Lịch sử quá trình hình thành phát triển Công ty Xăng dầu khu vực III.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạch định quỹ tiền công cho Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng docx (Trang 76 - 81)

Hoạch định quĩ l−ơng và cơ cấu tiền l−ơng cho công ty xăng dầu khu vực

3.1.1-Lịch sử quá trình hình thành phát triển Công ty Xăng dầu khu vực III.

trạng tiền công, tiền l−ơng của Công ty Xăng dầu khu vực III.

3.1.1- Lịch sử quá trình hình thành phát triển Công ty Xăng dầu khu vực III. vực III.

Công ty Xăng dầu khu vực III Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà n−ớc trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) -Bộ Th−ơng mại. Trụ sở Công ty đóng tại số 1 ph−ờng Sở Dầu- quận Hồng Bàng - thành phố Hải Phòng. Công ty đ−ợc xác định là đại diện duy nhất của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam kinh doanh các loại xăng dầu, gas... trên địa bàn thành phố Hải Phòng và khu vực lân cận. Công ty đ−ợc thành lập ngày 29 tháng 7 năm 1955 trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất tại Sở Dầu - Th−ợng Lý của 3 hàng Shell, Caltex, Chocony với tên gọi ban đầu là Tổng kho xăng dầu mỡ Th−ợng Lý Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Bách hóa Bộ Công th−ơng. Kể từ đó, nhà n−ớc cách mạng Việt Nam chính thức có một ngành kinh doanh mới và Công ty Xăng dầu khu vực III trở thành đứa con đầu lòng, cái nôi sinh ra ngành xăng dầu Việt Nam. Sự ra đời của Công ty Xăng dầu khu vực III không chỉ là b−ớc ngoặt, b−ớc đổi đời đối với công nhân xăng dầu Hải Phòng, không chỉ là một dấu mốc quan trọng cho sự ra đời ngành xăng dầu cách mạng mà chính nó đã khẳng định vị trí quan trọng của xăng dầu trong nền kinh tế quốc dân, mở ra cho lịch sử ngành xăng dầu n−ớc ta một thời kỳ mới đầy thử thách, khó khăn nh−ng cũng rất đáng tự hào. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty là một quá trình đấu tranh, xây dựng gian khổ nh−ng rất vẻ vang, là quá trình hoàn thiện tổ chức và nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng thời kỳ của đất n−ớc. Từ năm 1955 đến năm 1980 công ty thay đổi tên gọi nhiều lần, từ Tổng kho xăng dầu mỡ Th−ợng Lý, trạm bán buôn xăng dầu Hải Phòng, Chi cục xăng dầu Hải Phòng, đến Công ty Xăng dầu Hải Phòng. Từ năm 1980 đến nay tên gọi là Công ty Xăng dầu khu vực III Hải Phòng.

Thời kỳ đầu, hầu hết cơ sở vật chất của Sở Dầu Th−ợng Lý tiếp quản đ−ợc từ tay Pháp đều trong tình trạng xuống cấp, h− hỏng và bị Pháp tháo dỡ

