- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,
5. Bình diện phong cách
Trong hệ thống ngôn ngữ có những từ có thể hoạt động trong nhiều phong cách khác nhau, nhưng cũng có những từ mang đặc điểm của một phong cách nhất định và chủ yếu hoạt động trong phong cách đó. Ví dụ: cãi chày cãi cối (khẩu ngữ): cố cãi, cãi liều không có lí lẽ thích đáng. ở ví dụ này, từ điển ghi nhận
nghĩa, đặc điểm ngữ pháp động từ và sắc thái khẩu ngữ của từ. Tuy nhiên, trong hoạt động giao tiếp, ở từ thường diễn ra những sự biến đổi chuyển hoá các đặc điểm này. Nhiều từđược chuyển đổi từ phong cách ngôn ngữ này sang phong cách ngôn ngữ khác, hay có sự thâm nhập giữa các phong cách theo dụng ý của người sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp. Có nhiều trường hợp, các từ ngữ thuộc phong cách khẩu ngữđược sử dụng trong các văn bản chính luận và có những trường hợp ngược lại, có những từ chuyên dùng trong phong cách ngôn ngữ hẹp lại có thểđược chuyển hoá sang sử dụng trong lĩnh vực sinh hoạt đời thường.
Tóm lại, tất cả các sự chuyển hoá của từ trong các bình diện ban đầu có thể là những hiện tượng mang tính chất cá nhân, nhất thời diễn ra trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Nhưng nếu nó được tái hiện, được cộng đồng chấp nhận thì sẽ có tính ổn định và được dùng trong giao tiếp xã hội rộng rãi.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc phần thông tin cơ bản.
Nhiệm vụ 2:
Tìm ví dụ về những trường hợp từ biến đổi về hình thức ngữ âm và cấu tạo trong hoạt động giao tiếp nhưng không bị biến đổi hoặc chỉ bị biến đổi chút ít về ngữ nghĩa. Ví dụ: máy bay phản lực phản lực; máy bay tiêm kích tiêm kích; bổ túc văn hoá bổ túc...; họp hành họp với chả hành...
Tìm một số ví dụ về sự chuyển biến ý nghĩa của từ khi tham gia hoạt động giao tiếp.
Tìm những trường hợp biến đổi về ngữ pháp, chức năng và phong cách của từ trong quá trình hoạt động.
Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm
Tìm hiểu và nhận xét về sự biến đổi về ngữ âm, cấu tạo, ý nghĩa, ngữ pháp, chức năng và phong cách của từ khi tham gia vào quá trình hoạt động.
đánh giá
1. Trình bày những kiểu biến đổi về hình thức ngữ âm và cấu tạo của từ tiếng Việt trong quá trình hoạt động.
2. Hãy nhận xét về hiện tượng sử dụng các từ thuộc phong cách khẩu ngữ trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Phân tích giá trị của hiện tượng này.
thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Trong ngôn ngữ, có nhiều từ có cùng một hình thức ngữ âm, khi chưa sử dụng trong giao tiếp, sự khác nhau về ý nghĩa, về bản chất ngữ pháp, về chức năng trong giao tiếp về sắc thái phong cách... của các hình thức ngữ âm này khó có
thể phân biệt được. Chỉ khi tham gia trong hoạt động giao tiếp, hình thức âm thanh của từđồng âm mới có thể liên hội với các bình diện bên trong của nó. Lúc đó chúng mới có khả năng bộc lộ bản thân mình.
Ví dụ:
– Con ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. Con kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. – Gái tơ chỉ kén ngài quân tử.
Trường hợp hai từ (với các nghĩa, các thuộc tính ngữ pháp khác nhau) cùng có mặt trong một câu. Nếu người nhận không nhận ra đó là sự hiện thực hoá của hai từ khác nhau thì không thể giải mã được câu đó. Nhưng khi phát hiện ra đó là hai từ khác nhau thì lập tức mọi điều trở nên sáng tỏ và những bất ngờ thú vị nảy sinh: trường hợp sử dụng các từđồng âm:
– Con ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. Con kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò.
