0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Thông tin phản hồi cho các hoạt động 1,2,

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT POT (Trang 75 -81 )

a. Trong tiếng Việt chỉ có một bán âm /-u-/ làm âm vịđệm đứng ở vị trí thứ 2 trong cấu tạo âm tiết, nối phụ âm đầu với phần còn lại của vần.

b. Âm đệm có chức năng tu chỉnh âm sắc của âm tiết, là yếu tố phi âm tiết tính (nằm ở sườn đường cong trong sơđồ phát âm của âm tiết).

c. Âm đệm có cấu âm gần giống nguyên âm /u/ thuộc nhóm nguyên âm hàng sau hẹp, tròn môi, thấp nhưng được phát âm lướt.

d. Âm đệm /-u-/ không xuất hiện sau các phụ âm môi /f, m, b, v/ trừ một số từ phiên âm như phuy (dầu) /fui/, (khăn) voan /vuan1/, bởi vì các phụ âm này là những âm môi vốn mang âm sắc trầm. Sau các phụ âm /n/, / / sự xuất hiện của /-u-/ rất hạn chế: “noãn sào”, “góa bụa”. Âm đệm /-u-/ không xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi /u, o, /. Nó chỉ xuất hiện trước các nguyên âm hàng trước.

e. Trong lời nói, độ mở của âm đệm /-u-/ phụ thuộc vào độ mở của các nguyên âm – âm chính đi sau.

Nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm rộng /a, ă/ thì âm đệm được mở rộng. Ví dụ: hoa, xòe, xoan. Ngược lại nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm hẹp như /i, e/ thì /-u-/ cũng được thu hẹp lại như: thủy, tuân, huệ ...

f. Trên chữ viết, âm đệm /-u-/ có hai sự thể hiện phản ánh hai biến thể rộng hẹp của nó. Nó được ghi bằng con chữ o khi đi trước các nguyên âm rộng và hơi rộng /a, ă, /: họa hoằn, hoa hòe, và được ghi bằng con chữ u khi đi trước các nguyên âm hẹp và hơi hẹp /i, e, , /, ví dụ: huy, huệ, tuần, thuở. Đứng sau phụ âm /k/, âm đệm cũng được ghi bằng u.

2. Hướng dẫn giải bài tập

Phn đánh giá hot động ca hot động 1

Trong âm tiết “của” chữ “u” là sự thể hiện yếu tố dầu của nguyên âm đôi làm âm chính.

c. Sơđồ phát âm của âm tiết “toán”

/-u-/ /t/

/n/ /a/

Âm đệm /-u-/ nằm ở sườn đường cong trong giao động hình sin của sơđồ phát âm âm tiết, nó không thểđứng ởđỉnh âm tiết nên không thể làm hạt nhân của âm tiết được.

c. Âm vịđảm nhiệm vị trí âm đệm chỉ có thể là một âm lướt, một bán nguyên âm chứ không thể là một nguyên âm vì: nguyên âm giữ phần vang của âm tiết, luôn ởđỉnh âm tiết và được coi là hạt nhân của âm tiết còn âm đệm không có vai trò này mà chỉ có vai trò tu chỉnh âm sắc của âm tiết lúc mởđầu.

Phn đánh giá hot động ca hot động 2

a. Khi đứng trước nguyên âm /a/ hoặc / //, âm đệm/-u-/ không viết là “o” mà lại viết là “u” trong các trường hợp: qua, quăn, que vì ở những trường hợp này âm đệm chịu sự chi phối sâu sắc của âm đầu /k/ đứng trước mà không lệ thuộc vào độ mở của các nguyên âm đi sau. Âm đệm nhất loạt ghi bằng “u” cho dù nguyên âm sau nó là rộng hay hẹp.

b. Về chủ trương dạy “qu” (gồm /k/ ghép với /w/ của sách giáo khoa Tiếng Việt 1).

+ Cơ sở khoa học

– Dựa vào sự chi phối sâu sắc của âm đầu /k/ đối với âm đệm /w/. Trong các trường hợp đứng sau những phụ âm đầu không phải là /k/ . Âm đệm /w/ chịu sự chi phối của âm chính đi sau. Nếu âm chính là nguyên âm rộng hoặc hơi rộng thì âm đệm ghi bằng “o” còn khi âm chính đi sau là nguyên âm hẹp hoặc hơi hẹp thì ghi bằng “u”. Sau /k/, âm đệm /w/ đồng loạt ghi bằng chữ “u” bất kể nguyên âm đi sau là rộng hay hẹp.

