te 6 tk tk ` (ig ¿ Đề tài triết học
VAN DE CON NGUOI TRONG QUAN NIEM PHAP TRI CUA
HAN PHI
Trang 2VAN DE CON NGƯỜI TRONG QUAN NIỆM PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI
TRIEU QUANG MINH(*) TRAN THI LAN HUONG(**)
Xuất phát từ quan niệm của Hàn Phi về bản chất con người, bài viết tập trung phán tích phương pháp giáo hoá đạo làm người của ông Nội dung của phương pháp giáo hoá này dựa trên cơ sở quan niệm của Hàn Phi về pháp trị với ba phạm trù căn bản: pháp, thể và thuật Cuối cùng, bài viết khẳng định rằng, mặc dù còn có những hạn chế nhưng học thuyết triết học - chính trị nói chung, quan
niệm VỀ con người nói riêng của Hàn Phi đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong
lịch sử tr tưởng Trung Quốc nói riêng, trong lịch sử tư trởng nhân loại nói chung
Pháp gia được biết đến với tư cách một trong bốn trường phái lớn nhất của hệ thống tư tưởng triết học Trung Quốc thời cổ đại Trong số các đại biểu lớn của trường phái này, Hàn Phi được col là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia Chính vì vậy, vấn đề con người trong triết thuyết chính trị của ông là sự tập hợp đây đủ toàn bộ nội dung căn bản về vẫn đề này của trường phái Pháp gia Bên
cạnh đó, khi nghiên cứu van đề này, chúng ta có thể thấy, vượt lên hình ảnh con
Trang 3vẫn để con người trong tư tưởng Hàn Phi, chúng ta bắt gặp không ít vẫn để của
xã hội hiện tại, những giá trị mới trong những nội dung tưởng như đã cũ
1 Quan niệm về bản chât con người của Hàn Phi
Là học trò của Tuân Tử, Hàn Phi tán đồng quan niệm “tính con người ta vốn
ác”(1) của Tuân Tử, đồng thời có bổ sung và phát triển thêm những nội dung
mới Những nội dung về van để con người trong triết thuyết của ông khá tàn
nhẫn và thể hiện một sự công phá từ bên trong khi ông nhận ra bản chất đích
thực của con người lại thường bị che giấu bởi những giá trị không thật Ông chấp nhận con người với đầy đủ bản năng sinh tôn để đấu tranh cho sự tồn tại của
chính bản thân mình như một lẽ tự nhiên Với xuất phát điểm đó, Hàn Phi đã đi
thăng vào khía cạnh lợi ích cá nhân - chủ yếu là lợi ích về mặt vật chất, đề khăng định cơ sở sự tồn tại của con người và bản tính vốn hám lợi, sợ hại của mọi cá thé Theo Han Phi, ban chat này được bộc lộ qua vô số các hiện tượng khác nhau,
như người đóng quan tài thì mong cho người ta chết, người làm cỗ xe thì mong cho người ta được sang, thầy thuốc thì mong người ta bị bệnh nhiều còn trong quan hệ vua tôi: “Làm hại đến thân mình mà có lợi cho nước, bây tôi không
làm Tình cảm của bề tôi là không thấy cái lợi ở chỗ thân mình bị thiệt hại”(2)
Cho nên, với Hàn Phi, các quan hệ giữa người với người đều bị quyết định bởi
cái lợi ích thiết thân; cái lợi ở đâu thì người ta theo đó mà làm, cái hại đến thân ở
đâu thì người ta theo đó mà tránh, mọi giá trị nhân, nghĩa đều chỉ là giả dối Thăng thắn nhìn vào con người với tư cách một sinh vật mang bản chất hám lợi
va ich ky, Han Phi chap nhận sự tôn tại một cách tự nhiên và phố biến của dạng
Trang 4dưỡng có đủ, số người thì ít mà tài sản thì có thừa Vì vậy cho nên nhân dân không phải tranh giành Bởi vậy không cần phải thưởng hậu, không phải dùng hình phạt nặng mà nhân dân tự nhiên trị an”(3) Về sau, con người đông lên còn
