Thông tin phản hồi cho hoạt độn g4 và hoạt động

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 100 - 104)

- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,

1. Thông tin phản hồi cho hoạt độn g4 và hoạt động

nổi bật. Đó là thứ chữ ghi âm vị, một loại hình chữ viết tiến bộ nhất. Cơ sở của loại chữ này dựa trên những con chữ Latin phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới, về hiệu quả ghi âm thì hiện nay chữ Việt còn theo gần sát với ngữ âm tiếng Việt. Nó dễ học, dễ viết và giúp ta có thể dễ dàng tiếp thu các ngoại ngữ quan trọng nhất cùng một hệ chữ Latin.

b. Trong trường tiểu học, học sinh học chữ viết thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường,chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.

c. Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp.

2. Hướng dẫn giải bài tập

2.1. Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 1

a. Những bất hợp lí của chữ quốc ngữ thể hiện ở những mặt sau:

+ Một âm ghi bằng nhiều con chữ, ví dụ: âm / / ghi bằng “ng” và “ngh” + Một âm có nhiều cách ghi, ví dụ: âm /k/ ghi bằng “c”, “k” và “q”.

+ Một chữ biểu thị nhiều âm, ví dụ: chữ a biểu thị âm vị /a/ (trong “an”,

“ngoan” v.v...), âm vị /ă/ trong “bay”,” tay” v.v...

b. Vị trí của dấu nặng trong hai chữ: gịa và giạ khác nhau:Trong chữ gịa dấu nặng đặt dưới yếu tố thứ nhất của nguyên âm đôi /ie/ vì đây là âm tiết mở. Trong chữ giạ dấu nặng đặt dưới âm chính /a/. Do đó ở gịa con chữ “g” biểu thị âm vị /z/, còn trong chữ gi chữ “gi” cũng biểu thị âm /z/.

2.2. Phn đánh giá hot động ca hot động 2

a. Cải tiến chữ quốc ngữ phải đảm bảo sự khu biệt cần thiết giữa các con chữ, tính tiết kiệm, mối quan hệ ngữ âm – chữ viết. Vì vậy, những

đề nghị đó là hợp lí, nhưng vấn đề chính là “ chính tả thói quen” của người Việt chi phối nhiều đến cách viết chữ. Những cải tiến này cần có tính pháp quy và tiến hành trong một thời gian lâu dài.

b. Bảng chữ cái tiếng Việt có thể phân tích thành các nét cơ bản và nét phối hợp sau:

+ Nét cơ bản: Nét thẳng và nét cong

+ Nét phối hợp: Nét móc , nét móc hai đầu , nét thắt , nét khuyết , nét vòng.

Hoạt động 6: Tìm hiểu khái niệm chính tả và vấn đề chính tả chữ Việt

Thông tin

a. Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa là “phép viết đúng” hoặc “lối viết hợp với chuẩn”. Nói cách khác, chính tả là việc tiêu chuẩn hóa chữ viết của một ngôn ngữ. Yêu cầu cơ bản của chính tả là phải thống nhất cách viết các từ cụ thể trên phạm vi toàn quốc và trong tất cả các loại hình văn bản viết.

b. Chuẩn chính tả bao gồm các vấn đề.

– Cách viết thống nhất cho những từ có cách viết khác nhau bắt nguồn từ những hiện tượng phát âm khác nhau.

– Cách viết thống nhất cho những từđược phát âm thống nhất song không hiểu tại sao lại có cách viết khác nhau.

– Cách viết thống nhất cho những từ mang con chữđầu là gi hay d. – Cách viết thống nhất cho từng trường hợp viết hoa.

– Cách dùng dấu gạch nối.

– Cách phiên âm các tiếng nước ngoài.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Phân biệt giữa chính âm và chính tả.

Nhim v 2: Sắp xếp các ví dụ sau đây cho thích hợp với từng vấn đềđặt ra ở thông tin nguồn (b):

– Nhanh nhẹn – lanh lẹnh – Kĩ thuật – kĩ thuật – Giòn giã – dòn dã

– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hồ Xuân Hương – Niu – oóc, Pa– ri, Mat-xcơ-va

– Paris, Canađa, Liverpool

Sau đó tìm thêm các ví dụ minh họa cho từng vấn đềđó.

