a. ở vị trí thứ nhất trong cấu trúc âm tiết bao giờ cũng là phụ âm. Phụ âm đầu có chức năng mởđầu âm tiết.
b. Tiếng Việt có 21 phụ âm đầu và đều là các các âm đơn. Âm /p/ chỉ tồn tại trong khu vực các từ phiên âm và mốt số từ chỉđịa danh, chỉ tên riêng nên nhiều nhà nghiên cứu không thừa nhận âm này trong hệ thống âm vị phụ âm đầu tiếng Việt. Tương tự như vậy các âm kép ở vị trí âm đầu cũng chỉ tồn tại trong khu vực các từ phiên âm, từ vay mượn ( tiếng Việt cũng không có phụ âm rung /r/ kiểu như: rare, radio ..., như trong tiếng Anh).
Như vậy, toàn bộ số lượng âm vị phụ âm đầu sẽđược trình bày trong bảng dưới đây:
2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Trong 21 âm vị phụ âm đầu, những âm vị có hai hình thức chữ viết là những trường hợp cần chú ý. Tuy là hai hình thức chữ viết, nhưng không được sử dụng một cách tự do, mà phải sử dụng theo quy tắc kết hợp ngữ âm, cụ thể:
– Ba âm vị /k, , / viết thành k, gh, ngh khi đứng trước nguyên âm hàng trước /i, e, , ie/ viết thành c, g, ng khi đứng trước nguyên âm hàng sau /u, o, , a, , , uo/ ; Âm /k/ viết thành q khi đứng trước âm đệm /-u-/(các kí âm quốc tế của nguyên âm sẽđược học ở bài sau).
– Âm vị phụ âm /z/ có ba hình thức chữ viết (d, gi, g), nhưng không có một căn cứ ngữ âm nào cho sự khác biệt về chữ viết này. Cần phải ghi nhớ từng trường hợp theo đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa (trong các âm tiết có phụ âm đầu/z/ đảm nhận – là từ hoặc là thành phần của từ), ví dụ: da (da thú), gia (gia đình), giếng.
3. Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
Để miêu tả các âm vị phụ âm được chính xác, cần nhớ một sốđặc điểm sau: – Các phụ âm môi không kết hợp với âm đầu vần (trường hợp thùng phuy, khăn
voan là hãn hữu). Âm vị phụ âm /n/ và âm vị phụ âm /z/ cũng ít kết hợp với âm đầu vần (trừ trường hợp noãn sào, ruy băng).
– Giá trị âm học của các phụ âm và nhóm phụ âm được cụ thể hóa theo các đặc trưng:
+ Phụ âm đầu lưỡi, phụ âm mặt lưỡi là âm cao, âm thăng; phụ âm môi và phụ âm cuối lưỡi là phụ âm thấp.
+ Phụ âm tắc là phụ âm không ngắt (liên tục), phụ âm xát (trừ phụ âm vang) là phụ âm ngắt (không liên tục).
Dựa vào các tiêu chí miêu tả phụ âm trong thông tin của hoạt động ba với các đặc điểm cụ thểđã nêu, vấn đề miêu tả từng phụ âm sẽ không phải là quá phức tạp nhưng lại là hết sức cần thiết đối với việc dạy và học tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ hoặc như ngoại ngữ.
4. Hướng dẫn giải bài tập
4.1 Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 2
a. ấy ái uông là những âm tiết vắng âm đầu nhưng chúng khác với những âm tiết kiểu: anh em, ăn uống v.v... vì ở những âm tiết này vốn có phụ âm đầu nhưng người viết đã cố tình lược đi nhằm mục đích chơi chữ, còn ở những âm tiết sau là những âm tiết không có phụ âm đầu (hoặc được cho là có âm đầu tắc thanh hầu nhưng không được thể hiện trên chữ viết).
b. Cách dạy này thực chất là dựa trên chữ viết đểđiều chỉnh phát âm, do đó d,
gi, r được coi là ba âm trong khi thực chất d và gi là hai cách viết của cùng một âm vị /z/.
