1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích vấn đề con người trong triết học mác - lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

38 840 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 181,53 KB

Nội dung

Vấn đề quan trọng là phải thực hiện phát triển nguồn nhân lực ViệtNam, đồng thời phải có cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề conngười trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạ

Trang 1

MỞ ĐẦU

Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử là trung tâm của mọi sự pháttriển xã hội Chính bởi vậy, vấn đề con người luôn là đề tài được rất nhiều bộmôn khoa học khác nhau nghiên cứu và là chủ đề trung tâm của lịch sử triếthọc từ cổ đại đến hiện đại

Ngay từ khi mới bước vào nghiên cứu lĩnh vực triết học, Mác đã ý thứcđược rằng: Triết học phải phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn nhằmgiải phóng nhân loại Vì vậy mục tiêu cao cả nhất mà Mác đặt ra cho triết họccủa mình là giải phóng những người lao động bị áp bức trên toàn thế giới.Triết học Mác - Lê Nin nhằm giải quyết những nội dung liên quan đến conngười như bản chất con người là gì? vị trí vai trò của con người đối với thếgiới như thế nào? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống conngười Tất cả những vấn đề trên về thực chất là học thuyết giải phóng conngười, hướng tới mục đích vì con người - chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiệnbản chất cách mạng và khoa học triết học Mác - Lê Nin

Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng ditruyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triểncủa văn hoá, của tiến bộ lịch sử xã hội Bởi vậy, trong đời sống hiện thực conngười chuyển hoá sức mạnh tự nhiên thành sức mạnh của chính mình (tạo lậplực lượng sản xuất) và tạo ra các quan hệ giữa người với người trong hoạtđộng sống (quan hệ kinh tế, chính trị, tinh thần ) tất cả những quan hệ đókhông chỉ là phương thức hoạt động "bên ngoài" mà còn được phản ánh thànhchất liệu nội dung của thế giới nội tâm của mỗi con người và chi phôí thế giớiđó

Chính vì thế ngày nay, trong thời kỳ quá độ lên CNXH để phát triển đấtnước đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Vấn đề quan trọng là phải thực hiện phát triển nguồn nhân lực ViệtNam, đồng thời phải có cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề conngười trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bởi vì conngười là một trong những động lực quan trọng nhất trong quá trình xây dựngCNXH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nhiều nhân tố quan trọngnhư vốn, khoa học công nghệ, thông tin, tổ chức, tài nguyên thiên nhiên, cơ sởvật chất song yếu tố quan trọng và quyết định nhất là con người Trong phátbiểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) Tổng Bí thư Đỗ

Trang 2

Mười đã nêu rõ: "Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra,cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực conngười là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khinguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp."

Do đó, nếu không nghiên cứu một cách có hệ thống và đúng đắn về vấn

đề con người thì chúng ta không thể có được những chính sách đúng đắn đểphát triển con người Ngược lại, nếu chúng ta nghiên cứu một cách toàn diện

và khoa học về con người mới có định hướng đúng, mới có thể xây dựng đượccon người mới " Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú

về tinh thần, trong sáng về đạo đức" như Nghị quyết IV của Ban chấp hànhTrung ương khoá VII đã khẳng định

Công việc nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo sử dụng đúng đắn nhân tố conngười lại càng bức xúc khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy tới một bướccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc giữanhiệm kỳ, khoá VII Đảng ta khẳng định: "Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực văn hoá, xã hội

là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, với tư cách vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của cách mạng"

Với những yêu cầu bức thiết đó trong bài tiểu luận này em xin trình bày

một số lý luận triết học về đề tài: "Phân tích vấn đề con người trong triết học

Mác - Lênin trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"

nhằm phần nào làm rõ những vấn đề liên quan đến nhân tố con người

Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận, nên sẽ có nhiều thiếu sót, chưa đầy

đủ, mong thầy giúp đỡ chỉ bảo để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 3

NỘI DUNG

I- QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ CON NGƯỜI

1- Các quan điểm trước Mác:

1.1- Quan niệm về con người trong triết học Phương Đông:

Có thể nói rằng, lịch sử của khoa học nói chung, của triết học nói riêng làlịch sử nghiên cứu về con người Tuy nhiên, mỗi khoa học tiếp cận vấn đề conngười theo một phương pháp riêng, phù hợp với đối tượng và đặc điểm củamình Các khoa học khác nghiên cứu vấn đề con người bằng cách chia hệthống thành yếu tố, còn triết học nghiên cứu vấn đề con người bằng cách tổnghợp các yếu tố thành hệ thống Do vậy, quan hệ giữa triết học với các khoahọc khác là quan hệ giữa cái chung và cái riêng

Từ thời cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bảnchất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh

Các trường phái triết học tôn giáo Phương Đông như Phật giáo, Hồi giáonhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặcnhị nguyên luận Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh

và sắc (vật chất và tinh thần) Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác

hư vô Vì vậy, cuộc đời con người còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ Cuộcsống vĩnh cửu phải hướng tới cõi niết bàn, nơi tinh thần con người được giảithoát để trở thành bất diệt Như vậy, con người trong học thuyết tôn giáoPhương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng con ngườitới thế giới thần linh

Khổng Tử cho bản chất con người do "Thiên mệnh" chi phối quyết định,đức "Nhân" chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử.Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởngcủa phong tục tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái đẹp

Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức củamình

Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệđạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp

Triết học Tuân Tử lại cho rằng, bản chất con người khi sinh ra là ác,nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốtđược

Trang 4

Trong triết học phương đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời vàcon người có thể hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất) Đổng Trọng Thư,một người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệmtrời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau (thiên nhân cảm ứng).

