- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,
1. Thông tin phản hồi cho hoạt động 6 và hoạt động
a. Mỗi ngôn ngữ khi đạt đến một trình độ phát triển nào đó được cộng đồng sử dụng áp đặt cho những chuẩn nhất định về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Tuy nhiên, sự áp đặt đó không thể dễ dàng và cũng không thể nhanh chóng. Có thể nói, chuẩn hóa phải là cả một quá trình.
Tiếng Việt nói chung và ngữ âm tiếng Việt nói riêng, đứng ở thời điểm này mà xét, đang ở trong quá trình đó – nghĩa là bên cạnh cái ổn định, đã được coi là chuẩn, cũng còn cái chưa ổn định, chưa được chuẩn hóa.
Chuẩn ngữ âm bao gồm chuẩn chính âm và chuẩn chính tả. Phải có chuẩn chính âm trước rồi mới có chuẩn chính tả, đấy là nguyên lí. Nhưng, với tiếng Việt, trong khi chuẩn chính âm chưa được xác định, chuẩn chính tảđã hình thành và đã tương đối ổn định. Điểm dựa chủ yếu của chính tả, theo nguyên tắc phổ biến, chính là chính âm. Soi vào tiếng Việt, nguyên tắc ấy đã bị thay thế – thay thế bằng chữ Việt (chữ Quốc ngữ).
b. Chuẩn chính tả bao gồm chuẩn viết các âm (phụ âm, nguyên âm, bán âm) và các thanh; chuẩn viết tên riêng (viết hoa): chuẩn viết phiên âm từ và thuật ngữ vay mượn.
Hiện nay, chuẩn viết các âm và các thanh tiếng Việt đã được xác định theo hệ thống ngữ âm và chữ viết. Chuẩn viết hoa tuy chưa thật thống nhất, nhưng xu hướng đang được chấp nhận và viết hoa con chữđầu của mỗi âm tiết thuộc tên riêng (Việt Nam, Hồ Xuân Hương…); nếu tên riêng là cụm từ thể hiện một hay hơn một danh từ chung và một danh từ riêng thì viết hoa con chữđầu thuộc âm tiết đầu của các danh từ chung, còn danh từ riêng viết hoa theo quy định (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội…). Chuẩn viết phiên âm từ vay mượn (tiếng nước ngoài) phức tạp hơn; đang tồn tại hai cách viết phiên âm, đó là phiên âm âm tiết hóa (có gạch nối giữa các âm tiết của từ như Lê–nin, Pa–ri…) và phiên âm từ hóa (viết liền các âm tiết, tôn trọng âm và chữ theo hệ Latin như Paris, Canađa….).
c. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mắc lỗi chính tả trong nhà trường hiện nay là:
– Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
– Thứ hai, do không hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ.
Để khắc phục lỗi chính tả và nâng cao hiệu quả dạy chính tả một mặt giáo viên cần nắm vững cơ sở ngữ âm, ngữ nghĩa của chính tả tiếng Việt, có hiểu biết đầy đủ về khả năng kết hợp của các thành phần trong âm tiết tiếng Việt mặt khác phải quán triệt nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy, phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng địa phương.
2. Hướng dẫn giải bài tập
2.1. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 1
a. Giải thích và chứng minh 2 luận điểm:
+ Chính âm và chính tả có quan hệ với nhau: Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết.
+ Giữa đọc và viết có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hóa văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm, còn viết có cơ sở là chính tự. Vì vậy chính âm chính là cơ sở của chính tả, và chính tả là sự phản ánh chính âm. b. Nói rằng chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau là nói về nguyên tắc chung, còn trong thực tế sự biểu hiện của mối quan hệ giữa đọc (phát âm) và viết (viết chính tả) khá phong phú đa dạng. Cụ thể, chính tả tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào. Cách phát âm thực tế của các phương ngữđều có những sai lệch so với chính âm. Vì vậy, trong tình hình tâm lí xã hội hiện nay vấn đề âm chuẩn chưa thểđặt ra mà chuẩn chính tả đã phải thực hiện như nhận định của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ .
2.2. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 2
a. Vận dụng những hiểu biết về ngữ âm học tiếng Việt, anh (chị) tiến hành khảo sát tình hình phát âm của người dân (hoặc của học sinh) nơi mình đang công tác. Cụ thể, xem sự thể hiện của các phụ âm đầu, âm chính, phụ âm cuối, thanh điệu ... trong cách phát âm của đối tượng nghiên cứu có đặc điểm gì đáng chú ý, có gì khác biệt sai lệch so với cách phát âm chuẩn mực (chính âm) từ đó ghi lại và phân các loại lỗi phát âm.
Anh chị tìm hiểu xem cách phát âm nói trên có gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình viết chính tả của học sinh hay không. Nếu có hãy thống kê phân loại các loại lỗi chính tả mà học sinh địa phương thường mắc lỗi. Trên cơ sởđó xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh địa phương.
b. Tham khảo những gợi ý ở bài tập (a).
c. Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng loại như sau:
+ Nhóm 1: Học sinh không nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong tiếng Việt. Cụ thể:
– Khi đứng sau âm đầu /k/ âm đệm được viết là u
– Khi đứng trước âm chính là nguyên âm có độ mở rộng như a, ă, e âm đệm được viết là o.
Do đó ởđây âm đệm phải viết là o mới đúng (băn khoăn, tóc xoăn v.v...).
+ Nhóm 2: Học sinh không nắm được cấu tạo của vần trong các âm tiết này, không nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm. Cụ thể các chữ này phải được viết như sau mới đúng chính tả: quét nhà, ngoằn ngoèo v.v...
d. Cần hiểu rằng chủ trương hướng dẫn học sinh nhớ từng trường hợp một (trong các từ dễ viết sai chính tả) chỉ là một trong hai cách dạy – học chính tả cơ bản mà nhiều người đã nói (có người gọi là dạy chính tả không có ý thức). Bên cạnh cách dạy – học chính tả này người ta còn nói đến cách dạy – học theo con đường có ý thức, nghĩa là giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, tiến tới nắm vững các quy tắc chính tả, trên cơ sởđó mà vận dụng để viết đúng chính tả. Mỗi cách dạy – học chính tả trên có những ưu điểm riêng, có thể bổ sung cho nhau. e. Để tạo nên sự thống nhất về chính tả trong sách giáo khoa (ởđây chỉ giới hạn trong việc ghi tên riêng nước ngoài), sách giáo khoa tiểu học nên viết theo phiên âm từ nguyên ngữ, có dấu gạch nối phân cách các âm tiết. Vấn đềđặt ra là nếu lựa chọn một cách viết (cách phiên âm) nào đó, coi đó là chuẩn, thì phải sử dụng nhất quán trong tất cả các cuốn sách ở các bộ môn trong cấp học.
Kiểm tra Câu 1. Cho đoạn thơ sau:
Thời gian như gió thoảng qua Tình yêu là cánh đồng hoa giữa trời.
Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua
(Hát ru – Xuân Quỳnh) Anh (chị) hãy:
a. Ghi kí hiệu phiên âm quốc tếđoạn thơ.
b. Chỉ ra sự thể hiện trên chữ viết của các âm vị nguyên âm đôi có trong các âm tiết của đoạn thơ.
c. Phân loại các âm tiết theo các tiêu chí đã học.
Câu 2. Nêu quy tắc thể hiện trên chữ viết của các phụ âm đầu /k, , /, các nguyên âm đôi /ie, uo, /, các bán âm cuối /-u, –i /.
Câu 3: Nhận xét khái quát về lỗi chính tả của học sinh theo ba phương ngữ. – Phương ngữ Bắc Bộ.
– Phương ngữ Bắc Trung Bộ.