- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,
y (sau các nguên âm ngắn) bà
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Nhìn vào thông tin nguồn (a) hãy nhận xét về vị trí của âm cuối trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt. (Âm cuối đứng ở vị trí nào và có vai trò gì?).
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin nguồn (b) hãy điền các âm cuối thích hợp vào bảng sau:
Vị trí phát âm Âm vị Cách phát âm
Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Cuối lưỡi
Ồn (vô thanh) Phụ âm
cuối Tắc
Vang (mũi)
Bán âm
cuối Vang Gần nguyên âm Gần nguyên âm
Sau đó căn cứ vào bảng trên hãy điền các âm vị phù hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:
“ở vị trí âm cuối có hai bán âm, bốn phụ âm tắc – vô thanh và bốn phụ âm mũi (tắc) – hữu thanh. Theo vị trí phát âm có 4 cặp phụ âm mà từng cặp đối lập với nhau theo đặc điểm thanh tính (vô thanh – hữu thanh), đó là cặp phụ âm môi… cặp phụ âm đầu lưỡi…. cặp phụ âm mặt lưỡi… và cặp phụ âm cuối lưỡi…. Theo cách phát âm có hai nhóm phụ âm mà mỗi nhóm đối lập với nhóm kia cũng theo tiêu chí thanh tính, đó là: nhóm phụ âm tắc – vô thanh…………và nhóm phụ âm mũi (tắc) – vang…..
Bán âm cuối……có cấu âm gần giống nguyên âm…. (là nguyên âm hàng sau, tròn môi, độ há hẹp). Bán âm cuối…… có cấu âm gần giống nguyên âm………(là nguyên âm hàng trước, không tròn môi, độ há hẹp)”.
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin nguồn (c) hãy cho biết.
1. Hình thức thể hiện trên chữ viết của 8 phụ âm cuối như thế nào?
2. Bán âm cuối /-u/ có mấy hình thức thể hiện trên chữ viết? Nêu các quy tắc thể hiện đó và cho thêm ví dụ.
3. Bán âm cuối /-i/ có mấy hình thức thể hiện trên chữ viết? Nêu các quy tắc thể hiện đó và cho thêm ví dụ.
đánh giá hoạt động
a. Nêu đặc điểm của các âm vị phụ âm cuối tiếng Việt qua các tiêu chí sau: – Tiêu chí cách phát âm.
– Tiêu chí vị trí phát âm. – Tiêu chí thanh tính.
b. Xác định âm cuối trong các âm tiết sau: tuy – tui – tai, sao – sau, bai – bay – bây, hoa huệ, họa hoằn, lanh – canh, lách – chách, lau nhau, cảnh – kẻnh, uyển chuyển, yêu kiều, lưa thưa.
Hoạt động 2: Miêu tả các âm vị âm cuối
Thông tin
a. Sự kết hợp của âm chính với âm cuối biểu thị trong bảng sau:
Chú thích: Những ô gạch chéo không có trong chính tả tiếng Việt.
Sự kết hợp trong bảng trên đây cho thấy:
– Bán âm cuối /-i/ chỉ xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau mà không xuất hiện sau các nguyên âm hàng trước.
– Bán âm cuối /-u/ chỉ xuất hiện sau các nguyên âm hàng trước mà không xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau tròn môi
– Cả hai bán âm /-i/ và /-u/ đều có thể xuất hiện sau các nguyên âm hàng sau không tròn môi (trừ /-u/ không xuất hiện sau / /) .
Nói chung các phụ âm cuối tắc và mũi phân bố khá đều đặn sau các nguyên âm, trừ các trường hợp:
– / , / không xuất hiện sau /i, e/ và / /
– / , c/ không xuất hiện sau / , ie, , , , , ă, , u, o, , uo/ – /m, p/ không xuất hiện sau / /.
d. Khi miêu tả các âm cuối cần chú ý
– Đặc điểm cấu âm và phẩm chất âm học (đã trình bày ở phần phụ âm đầu với các âm vị phụ âm và ở phần âm chính với 2 bán âm /-i/, /-u/).
– Quy tắc kết hợp với âm chính (xem thông tin nguồn a).
Chẳng hạn, âm vị bán âm /-i/ được miêu tả với những đặc điểm sau:
– Là bán âm, có cấu âm gần giống nguyên âm /i/ (nguyên âm hàng trước, không tròn môi, độ há hẹp) nhưng được phát âm lướt.
– Phẩm chất âm học của bán âm /-i/ gần giống nguyên âm /i/ là nguyên âm bổng, kết hợp với các nguyên âm hàng sau tròn môi và không tròn môi, không kết hợp với các nguyên âm hàng trước.
– Sự thể hiện của bán âm /-i/ sau các nguyên âm ngắn rõ hơn sau các nguyên âm không ngắn, ví dụ: Tính chất bán âm /-i/ trong tay, tây rõ hơn trong tai, tôi.
Nhiệm vụ
Dựa vào thông tin nguồn hãy nhận xét:
1. Sự kết hợp của hai âm vị bán âm cuối (chữ viết ghi bằng i/y và o/u) với các nguyên âm, cho ví dụ.
2. Sự kết hợp của các âm vị phụ âm cuối với nguyên âm. Có điểm gì khác nhau giữa các bán âm cuối và phụ âm cuối khi kết hợp với các nguyên âm? Cho ví dụ.
đánh giá hoạt động
a. Hãy miêu tả âm vị bán âm cuối /-u/ và các âm vị phụ âm cuối /m/; /p/, /n/, /t/, /k/, / /.
b. Ghi kí hiệu phiên âm quốc tế hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
thông tin phản hồi