Những đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạch định quỹ tiền công cho Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng docx (Trang 81 - 101)

Hoạch định quĩ l−ơng và cơ cấu tiền l−ơng cho công ty xăng dầu khu vực

3.1.2- Những đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1.2.1- Chức năng nhiệm vụ - Bộ máy tổ chức của công ty.

Công ty Xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp nhà n−ớc trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, có chức năng: Tổ chức kinh doanh, đảm bảo thoả mãn các loại xăng dầu và dịch vụ xăng dầu cho các đơn vị kinh tế, quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hải Phòng và khu vực, theo nguyên tắc kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản nộp ngân sách với nhà n−ớc, hoạt động kinh doanh theo luật pháp nhà n−ớc đồng thời không ngừng nâng cao phúc lợi và đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, quan tâm làm tốt công tác xã hội và từ thiện; Xây dựng công ty ngày càng phát triển. Công ty đ−ợc xác định là đại diện duy nhất của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tại Hải Phòng và khu vực, có nhiệm vụ cụ thể là:

1. Nắm nhu cầu, lên cân đối, xây dựng kế hoạch tiếp nhận và tổ chức kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng xăng dầu, hơi đốt... thoả mãn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội theo cơ chế thị tr−ờng có điều tiết, đảm bảo bình ổn về giá xăng dầu trên thị tr−ờng khu vực trong từng giai đoạn theo qui định của nhà n−ớc.

2. Mở rộng và phát triển kinh doanh dịch vụ một số mặt hàng khác mang tính chất kinh doanh phụ và dịch vụ chuyên ngành, bao gồm: Tiếp nhận, giữ hộ, bảo quản, bơm rót, vận chuyển, bao thầu, uỷ thác, tái sinh, pha chế, thay dầu, rửa xe và các dịch vụ kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành khác.

3. Tổ chức hạch toán quản lý và kinh doanh có lãi trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn đ−ợc giao. Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà n−ớc.

4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu t− xây dựng và đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật đồng thời mở rộng mạng l−ới bán lẻ phục vụ có hiệu quả cho công tác kinh doanh và thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu xăng dầu cho xã hội.

5. Bảo đảm an toàn sản xuất, hàng hóa, con ng−ời, bảo vệ môi sinh môi tr−ờng. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn và khu vực, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

6. Quản lý và sử dụng lao động, vật t−, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện phân phối kết quả sản xuất kinh doanh cho ng−ời lao động đúng chế độ, chính sách. Chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc cho ng−ời lao động. Đào tạo, bồi d−ỡng, xây dựng đội ngũ CBCNV tr−ởng thành về mọi mặt nhằm không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và phát triển trong cơ chế mới.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đ−ợc giao, bộ máy tổ chức quản lý và theo đó là nhiệm vụ của các bộ phận luôn đ−ợc công ty quan tâm xây dựng và đổi mới phù hợp với đặc điểm quản lý, hạch toán kinh doanh của Tổng công ty nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của đơn vị. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của công ty đ−ợc xây dựng và tổ chức theo kiểu trực tuyến tham m−u nh− sau:

+ Giám đốc công ty:

Giám đốc công ty là ng−ời đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm tr−ớc Tổng công ty và Nhà n−ớc về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Căn cứ vào nhu cầu của thị tr−ờng và khách hàng, căn cứ vào kế hoạch giao của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, giám đốc công ty tổ chức chỉ huy điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật nhà n−ớc và phân cấp của Tổng công ty, chịu trách nhiệm với Tổng công ty và nhà n−ớc về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm tr−ớc tập thể lãnh đạo công ty (Đảng, các tổ chức đoàn thể) về kế hoạch, mục tiêu, chiến l−ợc sản xuất kinh doanh và quá trình điều hành trong đơn vị.

Giám đốc là ng−ời đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, có quyền ký kết hợp đồng kinh tế có liên quan tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm tr−ớc cấp trên về mọi hợp đồng đó, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm, bãi miễn, khen th−ởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên d−ới quyền theo đúng chính sách pháp luật của nhà nuức và quy định của Tổng công ty. Chịu trách nhiệm về công ăn, việc làm, về đời sống vật chất và tinh thần và mọi quyền lợi hợp pháp khác cho CBCNV trong công ty.