– Mặt khác khi âm đầu viết bằng con chữ “q” thì sau nó chỉ có thể là “u”. Những điểm vừa trình bày trên đây chính là cơ sởđể các tác giả sách giáo khoa

Tiếng Việt 1 ghép âm đầu /k/ với âm /w/ để dạy. + Những ưu điểm và hạn chế của cách dạy này:

– Ưu điểm: Cách dạy này tạo sự nhất quán giữa đọc và viết, chẳng hạn trước đây “q” được dạy tách ra nên xảy ra tình trạng đọc và viết không nhất quán, ví dụ:

oan; cu + oan nhưng lại viết là quan. Hiện nay đọc qu + an viết thành quan. – Hạn chế: Với cách dạy này học sinh sẽ lúng túng khi gặp các trường hợp vần có âm đệm. Ví dụ, với vần uyên khi kết hợp với qu sẽ thừa ra một con chữ u.

Lúc đó các tác giả lại chủ trương đưa về trường hợp ngoại lệ, giống như trường hợp /z/ viết gi khi đi với vần có âm chính /i/. Nghĩa là phải bỏ ra một con chữ u. Tuy nhiên lúng túng nhất vẫn là trường hợp các từ có tiếng “quốc” về mặt lịch đại nguyên âm là / / chứ không phải là /o/, vì /o/ không thể phân bố cạnh /w/ vốn là âm tròn môi có âm sắc trầm giống nó.

c. Âm đệm có trong các âm tiết: hoan, quân, bất khuất. Trong âm tiết hoan, âm đệm ghi bằng “o” vì nó xuất hiện trước /a/ vốn là nguyên âm rộng; trong âm tiết

“quân” âm đệm ghi bằng u vì nó xuất hiện sau /k/. Còn trong âm tiết “khuất”,

âm đệm ghi bằng u vì nó đứng trước / / vốn là hơi hẹp.

Phn đánh giá hot động ca hot động 3

a. Âm đệm không kết hợp (hoặc kết hợp rất hạn chế) với các phụ âm môi đứng trước nó cũng như với các nguyên âm tròn môi đứng sau nó vì các âm này cũng mang âm sắc trầm giống nó.

b. Âm đệm có trong các âm tiết: que, cong queo, ngoằn ngoèo, hoa quả, khuya khoắt, thuyền quyên, khoác, quanh quất, nguệch ngoạc, quỷ, thúy, loanh quanh, ngoa ngoắt, huy.

H THNG ÂM CHÍNH (NGUYÊN ÂM ) TRONG TING

VIT

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, số lượng âm chính

Thông tin

Hãy đọc lại mô hình cấu tạo âm tiết: a.

Thanh điệu 5 Vần

Âm đầu vần Âm chính Âm cuối Phụ âm

đầu

1 2 3 4

ở mô hình cấu tạo âm tiết trên đây, âm chính đứng ở vị trí thứ ba. Vị trí âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm chính quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết và ở vị trí này có thể xuất hiện cả nguyên âm đơn lẫn nguyên âm đôi

b. Âm chính là hạt nhân của âm tiết. Vì vậy nó xuất hiện trong tất cả các loại hình âm tiết. Sau đây là các loại hình âm tiết tiếng Việt

C1V C1wV

VC2 wVC2

C1VC2 C1wVC2

(Trong đó: C1 là âm đầu, W là âm đệm, V là âm chính và C2 là âm cuối).

c. Theo đa số các nhà nghiên cứu và căn cứ vào hệ thống âm vịđược phản ánh trên chữ viết, tiếng Việt có 14 nguyên âm làm âm chính (11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi). Cụ thể có:

– 9 nguyên âm đơn bình thường /i,e, u, o, , , , , a/ (trên chữ viết được ghi là: i, y, ê, u, ô, o, ư, ơ, a)

– 2 nguyên âm ngắn / ă, / (trên chữ viết được ghi là: ă, â)

– 3 nguyên âm đôi / ie, uo, / (trên chữ viết được ghi là: ia, ya/ iê, yê; ua/ươ; ưa/ươ).

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nhìn vào mô hình âm tiết ở thông tin nguồn (a) cho biết âm chính đứng ở vị trí thứ mấy trong cấu trúc âm tiết? Có vai trò như thế nào ở phần vần?

Nhim v 2: Căn cứ vào thông tin nguồn (b) hãy cho biết: Âm chính có thể vắng mặt trong cấu tạo âm tiết được không? Hãy nhận xét về vai trò hạt nhân của âm chính.

