- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,
1. Thông tin phản hồi cho hoạt độn g1 và hoạt độn g
a. Âm vị âm cuối đứng ở vị trí cuối vần và cũng là vị trí cuối âm tiết. Đó là âm kết thúc âm tiết. Vị trí âm cuối có thể khuyết.
b. Có mười âm vịở vị trí âm cuối tiếng Việt, bao gồm 2 bán âm và 8 phụ âm. Giải pháp 8 âm vị phụ âm cuối nhưđã trình bày nhằm giúp người học dễ nhận diện âm vị âm cuối trong mối tương quan với chữ viết tiếng Việt. Các tác giả theo giải pháp thừa nhận số lượng nguyên âm tiếng Việt là 16 âm vị – có âm vị nguyên âm / / và / / – thì chỉ chấp nhận ở vị trí âm cuối có 6 phụ âm, lúc đó sẽ không có hai phụ âm cuối / , c/. Hai âm này chỉ là biến thể phát âm của hai âm vị / / và /k/ (biến thể ngạc hóa).
c. Các âm vị bán âm cuối kết hợp với các nguyên âm theo quy luật dị hóa ngữ âm (xa nhau về cấu âm – âm học), cụ thể: bán âm cuối /-u/ chỉ kết hợp với nguyên âm hàng trước và nguyên âm hàng sau không tròn môi (trừ nguyên âm / /), chẳng hạn thiu, tếu, héo, tửu, hầu, hao, cháu, bướu; bán âm cuối /-i/ chỉ kết hợp với các nguyên âm hàng sau (cả nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi), chẳng hạn chùi, chồi, tuổi, ngửi, ngời, tẩy, hai, hay, người.
d. Các phụ âm cuối kết hợp với các nguyên âm đều đặn, trừ các trường hợp sau: phụ âm cuối /m/, /p/ không kết hợp với nguyên âm / /, phụ âm cuối / /, /c/ chỉ kết hợp với nguyên âm hàng trước (ngoại lệ nguyên âm / / không kết hợp với phụ âm / /, /c/, mà kết hợp với phụ âm / /, /k/), phụ âm cuối / /, /k/ không kết hợp với nguyên âm hàng trước (trừ nguyên âm / /).
2. Hướng dẫn giải bài tập
2.1. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 1
a. Nêu đặc điểm của các âm vị phụ âm cuối qua các tiêu chí:
+ Tiêu chí cách phát âm: Căn cứ vào tiêu chí này người ta phân các phụ âm cuối làm hai nhóm, đó là nhóm phụ âm ồn /p, t, c, k/ và nhóm phụ âm vang (mũi): /m, n, , /.
+ Tiêu chí vị trí phát âm: Căn cứ vào tiêu chí này người ta phân phụ âm làm 4 nhóm: môi, đầu lưỡi, mặt lưỡi và cuối lưỡi.
+ Tiêu chí thanh tính: Căn cứ vào tiêu chí này người ta phân các phụ âm cuối làm hai nhóm, nhóm phụ âm vô thanh và nhóm phụ âm hữu thanh.
b. Âm cuối trong các âm tiết tui – tai, bai – bay– bây là bán âm /-i/, trong các âm tiết: sao – sau là bán âm /-u/, trong các âm tiết: lanh – canh là / /, trong các âm tiết: lách chách là /c/.
2.2. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 2
Miêu tả âm vị bán âm cuối /-u/ như sau:
+ Là bán âm có cấu âm gần giống nguyên âm /u/ (nguyên âm hàng sau tròn môi, độ há hẹp), nhưng được phát âm lướt.
+ Phẩm chất âm học của bán âm /-u/ gần giống nguyên âm /u/, đó là nguyên âm trầm, không kết hợp được với nguyên âm hàng sau tròn môi, kết hợp được với nguyên âm hàng sau không tròn môi và nguyên âm hàng trước.
+ Sự thể hiện của bán âm /-u/ sau các nguyên âm ngắn rõ hơn sau các nguyên âm không ngắn, ví dụ: tính chất bán âm /-u/ trong sau rõ hơn trong sao.
HỆ THỐNG THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, số lượng thanh điệu
và sự thể hiện của thanh điệu trên chữ viết
Thông tin
a. Hãy đọc lại mô hình âm tiết sau:
Thanh điệu 5
Vần Âm đầu
1 Âm đệm 2 Âm chính 3 Âm cuối 4
Thanh điệu đứng ở vị trí thứ 5 trong cấu trúc âm tiết. Thanh điệu là loại âm vị đặc biệt (âm vị siêu đoạn tính) vì nó không chia cắt được và phải được thể hiện đồng thời với các âm vịđoạn tính khác. Thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết và là thuộc tính của âm tiết.
b. Số lượng thanh điệu và kí hiệu phiên âm quốc tế của các thanh điệu được thể hiện trong bảng sau:
Số thanh Tên gọi thanh Dấu thanh Kí âm 1 Thanh ngang (thanh không) Không dấu (ta) /ta1/ 2 Thanh huyền Dấu huyền (tà) /ta2/ 3 Thanh ngã Dấu ngã (tã) /ta3/ 4 Thanh hỏi Dấu hỏi (tả) /ta4/ 5 Thanh sắc Dấu sắc (tá) /ta5/ 6 Thanh nặng Dấu nặng (tạ) /ta6/
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thanh điệu ở vị trí thứ mấy trong cấu tạo âm tiết? Đáh dấu x vào ô trống đầu dòng mà anh (chị) cho là đúng trong những nhận xét dưới đây.
Thanh điệu chỉ gắn với phần vần.