Có những trường hợp, trong câu chỉ có một từ đồng âm được hiện thực hoá, nhưng do ngữ cảnh mà khi lĩnh hội câu đó, người nhận lại liên tưởng đến những lĩnh vực khác, phạm vi khác từ đó nhận ra khả năng hiện thực hoá của một từ khác đồng âm với nó. Ví dụ: Gái tơ chỉ kén ngài quân tử. ở câu này, tơ có nghĩa là còn trẻ, từ chỉ là phụ từ chỉ phạm vi của hoạt động kén, từ kén còn có nghĩa là chon, lựa chọn. ngài với nghĩa là người. Cả câu với nghĩa người con gái trẻ chỉ chon người quân tử làm chồng mình. Tuy nhiên, do cùng có mặt trong câu, các từ trên lại gợi ra nghĩa của các từđồng âm chỉ các sản phẩm trong nghề trồng dâu nuôi tằm: tơ, chỉ, kén, ngài... tạo ra bất ngờ thú vị cho người tiếp nhận. Như vậy, chỉ trong hoạt động giao tiếp các từđồng âm mới hiện thực hoá rõ rệt hình thức bên ngoài và bình diện bên trong. Đồng thời, với thủ thuật chơi chữ, người ta lại cố ý để hiện thực hoá cùng một lúc các từ đồng âm với các nghĩa khác nhau ở cùng một hình thức âm thanh đểđạt được mục đích của mình.
2. Sự khác nhau về cấu tạo từ xe ngựa và ngựa xe trong các trường hợp sau: 1) Đi thăm phong cảnh Đà Lạt bằng xe ngựa, đó là một thú vui mà ai lên đây cũng phải thử một lần.
2) Xe ngựa lao xao giữa cõi trần Biết ai thiên tử biết ai thần 3) Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nen.
Trong trường hợp 1), xe ngựa là từ ghép phân nghĩa chỉ một loại xe do ngựa kéo, phân biệt với xe bò, xe trâu, xe đạp...
Trường hợp 2) và 3) xe ngựa và ngựa xe là sự hiện thực hoá cảu một từ ghép hợp nghĩa với nghĩa chỉ phương tiện đi lại nói chung ở thời cổ với nghĩa xe và
ngựa nói chung. Có thểđảo trật tự giữa hai từ này mà vẫn giữ nguyên nghĩa của nó.
Như vậy, có thể thấy, chỉ trong hoạt động giao tiếp, hình thức ngữ âm và cấu tạo của từ mới được hiện thực hoá ở mức độ cụ thể rõ nét nhất. Lúc đó, từ mới hiện ra trong một vẻ xác định, cụ thể.
3. Nhận xét về những trường hợp hiện thực hoá nghĩa của từ trong quá trình tham gia hoạt động giao tiếp của từ.
Nghĩa của từ khi chưa tham gia vào hoạt động giao tiếp còn mang tính trừu tượng, khái quát. Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ dần dần được cụ thể hoá ở các mức độ khác nhau.
Có thể thấy sự hiện thực hoá về nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp là ở từ nhiều nghĩa. Tính nhiều nghĩa của từđược hình thành trong lịch sử, do nhu cầu của con người trong thực tiễn nhận thức, giao tiếp. Các nghĩa ấy được mỗi người lĩnh hội tiếp nhận và tích luỹ dần trong tiềm năng ngôn ngữ của mình. Chúng tạo nên một phần trong năng lực ngôn ngữ của con người tạo nên khả năng biểu hiện dồi dào phong phú của từ. Tuy vậy, tính nhiều nghĩa của từ chỉ là khả năng khi từ chưa tham gia vào hoạt đồng giao tiếp. Còn trong hoạt động giao tiếp từ chỉ hiện thực hoá một trong các nghĩa đó, các nghĩa khác nằm trong quan hệ tiềm tàng. Ví dụ: ăn là một từ nhiều nghĩa. Nhưng khi tham gia hoạt động giao tiếp: Trong vụ này ông ta ăn được 20 phần trăm hoa hồng Chỉ duy nhất nghĩa
nhận lấy để hưởng là được hiện thực hoá.
