CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Nhìn nhận thực trạng nguồn lực con người ở nước ta hiện nay không thể không có những băn khoăn. Bên cạnh những ưu thế như: lực lượng lao động dồi dào (36,6 triệu lao động) con người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh thì những hạn chế về chất lượng người lao động, sự bất hợp lý về phân bố lao động được đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bố dân cư, cũng không phải nhỏ. Không phải tất cả số này đều trở thành nguồn nhân lực với tính cách là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vì: thứ nhất, cho đến nay, nền kinh tế của ta vẫn còn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên có một số lượng người không có việc làm và một số lượng không nhỏ thiếu việc làm, tình trạng thiếu việc làm diễn ra không chỉ ở nông thôn, ở các xí nghiệp tư nhân, mà còn ở cả thành thị và các cơ quan nhà nước. Thứ hai, số người lao động được đào tạo quá ít. Vì vậy, năng suất lao động thấp. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của ta còn quá kém so với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt chúng ta còn thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ khoa học-công nghệ giỏi. Mặt khác, mặt bằng dân trí thấp, số người được đào tạo có tay nghề cao cũng như người có học vấn đại học và sau đại học còn ít và có biểu hiện giảm. Bên cạnh đó, người lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực, sự phát triển về phương diện sinh lý và thể lực bị chững lại "sau hơn 40 năm, thanh niên nước ta không cao thêm 1cm nào và không cân nặng thêm được 1kg nào". Hơn nữa, người lao động nước ta nói chung chưa có văn hoá lao động công nghiệp, quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động đơn giản. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật cho đào tạo còn nghèo nàn, điều kiện phục vụ việc dạy và học của các trường học quá kém, chưa đạt chuẩn.
Mặt khác, việc cải cách nội dung và phương thức giáo dục hiện nay còn đang rất lúng túng. Giữa chất lượng đào tạo và yêu cầu thực tế còn có một khoảng cách lớn. Với thực trạng này thì khó có thể có một lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn chứ chưa nói đến tiếp cận kinh tế tri thức.
Về nguồn lao động, nước ta có lực lượng dồi dào, tỷ lệ lao động nhóm trẻ cao, già nhân công thấp được xem như một trong những lợi thế đáng nể. Ngoài ra đội ngũ người lao động ở nước ta còn mang đậm nết dấu ấn của nền kinh tế tiểu nông. Điều này được thể hiện ở tính kỷ luật tự giác của người lao động công nghiệp còn yếu, người lao động chưa thực sự có ý thức tiết kiệm chi phí sản xuất và thời gian. Thêm vào đó, lực lượng lao động dồi dào cũng đang là một thách thức cần tính đến trong chiến lược phát triển.
Bên cạnh đó không thể không nhắc đến vấn đề tri thức trong thời đại ngày nay " tri thức là sức mạnh, tri thức là sự giàu có". Nhận thức đúng đắn điều này nên Đảng ta đã xác định:" giáo dục là quốc sách hàng đầu" Hiện nay chúng ta chỉ mới tiến hành giáo dục tiểu học, mức phổ cập còn thấp so với các nước trong khu vực. Người lao động có trình độ trí tuệ thấp, phần lớn là không qua đào tạo nghề, chất lượng của đội ngũ tri thức còn hạn chế do chất lượng của sự nghiệp giáo dục "thực trạng của giáo dục hiện nay đang trong vòng luẩn quẩn của sự suy thái.
Có thể khẳng định rằng, lực lượng lao động ở nước ta hiện nay rất hạn chế về chất lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Thêm vào đó, việc sử dụng và khai thác số lao động đã được đào tạọ, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả. Nếu không kịp thời có những lỗ lực phi thường bằng hành động thực tế trong việc xây dựng và sử dụng nguồn con người thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khó có thể thành công. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc "cách mạng con người" sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ngược lại. Bởi lẽ, "cách mạng con người" với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hai mặt của một qúa trình phát triển thống nhất, giữa chúng có quan hệ biện chứng với nhau.
Nhờ ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, xu thế con người Việt Nam sẽ phát triển cao hơn và bước đầu đạt được những thành công.
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1945) và thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam, điều mà những thế kỷ trước đó nhiều học thuyết và tư tưởng khác không thể nào làm được.
Trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi sâu sắc đời sống tinh thần của đa số nhân dân, nâng cao dân trí, phát huy năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Các quan niệm và các tư tưởng Mácxít được thể chế hoá vào đường lối của đảng và chính sách của Nhà nước, thể hiện được hiệu quả phát triển ưu trội trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Vì vậy, tư tưởng Mác - Lênin ngày càng được khẳng định rõ, nó trở thành niền tin và ăn sâu vào đời sống sản xuất vật chất và tinh thần từng con người. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng và với các chương trình khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tầm tư tưởng, trình độ khoa học và chuyên môn cao.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ các phong trào hoạt động thực tiễn của công cuộc xây dựng XHCN, chúng ta có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa học, công nghệ với trình độ lý luận và quản lý có chất lượng trong cả nước. Có khả năng gánh vác những trọng trách mà xã hội giao phó. Tuỳ từng vùng lãnh thổ và từng vùng dân cư, tuỳ từng đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn và nghề nghiệp khác nhau, tuỳ từng giới tính và các lứa tuổi khác nhau mà đạt tới những trình độ khác nhau, nhưng con người Việt Nam với tư cách là một cộng đồng, trong tư duy và hành động cũng như trong lối sống, phần lớn đều chịu ảnh hưởng bởi tinh thần của tư tưởng Mác -Lênin, đều giác ngộ lý tưởng XHCN.
Bản chất năng động đầy sức sống của chủ nghĩa Mác -Lênin đã rũ bỏ dần sự thống trị của các loại tư tưởng thụ động, tự phát, thấp kém, những phong tục tập quán lạc hậu trong xã hội và con người cũ. Tri thức khoa học đã bóc trần cái vỏ ấu trĩ, ngây thơ, đầu óc mê tín dị đoan và niềm tin mù quáng do các tư tưởng của các xã hội nô lệ và phong kiến bao bọc lấy số phận từng con người với sức mạnh của tính chỉnh thể, học thuyết Mác - Lênin vạch rõ tính phiến diện, tính phi hiện thực, những yếu tố phi khoa học, nhân đạo, những thuyết giáo tạo nên những loại thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch đã từng làm méo mó cách nghĩ, cách sống và đời sống chân chính, làm thui chột trí tuệ, hạn chế tính tích cực trong con người của các loại tín ngưỡng dân gian, các yếu tố hạn chế của các tôn giáo như Thiên chúa, Tin lành, Cao đài, Hoà hảo…
Thậm chí cả đối với hệ tư tưởng đã ăn sâu thành truyền thống, thành máu thịt với người Việt Nam như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo… Lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, xiềng xích của tâm lý cổ truyền ngự trị trong nền sản xuất tiểu nông với tư duy cảm tính, kinh nghiệm phi
khoa học ở con người thiếu tri thức, thiếu văn hoá do xã hội cũ và các học thuyết, tôn giáo khác để lại đã được tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin phá vỡ. Ý thức hệ tiến tiến đó như một luồng ánh sáng thiết thực cho cuộc sống của đông đảo nhân dân chấp nhận, chào đón, đã nhanh chóng hình thành và xuất hiện. Thế giới khoa học ngày càng ăn sâu ở những con người luôn phấn đấu cho thắng lợi của CNXH. Nó trang bị cho mọi người cách nhìn nhận đúng đắn về thế giới, xã hội, con người trong sự vận động và phát triển không ngừng, trong tính hiện thực và tiềm ẩn những khả năng. Nó vạch ra cho người ta thấy rằng thế giới đang tồn tại không phải là một lực lượng siêu nhiên, huyền bí, mà là điều kiện cho sự sống và phát triển của chính con người. Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng vinh quang hơn con người đã vượt lên để chế ngự tự nhiên, làm chủ thiên nhiên để làm chủ chính mình. Con người là của chính mình chứ không là của thượng đế, chính con người phải hành động để giành lấy tương lai cho bản thân mình chứ không thể trông chờ sự phù hộ ở lực lượng bên ngoài của những đấng thần linh nào đó. Sự hiểu biết như vậy khắc phục dần những quan niệm sai lầm về con người yếm thế, sống gửi thác về, buông xuôi, bi quan, lệ thuộc vào các tín ngưỡng, tôn giáo và các học thuyết duy tâm thần bí về con người . Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến sự chuyển đổi hệ giá trị xã hội, giá trị con người. Con người từ chỗ chủ yếu là là phục tùng (do nô lệ về quan niệm, tri thức, về hiểu biết…) chuyển sang con người luôn vươn lên tự chủ sáng tạo; con người từ chỗ sống chủ yếu dựa vào tình nghĩa, kinh nghiệm (do tư tưởng và lối sống xã hội cũ khống chế) chuyển sang trạng thái con người được bổ sung cả các yếu tố lý trí, pháp luật và dân chủ; con người từ chỗ chủ yếu tìm cách hoà đồng trong tình làng nghĩa xóm chuyển sang con người biết tôn trọng cá tính và đề cao bản lĩnh cá nhân. Tính khoa học và tính cách mạng của học thuyết Macxit khắc phục dần lối sống thụ động, hạn hẹp, làm cơ sở hình thành lối sống tích cực, phát huy ý thức luôn luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới. Từ đó xuất hiện trong xã hội Việt Nam, cộng đồng Việt Nam một loại nhân cách mới tiến bộ.