của cải ít đi, nên mặc dù họ đã cố găng, vật vả làm việc nhưng vẫn không đủ
sống Lúc này, xã hội bắt đầu nảy sinh sự tranh giành của cải, cướp bóc lẫn
nhau, và xã hội vì thê mà loạn
Hàn Phi đã giải thích mâu thuẫn xã hội bắt đầu từ lợi ích kinh tế trên cơ sở phân
tích sự biến đôi của điều kiện dân số, tình trạng dân cư, trình độ của công cụ lao
động Có thể nói, khi khăng định ảnh hưởng mang tính quyết định của yếu tô
kinh tế đối với mỗi cá nhân và từng xã hội, Hàn Phi đã động chạm đến sốc rễ
của vấn đề - cái gốc rễ mà nhiều người đương thời đã che đậy, không dám thăng thắn thừa nhận Hơn thế, Hàn Phi còn nhận ra tác dụng hai chiều của yếu tố kinh tế đối với con người Một mặt, cái lợi là yêu tố căn bản thúc day con người hành động, tranh giành của cải và là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn; nhưng, zmặ/ khác, nó cũng là yếu tố liên kết con người với nhau Theo đó, hành
động vì cái lợi là lẽ bình thường, vấn để là cần đặt cái lợi riêng trong cái lợi
chung, không vì cái lợi riêng mà đi ngược lại cái lợi chung Đây là tư tưởng biện chứng khá sâu sắc của Hàn Phi Ông đã đánh giá xã hội đương thời và phê phán chế độ quân chủ một cách sắc bén và thăng thắn Trong hệ thống triết học
- chính trị của Hàn Phi, mỗi con người với tư cách cá nhân đều bị “lột trần” cái
vỏ bọc bê ngoài để hiện ra với nguyên nghĩa cá thể cần những giá trị căn bản
bên trong như nhau đề tồn tại Theo Hàn Phi, bản chat hám lợi và sợ hại ay cua
con người là cái không thể che giấu, sửa đối, nhưng nếu biết sử dụng nó sao cho hợp lý trong các mối quan hệ giữa người với người thì nó sẽ đem lại hiệu quả nhất định
Trang 5Đề tìm ra những nội dung thực chất, bên trong của xã hội quân chủ và bản chất của con người nói chung, từ đó chỉ ra đạo làm người với tư cách nguyên lý cơ
bản, Hàn Phi đã xuất phát từ các điều kiện lịch sử cụ thể, dùng chính sự trải
nghiệm của bản thân kết hợp với vốn kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực
như lịch sử, văn học, chính trị Đặc biệt, “ông là con người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được một sự tong hop ba hoc thuyét Nho, Lão, Pháp, ở
đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật
thi công của cái ngôi nhà độc đáo ”(4) Tất cả những lý do trên khiến cho đạo
làm người của Hàn Phi không đi quá nhiều vào nguyên lý mà thường xuất phát
từ điêu kiện xã hội và hoàn cảnh cụ thê đê phân tích đúng, sai, được, mât
Đạo làm người không được Hàn Phi trình bày với tư cách một nội dung độc lập,
mà nó biểu hiện qua những câu chuyện luận bàn về lối xử thế và cách nhìn
nhận sự vật, sự việc để hành động Ở đó, chung ta co thé thay, quan niệm Dao
của Lão Tử, Chính danh của Nho gia, nhưng dưới hình thức, cách lý giải và vận dụng khác Theo Hàn Phi, không thể gọi tên hay định hình đạo ấy, vì nó luôn biến dịch theo thời Trong quyền VI, thiên XX, Giải Lão, Hàn Phi khang định
tính biễn dịch của đạo: Dao cũng giống như nước, kẻ khát uống nó mà sống,
người chết đuối vì uống nó nhiều mà chết Nó cũng giống như thanh kiếm, mũi giáo, người ngu dùng nó vào việc phẫn nộ mà sinh ra hoạ, bậc thánh nhân dùng nó tạo ra cái phúc bằng cách trừng trị kẻ bạo ngược Như vậy, có thể thấy, Hàn Phi vẫn giữ cái đạo pháp tự nhiên giỗng như trong quan niệm của Lão Tử và