Nhim v 3: Nhìn vào thông tin nguồn (c) cho biết tiếng Việt có bao nhiêu âm vị nguyên âm làm âm chính? Điền các nguyên âm đó vào chỗ trống: “Tiếng Việt có ... nguyên âm đơn bình thường, đó là các nguyên âm: ..., có ... nguyên âm ngắn, đó là ... và .... nguyên âm đôi, đó là ...”.

Hoạt động 2: Trình bày sự thể hiện

của các âm vị âm chính trên chữ viết

Thông tin

Các âm vị nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt có các hình thức thể hiện trên chữ viết như sau:

STT Âm vị Chữ viết

1 /i/ i, y, (y tế)

2 /e/ ê

3 /ε/ e

4 /ie/ iê, ia, yê, ya

5 /ứ/ ư

7 / / â 8 /a/ a 8 /a/ a 9 ă/ ă-a (ay, au) 10 /ứ / ươ, ưa 11 /u/ u 12 /o/ ô

13 / / o(on), oo (oong ooc)

14 /uo/ uô, ua

Nhìn vào bảng trên ta thấy có một số âm vị nguyên âm có nhiều cách ghi khác nhau, trong đó /i/ ghi bằng con chữ i hoặc y ; /ă/ ghi bằng con chữ a trong ví dụ:

ăn, bắn hoặc a trong ví dụ: chạy, cau; / / ghi bằng o trong ví dụ: con hoặc ghi bằng oo trong ví dụ: boong tàu. Ngoài ra các nguyên âm đôi khi xuất hiện trong âm tiết mở thì yếu tố thứ 2 của chúng đều được ghi bằng con chữ a, ví dụ: mua / /, mưa / /, mía / /, khuya / /. Trong các loại hình âm tiết không mở, nguyên âm đôi / / có thể ghi bằng iê, ví dụ: tiền / / hoặc yê, ví dụ: khuyên / /; nguyên âm đôi /uo/ ghi bằng uô, ví dụ: muốn / /, nguyên âm đôi / / ghi bằng ươ, ví dụ: tươi / /.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin nguồn hãy thống kê những trường hợp một âm vị nguyên âm có hai hay nhiều hơn hai hình thức chữ viết.

Ví dụ: Âm vị /i/ được ghi bằng “y” thường khi âm tiết chỉ có một yếu tố nguyên âm (ý trong ý kiến) hoặc âm tiết có âm đệm (huy, thúy, tùy, quy, quý), các trường hợp khác được ghi bằng “i”, nhưng đôi khi cách ghi còn tùy tiện: dùng con chữ “i” thay con chữ “y” (lí – lí).

Nhim v 2: Điền những từ cần thiết vào chỗ trống thích hợp.

– Âm vị /ă/ được ghi bằng chữ…trong các âm tiết nhưăn, chăn…và cũng được ghi bằng con chữ… trong các âm tiết có vần… và vần…. như tay, hay, cháu,

cau;

– Âm vị /ie/ được ghi bằng bốn hình thức chữ viết, đó là….khi âm tiết chỉ có phụ âm đầu, âm chính và âm cuối như tiền, tiêu, là….khi âm tiết không có âm cuối và âm đầu vần như âm tiết chia, bịa ….; là ... như trường hợp âm tiết được ghi bằng iê nhưng có thêm âm đầu vần như tuyền, khuyên hoặc âm tiết chỉ có âm chính và âm cuối như yên, yêu …; là….như trường hợp âm tiết được ghi bằng

ia nhưng có thêm âm đầu vần như khuya.

– Âm vị /ứ / được ghi bằng hai hình thức chữ viết, đó là…khi âm tiết có âm cuối như mượn, tươi; là… khi âm tiết không có âm cuối như mưa, tựa….

– Âm vị /uo/ được ghi bằng hai hình thức chữ viết, đó là….khi âm tiết có âm cuối như tuổi, muộn là…..khi âm tiết không có âm cuối như mua, búa.

đánh giá hoạt động

a. Lập bảng đối chiếu kí âm – chữ viết của các nguyên âm tiếng Việt. b. Viết đủ các từ có vần – ươu và vần – ưu trong tiếng Việt.

Hoạt động 3: Miêu tả các âm vị âm chính

Thông tin

Để miêu tả nguyên âm ta căn cứ vào các tiêu chí:

a1. Tiêu chí cấu âm

Theo vị trí của lưỡi, có hai loại (hay còn gọi là hai hàng) nguyên âm, đó là nguyên âm hàng trước và nguyên âm hàng sau. Các nguyên âm hàng trước (khi phát âm lưỡi ở phía trước), ví dụ: /i/, ... Các nguyên âm hàng sau (khi phát âm lưỡi lùi về phía sau), ví dụ: /u/, ...