Đối với các từđơn nghĩa, trong hoạt động giao tiếp nghĩa của từ vẫn có sự hiện thực hoá cụ thể hơn. Ví dụ: Chén trong tiếng Việt có nghĩa: đồ dùng để uống nước, uống rượu thường làm bằng sành, sứ, nhỏ và sâu lòng. Với nghĩa này,
chén vẫn là tên gọi của tất cả các đồ vật có nghĩa như trên, chứ không phải là tên gọi của một cá thể nào cả. Hơn nữa, nghĩa của từ chén trên có phần trừu tượng hoá khỏi nhiều thuộc tính cụ thể của nó: như hình dáng, chất liệu, màu sắc, chức năng... Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp chén sẽđược đặt trong mối tương quan với một đối tượng cụ thể trong hiện thực khách quan. Vì vậy, nghĩa của
chén sẽ trở nên cụ thể và xác định.
Như vậy, khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ, kể cả các từđơn nghĩa, được đặt trong mối tương quan với một đối tượng cụ thể, xác định, nghĩa là được quy chiếu vào một đối tượng xác định trong hiện thực khách quan. Nhờ vậy, nghĩa của từ trở nên cụ thể, xác định hơn.
Ngoài ra, trong hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ có thểđược mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với nghĩa chính của từ. Ví dụ chân chỉ là từ chỉ bộ phận cơ thể con người, nhưng trong hoạt động giao tiếp có thể chuyển sang chỉ một con người nào đó: chân gỗ...
4. Chỉ trong quá trình giao tiếp, các thuộc tính ngữ pháp và chức năng của từ tiếng Việt mới được bộc lộ. Đó là những thuộc tính và vai trò của từ khi tham gia vào cấu tạo những đơn vị lớn hơn.
Ví dụ: từđẹp khi được dùng để cấu tạo cụm từ hoặc để cấu tạo câu đã bộc lộ các thuộc tính ngữ pháp của mình thông qua sự kết hợp với những từ khác:
– Kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá...
– Tham gia cấu tạo câu, có thểđảm nhiệm vai trò vị ngữ trực tiếp. Ví dụ: Bông
hoa này rất đẹp.
Từ học khi được dùng để cấu tạo cụm từ hoặc cấu tạo câu mới bộc lộ các thuộc tính của mình thông qua sự kết hợp với:
– Các từ chỉ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ... hoặc các từ chỉ thời gian: đã, sẽ,
đang... Ví dụ: Hãy học ngay bây giờ! Đừng học nữa! Nó đang học. Tôi sẽ học vào thời gian tới...
– Khi tham gia tạo câu, nó có thể làm vị ngữ trực tiếp: Nó học suốt cả ngày.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Những kiểu biến đổi về hình thức ngữ âm và cấu tạo của từ tiếng Việt trong quá trình hoạt động.
– Rút gọn hình thức ngữ âm và cấu tạo của từ: Hợp tác xã → hợp tác; vật lí
→ lí, điện thoại di động → di động...
– Tách và xen kẽ: ăn uống − ăn với uống; cà phê → cà phê cà pháo...
– Rút gọn và gộp lại: Phối kết hợp, ưu khuyết điểm, công nông ngư nghiệp... – Láy: Sách siếc, học hiệc, vợ viếc...
2. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn bản chính luận được sử dụng trong một hoàn cảnh giao tiếp có tính chất trang trọng. ởđó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho dân tộc Việt Nam tuyên bố trước toàn thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Nhưng trong “Tuyên ngôn độc lập”, ngoài các từ ngữ chuyên môn thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội và các từđa phong cách còn có nhiều từ thuộc phong cách khẩu ngữ: thẳng tay, chém, bể máu, ràng buộc, dến xương tuỷ, cướp không, ngóc đầu... Các từ ngữ này được chuyển hoá và hoạt động giao tiếp này, không những không phá vỡ tính hệ thống nhất quán của phong cách văn bản mà còn tăng tính chất cụ thể, sinh động tạo nên tính hấp dẫn, thuyết phục của lời nói, góp phần vào chính sắc thái hùng hồn, đanh thép của bản Tuyên ngôn.