quan trọng hơn cả, đó là hiểu được lẽ tự nhiên để đề phòng và tận dụng Nói
cách khác, bằng cách nhìn thăng vào các quan hệ bất biến với lối tư duy độc
đáo, Hàn Phi đã đặt mọi vật, mọi việc, mọi cá thể vào mỗi quan hệ tat yếu để từ đó khăng định đạo làm người là cái phải được chấp nhận như lẽ tất nhiên Thực chất, quan niệm này có tiền đề từ chính tôn tại xã hội và ý thức xã hội của
Trang 6Sống trong thời đại tranh bá, tranh vương, mua danh, bán tước, Hàn Phi nhận ra và
thấu hiểu các mánh khoé của tất cả các hạng người trong xã hội Nhưng, ông không vì thế mà bi quan trước thế cục để ảo tưởng mơ về một thời đại huy hoàng
như thời đại trước Đối với Hàn Phi, các đời Nghiêu, Thuần, Thang, Vũ đều làm
trái cái nghĩa thông thường, làm cho việc giáo hoá đời sau bị rối loạn Cho răng, đức dày không đủ để ngăn cấm điều loạn nhưng uy thé thi có thể, ông phản đối
cách đề cao các bậc để vương theo lỗi học thuật để đạy người Theo Hàn Phi, hình
phạt là gốc của lòng thương, xét cái đạo hiếu để, trung thuận cho kỹ mà thi hành Chính vì thế, quan niệm của Hàn Phi không quá khó hiểu nhưng cũng không hăn
là dễ áp dụng Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể nhận thấy, đẳng sau những nội dung xử thé tưởng như khá cực đoan là một Hàn Phi với cách nhìn khách quan,
thăng thăn biện chứng về mối quan hệ giữa người với người mà không phải nhà tư tưởng nào cũng có được và dám nhắc đến Tuy nhiên, dưới chế độ quân chủ, trong xã hội chỉ có một cá thể có quyền cao nhất, đó là nhà vua Vì thế, về nguyên tắc, đạo là nguyên lý chung để con người tỐn tại, nhưng trên thực tế, thi hành đạo chỉ có nhà vua và chỉ có đạo của vua chúa Nhà vua phải thông qua hệ thống pháp
luật, dựa vào thế và thuật của mình để vận hành bộ máy quan lại và cai trị nhân
dân Nói cách khác, nội dung phương pháp giáo hoá đạo làm người cho mọi thành viên trong xã hội theo tư tưởng của Hàn Phi tập trung vào ba phạm trù căn bản: pháp, thế, thuật
Thứ nhát, bàn về “pháp” Hàn Phi quan niệm: “Pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ
Trang 7là ân đức Hàn Phi khuyến khích việc thưởng hậu cho những người có công và phạt nặng với những người vi phạm Ông cho rằng, thưởng hậu thì cái mình
muốn sẽ có được nhanh, còn phạt nặng thì cái mình muốn ngăn cam sé ngan
cam được nhanh chóng Cái lý của Hàn Phi về vẫn dé nay khá rõ ràng: “áp dụng hình phạt nhẹ nhàng người dân tất sẽ coi thường phạm thêm lỗi lầm, nếu người dân phạm tội mà không bị lên án thì pháp lệnh sẽ mất hiệu lực Cho nên hình phạt nhẹ nếu không làm nhiễu loạn đất nước thì cũng giăng bẫy người dân,
đó mới thực sự là tôn hại đến trăm họ vậy”(6) Quan điểm này nhất quán với
nguyên tắc hình phạt là gốc của lòng thương của ông Trong thiên 7âmn độ, sách Hàn Phi Tử (Phan Ngọc dịch), Hàn Phi giải thích: bậc thánh nhân trị dân là xét ở cái gốc chứ không phải theo lòng mong muốn của dân, chỉ cốt làm lợi cho dân mà thôi Cho nên, thi hành hình phạt không phải là ghét dần mà là vì yêu cái gốc Hình phạt mà thắng thì dân yên tĩnh Bậc vua sáng trị nước, soi sáng việc thưởng thì dân hăng hái làm công việc; dùng hình phạt nghiêm thì dân yêu quý pháp luật
Như vậy, có thể thấy, tư duy của Hàn Phi về việc dùng pháp luật để trị người
và ôn định xã hội mang nội dung khá biện chứng Ông đòi hỏi khi được soạn
