ ngày càng mở rộng, từngbước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân.Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từng bước đivào chiều sâu

Trang 35

Quốc phòng, an ninh được giữ vững Quân đội nhân dân và Công annhân dân tiếp tục được củng cố, xây dựng theo hướng cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ và hiện đại, thực sự là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước

và nhân dân, làm tốt vai trò tham mưu, góp phần chủ động phòng ngừa,làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình”, hoạt động gây rối của các thếlực thù địch

Về đối ngoại: Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vàochiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước Nước ta đã gianhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự

do song phương và đa phương, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và các nguồn lực tài chính khác

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềmnăng “Kinh tế phát triển chưa bền vững Chất lượng tăng trưởng, năngsuất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ

mô chưa vững chắc Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tốphát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu Cáclĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục,nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xãhội xuống cấp Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kếtcấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển Nền tảng đểViệt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hìnhthành đầy đủ Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị -

xã hội và đe doạ chủ quyền quốc gia” [17;93,94]

Cũng như mọi quốc gia khác, nước ta không thể tồn tại và phát triểnnếu ở trạng thái biệt lập Chính bối cảnh quốc tế, xu thế phát triển của thếgiới đặt ra tính tất yếu, khách quan của sự hội nhập Mặt khác, sự hội nhậpcủa nước ta còn được quy định, thúc đẩy bởi chính nhu cầu CNH, HĐH đấtnước, nhu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam

Trang 36

Trên cơ sở nắm bắt tình hình thế giới và trong nước, Đảng và Nhànước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người và nghiên cứu các giảipháp phát triển nguồn lực con người Do đó, để có cơ sở để đề xuất các giảipháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt những đòi hỏi củathời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế, việc xác định đúng đắn các yêu cầu đặt ra đỗi với con người Việt Nam

là việc làm quan trọng và cần thiết

Những yêu cầu đặt ra đối với con người Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, con người Việt Nam phải có trình độ chuyên môn cao, laođộng chuyên nghiệp

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Để thựchiện CNH, HĐH phải sử dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiệnđại, phải tiến hành cách mạng khoa học và công nghệ Trong bối cảnh đó,con người Việt Nam hiện đại không thể không có trình độ chuyên môn cao,bởi nếu không có trình độ chuyên môn cao sẽ không thể nắm bắt được cácthành tựu hiện đại của thế giới và càng không thể ứng dụng chúng vào điềukiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta, do đó, không thể đẩy mạnh sựnghiệp CNH, HĐH được

Trình độ chuyên môn cao cần thể hiện ở khả năng nắm bắt, tiếp cậnnhanh nhạy, kịp thời và đúng hướng xu thế phát triển của những vấn đềthuộc lĩnh vực lao động của mình để có thể lao động một cách sáng tạo,độc lập, có năng suất và hiệu quả tốt Ngoài ra, trình độ chuyên môn caotrong lao động còn thể hiện ở khả năng vận dụng tốt, kịp thời các thành tựukhoa học công nghệ hiện đại, có khả năng cải tiến, hoàn thiện và hiện đạihoá các công cụ và phương thức lao động ở phạm vi và lĩnh vực của chínhmình trên cơ sở của khoa học và công nghệ hiện đại

Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, tác phong lao động chuyênnghiệp là nội dung quan trọng Tính chuyên nghiệp được sản sinh, phát

Trang 37

triển và phát huy trong các xã hội có nền sản xuất lớn, nó được thể hiệnbằng tính tự giác, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, luôn có ý thức laođộng với năng suất chất lượng cao, có tư duy bao quát, tổng thể và hệthống, luôn thể hiện sự tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, làm việc

có năng suất, sáng tạo, có trách nhiệm…

Trình độ chuyên môn cao và tính chuyên nghiệp là một trong nhữngyếu tố cấu thành nên chất lượng nguồn nhân lực hiện đại Trong bối cảnhđầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam với tốc độ và quy mô ngày càng lớn,việc nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực là việc làm cần thiết,cấp bách để tận dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư đó Đây cũng là mộttrong những yêu cầu tất yếu khách quan để thực hiện thành công sự nghiệpCNH, HĐH