Lão Tử, người mở đầu chi trường phái Đạo gia, cho rằng con người sinh

ra từ "Đạo" do vậy con người cần phải sống "vô vi", theo lẽ tự nhiên, thuầnphác, không hành động một cách giả tạo , gò ép, trái với tự nhiên Quan niệmnày biểu hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia

Triết học phương đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn

đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức

1.2-Quan điểm về con người trong triết học phương Tây trước Mác.

Các học thuyết triết học duy tâm tuyệt đối hoá hoạt động của đời sốngtinh thần, coi toàn bộ thế giới tinh thần bao gồm tư tưởng, tình cảm, khát vọngcủa con người như một thực thể bị chia cắt khỏi quá trình tâm sinh học Cácquan niệm duy tâm về bản chất con người tìm thấy sự hoàn thiện của mìnhtrong hệ thống triết học duy tâm của Hê-Ghen Công lao của Hê-Ghen tronglĩnh vực nghiên cứu con người là ở chỗ ông là người đầu tiên đặt vấn đề xemxét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần Theo Ông con người là hiện thâncủa ý niệm tuyệt đối, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệtđối trên trái đất Hê-Ghen phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sốngtinh thần cá nhân, quy luật đó là: Trong sự phát triển của đời sống tinh thần cánhân cần thiết và tất yếu phải lặp lại trong hình thái rút ngắn và cô đọngnhững trình độ cơ bản mà đời sống tinh thần xã hội đã phải trải qua Hê-Ghen

đã nghiên cứu bản chất quá trình của tư duy và khái quát các quy luật cơ bảncủa quá trình đó trình bày nó trong hình thức hệ thống

Phoi-ơ-Bắc kết án Hê-Ghen là giải thích duy tâm siêu nhiên về bản chấtcon người, Pho-ơ-Bắc quan niệm rằng: Vấn đề mối quan hệ tư duy và tồn tại

là vấn đề bản chất của con người, vì chỉ có con người mới biết tư duy Ôngđem những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh lý, tâm thần họccủa thời đại mình để chứng minh mối liên hệ không chia cắt được của tư duyvới những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể của con người Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong sự phê phán quan niệm duy tâmcủa Hê-Ghen về bản chất con người Phoi-Ơ-Bắc mắc phải sai lầm tuyệt đốihoá mặt sinh học của con người, chia cắt con người khỏi các quan hệ xã hội

Trang 5

hiện thực (điều đó được thể hiện trong quan niệm của Ông: con người chỉ làtác phẩm của giới tự nhiên).

Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trướcMác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, Nhị nguyên luận hoặcduy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người Nhìn chung,các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu trượng, tuyệt đối hoámặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên sinh học màkhông thấy mặt xã hội trong đời sống con người Tuy vậy, một số trường triếthọc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhânbản học để hướng con người tới tự do Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việchình thành tư tưởng về con người của triết học Mácxít

2- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất con người.

2.1- Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt

xã hội.

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học,đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinhhọc và yếu tố xã hội

Khi bắt tay vào việc nghiên cứu về bản chất của con người, Mác-Anghencho rằng nhiệm vụ đầu tiên là phải thay con người trừu tượng bằng con ngườihiện thực trong sự phát triển lịch sử của nó Học thuyết của hai ông "chỉ nóiđến con người trong chừng mực họ là những hiện thân của những phạm trùkinh tế là những đại biểu cho những quan hệ giai cấp và những lợi ích củagiai cấp nhất định"

Nếu các nhà triết học trước Mác khi nghiên cứu bản chất con người chỉnghiêng về một mặt, một mối quan hệ cụ thể nào đó của con người mà khôngđặt chúng trong một chỉnh thể, một hệ thống Còn các nhà sáng lập chủ nghĩaMác lại không xem xét con người một cách cô lập, phiến diện như vậy mà đặt

nó trong mối quan hệ với tự nhiên xã hội

Như chúng ta đã biết, tự nhiên là cái có trước con người, sinh ra conngười Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải biết sống vào tự nhiên,phải biết tác động cải tạo tự nhiên đem lại sản phẩm thoả mãn nhu cầu củamình Con xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người Nhưng nó lạiđóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành con người Tiền đềvật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người tự nhiên là con người mang tất

cả bản tính sinh học, tính loài Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện

Trang 6

đầu tiên quy định sự tồn tại của con người Vì vậy, giới tự nhiên là "thân thể

vô cơ của con người" con người là một bộ phận của tự nhiên

Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩmcủa quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên và là "một độngvật có tính xã hội" với tất cả nội dung văn hoá, lịch sử Đó là điểm xuất phát