4.2. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 3
a. Trong chữ gịa (giặt gịa) dấu nặng đặt dưới yếu tố i (ia ởđây là sự biểu hiện trên chữ viết của nguyên âm đôi /ie/, g là hình thức chữ viết của âm vị /z/.
Còn trong chữ giạ (giạ lúa) dấu nặng đặt dưới âm chính /a/, gi là hình thức chữ viết của phụ âm đầu /z/.
Sự khác nhau trong cấu tạo ngữ âm của hai tiếng (chữ) gịa và giạđược biểu hiện ra bên ngoài chủ yếu bằng sự khác biệt về vị trí của dấu nặng (khi viết), cách phát âm, cách đọc khác nhau (khi nói, đọc). Nghĩa của hai từ này cũng khác nhau.
b. Ghi kí hiệu phiên âm quốc tế phụ âm đầu cho các âm tiết, ví dụ / / (trong
“gà”); /z/ (trong “gì”) v.v...
+ Âm đầu /k/ ghi bằng chữ c trong các âm tiết ca, co v.v... ghi bằng chữ k trong các âm tiết kê, ki v.v...
+ Âm đầu / / ghi bằng chữ g trong các âm tiết gà, gô v.v... ghi bằng chữ gh trong các âm tiết ghế, ghi v.v...
+ Âm đầu / / ghi bằng chữ ng trong các âm tiết ngà, ngô v.v... ghi bằng chữ ngh trong các âm tiết nghề, nghỉ v.v...
d. Mỗi cặp từ: dầu/ giầu; rẻ/giẻ; dẫy/ giẫy; dấu/ giấu có nghĩa khác nhau, giải thích nghĩa của từng từ qua các ví dụ cụ thể.
e. Tìm cho mỗi cặp từ 20 trường hợp có đối lập phụ âm đầu mà học sinh theo phương ngữ Bắc Bộ thường viết sai chính tả, ví dụ:
Đối lập tr–ch Đối lập s–x: tra (cứu)/ cha (ông) sa (bàn)/ đi (xa) (tuần) tra/ cha (đạo) sa (bầy) / xa (cảng)
trà (tàu)/ chà (xát) sa (đọa)/ (lo) xa tiệc (trà)/ ái (chà) sa (mạc)/ xa (tắp) trả (công) / chả (cá) sà (lan)/ xà (beng) trả (lời)/ chả (bảo) sả (củ)/ xả (đạn)
trác (táng)/ (bán) chác sách (đọc)/ xách (đèn) trạc (tuổi)/ chạc (ba) (ngân) sách/ (hút) xách
Đối lập d, gi – r:
gia (đình)/ ra (vào) già (cả) / rà (mìn) gia (binh)/ ra (bộ) giả (dối)/(ra) rả
gia (ân)/ ra (bộ) giã (giò)/ rã (tay) (bột) giã/(rộn) rã ...
4.3. Phần đánh giá của hoạt động 4
a. Ghi kí hiệu phiên âm quốc tế các phụ âm đầu trong đoạn thơ:
b. Một số từ viết với /l/ có âm đệm (không viết với /n/): loa đài, loa kèn, bù loa, lu loa. qoa loa, mồm loa mép giải, lòa mắt, lòa xòa, chói lòa, mù lòa, lõa lồ,
đồng lõa, loạc choạc, loai choai, loài người, loại bỏ, loại hình, từ loại, loại trừ, chủng loại, kim loại, nhân loại, phân loại, tổng loại, từ loại, loan tin, loan báo, chim loan, loạn ẩu, loạn lạc, loạn lạc, loạn li, loạn ngôn, loang lổ, loang ra,
loảng xoảng, cháo loãng, pha loãng, loáng thoáng, sáng loáng, loạng choạng, loanh quoanh, ấn loát, loạt soạt, hàng loạt v.v...