Thứ hai, con người Việt Nam phải có đạo đức mới

Nói đến đạo đức mới là nói đến hệ thống các quy tắc, chuẩn mựcquan hệ đạo đức, tương ứng với giai đoạn phát triển xã hội hiện nay, tươngứng với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng kinh tế thị trường, hộinhập quốc tế để phân biệt với hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đạo đức đãtừng tồn tại trong các thời kỳ trước đây

Hội nghị Trung ương Đảng khoá VII lần hai (1996) và lần năm(1998) đều nhấn mạnh những phẩm chất cơ bản của con người mới màchúng ta cần xây dựng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là phát triểntoàn diện cả về tài và đức; phát triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ…Đạo đức trở thành một yêu cầu cơ bản, quan trọng của hình mẫu con người

Việt Nam hiện đại đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “đạo đức là cái gốc của người cách mạng”.

Đạo đức mới của con người Việt Nam hiện nay không thoát ly, táchbiệt với những nội dung đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nó là

sự tiếp thu, kế thừa những nội dung tốt đẹp đó, đồng thời cải biến một số

Trang 38

nội dung cũ cho phù hợp với xã hội hiện đại, gạt bỏ những nội dung lỗi thờikhông còn thích hợp với bối cảnh xã hội hiện nay Đạo đức mới bao hàmtrong nó những nội dung rộng lớn từ lý tưởng phấn đấu cho độc lập dântộc, đất nước phồn vinh, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh đến hành vi tiết kiệm, nếp sống văn minh, lòng trung thực, nhânnghĩa, lối sống lành mạnh…

Mặt khác, các nội dung đạo đức, hay nói cách khác, khía cạnh đạođức trong mỗi con người không bao giờ đứng độc lập, tách rời các khíacạnh khác, mà thường hoà trộn lẫn nhau, đan xen vào nhau, kết hợp bổsung cho nhau làm nên phẩm chất của mẫu hình con người của thời đại,của từng giai đoạn lịch sử, vừa có kế thừa, tiếp thu những nét trong mẫuhình con người của quá khứ vừa mang những nét mới đặc trưng cho mẫuhình con người của giai đoạn mới Ngay cả những nét cũ tiếp thu từ quákhứ thì nội dung, tinh thần và cốt cách của nó cũng đã mang dấu ấn củathời kỳ mới hay được cải biến cho phù hợp với những điều kiện mới

Lối sống giản dị, chất phác, chân thành, khiêm tốn, tiết kiệm, ứng xửhợp lý, hợp tình cũng là một nội dung của đạo đức mới Trong điều kiệnngày nay khi đất nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế, những phẩm chất ấy cần phải được tiếp tục phát huy và trở thànhmột nét đẹp trong lối sống Việt Nam hiện đại Khẳng định lối sống tiếtkiệm, giản dị, chân thành, chất phác và khiêm tốn là một yêu cầu đối vớicon người Việt Nam hiện đại rất cần thiết, góp phần xây dựng con ngườiViệt Nam có định hướng đúng, ngăn ngừa và ngăn chặn tác hại của lốisống trái ngược với thuần phong mỹ tục, xa lại với bản chất nhân nghĩa củangười Việt Nam

Ứng xử hợp lý, hợp tình là một đòi hỏi của lối sống hiện đại của conngười Việt Nam trong thời đại kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhậpquốc tế Trong điều kiện kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của khoa

Trang 39

học công nghệ, giao lưu hợp tác thương mại phát triển cả về quy mô lẫncường độ thì hợp tình tất yếu đồng thời với hợp lý và hợp lý cũng đồng tìnhvới hợp tình.