thảo, ban hành, pháp luật phải dễ thi hành và có tính thống nhất, công bằng và không được lẫy tình cảm riêng tư để sửa đổi tuỳ tiện Song, pháp luật cũng
không có nghĩa là nhất thành bất biến, mà “pháp luật phải có sự chuyển hoá
theo diễn biến của thời đại”(7) Tư tưởng của Hàn Phi về vấn đề này đã thực sự vượt lên trên lập trường giai cấp của giai cấp quý tộc và gần với những lý luận dân chủ hiện đại về pháp luật Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, trong tư tưởng của Hàn Phi, thân phận con người trước pháp luật ở thế nhỏ
bé, bị động, phụ thuộc với thân phận “nô lệ” chứ không phải là “công dân”
Thứ hai, bàn về “thê”, Hàn Phi cho răng, nhân dân sợ uy quyên chứ rât ít người
Trang 8tu dưỡng đạo đức, lẫy nhân nghĩa làm trọng, đến sau cùng cũng chỉ có bẩy mươi người nối nghiệp; đem con số bấy mươi đó ra mà so sánh với số người trong thiên hạ thì thấy răng số người mến trọng nhân nghĩa là rất bé nhỏ Trong
khi đó, “bậc thánh nhân trị nước không cậy ở chỗ người ta yêu mình mà dùng
cái thế khiến người ta không thê làm điều sai Trông cậy người ta làm điều hay cho mình thì trong một nước không đến mười người, nhưng dùng cái thế khiến
người ta không thể làm bậy thì có thể trị được cả một nước”(8)
Theo Hàn Phi, pháp luật là công cụ để trị đân, ôn định xã hội, nhưng để mọi
người tuân thủ theo pháp luật thì người cầm đầu chính thể phải có “thế” Nếu
cái danh của nhà vua bị hạ thấp và địa vị bị nguy thì người dưới nhất định
không theo pháp lệnh Hàn Phi cho rằng, “Uy thế là cái thống trị thiên hạ, là
chỗ dựa để sai khiến quần thần Có quyền thế thì sẽ có được sự tôn quý, còn nếu bị mất quyên thế thì sẽ bị mất luôn quốc gia, sẽ có nguy cơ bị giết hại Cho nên nhà vua nhất định phải tự mình giữ lấy quyền thế, không để lo là lọt vào tay kẻ khác ”(9) Tư tưởng này của Hàn Phi hoàn toàn phù hợp với thời kỷ của xã hội quân chủ, thời kỳ tôn quân quyên Hơn thế, Hàn Phi còn nhận ra hai mặt của một vấn đề: mộí mặt, nhà vua cần phải giữ lẫy cái quyền thưởng phạt của người cầm đầu chính thể thông qua “thế” của mình với tư cách là cái độc tôn;
mặt khác, nhà vua không thể tự mình làm tất cả các công việc, mà phải cắt đặt
các chức quan và trao quyền cho họ theo nguyên tắc minh chủ trị lại bat trị dân, điều này cũng có nghĩa là dé cai trị xã hội có hiệu quả thì nhà vua phải xác lập vị
thế nhất định cho quan lại Cho nên, nếu bề tôi có thể mượn được và lợi dụng quyền thế của vua thì họ có nhiều sức mạnh để làm lợi, nhà vua sẽ dân bị che lấp
Chính vì vậy, nhà vua vẫn phải quản lý công việc thông qua hệ thông quan lại,
nhưng khoanh vùng lại để cái thế của quan chỉ đủ để thi hành pháp luật Các
quan đại thần vẫn được phân cấp bậc, vẫn có bồng lộc và trách nhiệm cụ thể, song họ chỉ có quyền hạn trong phạm vi nhất định, việc họ làm là để đề cao nhà
Trang 9Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng và phát huy được “thế” thì Hàn Phi không chỉ
rõ Theo ông, cùng thi hành cái đạo bất biến, nhưng ở mỗi ông vua lại có cái
“thuật” cai trị riêng
Thứ ba, bàn về “thuật”, trong thiên Định Pháp, sách Hàn Phí Tự (Phan Ngọc
dịch), Hàn Phi khăng định: Thuật là cái nhà vua nắm lấy, là nhân trách nhiệm
mà giao chức quan, theo tên gọi mà đặt ra yêu cầu thực sự, nắm lây cái quyền