để tiếp cận con người của chủ nghĩa Mác-Lênin

" Bản thân con người bắt đầu bằng sự phân biệt với xúc vật ngay khi conngười bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình " và sản xuấtkhông phải với chỉ là phương tiện duy trì cuộc sống sinh vật của các cá nhân

mà là phương thức biểu hiện nội dung sống, hoạt động sáng tạo của con ngườivới tư cách là con người Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi

từ vượn thành người, điều đó đã được chứng minh trong các công trình nghiêncứu của Đác-Uyn Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua từsinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh học trong đời sống conngười Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trongnhững cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan

hệ của nó đối với tự nhiên Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiênkhông phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người Đặc trưng cơ bảnquy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội

Mác - Ănghen đã nêu lên vai trò của lao động sản xuất ở con người: "Cóthể phân biệt con người với xúc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chungbằng bất cứ cái gì cũng được Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, conngười đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên" con vật chỉ tái sản xuất

ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên, tính xãhội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sảnxuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người Thông quahoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinhthần, phục vụ đời sống của mình; hình thành, phát triển ngôn ngữ và tư duy;xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bảnchất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộngđồng xã hội Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hìnhthành và phát triển của con người luôn bị quyết định bởi ba quy luật về sự phùhợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị,tiến hoá quy định phương diện sinh học của con người

Trang 7

Ba quy luật ấy cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trongđời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội Mối quan hệ sinhhọc và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu

xã hội trong đời sống con người như: nhu cầu ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất,nhu cầu tính cảm, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần

Với phương pháp luận duy vật biện chứng chúng ta thấy rằng quan hệgiữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hộitrong mỗi con người là thống nhất Mặt sinh học là cơ sở tự nhiên của conngười, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loàivật Hai mặt trên thống nhất với nháu, hoà quyện vào nhau để tạo thành conngười tự nhiên-xã hội

2.2- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.

Mác không chỉ xem xét con người trong hoạt động thực tiễn mà còn xemxét nó trong thời đại lịch sử, trong môi trường xã hội nhất định Mác viết,

"chúng ta cần phải thấy thế nào là bản chất con người nói chung và bản chất

ấy biến hình thế nào trong mỗi thời đại nhất định", ở mỗi thời đại khác nhaubản chất con người là khác nhau vì xã hội loài người luôn luôn vận động từhình thái kinh tế xã hội thấp lên hình thái kinh tế xã hội cao nên con ngườicũng phải biến đổi cho phù hợp Con người ở thời đại nào đều mang dấu ấncủa thời đại ấy Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giaicấp

Như vậy, bản chất con người không phải cái gì chung chung, trừu tượng

mà mang tính lịch sử cụ thể, mang dấu ấn của hoàn cảnh, của văn hoá, tưtưởng của một thời đại nhất định Khi Mác đề cập đến tính hiện thực của bảnchất con người tức là Mác đã xem xét con người là hiện thực, cụ thể cảm tínhcon người trong xã hội, một giai đoạn lịch sử một hình thái kinh tế xã hội nhấtđịnh Con người trong triết học Mác biểu hiện ra là một "sinh vật" có tính loài,

là một "sinh vật" mang trong mình cái sinh học và cái xã hội Vậy bản chấtcon người do mặt sinh học hay mặt xã hội quyết định? Mác khẳng định: " bảnchất con người là tổng thể các quan hệ xã hội" song giữ vai trò quyết địnhnhất chính là quan hệ sản xuất vì tất cả những quan hệ khác đều trực tiếp hoặcgián tiếp chịu sự quyết định của quan hệ này

2.3- Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.

Trang 8

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại conngười Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài, củagiới hữu hình song điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thểcủa lịch sử, xã hội Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa chorằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục cái họcthuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bảnthân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục".

Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác độngvào tự nhiên cải biến giới tự nhiên đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triểncủa lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tựnhiên con người thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phúthêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích củamình Hoạt động lao động sản xuất vừa là phương thức để làm biến đổi đờisống và bộ mặt xã hội Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụthể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Mặc dù là " tổng hoàcác quan hệ xã hội" con người có vai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với

tư cách là chủ thể sáng tạo Bởi vậy, bản chất con người cũng vận động biếnđổi cho phù hợp, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tươngứng (mặc dù không trùng khắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất conngười

Để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm chohoàn cảnh ngày càng mang tính người Con người và hoàn cảnh sống tác độngqua lại lẫn nhau

Bởi vậy, muốn xem xét vấn đề con người một cách khoa học nhất, đúngđắn nhất thì phải nghiên cứu con người trong tính thống nhất giữa mặt sinhhọc và mặt xã hội Mỗi mặt có một chức năng khác nhau, không thể thay thếcho nhau Trong đó mặt xã hội chi phối sự hình thành bản chất con người.Những luận điểm đúng đắn về con người của chủ nghĩa Mác có ý nghĩa

vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho giáo dục với mục đích vì conngười, phục vụ con người, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Trongnước ta hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành thế giới quan và nhân sinhquan của hàng triệu con người, là hệ tư tưởng đang thống trị trong xã hội ta

Do sự thay đổi của tình hình thế giới nói chung và do sự khủng hoảngtrầm trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng, trong đó có sự khủnghoảng kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua, ảnh hưởng của nó ít

Trang 9

nhiều bị giảm xuống cho rằng, chủ trương "dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh" hợp với lòng dân Chính chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dântộc sẽ là động lực tinh thần mạnh mẽ để đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới,

kỷ nguyên của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

II- CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI.