Điểm quan trọng và thiết yếu trong nội dung đạo đức mới của conngười Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng kinh tếthị trường, hội nhập quốc tế là chống chủ nghĩa cá nhân Đây là một trongnhững nội dung đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trướcđây “đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩnglên trời”.[27;321] Đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọngcủa cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người

Đạo đức mới là đạo đức tiên tiến, kế thừa những truyền thống tốt đẹptrong đạo đức dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, đồng thời đáp ứngđược những đòi hỏi thực tiễn vận động và phát triển của công cuộc xâydựng đất nước hiện nay, “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Nếucon người Việt Nam ngày nay không mang trong mình những nội dung đạođức đó thì không thể là con người văn hoá, không thể đáp ứng được yêucầu CNH, HĐH xây dựng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế

Thứ ba, con người Việt Nam trong thời đại mới phải có tinh thần dân tộc.Tinh thần dân tộc có nguồn gốc sâu xa từ tinh thần yêu nước, là mộtmặt, một phương thức biểu hiện của tinh thần yêu nước, nhưng nó khôngphải là tinh thần yêu nước mà là một nét riêng, độc đáo của nhân cách conngười, một đòi hỏi của thời kỳ hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoahọc công nghệ…với các quốc gia khác Tinh thần dân tộc trái ngược vớithái độ tự ti, bảo thủ, vô trách nhiệm, thiếu ý thức phấn đấu vì sự nghiệpchung của cả dân tộc Tinh thần dân tộc là cấu thành nền tảng của nguồnnhân lực, nếu khơi dậy được nó sẽ là chất kích thích có tác dụng to lớn giúpcon người tin tưởng vào tương lai phồn vinh và thịnh vượng của dân tộc,tạo ra lý tưởng phấn đấu, cống hiến quên mình cho dân tộc, khiến cho con

Trang 40

người trở nên ngoan cường, bền bỉ, kiên trì, quyết tâm không lùi bướctrước gian nan, thử thách.

Trong toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tinh thần dân tộc sẽ cố kết

cả cộng đồng thành một khối thống nhất để hợp tác và cạnh tranh Khôngtạo được khối thống nhất đó để mỗi người đứng riêng lẻ, tách biệt, rời rạcthì sẽ không có sức mạnh, không đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh, càngkhông có khả năng đưa cả dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách trong toàncầu hoá

Để nhìn nhận, đánh giá một con người trong bối cảnh toàn cầu hoá,hội nhập khu vực và quốc tế, yêu cầu tinh thần dân tộc do vậy phải đượcchú trọng hơn trước đây Một mặt, phải khơi dậy, bồi dưỡng, cổ vũ, khuyếnkhích tinh thần dân tộc, mặt khác, để sử dụng nó như một động lực thúcđẩy sự phát triển KT - XH và hội nhập Khơi dậy tinh thần dân tộc cũng làkhơi dậy tự hào dân tộc, phát huy tất cả những gì tốt đẹp, thích hợp chocông cuộc đổi mới, hội nhập và gạt bỏ, sửa đổi tất cả những gì không cònphù hợp, cản trở sự phát triển Tinh thần dân tộc trong điều kiện phát triểnhoà bình của đất nước là một đảm bảo cho sự đoàn kết dân tộc, cho ý chíphấn đấu để dân tộc ta có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu

Nói tóm lại, trong điều kiện hiện nay, tạo dựng, khơi dậy và phát huytinh thần dân tộc là một đòi hỏi tất yếu để hội nhập và đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước Đó là mục tiêu nhưng đó cũng là thước đo, tiêu chí để đánhgiá một con người, một doanh nghiệp, một đoàn thể xã hội hội nhập vàphát triển Ở thời điểm hiện nay, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu xây dựngcon người Việt Nam theo tiêu chí này mới có thể tạo nên sức mạnh to lớncủa toàn thể cộng đồng dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào

ta ở nước ngoài để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng và phát triểnkinh tế thị trường, chủ động hội nhập quốc tế