c. Để giúp học sinh khắc phục những lỗi này cần:
– Rèn luyện ý thức viết đúng chính tả cho học sinh nhiều lần bằng các bài tập chính tả
– Cho học sinh nắm được các quy tắc chính tả tiếng Việt + Trước i, ê, e viết với k, gh, ngh
+ Trước các nguyên âm còn lại viết với c, g, ng
ÂM ĐỆM TRONG TIẾNG VIỆT (ÂM ĐẦU VẦN)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, đặc điểm của âm đệm /-u-/
Thông tin
a. Âm đệm (còn gọi là âm đầu vần) là âm vị duy nhất đứng ở vị trí thứ 2 trong cấu trúc âm tiết (kí âm quốc tế là / / hoặc /w/) cả trong các âm tiết không có phụ âm đầu, ví dụ: oa, uyên ... và các âm tiết có phụ âm đầu, ví dụ: hoa, huyên… âm đệm có chức năng làm trầm hóa âm sắc của âm tiết (phát âm với động tác tròn môi).
b. Sau đây là sơđồ phát âm hai âm tiết “lụt” và “luật”.
/L/ /u/ /u/ /t/ /L/ /u/ / / (t)
Trong âm tiết “lụt”, nguyên âm /u/ là âm chính, giữ vai trò hạt nhân của âm tiết và đứng ởđỉnh của âm tiết trong sơđồ phát âm. Trong âm tiết “luật” /-u-/ là âm
đệm. Trong sơ đồ phát âm / / nằm ở sườn đường cong đi lên của cấu tạo âm tiết, có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết lúc mởđầu chứ không phải là âm vị hạt nhân.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Phát âm hai âm tiết: ha và hoa. Âm tiết nào được phát âm với động tác tròn môi, động tác tròn môi này do đâu? Từđó hãy biện luận về vai trò của âm đệm trong cấu tạo âm tiết của tiếng Việt.
Nhiệm vụ 2: So sánh cấu tạo và chức năng của /u/ trong hai âm tiết lụt và luật ở thông tin nguồn (b)
– Cấu tạo ngữ âm của hai âm tiết này có giống nhau không?
– Từđó cho biết khi /u/ ở vị trí âm chính thì trong sơđồ hình sin nó thuộc phần nào? Khi giữ vai trò làm âm đệm nó thuộc phần nào? Chức năng của hai âm này khi giữ vai trò âm đệm khác với khi ở vị trí âm chính như thế nào?
Nhiệm vụ 3: Tương tự, hãy vẽ sơ đồ phát âm hai âm tiết: hòn và hoàn. Sau đó nhận xét vai trò của “o” trong hòn và “o” trong hoàn nhưđã làm với hai âm tiết “lụt” và “luật”.
Đánh giá hoạt động
a. So sánh sự khác nhau giữa “u” trong âm tiết quả /kua4/ và trong âm tiết của /kuo4/. Trong âm tiết nào u đóng vai trò là âm đệm, trong âm tiết nào u là yếu tố đầu của nguyên âm đôi làm âm chính?
b. Vẽ sơ đồ phát âm âm tiết “toán” từ đó chứng tỏ rằng âm đệm chỉ có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết chứ không thể tạo nên âm sắc chủ yếu của âm tiết?
c. Tại sao nói: âm vị đảm nhiệm vị trí âm đệm chỉ có thể là một âm lướt, một bán nguyên âm chứ không thể là một nguyên âm? Cho ví dụ minh họa.
Hoạt động 2: Trình bày sự thể hiện của âm đệm trên chữ viết
Thông tin
Sau đây là cách viết âm đệm ở các trường hợp khác nhau: a. họa hoằn, hoa hòe
b. tuần, huệ, thuở, thúy c. quả, quê, que, quý.