1- Con người trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ:

Thời nguyên thuỷ, do trình độ quá thấp kém của nền kinh tế xã hội màngười nguyên thuỷ chưa có đủ điều kiện để có thể trở thành những cá nhântheo đúng nghĩa của nó Con người nguyên thủy phải hoà tan vào cộng đồngnhư một tất yếu để tồn tại, nó chưa thể tự vươn lên để có được tư cách cá nhântrước cộng đồng

Con người trong thời kỳ này chưa có nhận thức rõ ràng về các sự vật,hiện tượng trong xã hội nói chung cũng như trong đời sống con người nóiriêng

Mặt khác, do trong xã hội cộng sản nguyên trình độ lực lượng sản xuấtthấp kém, chưa có chế độ tư hữu cho nên cũng chưa có tư tưởng ăn bám bóclột, chưa có chủ nghĩa cá nhân

2- Con người Việt Nam hiện đại (thời kỳ XHCN Việt Nam)

Con người với tư cách là một nhân cách, vừa là chủ thể vừa là sản phẩmcủa hoạt động trong những quá trình biến đổi xã hội Từ khi công cuộc đổimới, mở cửa được triển khai những chuyển đổi về mọi mặt của xã hội ta, đặcbiệt về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ của người ViệtNam đối với mọi mặt của đời sống và những yếu tố đó đã điều chỉnh hànhđộng của họ một cách rõ rệt

Theo Lênin, cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đứccủa xã hội mà nó là thành niên Nhân cách của con người sinh thành và pháttriển theo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới đồvật do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó

Bởi vậy, con người trong xã hội ngày nay trong sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá ở nước ta đòi hỏi phải đề cao giá trị nhân văn Đòi hỏi ngườilao động phải có lối sống lành mạnh, nhân nghĩa, nếp sống văn minh, coitrọng chữ tín, sống khoan dung và tôn trọng sự đa dạng, khác biệt, gắn bó vớinhau trên cơ sở đồng thuận và bình đẳng công dân vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh Họ phải hiểu biết và tôn trọng pháp luật,

Trang 10

kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng biểu hiện trong lao động ở hành

vi, cách ứng sử, giao tiếp với người khác, với cộng đồng đồng thời, với tưcách là chủ thể của hoạt động lao động sản xuất, chủ thể quyết định sự tồn tại

và phát triển của xã hội, họ phải biết phấn đấu và đấu tranh thực hiện dân chủ,công bằng và bình đẳng xã hội Để làm được điều này người lao động phải có

sự hiểu biết, có trình độ học vấn nhất định và nhất là phải có văn hoá dân chủ.Đặc biệt, người lao động Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá phải có năng lực phát huy những giá trị truyền thống, giá trịvăn hoá của dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhânloại Đòi hỏi người lao động Việt Nam vừa biết kế thừa những mặt tích cực,những nét đẹp của truyền thống và các giá trị truyền thống vừa biết phát triểnnhững giá trị đó lên tâm cao hơn, đồng thời biết tiếp thu những tinh hoa quígiá của văn hoá nhân loại Nếu không biết kết hợp truyền thống với cách tân

để vượt lên, để hội nhập, để tìm mọi cách bước vào xã hội hiện đại thì tươnglai chỉ là sự tụt hậu Tóm lại, người lao động Việt Nam phải biết hiện đại hoácác giá trị truyền thống, những giá trị mà người lao động Việt Nam tạo ra hômnay sẽ trở thành những giá trị tinh hoa để lại cho đời sau, góp phần làm lên sựtrường tồn trong phồn vinh với bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam

Không chỉ hiểu biết về nền văn hoá, văn minh của thời đại mà con ngườiViệt Nam ngày nay còn phải là những con người có kiến thức văn hoá, khoahọc, kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật,giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Phải được phát triển nhưmột chỉnh thể với những tiềm năng của cá nhân với thể chất phù hợp, có ý trí

tự lập, tự cường là những con người sáng tạo, có đạo đức và có những giá trịđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài ra còn phải là những con người có ý thứclao động, công bằng, tương thân tương ái có khả năng linh hoạt biết cạnh tranh

để vươn lên cái hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn, có ý thức tổ chức cao, khả năngcông tác tốt và nhất là phải có những giá trị nhân văn

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại cách mạng khoa học vàcông nghệ đòi hỏi khá cao về phẩm chất trí tuệ ở người lao động, một phẩmchất được coi là quan trọng nhất hiện nay Đó là người lao động phải có nănglực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu của khoa học để sáng chế

ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; có năng lực thu thập và sử lý thông tintrong điều kiện bùng nổ thông tin, có sự nhạy bén, thích nghi nhanh và thực sựlàm chủ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại chứ không như những rôbốt

Trang 11

đơn thuân Đồng thời, người lao động phải có khả năng biến tri thức thành kỹnăng lao động nghề nghiệp, nghĩa là phải có kỹ năng lao động giỏi thể hiệnqua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp Như vậy,người lao động phải có năng lực hoạt động thực tiễn tốt, có khả năng xử lýtình huống có vấn đề trong điều kiện kinh tế thị trường và cách mạng khoahọc công nghệ Họ còn phải có năng lực tham gia hoạch định chính sách, lựachọn giải pháp và tổ chức thực hiện, biết quản lý sản xuất, kinh doanh trongđiều kiện nền kinh tế thị trường và phân công lao động quốc tế, biết chấp nhậncạnh tranh, dám mạo hiểu, dám hy sinh lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ vì lợiích lâu dài, lợi ích toàn cục Muốn có được năng lực trên đây, người lao độngnhất thiết phải có tri thức, kiến thức khoa học, vốn văn hoá và phải được đàotạo.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong xu thế toàncầu hoà nền kinh tế thế giới với tư cách là xu thế phát triển khách quan, do đóđòi hỏi người lao động Việt Nam còn phải biết chủ động hội nhập quốc tế Hộinhập quốc tế cũng nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với thế giới bên ngoài trongđiều kiện ở Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém đặt ra những đòi hỏibức xúc về chất lượng nguồn lực con người Việt Nam Rõ ràng trong điềukiện kinh tế thị trường và Hội nhập quốc tế sâu rộng, người lao động dù cólòng yêu nước như thời kháng chiến chống đế quốc, thậm chí có nhiệt huyếtcách mạng cao thì cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá Bởi ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức dân tộc cao,

họ còn phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đòi hỏi ít ra là của khu vực Trình độtrí tuệ đó của con người được phản ánh qua trình độ học vấn và năng lực sángtạo Để có được điều này, ngoài tư chất ban đầu, vai trò chủ yếu thuộc về giáodục và đào tạo, vì nó là phương tiện cơ bản nhất và hữu hiệu nhất để phát triểntrí tuệ, trang bị tri thức chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động, là giá

đỡ cho tiềm năng sáng tạo của con người Quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá trong điều kiện ngày nay đòi hỏi người lao động phải có năng lực sángtạo, khả năng thích nghi nhanh và kỹ năng lao động giỏi, đó là những yêu cầuchung đối với người lao động Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là độingũ tri thức với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, quản

lý kinh tế xã hội, văn hoá-văn nghệ Họ phải thành thạo chuyên môn, nghềnghiệp có năng lực tiếp thu chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựucủa khoa học-công nghệ hiện đại, những tinh hoa văn hoá-văn minh thế giới,

Trang 12

những di sản văn hoá dân tộc vào thực tiễn Việt Nam Đồng thời, họ phải cónăng lực sáng tạo về lý thuyết cũng như thực hành, nhằm giải quyết cả nhữngvấn đề trước mắt cũng như lâu dài của đất nước Đội ngũ tri thức phải thựchiện có hiệu quả các chức năng nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, giáo dục -đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện

Một yếu tố không thể thiếu đối với người lao động là sức khoẻ Sức khoẻ

là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động ở mọi thời đại lịch sử, mọi quốc giakhác nhau, song ở từng thời đại , từng quốc gia khác nhau có những yêu cầuvới mức độ, nội dung khác nhau Nói chung, sức khoẻ được hiểu không phảichỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự thoải mái, hoàn thiện về thểchất, về trí lực và về xã hội Mọi người lao động, dù lao động cơ bắp dơnthuần hay lao động trí óc đều trước hết phải có sức khoẻ theo cách hiểu trên.Tuy nhiên, trước hết người lao động phải có sức khoẻ cơ thể với tư cách

là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện thiết yếu

để chuyển tải tri thức và hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnhvật chất Đồng thời phải có trí lực, đó là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh làsức mạnh của niềm tin và ý chí, là sức sáng tạo và khả năng vận động của trílực

Nền sản xuất công nghiệp còn đòi hỏi ở người lao động hàng loạt phẩmchất cần thiết: có kỷ luật, tự giác, biết tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian,

có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị máy móc, phương tiệnsản xuất, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động khẩn trương, chính xác,

có lương tâm nghề nghiệp, nghĩa là người lao động phải có văn hoá lao độngcông nghiệp

Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn liên quan đến cácvấn đề phức tạp trong quan hệ giữa con người với thiên nhiên, mà chỉ có thểphải quyết được nhờ trình độ cao của văn hoá sinh thái nó đòi hỏi người laođộng phải có sự hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môitrường sống sự nghiệp phát triển bền vững Bên cạnh đó, người lao động phải

có ý thức tạo ra, vun đắp và giữ gìn những giá trị nhân văn Nó đòi hỏi ngườilao động phải có lối sống lành mạnh, nhân nghĩa, nếp sống văn minh, coitrọng chữ tín, sống khoan dung và tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, gắn bóvới nhau trên cơ sở đồng thuận và bình đẳng công dân vì mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Trang 13

Đồng thời, với tư cách là chủ thể của hoạt động lao động sản xuất, chủthể quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, họ phải biết phấn đấu và đấutranh thực hiện dân chủ, công bằng và bình đẳng xã hội Để làm được điều nàyngười lao động phải có sự hiểu biết, có trình độ học vấn nhất định và nhất làphải có văn hoá dân chủ.

