Thông tin của hoạt độn g1 và hoạt độn g

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 92 - 96)

- Không kết hợp được với âm đệm/u/ và bán âm cuối /u/,

1. Thông tin của hoạt độn g1 và hoạt độn g

a. Thanh điệu là loại âm vị siêu đoạn tính, đó là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ.

b. Thanh điệu gắn với toàn bộ âm tiết và là thuộc tính của âm tiết.

c. Các âm vị thanh điệu được miêu tả theo hai tiêu chí: cao độ và đường nét. d. Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết liên quan chặt chẽđến thành phần âm cuối. ở những âm tiết có âm cuối là âm tắc vô thanh chỉ xuất hiện hai thanh sắc và nặng, các thanh khác không xuất hiện trong những kiểu âm tiết này.

e. Thanh điệu trong các âm tiết tham gia hiệp vần thơ theo nguyên tắc cùng nhóm thanh bằng hoặc cùng nhóm thanh trắc.

2. Hướng dẫn giải bài tập

2.1. Phn đánh giá ca hot động 1

Phiên âm quốc tếđoạn thơ.

a. Sựđối lập của thanh 1 và thanh 2

+ Thanh 1 (thanh ngang): Thanh này không thể hiện trên chữ viết, là thanh cao, đường nét bằng phẳng, không biến thiên về cao độ.

+ Thanh 2 (thanh huyền): Là thanh thấp, đường nét bằng phẳng như thanh ngang tuy về cuối hơi đi xuống. Sự khác nhau giữa thanh một và thanh hai chủ yếu là ở cao độ.

b. Sựđối lập của thanh 3 và thanh 4

+ Thanh 3 (thanh ngã): Thanh này ở độ cao gần thanh huyền nhưng không đi ngang mà vút lên, kết thúc ở độ cao hơn thanh ngang. Đường nét của thanh này bị gãy ở giữa do quá trình phát âm có hiện tượng bị tắc thanh hầu.

+ Thanh bốn (thanh hỏi): Đây là thanh thấp có đường nét gãy ở giữa. Độ cao lúc bắt đầu gần ngang thanh huyền. Sau khi đi ngang một đoạn thì đi xuống. Độ cao lúc kết thúc bằng độ cao lúc ban đầu.

c. Sựđối lập của thanh 5 và thanh 6

+ Thanh năm (thanh sắc): Lúc bắt đầu độ cao gần ngang với thanh ngang nhưng sau đó lên cao và kết thúc cao hơn lúc bắt đầu.

+ Thanh sáu (thanh nặng): Là thanh thấp có đường nét không bằng phẳng, lúc bắt đầu ngang xấp xỉ độ cao thanh huyền, sau đó xuống đột ngột và kết thúc thấp hơn lúc bắt đầu.

d. Các quy tắc hoạt động và biến đổi của nguyên âm, phụ âm và thanh điệu trong các từ láy toàn bộ này là:

+ Các tiếng có xu hướng nhẹ hóa trải dài cho dễđọc, các thanh trắc → thanh bằng.

+ Các âm cuối (tắc, vô thanh) không chấp nhận thanh bằng đổi phụ âm cuối theo từng cặp tương ứng có cùng vị trí cấu âm: /p//m/; /t//n/; /K// /.

+ Các thanh điệu: thanh ngang thanh sắc: tôn tốt

thanh nặng thanh huyền: đèm đẹp thanh ngang thanh sắc: khang khác e. Phiên âm quốc tế: /

g. Tìm ba câu thơ mà các tiếng hiệp vần mang thanh bằng (sinh viên tự tìm). h. Tìm ba câu thơ mà các tiếng hiệp vần mang thanh trắc, ví dụ:

+ “Khóc anh không nước mắt Mà lòng đau như cắt

(Hoàng Lộc) + “... Ôi những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt

Như những tâm hồn không bao giờ tắt”

(Chính Hữu)

+ “Gió hun hút lạnh lùng Trong đêm khuya phố vắng

Súng trong tay im lặng Chú đi tuần đêm nay”

(Tuấn Ngọc)

VN ĐỀ CHÍNH ÂM VÀ CHÍNH T TING VIT

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chính âm và nội dung cơ bản của công tác chính âm

Thông tin

a. Vấn đề tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ thường được đặt ra đối với những thứ tiếng đã phát triển tới trình độ ngôn ngữ của toàn dân tộc. Chính âm là một mặt quan trọng của việc tiêu chuẩn hóa ấy.

Nói cụ thể hơn, yêu cầu cơ bản của chính âm là xây dựng hệ thống ngữ âm chuẩn và xác định cách phát âm chuẩn tương ứng với hệ thống ngữ âm ấy. b. Nội dung cơ bản của công tác chính âm gồm hai điểm:

– Xác định hệ thống ngữ âm chuẩn và phổ biến rộng rãi hệ thống ấy. – Lựa chọn cách phát âm đúng nhất cho các từ có biến âm.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Việc xây dựng hệ thống ngữ âm chuẩn hiện nay còn gặp khó khăn vì còn nhiều phương ngữ với những cách phát âm khác nhau. Hãy nêu một số hiện tượng phát âm của phương ngữ nơi anh (chị) đang công tác hoặc được biết (cách phát âm này chệnh chuẩn so với ngôn ngữ toàn dân). Qua đó, anh (chị) hãy đề ra phương án để khắc phục tình trạng phát âm chệch chuẩn đó.

Nhim v 2: Lựa chọn cách phát âm đúng nhất cho các từ có biến âm sau: con lương, con mắc sắc, bắc bẻ, lang mang, nghỉ ngợi, mở màng, nhả nhặn…Các từ có biến âm này thuộc những phương ngữ nào?