phá hoại tr−ớc khi rút quân, không hoạt động đ−ợc cần phải sửa chữa. Đ−ợc sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của thành phố Hải Phòng, sự đầu t− và chi viện kịp thời nhiều ph−ơng tiện vật chất kỹ thuật và chuyên gia của Bộ Công th−o−ng, Sở Dầu đã nhanh chóng đ−ợc khôi phục lại và đ−a vào hoạt động. Việc khôi phục hoạt động của Sở Dầu Hải Phòng thể hiện sự đánh giá rất cao của Đảng và Nhà n−ớc ta về vị trí quan trọng của xăng dầu trong nền kinh tế quốc dân, đánh dấu một b−ớc phát triển mới của ngành xăng dầu Việt Nam non trẻ. Từ đây, Sở dầu hoang tàn sau ngày địch rút khỏi thành phố lại hồi sinh để b−ớc vào thời kỳ mới. Chỉ sau 2 tháng những tàu dầu đầu tiên của Liên Xô đã cập cảng dầu Th−ợng Lý để nhập hàng. Tổng kho xăng dầu Th−ợng Lý trở thành đầu mối duy nhất tiếp nhận xăng dầu từ tàu n−ớc ngoài cung cấp cho công cuộc đổi mối duy nhất tiếp nhận xăng dầu từ tàu n−ớc ngoài cung cấp cho công cuộc khôi phục và xây dựng miền Bắc XHCN. Việc cung cấp xăng dầu những ngày đầu miền Bắc giải phóng do Tổng công ty Bách hóa thuộc Bộ Công th−ơng (sau này là Bộ Th−ơng nghiệp) đảm nhiệm. Xăng dầu đ−ợc đ−a về các cửa hàng gọi là trạm xăng dầu mỡ để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Do nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày một gia tăng, mặt khác do nhận rõ vị trí thiết yếu cũng nh− tầm quan trọng và tính phức tạp trong khâu quản lý phân phối của loại vật t− chiến l−ợc này nên ngày 12 tháng 1 năm 1956 Nhà n−ớc ta đã quyết định thành lập Tổng công ty Xăng dầu mỡ để thống nhất việc quản lý và cung ứng xăng dầu phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống trên toàn miền Bắc. Tháng 4 năm 1960 Nhà n−ớc ta lại quyết định hoàn thiện thêm một b−ớc tổ chức của ngành xăng dầu và Tổng công ty xăng dầu mỡ đổi tên thành Cục xăng dầu hóa chất (1960), rồi Cục nhiên liệu hóa chất (1961) trực thuộc Tổng cục Vật t− (thuộc Hội đồng Chính phủ); D−ới Cục là các Chi cục, trực thuộc các Chi cục là các Trạm. Cùng với sự thay đổi và đi lên của ngành, chi cục xăng dầu Hải Phòng cũng ngày càng phát triển và lớn mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật đ−ợc bổ xung và hoàn thiện thêm, đội ngũ công nhân viên chức đ−ợc tăng c−ờng cả về số và chất l−ợng, hàng năm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đ−ợc giao.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1966- 1973) Tổng kho xăng dầu Th−ợng Lý bị đánh phá ác liệt nh−ng CBCNV chi

cục xăng dầu Hải Phòng đã v−ợt lên m−a bom bão đạn, không sợ gian khổ hy sinh, sơ tán kho tàng hàng hóa hình thành thế trận xăng dầu gồm 76 điểm kho (với 2430 bể chứa các loại và có tổng dung tích 52.520 m3) trên địa bàn 28 huyện trong 3 tỉnh (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải H−ng) - bảo vệ và giữ vững mạch máu xăng dầu, đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ kịp thời cho chiến đấu, sản xuất và chi viện cho miền Nam. Góp phần cùng quân dân Hải Phòng nói riêng và cả n−ớc nói chung anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm l−ợc của đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những năm 1968-1970 chi cục xăng dầu Hải Phòng mang mật danh BX-31, năm 1973 đổi tên là Công ty xăng dầu Hải Phòng trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu (năm 1970 Cục nhiên liệu hóa chất đổi tên thành Tổng công ty xăng dầu trực thuộc Bộ vật t−).