Thứ tư, con người Việt Nam phải có thể lực tốt

Ngày đăng: 23/12/2013, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Bộ GD&ĐT (2007), Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo TCCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2007
[4] Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ trường TCCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ban hành
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2008
[5] Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về chương trình khung TCCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2010
[6] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1"995), "Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[8] C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
[9] C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 23, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
Năm: 2000
[11] C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
[12] Tô Xuân Dân, Nguyễn Thành Công (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống KT - XH ở Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của hội nhập "kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống KT - XH ở Việt Nam
Tác giả: Tô Xuân Dân, Nguyễn Thành Công
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong "thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc "lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc "lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
[16] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc "lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
[17] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc "lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[18] Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An (2001), Nghị quyết 07/NQ-TV về phát triển dạy nghề giai đoạn 2001-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An
Năm: 2001
[19] Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Dư (2003), Hệ thống GD hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống GD hiện đại trong "những năm đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Dư
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2003
[20] Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Hoa (2003), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm, chấn hưng đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn trọng tri thức, tôn trọng "nhân tài, kế lớn trăm năm, chấn hưng đất nước
Tác giả: Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Hoa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
[21] Nguyễn Đức Hùng, Phan Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, NXB CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tài trong chiến "lược phát triển quốc gia
Tác giả: Nguyễn Đức Hùng, Phan Xuân Dũng
Nhà XB: NXB CTQG
Năm: 2004
[22] I.Levi (1996), Chủng tộc và lịch sử, Hội khoa học lịch sử xuất bản [23] I.T.Frolốp (2005), Trở lại với con người, T/c nghiên cứu con người, Số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủng tộc và lịch sử, "Hội khoa học lịch sử xuất bản[23] I.T.Frolốp (2005), "Trở lại với con người
Tác giả: I.Levi (1996), Chủng tộc và lịch sử, Hội khoa học lịch sử xuất bản [23] I.T.Frolốp
Năm: 2005
[24] V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, NXB Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: NXB Tiến bộ
Năm: 1980
[25] Luật Giáo dục của nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục của nước cộng hoà XHCN Việt Nam (
Tác giả: Luật Giáo dục của nước cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 (Trang 3)
Bảng 1. Các ngành, nghề tuyển sinh và đào tạo tại Trường TC KT – KT Hồng Lam - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1. Các ngành, nghề tuyển sinh và đào tạo tại Trường TC KT – KT Hồng Lam (Trang 48)
Bảng 2. Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã đào tạo và cấp - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2. Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã đào tạo và cấp (Trang 49)
Bảng 2. Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã đào tạo và cấp - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2. Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã đào tạo và cấp (Trang 49)
Bảng 3. Chứng chỉ thiết bị dạy học đã đào tạo và cấp - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Chứng chỉ thiết bị dạy học đã đào tạo và cấp (Trang 50)
Bảng 3. Chứng chỉ thiết bị dạy học đã đào tạo và cấp - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3. Chứng chỉ thiết bị dạy học đã đào tạo và cấp (Trang 50)
Bảng 5. Số liệu thống kê của ngành giáo dục và đào tạo ở Nghệ An từ năm học 1990-1991 đến năm học 2007-2008 - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Số liệu thống kê của ngành giáo dục và đào tạo ở Nghệ An từ năm học 1990-1991 đến năm học 2007-2008 (Trang 62)
Bảng 5. Số liệu thống kê của ngành giáo dục và đào tạo ở Nghệ An từ   năm học 1990-1991 đến năm học 2007-2008 - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 5. Số liệu thống kê của ngành giáo dục và đào tạo ở Nghệ An từ năm học 1990-1991 đến năm học 2007-2008 (Trang 62)
Bảng 6. Số liệu về học vấn của độ tuổi sinh năm 1989, năm 2008 là 19 tuổi. - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 6. Số liệu về học vấn của độ tuổi sinh năm 1989, năm 2008 là 19 tuổi (Trang 63)
Bảng 6. Số liệu về học vấn của độ tuổi sinh năm 1989, năm 2008 là 19 tuổi. - Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác   lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế   kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 6. Số liệu về học vấn của độ tuổi sinh năm 1989, năm 2008 là 19 tuổi (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w