- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,
2. Thông tin phản hồi cho hoạt độn g2 và hoạt độn g
a. Ngoài tiêu chí cốđịnh với mọi âm vị nguyên âm là âm vang, mạnh và không bị ngắt, khi miêu tả cần căn cứ vào một số tiêu chí, đó là:
– Đặc điểm cấu âm: hàng nguyên âm (vị trí của lưỡi), tròn môi hay không tròn môi (hình dáng của môi), độ há (độ mở cửa miệng).
– Phẩm chất âm học: bổng, trầm, thăng, giáng. – Quy tắc kết hợp với các âm vị khác.
Chẳng hạn, âm vị nguyên âm /o/ được miêu tả với các đặc điểm sau: – Là nguyên âm hàng sau, tròn môi, độ há hơi hẹp.
– Là âm vang, mạnh, không bị ngắt, cực trầm.
– Là nguyên âm tròn môi nên không kết hợp với âm đầu vần /-u/.
b. Những trường hợp mỗi âm vị có một hình thức chữ viết dễ nhận biết, dễ nhớ, những trường hợp một âm vị có hai hay nhiều hơn hai hình thức chữ viết cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
3. Hướng dẫn giải bài tập
3.1. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 2
a. Bảng đối chiếu kí âm – chữ viết của các nguyên âm tiếng Việt (xem phần thông tin cho hoạt động 2)
b. Viết các từ có vần ươu, ví dụ: hươu, rượu v.v... Viết các từ có vần ưu, ví dụ: trừu (trừu tượng), cừu v.v...
3.2. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 3
Đặc điểm của các âm vị nguyên âm tiếng Việt qua các tiêu chí:
– Vị trí của lưỡi: Theo vị trí của lưỡi có hai loại nguyên âm, đó là nguyên âm hàng trước và nguyên âm hàng sau.
– Độ há của miệng: theo độ há của miệng có 4 loại nguyên âm, đó là nguyên âm hẹp, nguyên âm hơi hẹp, nguyên âm hơi rộng và nguyên âm rộng.
– Hình dáng của môi: Theo hình dáng của môi có hai loại nguyên âm, nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi.
HỆ THỐNG ÂM CUỐI TIẾNG VIỆT
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, số lượng âm cuối tiếng Việt, sự thể hiện của âm cuối trên chữ viết
Thông tin
Thanh điệu 5
Vần Âm đầu