+ Phó giám đốc:

Phó giám đốc là ng−ời giúp việc cho giám đốc công ty, có trách nhiệm: -Hoàn thành nhiệm vụ đ−ợc giám đốc công ty giao và chịu trách nhiệm tr−ớc giám đốc về quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ đó.

-Có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc, theo dõi giúp đỡ những bộ phận đ−ợc giám đốc phân công nhằm thúc đẩy hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đ−ợc giao.

-Có trách nhiệm thay thế giám đốc (nếu đ−ợc phân công) khi giám đốc đi vắng và đ−ợc tham gia đề xuất với giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức và điều hành chỉ đạo đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.

Hiện tại công ty có 2 phó giám đốc và do vậy có sự phân công trách nhiệm trong ban giám đốc để các phó giám đốc đi sâu giúp giám đốc từng mặt công tác cụ thể nh− sau:

- Giám đốc công ty: trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kinh

doanh, công tác tài chính, trực tiếp làm tr−ởng ban giá, tr−ởng ban chống tham nhũng và buôn lậu của công ty. Đối với các lĩnh vực khác Giám đốc quyết định chủ tr−ơng, ph−ơng thức kinh doanh, trên cơ sở đề xuất của các phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực có liên quan.

-Phó giám đốc kỹ thuật:

Phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác quản lý kỹ thuật, vật t− bao gồm: xây dựng cơ bản, kỹ thuật cơ điện, kỹ thuật xăng dầu, kỹ thuật gas, bảo vệ môi tr−ờng, phòng cháy chữa cháy, ứng dụng khoa học và công nghệ; quy hoạch, đầu t− và phát triển, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Là tr−ởng ban phòng chống bão lụt và tr−ởng ban sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

-Phó giám đốc nội chính:

Phụ trách khối nội chính, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra bảo vệ, hành chính, lao động tiền l−ơng, công tác thi đua, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đoàn thể quần chúng. Là chủ tịch hội đồng thi đua, chủ tịch hội đồng l−ơng, tr−ởng ban chỉ đạo thực hành tiết kiệm của công ty.

Ban giám đốc công ty hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện chế độ thủ tr−ởng trong lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực.

+ Kế toán trởng: Giúp cho giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán của nhà n−ớc trong hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Các phòng nghiệp vụ:

-Là cơ quan tham m−u giúp việc cho giám đốc (phó giám đốc) về từng mặt công tác, đáp ứng công tác chỉ đạo và điều hành của giám đốc với các đơn vị.

-Tr−ởng phòng là ng−ời chịu trách nhiệm tr−ớc giám đốc công ty về phần nghiệp vụ của phòng đ−ợc giao, có trách nhiệm h−ớng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty về kỹ thuật, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

-Mối quan hệ giữa các phòng là bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ của giám đốc giao.

+ Các đơn vị trực thuộc:

-Là những bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đ−ợc giao. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên nguyên tắc phục vụ kinh doanh chính và có lãi. Tham m−u, đề xuất với giám đốc các vấn đề về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của bộ phận.

-Chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành trực tiếp của giám đốc công ty. Chịu sự kiểm tra giám sát, h−ớng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ của các phòng ban.

-Các đơn vị trực thuộc có quan hệ ngang bình đẳng với các phòng ban trong công ty và với nhau.

Trong công ty mối quan hệ, lề lối làm việc đ−ợc quy định và thể hiện trên nguyên tắc chế độ thủ tr−ởng. Hoạt động theo quy chế và tổ chức của một đơn vị kinh tế cơ sở bao gồm: Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Đảng bộ

lãnh đạo bằng nghị quyết, chuyên môn quản lý, chỉ đạo và điều hành thực hiện nhiệm vụ, cán bộ CNV thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần làm chủ thông qua vai trò lãnh đạo của các tổ chức quần chúng.

Mô hình tổ chức của công ty hiện nay bao gồm 31 đầu mối trực thuộc, trong đó:

-Phòng ban nghiệp vụ: 7 -Các đơn vị trực thuộc: 5 -Các cửa hàng bán lẻ: 19 Cụ thể nh− sau:

a. Khối các phòng ban nghiệp vụ bao gồm: 1- Phòng kinh doanh xăng dầu

2- Phòng kinh doanh gas

3- Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền l−ơng. 4- Phòng kế toán tài vụ.