Trên chữ viết, âm đệm / / có hai sự thể hiện. Nó được ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm /a/ /ă/ / / (chữ viết ghi bằng a, ă, e) và ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm còn lại, ví dụ: /i/, / / ,/ /, e (chữ viết ghi bằng y, ơ, â, ê). Đứng sau /k/ âm đệm đồng loạt ghi bằng con chữ u. Khi đứng sau /k/, âm đệm được thể hiện sâu hơn và sự chi phối của /k/ đối với âm đệm rất mạnh nên âm đệm đồng loạt được ghi bằng con chữ u bất kể nguyên âm đi sau nó là nguyên âm rộng hay hẹp.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Nhìn vào thông tin nguồn (a) và cho biết khi đứng trước các nguyên âm /a, ă, / âm đệm /-u-/ thể hiện bằng con chữ gì? Cho thêm ví dụ.
Nhiệm vụ 2: Nhìn vào thông tin nguồn (b) và cho biết khi đứng trước các nguyên âm / , e/ âm đệm /-u-/ thể hiện bằng con chữ gì? Cho thêm ví dụ.
Nhiệm vụ 3: Khi đứng sau /k/ (thông tin nguồn (c) ) âm đệm đồng loạt ghi bằng con chữ gì? Lúc đó âm đệm/-u-/ có lệ thuộc vào âm chính đi sau nữa không?
Đánh giá hoạt động
a. Thảo luận nhóm để rút ra kết luận: Tại sao khi đứng trước nguyên âm /a/, /ă/ hoặc / / âm đệm /-u-/ không viết là “o” mà lại viết là “u” trong các trường hợp:
qua, quăn, que.
b. Sách Tiếng Việt 1 tập 1 quan niệm:
Dạy “qu” như một tổ hợp phụ âm là quờ bao gồm hai con chữ q và u (đọc là
“cu” và “u” ghép lại).
+ Phân tích cơ sở khoa học của quan niêm trên.
+ Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của cách dạy theo quan niệm này.
c. Chỉ ra sự thể hiện trên chữ viết của âm đệm có trong các âm tiết của đoạn thơ sau:
Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào anh con người đẹp nhất Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời
(Tố Hữu)
Hoạt động 3: Miêu tả âm đệm
Thông tin
Sau đây là một số âm tiết có âm đệm nhưng khá đặc biệt. Hãy đọc và suy nghĩ về tính phổ biến của hiện tượng này.
a. Phuy (thùng phuy), voan (khăn voan), buýt (xe buýt), moa
b. Noãn (noãn sào: tổ trứng), noa (thê noa), góa (góa bụa), roa (cu roa).
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Các từở thông tin nguồn (a) có phải là từ thuần Việt không? Ngoài những trường hợp đó, các phụ âm môi /b, m, f, v/ có còn kết hợp được với âm đệm nữa không? Hãy nêu kết luận về sự kết hợp của âm đệm với các phụ âm môi.
Tương tự như vậy, âm đệm có thể xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi không? Hãy nêu kết luận về sự kết hợp của âm đệm với các nguyên âm là âm chính phân bố sau nó.
Nhiệm vụ 2: Ngoài một số từ nhưở thông tin nguồn (b), các phụ âm đầu /n, , / có còn khả năng kết hợp với âm đệm không? Từđó hãy chứng minh khả năng phân bố của âm đệm sau các phụ âm đầu nói chung.
Đánh giá hoạt động
a. Dựa vào đâu để có thể kết luận rằng: Âm đệm không kết hợp (hoặc kết hợp rất hạn chế) với các phụ âm môi đứng trước cũng như với các nguyên âm tròn môi đứng sau nó.
b. Xác định âm đệm trong các âm tiết sau: que củi, cong queo, con đường ngoằn ngoèo, muốn mua hoa quả, khuya khoắt, thuyền quyên, khoác lác, quanh quất, nguệch ngoạc, củi – quỷ, thúi–thúy, loanh quanh, ngoa ngoắt, huy hiệu ...
Thông tin phản hồi