Các phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 43 - 45)

Phương thức ngữ pháp là cách thức tạo ra các quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản đối với nhau. Ngôn ngữ nào cũng phải có các phương thức ngữ pháp song các phương thức này có sự khác nhau. Tiếng Việt chủ yếu sử dụng các phương thức ngữ pháp phân tích tính, nghĩa là các phương thức tồn tại ở bên ngoài từ. Đó là các phương thức:

– Phương thức trật tự từ: Trật tự từ là phương thức ngữ pháp quan trọng để biểu thị các quan hệ ngữ pháp. Ví dụ: Yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ trong từ ghép chính phụ, chủ ngữđứng trước vị ngữ trong câu...

Nếu thay đổi trật tự thì hoặc là câu trở nên vô nghĩa hoặc là nghĩa bị thay đổi. Một số trường hợp trật tự từ có thể thay đổi song phải có điều kiện và cần thêm bớt một số hư từ.

– Phương thức hư từ

Hư từ là từ không có nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. Hư từ có tác dụng nối giữa các bộ phận trong câu, các câu, các đoạn với nhau và nêu mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng với nhau hoặc bổ sung một số ý nghĩa tình thái và mục đích phát ngôn. Đó là các quan hệ từ, phụ từ, trợ từ, thán từ và tình thái từ. Cần phải chú ý sử dụng hư từđúng lúc, đúng chỗ và phù hợp với chức năng của chúng.

– Ngữđiệu

Ngữđiệu không thể phát âm riêng mà phải thể hiện đồng thời với việc phát âm các từ ngữ trong câu, thể hiện ở sự phát âm mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, trầm hay bổng, liên tục hay ngắt quãng, lên giọng hay xuống giọng....

Ngữđiệu góp phần biểu thị mục đích nói, các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau và góp phần thể hiện các quan hệ ngữ pháp khác nhau trong câu.

2. Gi ý gii bài tp

(a): thừa “đối với” (b): thừa “về”, sai “và” (c): thừa “với”

(d)” thừa “về”. “để” và “cho” dùng không chính xác, trật tự giữa các bộ phận phụ trong câu.

(e) Dùng quá nhiều hư từ làm cho câu văn nặng nề.

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)