Về phương diện phát âm, sở dĩ âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong khi nói vì nó có tính chất toàn vẹn, được phát âm bằng một đợt chùng căng chùng

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 52 - 60)

nói vì nó có tính chất toàn vẹn, được phát âm bằng một đợt chùng - căng - chùng của bộ máy phát âm, nghe thành tiếng. Phát âm âm tiết gồm ba giai đoạn: – Giai đoạn tăng độ căng.

– Giai đoạn ởđiểm đỉnh của độ căng. – Giai đoạn giảm độ căng và kết thúc.

Các đợt căng của cơ nối tiếp nhau làm thành một chuỗi âm tiết và có thể hình dung bằng một chuỗi đường cong hình sin.

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo hai phần của âm tiết tiếng Việt

Thông tin

Từ “khoảng cách” gồm hai âm tiết. Mỗi âm tiết đều có thanh điệu bao trùm lên toàn bộ (bộ phận siêu âm đoạn) đó là dấu hỏi và dấu sắc. Phần còn lại có thể tiếp tục chia nhỏ nữa (bộ phận cấu tạo âm đoạn): khoảng, cách.

Nhiệm vụ

Phân tích cấu tạo hai phần của các âm tiết trong câu thơ sau:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Đánh giá hoạt động

Tìm cách nói lái khác nhau cho tổ hợp từ “lọ tương”. Các cách nói lái trên chứng tỏđiều gì trong cấu tạo của âm tiết tiếng Việt?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phần âm đoạn của âm tiết tiếng Việt

Thông tin:

Như trên đã nói, phần cấu tạo âm đoạn của âm tiết có thểđược chia nhỏ hơn nữa. Đầu tiên là sự lưỡng phân thành phụ âm đầu và vần. Vần lại có thể chia thành: âm đầu vần (âm đệm), âm chính và âm cuối.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Sắp xếp các yếu tố tạo phần âm đoạn của âm tiết trong hai câu thơ:

Đưa chàng lòng dằng dặc buồn Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền

vào vị trí phù hợp trong bảng sau đây:

Vần Âm tiết Phụ âm đầu

Âm đầu vần âm chính Âm cuối

Nhim v 2: Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ 1 và sự hiểu biết của mình, bạn hãy cho biết: – Phần âm đoạn có cấu tạo tối giản – Phần âm đoạn có cấu tạo đầy đủ nhất – Thứ tự sắp xếp giữa các vị trí trong phần cấu tạo âm đoạn tính. Đánh giá hoạt động:

a. Tìm một số từ láy âm và láy vần và phân tích cơ sở ngữ âm của chúng. b. Phân tích cơ sở ngữ âm của một số cách nói lái của người Việt sau đây: (Nguyễn) Thứ Lễ Thế Lữ

Đặng Trần (Thi) Trần Đăng (Nguyễn Thị) Thường Thương Huyền Hiện đại Hại điện Chạy quanh Chạnh quay c. Xác định các âm tiết được gieo vần trong bài thơ sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Phân tích cơ sở ngữ âm của cách gieo vần đó.

Hoạt động 3: Trình bày sự phân loại âm tiết tiếng Việt

Thông tin

a. Lấy âm chính (nguyên âm) làm mốc để xét, các âm tiết sẽđược phân loại như sau nếu dựa vào thành phần mởđầu (thành phần trước nguyên âm).

(1) Nguyên âm (2) Âm đầu vần + nguyên âm (3) Phụ âm đầu + nguyên âm

(4) Phụ âm đầu + âm đầu vần + nguyên âm

Loại (1) là âm tiết nhẹ, loại (2) là âm tiết hơi nhẹ, loại (3) là âm tiết hơi nặng, loại (4) là âm tiết nặng.

b. Dựa vào thành phần kết thúc (thành phần đứng sau nguyên âm), các âm tiết lại được phân như sau:

Nguyên âm (5),

Nguyên âm + phụ âm vang (7), Nguyên âm + phụ âm tắc vô thanh (8)

Loại (5) là âm tiết mở, loại (6) là âm tiết hơi mở, loại (7) là âm tiết hơi đóng, loại (8) là âm tiết đóng.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Cho ví dụđể minh họa cho các loại hình âm tiết đã được phân loại.

Nhim v 2: Dưới đây là bảng tổng hợp sự phân loại âm tiết tiếng Việt.

Tiêu chí phân loại

Trước âm chính Sau âm chính

Loại âm tiết TT Âm tiết Phụ âm đầu Âm đầu vần Âm chính Bán âm Phụ âm vang Phụ âm tắc vô thanh 1 a 2 oa 3 ta 4 toa 5 ai 6 oai 7 tai 8 toai 9 an 10 oan 11 tan 12 toan 13 at 14 oát 15 tát 16 toát

a. Dựa vào thông tin cho hoạt động hãy điền dấu (+) hoặc dấu (-) thích hợp vào bảng trên, trong đó dấu (+) xác nhận sự có mặt của âm và dấu (-) thể hiện sự không có mặt của âm nào đó.

b. Điền loại âm tiết thích hợp vào bảng phân loại này.