cho sống và giết chết, hiểu rõ năng lực của bây tơi Ơng vua nào khi lên ngôi
cũng chuẩn bị cho mình các phương sách cai trị dựa trên nội hàm căn bản đó của “thuật” Nhưng, việc triển khai nội dung của “thuật” thì không có triều đại nào giống hệt các triều đại trước đó Tại sao như vậy? Bởi vì, với mỗi triều đại, cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đều đã thay đôi Mặt khác, nếu
“pháp” là cái được lưu truyền, công bố rộng rãi, thì “thuật? mang tính bí hiểm và được triển khai theo cơ chế ngâm, “ngay cả thê thiếp yêu quý nhất, hay các
cận thần được sung ái hầu cận bên vua cũng không ai được biét”(10) Cho nén,
theo Hàn Phi, “vận dụng phương thuật phải bí mật bất ngờ như quỷ thân vậy
dùng thuật mà bí mật bất ngờ như quỷ thần thì bầy tôi không có cách gì theo đó
mà đầu cơ trục lợi nữa”(1 1)
Theo Hàn Phi, [i|“thuật” trước hết thể hiện thông qua khả năng nhận dang va phân loại con người Bằng cách nhìn nhận thăng thắn, ông chỉ ra rằng, xung quanh nhà vua, ai cũng có thể trở thành kẻ gian bởi con người không ai không ra sức liễu chết để đạt được cái mình mong muốn Cho nên, cái quan trọng nhất đối với vua là thuật rừ gian Muốn trừ gian, bậc thánh nhân phải bỏ cái khôn ngoan, khéo léo, cái yêu ghét của mình Ở đây, không phải Hàn Phi chủ trương
dựng lên một ông vua ngu dốt, giả dối, mà theo Hàn Phi, đó là cái đạo nhìn xa
Trang 10không thể che giấu cái xấu của họ, mà phải tỏ lòng ngay thực
Có năm loại người được Hàn Phi liệt vào Wgñ đố, tức năm lũ sâu mọt cần xử lý, đó là bọn học giả trong nước khen cái đạo của các tiên vương, tỏ ra mình nhân
nghĩa, làm người ta ngờ vực pháp lệnh đương thời, làm lòng vua phân vân; bọn
bày ra những chuyện dối trá, mượn sức nước ngoài để thực hiện điều riêng fư của mình, quên mất cái lợi của xã tắc; bọn thân tín của nhà vua tụ tập ở các nhà riêng, hối lộ kẻ có quyền thế để khỏi phải vất vả nơi chiến trận; bọn thương
nhân, bọn thợ chế tạo những vật vô dụng, chứa chất của cải để giành cái lợi gap đôi người cày
Tất nhiên, đối với các hạng người khác nhau thì cần có cách trừng trị và nuôi
dưỡng khác nhau Song, trong thuật cai trị, Hàn Phi nhân mạnh nguyên tac dung công việc để sử dụng người, đó là cái then chốt của sự còn hay mat, tri hay loan Cu thé hon, ong chi ra bay thuat vua chua can dùng, đó la: xem xét và so sánh các
đầu mối; phạt chắc chắn nêu cao uy quyên; thưởng chắc chắn đề dùng hết năng
lực; nghe mọi người và bắt người dưới chịu trách nhiệm về điều đã nói; ra những
mệnh lệnh đáng ngờ và dùng mánh khoé đề sai khiến; tập hợp những người hiểu biết sự thực; đảo ngược lời nói và đảo ngược công việc Ông còn yêu cầu phải có sự khảo sát, điều tra và khi có kết quả lại phải tiếp tục kiểm tra kỹ lưỡng Có thể
thấy, quan niệm này của Hàn Phi rất chặt chẽ, toàn diện và gan với những quan
điềm hiện đại về cách quản lý và sử dụng nhân lực
Theo Hàn Phi, trong dùng “thuật”, nhà vua cần thực hiện theo cơ chế: bên trong thì
có biện pháp đề phòng, thay đối luôn luôn, bên ngoài thì cứ chiếu theo phép tắc mà xử Vua biết tập hợp cái khôn của nhiều người thì không giỏi cũng thành giỏi Song, “người tài trí chưa chắc có đạo đức, họ thường xuyên mưu mô để hại nhà vua Còn người tu thân, liêm khiết thì không đa mưu, túc trí, phán quyết công việc
Ban?
