Thông tin phản hồi của hoạt độn g

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 49 - 50)

a. Âm thanh chỉ đóng vai trò làm chức năng giao tiếp trong xã hội khi chúng được tổ chức lại và dùng biểu đạt tư tưởng con người. Âm thanh ngôn ngữđược tổ chức lại trên cơ sở chức năng, gọi là chức năng khu biệt.

Ví dụ: Âm /t/ tự thân không có nghĩa nhưng có giá trị phân biệt nghĩa giữa các từ “tan” với “đan”, “ta” với “đa”...

b. Khả năng khu biệt của âm thanh không tự nhiên mà có. Đó là sựước định của cộng đồng cùng sử dụng ngôn ngữ, được hình thành trong lịch sử. Mặt xã hội của ngữ âm làm cho mỗi người nói một ngôn ngữ nào đó, đồng thời có ý thức và thói quen phân biệt sự khác nhau đó. Do vậy, có những đặc trưng ngữ âm ở xã hội này thì có giá trị khu biệt nhưng ở xã hội khác lại không. Ví dụ:

– Trong tiếng Việt /d/ là một phụ âm của hệ thống phụ âm tiếng Việt, vì nó có tác dụng khu biệt nghĩa của từ nhưđa, đàn với ta, tàn ...

Trái lại, người Trung Quốc nói tiếng Hán hiện đại không dùng /d/ làm yếu tốđể nhận diện hoặc khu biệt từ nào đó, vì hệ thống phụ âm tiếng Hán không có /d/. – Đặc trưng ngạc hóa (khi phát âm lưỡi nhích về ngạc) được dùng để khu biệt từ

khác nhau trong tiếng Nga như:

(mẹ) / (làm nhàu, vò nhàu) (củ hành) / : (cửa nắp, cửa sập)

Những đặc trưng này không có giá trị khu biệt trong tiếng Việt. Ví dụ: “to”

không khác gì “tjo” về nghĩa.

– Trong tiếng Việt thanh điệu là yếu tố nhận diện, phân biệt từ. Vai trò phân biệt nghĩa của các thanh điệu khác nhau này mạnh tới mức ngay cả những từ phiên âm tiếng nước ngoài khi vào tiếng Việt, phát âm theo âm Việt thì bất cứ một âm tiết nào cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt.

Ví dụ: Mát–xcơ–va, bôn–sê–vích ...

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)