– Theo độ há của miệng, có 4 loại (hay còn gọi là bốn khai độ, bốn bậc âm lượng) nguyên âm, đó là:

+ Nguyên âm có độ há hẹp, ví dụ: /i/, ... + Nguyên âm có độ há hơi hẹp, ví dụ: /e/, ... + Nguyên âm có độ há hơi rộng, ví dụ: / /, ... + Nguyên âm có độ há rộng, ví dụ: /a/,...

– Theo hình dáng của môi, có 2 loại nguyên âm: không tròn môi, ví dụ: /i/, ... và nguyên âm tròn môi, ví dụ: /u/, ...

a2. Tiêu chí âm học

– Dựa vào độ cao, người ta chia nguyên âm làm 3 loại: nguyên âm bổng, ví dụ: /i/,... nguyên âm trầm vừa, ví dụ: /a/, ... và nguyên âm cực trầm, ví dụ: /u/,... – Dựa vào độ vang, người ta chia thành các nguyên âm có độ vang nhỏ, ví dụ: /i /; độ vang trung bình, ví dụ: /e /; và độ vang lớn, ví dụ: /a/.

b. Khả năng kết hợp của âm chính với âm đệm và 2 bán âm cuối /-u/ (chữ viết ghi bằng u và o); /-i/ ( chữ viết ghi bằng i và y) có sự phân hóa, cụ thể là: – Nhóm nguyên âm hàng trước, không tròn môi / i, e, , ie/ kết hợp được với âm đệm /-u-/ và bán âm cuối /-u/ , không kết hợp được với bán âm cuối /-i/, ví dụ:

thúy, kêu, xiêu...

– Nhóm nguyên âm hàng sau, tròn môi /u,o, , uo/ kết hợp được với bán âm cuối /-i/ nhưng không kết hợp được với âm đệm /-u-/ và bán âm cuối /-u/, ví dụ: tôi,

buổi...

– Nhóm nguyên âm hàng sau, không tròn môi / , , a, ă/ có thể kết hợp được với âm đệm (trừ / /) ví dụ; thuở, xuân... và cả hai bán âm cuối /-u, –i/, ví dụ:

trừu (trừu tượng), câu...

Nhiệm vụ 1: Tiếng Việt không có nguyên âm hàng giữa (trừ một số phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ) nên từ hình thang nguyên âm quốc tế có thể hình dung được hệ thống nguyên âm tiếng Việt bằng tam giác nguyên âm sau:

Nguyên âm hàng trước (bng)

Nguyên âm hàng sau – không tròn môi (trm

va)

Nguyên âm hàng sau tròn môi (cc trm) Nguyên âm hẹp / / / / / / Nguyên âm hơi hẹp / / / / / / / / / / / / / / Nguyên âm hơi rộng / / / / Nguyên âm rộng / / / /

Căn cứ vào các tiêu chí miêu tả nguyên âm đã trình bày ở thông tin nguồn (a) hãy điền các nguyên âm tiếng Việt vào từng vị trí thích hợp ở tam giác nguyên âm trên.

Nhim v 2: Căn cứ vào các tiêu chí đã tìm hiểu ở thông tin nguồn (a) và dựa vào sơđồ tam giác nguyên âm đã thực hiện ở nhiệm vụ 1, hãy miêu tả lần lượt các nguyên âm sau:

1. Miêu tả các nguyên âm: /i/, /e/, / /, / ie/. Mẫu: Miêu tả nguyên âm /i/ với các đặc điểm: – là nguyên âm hàng trước

– là nguyên âm có độ há hẹp – là nguyên âm không tròn môi – là nguyên âm bổng, có độ vang nhỏ.

Các nguyên âm này thuộc nhóm nguyên âm nào? 2. Miêu tả các nguyên âm: / /, /a/, /ă/, / /, / /, / /. Các nguyên âm này thuộc nhóm nguyên âm nào? 3. Miêu tả các nguyên âm: /u/, /o/, / /, / /. Các nguyên âm này thuộc nhóm nguyên âm nào?

Nhim v 3: Căn cứ vào thông tin nguồn (b) hãy tìm hiểu khả năng kết hợp của từng nhóm nguyên âm sau với âm đệm đứng trước và các bán âm cuối đứng sau

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT POT (Trang 75 -81 )

×