Đây là sự phác thảo những năng lực và phẩm chất chủ yếu cần có củangười lao động Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó cũngchính là những yếu tố cơ bản của một nhân cách phát triển toàn diện

Nói một cách tổng quát: Chủ nhân của đất nước ở thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá phải là" những con người phát triển cả về trí lực và thể lực,

cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị-xã hội, về đạo đức, tìnhcảm trong sáng"

III- VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀO VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,chúng ta ngày càng nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn ý nghĩa quantrọng và tính chất phức tạp của vấn đề xây dựng con người Rất nhiều vấn đềmới đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúngthực trạng, phân tích đúng những nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịpthời đồng thời hoạch định chính sách lâu dài và cơ bản

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm củacách mạng nước ta hiện nay là: Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thànhmột nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp

lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, đờisống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng, văn minh

Có thể nói, cái cốt lõi trong học thuyết Mác về con người là tư tưởng vìcon người, giải phóng con người, giải phóng nhân loại

Theo Mác, con người với khả năng lao động và năng lực sáng tạo tiềmtàng, đã làm nên các cuộc cách mạng trong những thời đại văn minh của nó, từnền văn minh cổ đại đến văn minh hiện đại Với khả năng và năng lực đó, con

Trang 14

người chính là động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội và là chủ thể sáng tạonên những nền văn minh trong lịch sử nhân loại.

1- Hoàn cảnh khách quan.

1.1- Tình hình thế giới.

Nhìn chung, tình hình thế giới lúc này có rất nhiều biến động lớn làmthay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng giữa hai phe CNTB và CNXH Đây làthời kỳ khủng hoảng trầm trọng của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu với

sự tan rã của Liên Bang Xô Viết (nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới).Trong khi đó các nước thuộc hệ thống TBCN lại đang rất phát triển (đặc biệt

có hàng loạt các chính sách chăm lo đến cuộc sống của họ: Chính sách đền ơnđáp nghĩa, chăm sóc người già, thương bệnh binh, Liệt sỹ, Bà mẹ Việt Namanh hùng Tất cả những chính sách này nhằm đảm bảo sự phát triển bìnhthường về mặt thể xác và tinh thần và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc Nó

là sự thể hiện mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng, của cá nhân với xã hội,với loài người

Sau khi giành được độc lập, Đảng, Nhà nước đã quyết tâm thực hiện mụctiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong mỏi là xây dựng thành công mộtnước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, bỏ qua giai đoạn phát triểnCNTB, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu Đảng xác định: Muốnxây dựng thành công CNXH thì phải thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, điều này đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn địnhphải có các nguồn lực cần thiết như: Con người, vốn, tài nguyên, kỹ thuật Các nguồn lực ngày có quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng tham gia vào quá

Trang 15

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vai trò và mức độ tác động khácnhau Trong đó, nguồn lực con người là yếu tố giữ vai trò quyết định.

Từ sau 1986, thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng Cộng sảnViệt Nam, nền kinh tế-xã hội nước ta có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhiều biếnđổi về kinh tế-xã hội đó tác động làm biến đổi cơ cấu xã hội Chuyển đổi cơchế quản lý kinh tế: cơ chế thị trường và thay đổi cơ chế kế hoạch hoá tậptrung bao cấp, chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế: Nền kinh tế bao gồm haithành phần: kinh tế chính là quốc doanh và tập thể trước đây chuyển sang nềnkinh tế nhiều thành phần, lấy quốc doanh làm chủ đạo theo định hướng XHCNvới mục tiêu xây dựng một nước Việt nam dân giầu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh Đổi mới chính sách đầu tư theo hướng tập trung các nguồnlực quốc gia vào ba mục tiêu: Phát triển nông nghiệp; sản xuất hàng hoá tiêudùng dịch vụ và đẩy mạnh xuất khẩu Mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác vớibên ngoài Theo tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước Dânchủ hoá đời sống xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Những biến đổi đó đem lại cho nền kinh tế nước ta một sức sống mới, tạo

ra sự phát triển mạnh mẽ Từ những năm 1990 lại đây, thu nhập quốc nội hàngnăm tăng từ 9% - 11% Điều đó dẫn đến mức sống người dân được cải thiện,kinh tế tăng trưởng rõ ràng

2- Vai trò của chủ nghĩa Mác-LêNin trong xã hội ta hiện nay.