Thanh điệu gắn với toàn bộ âm tiết, nhưng được thể hiện chủ yếu ở những phụ âm hữu thanh (đầu và cuối), bán âm (đầu và cuối) và đặc biệt là nguyên âm.
Nhiệm vụ 2: Tiếng Việt có mấy thanh điệu, thể hiện trên chữ viết bằng mấy dấu thanh? Sau khi nắm vững số thứ tự các thanh điệu hãy ghi kí hiệu phiên âm quốc tế các âm tiết của câu sau:
“Con là nỗi nhớ của mẹ.”
Mẫu: Con / k n1/….
đánh giá hoạt động
Tập phiên âm quốc tếđoạn thơ sau:
“Ôi tuổi thơ ta dầm mưa ta tắm. Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông Ta lặn xuống ghe vang xa tiếng sấm Nghe mưa rơi tiếng ấm tiếng trong”
(Ca Lê Hiến) Mẫu:/Oi1tuoi4tta1 zm2 m 1 ta1tăm5/
Hoạt động 2: Miêu tả các vị thanh điệu, sự phân bố của thanh điệu trong các loại âm tiết
Thông tin
a. Thanh điệu được miêu tả theo hai tiêu chí, đó là cao độ (âm vực) và đường nét (âm điệu):
– Theo cao độ, thanh điệu chia làm hai nhóm: nhóm có âm vực cao (nhóm thanh cao) gồm các thanh: ngang, ngã và sắc; nhóm có âm vực thấp (nhóm thanh thấp) gồm các thanh: huyền, hỏi và nặng.
– Theo đường nét, các thanh điệu chia ra:
+ Thanh điệu có đường nét bằng phẳng (nhóm thanh bằng) gồm các thanh: ngang và huyền
+ Thanh điệu có đường nét không bằng phẳng (nhóm thanh trắc) gồm các thanh: ngã, hỏi, sắc và nặng.
Trong nhóm thanh trắc lại có thể phân thành: các thanh có đường nét gãy (thanh ngã, hỏi), các thanh có đường nét không gãy (thanh sắc và nặng).
Trắc Âm điệu
Âm vực
Bằng
Gãy Không gãy
Cao Ngang (1) Ngã (3) Sắc (5) Thấp Huyền (2) Hỏi (4) Nặng (6)
e. Sự phân bố của các thanh điệu trong âm tiết liên quan chặt chẽ với thành phần âm cuối. ở những âm tiết có âm cuối là âm tắc – vô thanh chỉ xuất hiện hai thanh sắc và nặng. Còn ở những âm tiết không có âm cuối hoặc âm cuối không phải là âm tắc – vô thanh xuất hiện cả 6 thanh điệu. Sau đây là bảng tổng hợp sự phân bố của thanh điệu trong các loại hình âm tiết:
Thanh điệu
Loại âm tiết Ngang Huyền Ngã Hỏi Sắc Nặng Có âm cuối là âm tắc vô thanh
/p, t, k, c/ - - - - + +
Không có âm cuối hoặc âm cuối
không phải âm tắc vô thanh + + + + + +
c. Trong cách hiệp vần thơ truyền thống, thanh điệu trong hai âm tiết hiệp vần với nhau thường theo nguyên tắc cùng nhóm âm điệu (cùng nhóm bằng hoặc cùng nhóm trắc)
1. Đến đây gần biển xa nguồn Con sông chảy chậm nỗi buồn tan lâu 2. Sông bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin nguồn (a) hãy miêu tả các âm vị thanh điệu theo hai tiêu chí âm vực và âm điệu.
Mẫu: Thanh ngang:
+ Thanh thứ nhất, thuộc nhóm thanh cao
+ Thanh có đường nét bằng phẳng, thuộc nhóm bằng.
Nhiệm vụ 2: Nhìn vào bảng phân bố thanh điệu trong các kiểu âm tiết ở thông tin nguồn (b) hãy cho biết:
– Trong các âm tiết mở (không có âm cuối) hoặc âm cuối không phải là âm tắc – vô thanh xuất hiện mấy thanh điệu?
– Trong âm tiết đóng (kết thúc bằng âm tắc – vô thanh/p, t, c, k/) chỉ xuất hiện mấy thanh điệu? Đó là những thanh điệu nào?
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra các âm tiết hiệp vần với nhau trong những câu thơở thông tin nguồn (c). Trong các âm tiết này các thanh điệu tham gia hiệp vần theo nguyên tắc nào? Cùng cao độ hay cùng đường nét?
đánh giá hoạt động
a. Miêu tả sựđối lập của thanh 1 và thanh 2 (thanh ngang, thanh huyền). b. Miêu tả sựđối lập của thanh 3 và thanh 4 (thanh hỏi, thanh ngã). c. Miêu tả sựđối lập của thanh 5 và thanh 6 (thanh sắc, thanh nặng).
d. Khái quát hóa các quy tắc hoạt động và sự biến đổi nguyên âm, phụ âm cuối và thanh điệu trong các từ láy toàn bộ sau đây:
– tôn tốt, san sát, sàn sạt…
– thiêm thiếp, đèm đẹp, mườn mượt…
– bình bịch, hùng hục, biêng biếc, khang khác….
e. Phiên âm quốc tế các âm tiết sau: con đường ngoằn ngoèo, muốn mua hoa quả, củi/quỷ, thúi/thúy, nguệch ngoạc, khúc khuỷu, huênh hoang.
g. Tìm 3 câu thơ mà các tiếng hiệp vần mang thanh bằng. h. Tìm 3 câu thơ mà các tiếng hiệp vần mang thanh trắc.
thông tin phản hồi