Hoạt động: Tìm hiểu các nguyên tắc dùng từ trong giao tiếp
Thông tin
Giao tiếp là hoạt động xã hội đòi hỏi ít nhất phải có hai người và mỗi người đều có thểđóng vai trò là người phát, người nhận (một cách đồng thời và trong các tình huống khác nhau). Muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, thì mọi hoạt động giao tiếp phải tiến hành theo những nguyên tắc chung, những quy định chung. Những nguyên tắc này được hình thành trong thực tiễn, do sự thoả thuận, sự quy ước ngầm của xã hội. Việc dùng từ cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung nhưở các lĩnh vực khác. Những nguyên tắc này vừa là những yêu cầu hướng tới, cần đạt được trong việc dùng từ, vừa là những tiểu chuẩn để xác định và đánh giá việc dùng từ là đúng hay sai.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Phân tích sự khác nhau của các từ sau về ngữ nghĩa và ngữ pháp:
thù lao, cù lao, chót, trót, no, lo...
Nhiệm vụ 2: So sánh sự khác nhau về nghĩa của các từ sau: ngoan cường, ngoan cố, thầm kín, thầm lặng...
Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm về các yêu cầu của việc lựa chọn từ ngữ trong văn bản.
đánh giá
1. Tại sao phải dùng chính xác hình thức âm thanh của từ?
2. Thế nào là sử dụng từđúng về nghĩa? Hãy phân tích trường hợp sử dụng từ
thầm kín trong trường hợp sau: Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.
3. Hãy nhận xét về việc sử dụng từ trong câu sau:
– Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng. – Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế,
điều trị bằng những thuốc tra mắt đặc biệt. Giải thích việc dùng từđúng vềđặc điểm ngữ pháp. 4. Nêu những yêu cầu của việc sử dụng từ trong văn bản.
thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Từ là đơn vị hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Hai mặt này đều được xã hội công nhận. Vì vậy, khi sử dụng từ ngữ phải đảm bảo đúng với âm thanh được xã hội công nhận. Nếu không dễ làm cho người tiếp nhận không hiểu hoặc hiểu sai câu nói.
2. Dùng từđúng ý nghĩa
– Chỉđúng hiện thực khách quan cần nói tới; – Biểu thịđúng khái niệm cần diễn đạt;
– Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của người viết đối với hiện thực khách quan được nói tới và với người đọc văn bản.
Trong câu “Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín” cần xem xét trường hợp sử dụng từ thầm kín vì thầm kín có nghĩa âm thầm và kín đáo chỉ tâm trạng thái thầm lặng và được giữ kín, không để lộ ra ngoài. Nghĩa của thầm kín không
phù hợp với nội dung biểu hiện trong câu trên. Có thể viết lại cho đúng: Hoạt
động y tế cơ sở có thể không sôi động, không ồn ào nhưng vô cùng quan trọng.
3. Trong câu sau:
– Do lượng mưa năm nay kéo dài nên đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng.
Các từ lượng mưa và kéo dài không phù hợp với nhau về quan hệ kết hợp. Cần thay lượng mưa bằng mùa mưa hoặc kéo dài bằng lớn.
– Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế,
điều trị bằng những thuốc tra mắt đặc biệt.
Pha chế, điều trị có quan hệ kết hợp khác nhau. Pha chế không thể kết hợp cùng bệnh nhân trong trường hợp này.
Từ là đơn vịđể tạo câu. Ngoài hình thức và ý nghĩa thì từ còn có đặc điểm ngữ pháp. Đối với tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp của từ thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ trong câu. Khi tạo câu, cần tính toán và tuân theo những đặc điểm ngữ pháp của từ. 4. Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản: – Dùng từ phải đúng về mặt âm thanh và cấu tạo; – Dùng từ phải đúng về ý nghĩa; – Dùng từ phải đúng vềđặc điểm ngữ pháp; – Dùng từ phải hợp với phong cách chức năng.
Hoạt động: Tìm hiểu các các lỗi dùng từ và cách khắc phục
Thông tin
ở phần nguyên tắc dùng từ trong giao tiếp, chúng ta đã khẳng định dùng từ phải tuân theo một số yêu cầu nhất định. Vi phạm những điều đó sẽ mắc lỗi. Trong giao tiếp hàng ngày, người sử dụng thường mắc một số lỗi cơ bản. Có thể chỉ ra chúng và một số cách khắc phục đơn giản và hiệu quả.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc các câu sau, tìm các từ ngữ sử dụng không đúng: – Sự việc đó càng chứng tỏ sự tinh khiết, thuỷ chung của chị Dậu.