Trang 11nghĩa là việc sử dụng con người cái chính là căn cứ vào thế mạnh của họ,
nhưng bố nhiệm những chức quan trọng thì nhất định phải xem xét nhiều mặt Cách tốt nhất là để cho bề tôi tự trình bày, theo đó giao việc, xét kết quả công việc và lời nói ban đầu mà thưởng phạt theo quy định của pháp lệnh
Có thể nói, nhờ có “thuật” trị nước mà nhà vua tuy ở trong cung nhưng vẫn năm được mọi tình hình, không làm gì mà thực chất lại đang chỉ phối tat ca, lay cái tĩnh của mình để khống chế cái động của lòng người Cho nên, theo Hàn Phi, cái đạo bất biến của việc cai trị là lẫy cái danh (tức tên gọi) làm đâu Danh
đã chính thì sự vật được xác định Cái danh mà thiên lệch thì sự vật thay đồi Cái danh được dùng để định rõ vị trí của mỗi nguoi, lay cái chức tước, cái danh
phận để giao việc, lẫy bỗng lộc đề khuyến khích họ, nhưng nhà vua xét cái hình, tức tình hình thực tế công việc của họ để thưởng và phạt Đó chính là nguyên lý
vua năm cái danh, bê tôi chạy cái thực Cho nên, xét ra thì thuyết Chính danh của Nho gia và Hình danh của Pháp gia (Hàn Phi) đều đặt mục tiêu ốn định xã hội,
nhưng nếu Chính danh định phận nhằm duy trì trật tự đăng cấp khắc nghiệt, thì
Hình danh của Pháp gia lại mang mầm mồng của tư tưởng bình đăng
Nhìn chung, học thuyết Pháp trị của Hàn Phi được xây dựng và hoàn thiện dựa
trên những tiền đề lý luận và thực tiễn chắc chăn Bằng con mắt tinh đời, ông
nhìn nhận sự vật, sự việc một cách thăng thắn và khách quan Với lỗi tư duy
biện chứng và cách diễn đạt đầy thuyết phục, Hàn Phi đã xây dựng một lý luận
vừa có tính thực tiễn cao, vừa có lôgíc chặt chẽ Ông nhìn thế cục và con nguoi
tuy lạnh lùng, tàn nhẫn và có phần cực đoan, nhưng không bi quan Ông đề cao vai trò của pháp luật và coi trọng việc giáo dục Ông quan niệm rằng, nếu cứ đợi mũi tên tự thắng thì một trăm đời cũng không có mũi tên, nếu đợi cây gỗ tự
Trang 12rằng học thuyết của Hàn Phi nặng vẻ hình, nhẹ về đức khi ông chủ trương dùng pháp luật để giải quyết tất cả mọi việc thì chưa thật thoả đáng Bởi lẽ, theo quan
điểm của Hàn Phi, pháp luật :hếu suốt tình cảm con người, nên trong cái “hình” đã có cái “đức”, không hề có sự tách biệt Có thể nói, Hàn Phi đã ghi dấu ấn của
mình vào lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung với một học thuyết dám nhìn thăng vào sự thật và khăng định những
giá trỊ lợi ích căn bản là động cơ cho mọi hành động của con người, bóc trần
mọi quan hệ giả tạo giữa người với người, phê phán chế độ quân chủ từ bên
trong
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng, quan điểm của Hàn Phi về con người còn
nhiều hạn chế, nhất là việc ông chỉ thấy khía cạnh vụ lợi của con người mà
không thấy con người còn có rất nhiều lý tưởng cao đẹp để phẫn dau va hy
sinh Đồng thời, ở một khía cạnh nhất định, mục tiêu xây dựng lý luận của ông là nhằm tạo ra một công cụ phục vụ cho nhà vua củng cô địa vị và quyền lực
độc tôn của mình Cho nên, con người trong học thuyết của ông luôn ở địa vị thấp hèn và bị phụ thuộc Sự bình đăng của con người trước pháp luật là sự bình đăng về thần phận người nô lệ dưới ngai vàng của nhà vua
Cuối cùng, có thể nói, để bao quát hết được nội dung và đánh giá được một
cách khách quan cũng như đến được tầng sâu của vấn đề con người trong triết
thuyết của Hàn Phi là một việc không hề đơn giản Song, việc trở lại một vài khía cạnh cơ bản của vẫn đề này sẽ thêm một lần nữa khăng dinh vi tri va gia tri
tư tưởng của Hàn Phi - một trong những nhà tư tưởng lỗi lạc của Trung Quốc
và của nhân loại.r
Trang 13(**) Thạc sĩ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
(1) Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi Tuân Tử Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994, tr.50
(2) Phan Ngoc (dich) Han Phi Tw Nxb Van hoc, Ha Nội, 2005, tr.167
(3) Phan Ngoc (dich) Han Phi Tw Sdd., tr.540 (4) Phan Ngoc (dich) Han Phi Tw Sdd., tr17
(5) Phan Ngoc (dich) Han Phi Tv Sdd., tr.478 - 479
(6) Hàn Thế Chân (dich) Han Phi Tử - sự phái triển của tr tưởng Pháp gia
Nxb Đồng Nai,1995, tr.102
(7) Hàn Thế Chân (dịch) Hàn Phi Tử - sự phái triển của tr tưởng Pháp gia Sdd., tr.84
(8) Phan Ngoc (dich) Han Phi Tw Sdd., tr.568