đánh giá hoạt động

a. Giải thích và chứng minh nhận định sau: “Chính âm và chính tả có quan hệ với nhau. Chính âm là có cơ sở cho chính tả và chính tả là phản ánh chính âm” (Hoàng Tuệ).

b. Có người cho rằng: “Trong tình hình tâm lí xã hội hiện nay, vấn đề âm chuẩn chưa thể đặt ra mà chuẩn chính tảđã bắt đầu thực hiện được”. Hãy giải thích nhận định này.

Hoạt động 7: Tìm hiểu vấn đề chính tả trong nhà trường

Thông tin:

Sau đây là một số loại lỗi chính tả thường gặp

a. (1) Trơi vơi, giá chị, chiệu phú, chuyền thống,lim rim, dì rào, dản gị, dám sát, noang nổ, láo nức, lóng lảy, chói nọi, con xò, trõ xôi, con xếu, lạp xường, giọt xương, trìu tượng, quả lịu, hiu trí, ốc biêu, chai riệu.

(2) Nghỉ ngợi, mở màng, kỷ thuật, yên tỉnh, xã hội. (3) Mang mác, gặc lúa, tiềng tuyếng, thiếc kế. b. hóa, hóan, thúy, míên, tọai…

Nguyễn văn Thái, Đại học Sư phạm Hà nội.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Phân loại các lỗi chính tảở thông tin nguồn (a) thành các lỗi chính tả của từng vùng phương ngữ: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, chỉ rõ các kiểu lỗi chính tả cụ thể (lỗi ở những phụ âm đầu nào, vần nào?…).

Nhim v 2: Anh (chị) hãy chọn một loại lỗi chính tảở thông tin nguồn (a) để nêu nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất cách sửa lỗi đó.

Nhim v 3: Các lỗi chính tảở thông tin nguồn (b) thuộc khu vực lỗi nào? Đề xuất cách sửa các lỗi đó.

đánh giá hoạt động

a. Anh (chị) có nhận xét gì về cách phát âm của phương ngữở quê hương mình hoặc ở nơi mình đang công tác? cách phát âm đó có gì sai lệch so với chính âm? Thử lập bản đồ chính tả và xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho vùng phương ngữđó.

b. Điều tra và phân loại lỗi chính tả mà học sinh lớp anh (chị) dạy thường mắc lỗi trong bài làm văn, trong vở ghi. Trên cơ sởđó, đề xuất việc điều chỉnh nội dung dạy bài chính tả so sánh. Cụ thể, nội dung cần điều chỉnh là những nội dung gì? Các bài tập chính tả so sánh cần bổ sung là những bài tập nào?

c. Giải thích hiện tượng học sinh tiểu học thường mắc một số loại lỗi chính tả như sau:

– Băn khuăn, tóc xuăn, vòng quoanh… – nguằn ngèo, quýet nhà…

d. Có người cho rằng: đọc đúng nhưng vẫn có thể viết sai chính tả. Chẳng hạn, ta vẫn phạm lỗi chính tả nếu viết:

y dược thành i giược quốc gia thành cuốc da giáo dục thành dáo giục…

Tuy những cặp từ trên đều có cách phát âm giống hệt nhau.

Từđó, những người theo quan điểm này cho rằng muốn giúp học sinh viết đúng chính tả, giáo viên cần hướng dẫn các em nhớ từng chữ một (những chữ học sinh dễ viết sai chính tả), chứ không phải luyện cho các em phát âm đúng chuẩn. ý kiến của anh (chị) như thế nào về vấn đề này?

e. Hiện nay có một số cuốn sách cũng chưa tạo ra được sự thống nhất chính tả, nhất là khi ghi tên riêng (tên người, tên đất) không thuộc tiếng Việt. Một số ví dụ.

+ Bít–tô-vơn Bết–tô-ven + Krem–lanh Krem–li

Theo anh (chị) cần dùng biện pháp nào để tạo ra sự thống nhất về chính tả khi phiên âm các tên riêng không thuộc tiếng Việt nói trên?

thông tin phản hồi

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)