Liên quan đến việc nâng cao năng lực trí tuệ để đáp ứng yêu cầu của quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, triết học Mácxít có vai trò tolớn, trọng tâm trên bốn phương diện sau:

Thứ nhất, vận dụng triệt để những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy

vật biện chứng là nhân tố đảm bảo tiếp tục hoàn thiện chủ trương công nghiệphoá, hiện đại hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương đó trong thực tếcuộc sống

Mác-Ăng-ghen đã nhiều lần soạn thảo ra những quyết sách đúng đắn chogiai cấp vô sản để đưa phong trào công nhân từ tự phát thành tự giác, từ thắnglợi trong đấu tranh kinh tế đến thắng lợi trong chính trị, tạo tiền đề cho cuộcchiến đấu có ý nghĩa quyết định nhằm giải phóng triệt để giai cấp công nhân

và xã hội nói chung Hoạt động của con người nói chung, của nhân dân tanhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng,như triết học Mácxít đã chỉ ra, đều nhằm theo đuổi những nhu cầu, lợi ích nhất

Trang 16

định, lợi ích chiếm vị trí quan trọng nhất trong hệ thống động lực thúc đẩyhoạt động của con người Quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi để khai tháctối đa hệ thống động lực nhằm quy tụ sức mạnh toàn dân tộc để đẩy mạnh quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải "lấy lợi ích tối cao của dân tộc vàquyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng, kết hợp hài hoà lợi íchriêng và lợi ích chung, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích từng đơn vị,địa phương và lợi ích của cộng đồng, lợi ích dân tộc và giai cấp"

Thứ hai, nắm vững triết học Mác xít sẽ cho phép giải quyết đúng đắn

mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan, giữa khoa học và cách mạng trongqúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta được đặt ra tronghoàn cảnh, xét trên phạm vi quốc gia, giai cấp cách mạng đứng ở thế áp đảotoàn diện, từ nền kinh tế đến quy mô quốc tế Sức mạnh kinh tế, tiềm năngkhoa học và công nghệ đang tập trung trong tay giai cấp tư sản độc quyền.Hoàn cảnh khách quan đó đòi hỏi chúng ta phải có chính sách mềm dẻo đủmức cần thiết để chuyển những nhân tố "ngoại sinh" đó thành yếu tố "nộisinh" cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Muốn vậy,chủ thể quá trình cách mạng, Đảng và nhân dân lao động nước ta phải có sựtrưởng thành vượt bậc về năng lực trí tuệ để luôn ở thế chủ động, làm chủđược quá trình sử dụng sức mạnh của chủ nghĩa tư bản tư nhân Vì lợi íchcủa công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN

Thứ ba, triết học Mácxít còn góp phần chỉ ra những mâu thuẫn mà quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải giải quyết để đạt mục đíchcủa mình

Quá đó, ta thấy rằng: việc nắm vững tri thức triết học Mácxít cho phépnâng cao năng lực trí tuệ, khắc phục bệnh duy ý trí để đưa ra chủ trương côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đúng đắn, xác định đúng hệ thống, động lực, mụctiêu, những phương thức, con đường để thực hiện thắng lợi đó sao cho phùhợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay và đáp ứng được xu thế của thời đại

IV NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC.

1- Nguồn lực con người.

Ngay sau ngày giành được độc lập, đất nước ta đã xác định giáo dục conngười ta mục tiêu của sự phát triển Vấn đề dân trí và giáo dục cần phải đượcquan tâm đúng mức

Trang 17

Đánh giá đúng thực trạng nguồn lực con người là cơ sở thực tiễn quantrọng để tìm ra những phương hướng, giải pháp phát triển và sử dụng hữu hiệunguồn lực con người Coi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là một trong các quan điểm cơ bản để phát triểnnhanh và bền vững đất nước trong thời kỳ mới Nguồn lực con người có khicòn gọi là nguồn nhân lực hay vốn người Gọi người là vốn tức là coi như mộtthứ tài nguyên, nhưng là một thứ tài nguyên đặc biệt, một thứ vốn quý nhất,như một chân lý ngàn đời của loài người.

Nói đến nguồn nhân lực là nói đến Số lượng, chất lượng và quản lýnguồn nhân lực

Công cuộc đổi mới 10 năm qua của ta đã thu được những thành tựu tolớn, có ý nghĩa nhiều mặt, đặc biệt đất nước đã thoát khỏi tình trạng khủnghoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII đãkhẳng định "đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện trình độdân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên , người laođộng được giải phóng khỏi sự ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lý, pháthuy quyền làm chủ của người lao động"

Nước ta hiện nay có nguồn lao động khá dồi dào, đó là động lực của sựphát triển Năm 1994, dân số ở Việt Nam là: 72.509.800 người (dự báo của cơquan phát triển dân số của Liên hợp quốc: 73.299.832 người) Trong đó, nữchiếm 51,3% So với năm 1990 dân số nước ta tăng 6.275.700 người, bìnhquân hàng năm tăng 1,6 triệu người Cơ cấu dân số trẻ: số người dưới 15 tuổichiếm 39% tổng dân số, số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 5% Đến nay dân sốnước ta đã đạt tới khoảng 80 triệu dân với tổng nguồn lao động là 40.251.100người (Nam: 19.254.000; Nữ 20.297.100) trong đó, nhân khẩu trong độ tuổilao động là: 37.323.500 người và nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động thực tế cótham gia lao động là: 3.652.700 người

Nguồn nhân lực ở nước ta mang trong mình những phẩm chất truyềnthống quý báu: Anh dũng trong chiến đấu; cần cù bền bỉ, dẻo dai trong laođộng, có khả năng sáng tạo và thích ứng nhanh Những phẩm chất này thểhiện trình độ, năng lực trí tuệ của người lao động phù hợp với tốc độ phát triểncủa con người hiện đại

2- Tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trang 18

Con người là nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất trong các nguồn lựcphát triển xã hội Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thực chất là chiến lượccon người.