Nhim v 3: Các thành tố cấu tạo âm tiết: phụ âm đầu, âm đầu vần, âm chính, âm cuối, thành tố nào luôn luôn có mặt trong âm tiết?

Giải thích công thức khái quát hóa toàn bộ cấu trúc âm tiết tiếng Việt sau: (C1) (w) V (C2)

C1: phụ âm đầu; w: âm đầu vần, V: âm chính, C2: âm cuối.

Đánh giá hoạt động

a. Phân tích cấu tạo của các dãy âm tiết sau:

a) à, á, ổ, ạ, úa, ứa b) óa, uể, uy, oe c) tờ, tí, nhỉ, nghỉ d) uyển, oán, oen

e) quý, huy, huê, qua, chua, cua, chưa, chia. f) quang, huyện, thuyền.

b. Phân loại các âm tiết trong khổ thơ sau:

Rào rào tiếng của bầy ong Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ

Mẹ còn đang bận đưa ru Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh.

(Xuân Quỳnh)

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

Âm tiết tiếng Việt gồm hai thành phần: thành phần siêu âm đoạn và thành phần âm đoạn. Thành phần siêu âm đoạn gắn liền với toàn bộ âm tiết không thể tiếp tục chia cắt. Song thành phần âm đoạn lại có thể chia cắt tiếp tục ra các yếu tố nhỏ hơn. Không có âm tiết nào chỉ gồm một trong hai thành phần cấu tạo trên.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2

a. Sự phân tích cấu tạo âm đoạn của âm tiết tiếng Việt đã vạch đôi âm tiết tiếng Việt một cách dễ dàng thành phụ âm đầu và vần.

b. Sự phân tích âm tiết tiếng Việt thành phụ âm đầu và vần không cân bằng về số lượng các yếu tố. Bộ phận thứ nhất của âm tiết chỉ gồm một yếu tố âm đoạn và yếu tố này có thể khuyết (trong trường hợp âm tiết không có phụ âm đầu). Bộ phận thứ hai của âm tiết gồm tối đa ba yếu tố âm đoạn (âm đầu vần, âm chính, âm cuối) hoặc tối thiểu một yếu tố âm đoạn (âm chính).

c. Đường phân giới cảm nhận được giữa phụ âm đầu và vần từ các ví dụ nêu trên cho phép xác định được một sơđồ cấu trúc lưỡng phân phần âm đoạn của âm tiết tiếng Việt như sau:

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

a. Trong Ngôn ngữ học đại cương, dựa trên tiêu chí thành phần kết thúc âm tiết, âm tiết được phân thành hai loại là âm tiết mở (kết thúc bằng nguyên âm) và âm tiết đóng (kết thúc bằng phụ âm).

Trong Ngữ âm học tiếng Việt, âm tiết là đơn vị vừa mang những đặc điểm chung của các ngôn ngữ cùng hoặc khác loại hình, vừa mang những đặc điểm riêng. Vì vậy, dựa vào những đặc điểm riêng này có thể sử dụng tiêu chí phân loại bổ sung để việc miêu tả âm tiết được cụ thể và chính xác hơn. Tiêu chí bổ sung đó chính là thành phần mở đầu âm tiết. Theo thành phần mở đầu, có thể phân âm tiết tiếng Việt thành bốn loại (hai loại rõ và hai loại trung gian) là âm tiết nhẹ, âm tiết nặng, âm tiết hơi nhẹ và âm tiết hơi nặng. Cũng như vậy, theo thành phần kết thúc, có thể phân âm tiết tiếng Việt thành bốn loại (hai loại rõ và hai loại trung gian) là âm tiết mở, âm tiết đóng, âm tiết hơi mở và âm tiết hơi đóng.

b. Dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt gồm 5 thành tố: phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu, trong đó âm chính và thanh điệu là hai thành tố luôn luôn có mặt trong cấu trúc âm tiết. Sau đây là mô hình âm tiết ở dạng đầy đủ nhất:

Vần Phụ âm đầu C1 1 Âm đầu vần W 2 Âm chính V 3 Âm cuối C2 4 Hướng dẫn giải bài tập Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 1

Tập hợp từ “lọ tương” có nhiều cách nói lái. Sau đây là một số ví dụ: Tượng lo

Lọ tương Lượng to Lương tọ

Những cách nói lái trên đều chứng tỏ âm tiết gồm hai phần là thanh điệu (siêu âm đoạn) và phần các âm vị âm đoạn tính cấu tạo nên.

Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 2

a. Bạn hãy kể ra khoảng 3 từ láy âm và 3 từ láy vần rồi phân tích bộ phận được láy lại (hoặc phụ âm đầu hoặc phần vần được láy lại). Điều đó chứng tỏ âm tiết tiếng Việt đã lưỡng phân thành: phụ âm đầu và vần. Đây chính là cơ sở ngữ âm của việc tạo từ láy.

b. Sự phân tách âm tiết thành phần siêu âm đoạn và phần âm đoạn; sự phân tách phần âm đoạn thành phụ âm đầu và vần chính là cơ sở của các cách nói lái. c. Phân tích vần

Trong thơ lục bát thì tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Đến lượt mình tiếng thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Theo đó, bạn hãy chỉ ra các tiếng được hiệp vần và vần được hiệp. Ngoài ra còn có thể thấy ở câu lục thứ 2 có hiện tượng lặp và đảo lại trật tự từ so với câu bát thứ nhất.

Hiện tượng gieo vần thơ có cơ sở là sự lưỡng phân âm tiết thành phụ âm đầu và vần, việc phân tách vần ra các âm ở những vị trí khác nhau.

Phần đánh giá hoạt động của hoạt động 3

a. Phân tích cấu tạo của dãy âm tiết:

+ Dãy âm tiết thứ nhất là những âm tiết nhẹ – mở + Dãy âm tiết thứ hai là những âm tiết hơi nhẹ – mở + Dãy âm tiết thứ ba là những âm tiết hơi nặng – mở + Dãy âm tiết thứ tư là những âm tiết hơi nhẹ – nửa khép

+ Dãy âm tiết thứ năm là những âm tiết nặng – mở hoặc hơi nặng – mở. + Dãy âm tiết thứ sáu là những âm tiết nặng – nửa khép.

b. Dựa vào bảng phân loại âm tiết ở phần nhiệm vụ của hoạt động 3 đểđiền các âm vào vị trí thích hợp.

ĐẶC ĐIM CA ÂM TIT TING VIT

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đơn lập của âm tiết tiếng Việt

Thông tin:

Hãy phát âm câu tiếng Anh và những từ và cụm từ tiếng Việt sau: a. This is a book

b. im ắng, bàn ăn, các anh, cám ơn

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: là dấu miêu tả hiện tượng nối âm khi đọc, theo đó câu (a) ở

thông tin nguồn khi phát âm các từ is, a sẽ nhược hóa. Âm s của this nối với i, s của is nối với a. Phát âm và cho biết trong tiếng Việt nếu phát âm nhanh các âm tiết ở thông tin nguồn (b) thì có thể phát âm: im ắng, cám ơn, bàn ăn ... được không? Điều đó chứng tỏ tính độc lập của âm tiết tiếng Việt như thế nào?

Nhim v 2: Nếu ta hình dung mỗi phát ngôn giống như một chuỗi hạt (quy ước là một vòng tròn) thì sự miêu tả dưới đây đâu là phát ngôn tiếng Việt và đâu là phát ngôn của các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp).

Đánh giá hoạt động:

Cho một số ví dụ chứng tỏ tính tách bạch của âm tiết tiếng Việt không những được thể hiện trên lời nói mà còn thể hiện thông qua chữ viết.

(Mẫu: Tiếng Việt: Tôi/ là/ Sinh viên Tiếng Anh: I’m a student)

Hoạt động 2: Phân tích ranh giới âm tiết và ranh giới của hình vị

Thông tin:

Sau đây là một sốđơn vị từ vựng được sắp xếp thành các nhóm: a. sinh viên, công nhân, xe đạp...

c. cà lăm, đười ươi, bồ kết, tắc kè, bồ hóng d. hoa hiếc, bàn biếc, học hiếc ...

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Các từ trong nhóm (a) gồm những âm tiết nào? Các âm tiết ấy có nghĩa không?

Như vậy số lượng âm tiết và hình vị (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa) có bằng nhau không? Và đường phân chia ranh giới giữa các âm tiết và hình vị như thế nào?

Nhim v 2: Khi nghiên cứu tiếng Việt cổ ta thấy các âm tiết thứ hai trong các ví dụ ở thông tin (b) cũng có nghĩa (núc nghĩa là ông đầu rau, lè nghĩa là

xanh...). Từđó có thể rút ra nhận xét gì?

Nhim v 3: Nhận xét về nghĩa của các âm tiết trong các từở thông tin nguồn (c) và cho biết các âm tiết này có nghĩa không? Tìm trong thực tế những hình vị có vỏ ngữ âm nhiều âm tiết như vậy?

Nhim v 4: Khi sử dụng biện pháp iếc hóa để cấu tạo từ mới thì từ mới có thêm nghĩa: chỉ sự tập hợp, không coi trọng. Vậy ở các âm tiết này chỉ có iếc là

đơn vị có nghĩa (còn phụ âm đầu tách ra không tham gia vào việc biểu thị nghĩa). Trong các trường hợp này âm tiết có trùng với hình vị không?

Đánh giá hoạt động:

a. Chứng minh rằng trong tiếng Việt hầu như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ (từđơn) qua cách chơi chữ kiểu:

Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

b. Để làm nổi bật đặc điểm vềđường ranh giới dứt khoát giữa các âm tiết trong tiếng Việt, hãy biện luận trường hợp phát âm (ví dụ: hai mươi hai → hăm hai, ba mươi sáu → băm sáu…).

Thông tin phản hồi

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)