đánh giá hoạt động

Khi xác định hệ thống ngữ âm chuẩn cũng như khi lựa chọn cách phát âm đúng nhất cho một số từ, người ta thường căn cứ vào mấy nguyên tắc sau:

– Coi trọng tính hệ thống và tôn trọng thói quen.

– Coi trọng uy tín của nguồn tài liệu với mức độ sử dụng rộng rãi và tích cực về mặt giao tiếp trong xã hội.

– Chú ý thích đáng đến chiều hướng phát triển của hệ thống đó.

Theo anh (chị) trong những tiêu chí trên, tiêu chí nào là quan trọng và cơ bản nhất? Tại sao?

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành hệ thống ngữ âm chuẩn và chuẩn ngữ âm của tiếng Việt

Thông tin

a. Hệ thống âm chuẩn của một ngôn ngữ được hình thành từ một tiếng địa phương, tiếng địa phương đó thường (nhưng không nhất thiết) là của thủđô và do yếu tố chính trị quyết định. Hệ thống âm chuẩn được xác lập qua một quá trình tự nhiên, lâu dài hàng thế kỷ?

b. Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của toàn dân tộc Việt Nam. Nhưng cũng như các ngôn ngữ khác, do sự phát triển theo chiều lịch sử từ xưa đến nay, ngữ âm tiếng Việt không phải là hoàn toàn thống nhất từ Bắc chí Nam. Hiện nay tiếng Việt có ba phương ngữ: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong từng phương ngữđó, lại có nhiều thổ ngữ khác nhau: trong phương ngữ miền Bắc có thổ ngữ Hà Nội, thổ ngữ Hải Phòng… Trong phương ngữ miền Trung có thổ ngữ Vinh, thổ ngữ Huế… Trong phương ngữ miền Nam có thành phố Hồ Chí Minh, thổ ngữ Kiên Giang, thổ ngữ Tây Ninh, ... Bức tranh thổ ngữ tiếng Việt thực ra còn phức tạp hơn nhiều: trong thổ ngữ còn có những thổ ngữ nhỏ, những thổ ngữ mà ranh giới của chúng đan xen nhau cho đến nay vẫn chưa xác định đầy đủ.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Hệ thống âm chuẩn tiếng Việt thường được hình thành từ tiếng địa phương nào? Tại sao Hà Nội lại được chọn là nơi hình thành hệ thống ngữ âm chuẩn tiếng Việt?

Nhim v 2: Nội dung thông tin nguồn (b) cho thấy tiếng Việt tuy là ngôn ngữ chung của toàn dân tộc Việt Nam nhưng vẫn tồn tại nhiều sai biệt địa phương. Những sai biệt này có ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp chung giữa người dân ở từng vùng phương ngữ hay không? Vì sao người dân ba vùng phương ngữ vẫn có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng bằng khẩu ngữ?

Nhim v 3: Ghi những thông tin cần thiết vào bảng quy định hệ thống âm chuẩn tiếng Việt sau đây:

– Số lượng thành phần âm vị trong kết cấu âm tiết ở dạng đầy đủ nhất (chưa kể thanh điệu) là: ...

– Số lượng thanh điệu là: ...

– Số lượng âm vị phụ âm đầu là……….âm đệm có…….. âm vị, âm chính có……. nguyên âm, âm cuối có… âm vị gồm cả phụ âm và bán âm. ở hệ thống âm cuối có các âm /n,t/ đối lập với / , k/.

Thông tin

a. Trong nhà trường, vấn đề chính âm ngoài tính chất khoa học, chính trị còn có tính chất nghiệp vụ. Hiện nay hiện tượng phạm lỗi chính tả trong nhà trường và ngoài xã hội khá phổ biến. Kiến thức về ngôn ngữ có liên quan đến chính tả, trước hết là vấn đề chính âm. Nếu không nắm vững chính âm thì dễ viết sai chính tả, vì ảnh hưởng của lối phát âm địa phương.

Những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm là: + Phát âm đúng (cả âm lẫn thanh).

+ Chú ý phân biệt các dấu hỏi, ngã, nặng.

+ Chú ý phân biệt các cặp phụ âm đầu: tr/ch; x/s; l/n; v/d; các cặp phụ âm cuối n–t với ng– c.

+ Chú ý phân biệt các vần: âu/iu; ây/ay; iêu/ươu; iu/ưu.

b. Quanh co / quoanh co; ngoằn ngoèo / ngoằn nghèo; quét nhà / quyét nhà. – thước kẻ / thước cẻ; nghề nghiệp / ngề nghiệp; ghế / gế.

– xán lạn / sáng lạng; bàng quan / bàng quang.

– luôn luôn / luôn luông; con mắt / con mắc; suy nghĩ / suy nghỉ.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Vì sao việc rèn luyện chính tả cho học sinh lại có quan hệ chặt chẽ với chính âm? Trong những yêu cầu cụ thể của vấn đề chính âm ở thông tin nguồn (a) theo anh (chị) những yêu cầu nào có ý nghĩa rõ nhất để khắc phục hiện tượng viết sai chính tả do ảnh hưởng của lối phát âm địa phương?

Nhim v 2: Trong các từ viết sai chính tảở thông tin nguồn (b) hãy phân loại các lỗi chính tả thành:

– Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt. – Lỗi chính tả do không nắm vững mỗi quan hệ giữa âm và chữ. – Lỗi chính tả do không hiểu nghĩa của từ.

– Lỗi chính tảảnh hưởng của phát âm địa phương.

Thông tin phản hồi

Một phần của tài liệu Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)