Những năm kết thúc thế kỷ XX, mở đầu thế kỷ XXI ở nước ta đánh dấumột mốc phát triển cực kỳ quan trọng, mở ra thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Để đảm bảo cho sự nghiệp này thành công, phải

"lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triểnnhanh và bền vững" Đây là một quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự pháttriển đất nước Nói một cách khác, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo mới

và phát huy nguồn lực con người là một yếu tố quyết định làm cho dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Nhân tố con người là nhân tố quyếtđịnh mọi sự phát triển

Quan điểm cơ bản đó tiếp nối và phát huy một tư tưởng truyền thống củaViệt Nam: luôn coi con người là vốn quý nhất và trong thời kỳ đổi mới ngàynay, tư tưởng truyền thống đó đã được nâng lên một tầm cao mới, phù hợp với

tư duy khoa học của thời đại Tạp trí" Vận mệnh" (1994) ở Mỹ đã gọi sự pháttriển nguồn lực con người ngày nay là một cuộc cách mạng trong bối cảnh xãhội đang biến động mạnh mẽ và hợp tác cùng cạnh tranh toàn cầu Khẩu hiệucủa cuộc cách mạng đó là: "Con người là vốn quý báu quan trọng của chúngta" ở Việt Nam, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã khẳng định:

"Con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế -xã hội"

Con người tham gia vào qúa trình sản xuất với tư cách là một yếu tố củalực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là lực lượng do xã hội tạo ra để cải tạothế giơí

Khi phân tích về lực lượng sản xuất Mác đã viết "trong tất cả các lựclượng sản xuất, lực lượng sản xuất lớn nhất là giai cấp cách mạng Như vậy,Mác đã khẳng định con người là yếu tố có vai trò to lớn nhất, quyết định tronglực lượng sản xuất Cũng vấn đề này, Lênin viết, "lực lượng sản xuất hàng đầucủa toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" Bác Hồ kính yêu đãnhắc nhở: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xãhội chủ nghĩa"

Nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng trong qúa trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nó không chỉ là yếu tố quyết định sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn là động lực của côngnghiệp, hoá hiện đại hoá nước ta

Trang 19

2.1- Nguồn lực con người-yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chúng ta muốn xem xét vai trò của nguồn lực con người, cần đặt nótrong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chi phối của nóđến sự thành, bại của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời, tacũng phải đặt công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại hiện nay, khi cuộccách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, lao động trítuệ ngày càng gia tăng và trở thành xu thế phổ biến của nhân loại, khi côngnghiệp hóa gắn với hiện đại hoá mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sảnxuất, vai trò quyết định của nguồn lực con người được biểu hiện ở những điểm

cơ bản sau:

Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa

lý, đất đai chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng Chúng chỉ phát huy tác dụng và

có ý nghĩa tích cực xã hội khi được kết hợp với nguồn lực con người thôngqua hoạt động có ý thức của con người Bởi lẽ, con người là nguồn lực duynhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí, biết "lợi dụng" các nguồn lực khác, gắnkết chúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Các nguồn lực khác là những khách thể,chịu sự cải tạo khai thác của con người và hết thảy chúng đều phục vụ cho nhucầu lợi ích của con người, nếu con người biết cách tác động và chi phối Vì thểtrong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quantrọng nhất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại

Tuy nhiên, muốn công nghiệp hoá phải có vốn, nhưng vốn chỉ trở thànhnguồn lực quan trọng và cấp thiết của sự phát triển khi nó nằm trong taynhững con người biết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao Ngày nay,trước xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, hợp tác và đầu tư nước ngoài cũng

là nguồn lực quan trọng, nó tạo ra "cái hích" kinh tế, nhất là với các nước cóđiểm xuất phát thấp, nhưng sức mạnh của "cái hích" đó đến đâu, tác động tíchcực của nó như thế nào còn tuỳ thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhậnnguồn lực đó Xét đến cùng, thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động của conngười thì mọi nguồn lực đều trở nên vô nghĩa, thậm trí khái niệm "nguồn lực"cũng không còn lý do để tồn tại

Thứ hai, các nguồn lực khác là hữu hạn có thể bị khai thác cạn kiệt,

trong khi đó nguồn lực con người mà cái cốt lõi là trí tuệ, lại là nguồn lực vôtận Tính vô tận của trí tuệ con người được biểu hiện ở chỗ: Nó có khả năng

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w