5- Phòng quản lý kỹ thuật 6 - Phòng tin học

7- Phòng hành chính quản trị.

b. Khối các đơn vị trực thuộc công ty:

1- Tổng kho xăng dầu Th−ợng Lý. 2- X−ởng cơ khí

3- Đội xe

4- Đội bảo vệ cứu hỏa 5- Kho vật t− nội bộ

c. Khối các cửa hàng bán lẻ:

2- Cửa hàng xăng dầu Th−ợng Lý. 3- Cửa hàng xăng dầu Quán Toan 4- Cửa hàng xăng dầu Trúc Sơn 5- Cửa hàng xăng dầu Đại Bản 6- Cửa hàng xăng dầu Thuỷ Tinh 7- Cửa hàng xăng dầu Lê Lai 8- Cửa hàng xăng dầu Lạch Tray

9- Cửa hàng xăng dầu Đổng Quốc Bình 10- Cửa hàng xăng dầu Tam Bạc

11- Cửa hàng xăng dầu Gas chợ Sắt 12- Cửa hàng xăng dầu Đồ Sơn 13- Cửa hàng xăng dầu Quán Trữ. 14- Cửa hàng xăng dầu Kiến An. 15- Cửa hàng xăng dầu An Tràng. 16- Cửa hàng xăng dầu Tiên Lãng 17- Cửa hàng xăng dầu Vĩnh Bảo 18- Cửa hàng xăng dầu Minh Đức

19- Trạm vận chuyển và kinh doanh xăng dầu đ−ờng biển.

3.1.2.2- Chủng loại hàng hóa kinh doanh và đặc điểm của hàng hóa:

Mặt hàng kinh doanh chính hiện nay của công ty là các th−ơng phẩm của dầu mỏ, đ−ợc nhập từ n−ớc ngoài, chia thành 2 nhóm chính nh− sau:

-Nhóm xăng dầu: Gồm 5 loại hàng.

+ Xăng Mogas 83: Là loại xăng thông dụng, dùng cho các loại xe máy, ô tô động cơ chế hòa khí có tỷ số nén của động cơ thấp ( 6,5). ≤

+ Xăng Mogas 92: Là loại xăng cao cấp, dùng cho các loại xe máy, ôtô động cơ chế hòa khí có tỷ số nén của động cơ lớn (>6,5), tốc độ cao.

+ Diezel (1,0% S): Là loại diezel thông dụng dùng cho các loại động cơ Diezel thông th−ờng (ôtô, tàu thuỷ, các loại máy nổ, máy phát điện, máy cày...)

+ Nhiên liệu phản lực JET A-1, TC-1: Dùng cho các loại động cơ phản lực (máy bay phản lực).

+ Dầu hoả: Là loại nhiên liệu dân dụng (chất đốt, đèn thắp sáng).

+ Mazut hàng hải: là loại mazut cao cấp, dùng cho các động cơ chính, máy chính của các tàu thuỷ trọng tải lớn.

+ Mazut đốt lò: Là loại mazut thông dụng dùng làm nhiên liệu đốt lò trong công nghiệp luyện thép, xi măng, thuỷ tinh, nhiệt điện...

-Nhóm gas (hơi đốt) và các thiết bị dùng gas:

+ Gồm hỗn hợp gas Butan và propan ở dạng lỏng đ−ợc đóng vào bình gas các loại (13 kg, 15 kg, 48 kg...) rất thuận tiện khi vận chuyển và sử dụng trong công nghiệp (sản xuất các dụng cụ bằng thuỷ tinh, kính; làm hơi hàn thay axetylen để hàn cắt kim loại...), làm chất đốt trong sinh hoạt dân dụng.

+ Bếp gas và các thiết bị sử dụng gas khác.

Ngoài các mặt hàng truyền thống trên, công ty còn kinh doanh một số loại hàng mang tính chất chuyên ngành khác nh−: Bể chứa, cột bơm xăng dầu, phuy, can chứa đựng xăng dầu... Tuy nhiên số l−ợng và doanh số của các loại này chiếm tỷ trọng không lớn.

Việc phân loại doanh mục hàng hóa chủ yếu dựa vào tính năng tác dụng và chỉ tiêu lý hóa của chúng. Đặc điểm lớn nhất của xăng dầu là dễ bay hơn, cháy nổ, nguy hiểm độc hại, khó bảo quản. Yêu cầu chất l−ợng của các loại hàng hóa này đòi hỏi rất cao. Việc tổ chức nhập, xuất, vận chuyển, tồn chứa, dự trữ và bảo quản nó có những đặc tr−ng riêng biệt, với các trang thiết bị chuyên dùng riêng cho xăng dầu, theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật

riêng rất khắt khe, chặt chẽ và vì vậy các chi phí cho kinh doanh xăng dầu (đặc biệt là đầu t− ban đầu) cũng có những đặc điểm riêng không giống nh− các loại hàng hóa khác. Do vậy hoạt động kinh doanh xăng dầu mang tính đặc thù.

Hoạt động kinh doanh của công ty đ−ợc chia làm 3 nhóm chính nh− sau:

+ Kinh doanh xăng dầu chính.

+ Kinh doanh gas hóa lỏng và các thiết bị sử dụng gas. + Sản xuất phụ, kinh doanh dịch vụ hàng giữ hộ, vận tải.

Trong các mặt hàng kinh doanh đó, kinh doanh xăng dầu và gas hóa lỏng là chủ yếu.

3.1.2.3- Công nghệ, thiết bị:

Do mặt hàng kinh doanh của công ty hầu hết ở dạng thành phẩm, nhập ngoại, chủ yếu ở dạng lỏng - có hoặc không có bao bì - nên hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ, kho tàng, bến bài... của công ty đều đ−ợc đầu t−, trang bị và xây dựng phù hợp với mặt hàng kinh doanh, đáp ứng cho công tác giao nhận, bảo quản, dự trữ và cấp phát loại hàng hóa ở thể lỏng dễ nguy hiểm cháy nổ. Hệ thống kho tàng, công nghệ, thiết bị bao gồm một số loại chính sau:

+ Tổng kho xăng dầu Thợng Lý là đơn vị lớn nhất công ty, là kho

chuyên ngành nhập, xuất, tồn chứa, dự trữ các loại hàng hóa kinh doanh của công ty và của ngành, là kho đầu mối tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu ở miền Bắc. Tổng kho có hệ thống bể chứa, cầu cảng, nhà kho, đ−ờng bãi, trạm bơm, bến xuất... để tiếp nhận và xuất bán các loại xăng dầu, gas cho các loại ph−ơng tiện đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng thuỷ, đ−ờng ống với tổng số 29 bể chứa lớn bằng thép hình trụ đứng, sức chứa 50 000 m3; 17 km đ−ờng ống chính dùng để nhập xuất dầu trong kho; 4 trạm bơm xăng dầu với 31 máy

bơm các loại có công suất lớn; 1 cầu cảng chuyên dùng có khả năng tiếp nhận và cấp phát xăng dầu cho tầu thuỷ có trọng tải 3000 tấn; 1 cầu cảng chuyên dùng để xuất xăng dầu cho tầu, xà lan và các ph−ơng tiện đ−ờng thuỷ cỡ nhỏ; 2 dàn xuất xăng dầu cho ôtô xitéc và các ph−ơng tiện đ−ờng bộ; 1 tuyến đ−ờng sắt dài 1,8 km và 1 dàn nhập xuất xăng dầu cho toa xe đ−ờng sắt; 3 nhà kho với diện tích sử dụng 2100 m2. Toàn bộ hệ thống bể chứa, nhà kho, trạm bơm, bến bãi... nhập xuất xăng dầu của tổng kho nằm trên một khu vực trong tổng diện tích của tổng kho là 49.000 m2.

+Ngoài Tổng kho xăng dầu Th−ợng Lý, hiện nay công ty còn có 18 cửa hàng bán xăng dầu, gas với 20 điểm bán đ−ợc trang bị 69 cột bơm xăng dầu hiện đại, 110 bể thép hình trụ nằm ngang dung l−ợng chứa 2632 m3; một trạm vận chuyển và kinh doanh xăng dầu trên sông biển có 8 xà lan với tổng trọng tải chuyên trở 1600 tấn, một đội xe chuyên kinh doanh vận tải xăng dầu với

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạch định quỹ tiền công cho Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng docx (Trang 81 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)