Sau khi n−ớc nhà thống nhất, Công ty xăng dầu Hải Phòng b−ớc vào giai đoạn mới, giai đoạn khôi phục các cơ sở xăng dầu bị chiến tranh tàn phá, từng b−ớc ổn định và hoàn thiện hệ thống tổ chức, ph−ơng thức quản lý nhằm đáp ứng xăng dầu cho các yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Năm 1976 Công ty xăng dầu Hải Phòng là một trong 10 công ty của ngành và là một trong 3 công ty đầu mối có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng xăng dầu cho khu vực Hải Phòng và các ngành điện, than ở vùng mỏ Quảng Ninh. Năm 1980, từ các công ty hoạt động trong phạm vi nhỏ (Tỉnh, thành phố), Tổng công ty tổ chức lại hệ thống các công ty thành viên hoạt động trong một khu vực rộng lớn hơn gồm nhiều tỉnh, thành phố nhằm tăng c−ờng công tác quản lý và rút ngắn đ−ờng vận động của xăng dầu từ khâu nhập đến tiêu thụ; Công ty xăng dầu Hải Phòng đổi tên thành Công ty xăng dầu khu vực III. Công ty xăng dầu khu vực III tiếp tục là một đầu mối tiếp nhận xăng dầu và cung cấp cho các công ty khác trong ngành, trung chuyển cho các công ty vật t− phía Bắc, trực tiếp cung ứng cho các xí nghiệp trung −ơng và địa ph−ơng trên địa bàn 3 tỉnh Hải Phòng, Hải H−ng, Quảng Ninh và 16 đơn vị hậu cần quân đội. Công ty tiếp nhận thêm hai trạm xăng dầu Quảng Ninh và Hải H−ng (thuộc Công ty vật t− tỉnh Quảng Ninh và Hải H−ng cũ). Năm 1983 tiếp tục tổ chức lại các công ty khu vực. Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng tiếp nhận thêm một số xí nghiệp xăng dầu và trở thành một trong 4

công ty lớn, một đầu mối tiếp nhận và cung ứng quan trọng của toàn ngành, hoạt động với hệ thống tổ chức gồm 5 xí nghiệp, 2 kho và một tổng kho trực thuộc (Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, xí nghiệp xăng dầu Hải H−ng, xí nghiệp xăng dầu Hà Nam Ninh, xí nghiễpăng dầu Thanh Hoá, xí nghiệp xăng dầu Nghệ Tĩnh, kho K131 Thuỷ Nguyên, kho K133 Hà Sơn Bình và Tổng kho xăng dầu Th−ợng Lý). Nhiệm vụ của công ty là tiệp nhận toàn bộ khối l−ợng xăng dầu mỡ đ−a về phía Bắc, trung chuyển cho các công ty phía sau; Tổ chức kinh doanh cung ứng xăng dầu cho các ngành kinh tế trung −ơng, địa ph−ơng và quốc phòng trong phạm vi khu vực trên địa bàn 7 tỉnh miền duyên hải từ vùng biên giới Đông bắc đến tận chân đèo Ngang. Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức công ty quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ; Chú trong đến công tác cải tạo, nâng cấp và đầu t− trang thiết bị mới; Tăng c−ờng công tác quản lý điều hành, đặc biệt là công tác tạo chân hàng, cung ứng và thống nhất các nghiệp vụ kế hoạch, tài chính... ở các xí nghiệp thành viên. Vì vậy, mặc dù địa bàn quản lý rộng và phức tạp nh−ng năm nào công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khối l−ợng nhập xuất bình quân toàn công ty hàng năm là 700.000 tấn xăng dầu các loại.

Năm 1987, quán triệt đ−ờng lối đổi mới của Đảng đặc biệt là chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh XHCN, tạo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, Tổng công ty xăng dầu đã nhanh chóng tổ chức lại các đơn vị thành viên nhằm giảm bớt các khâu trung gian và hình thành hệ thống cung ứng xăng dầu hai cấp: Tổng công ty - các công ty (xí nghiệp) tỉnh hoặc liên tỉnh. Tổng công ty là chủ thể kinh doanh và là cơ quan quản lý. Các công ty (xí nghiệp) thực hiện kinh doanh trên từng địa bàn đ−ợc phân công. Theo tinh thần đó, tháng 4 năm 1987 toàn bộ hệ thống tiếp nhận, vận tải theo tuyến ống đ−ợc tách ra khỏi Khu vực III và thành lập công ty xăng dầu B12 Quảng Ninh; Các xí nghiệp xăng dầu Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh cũng đ−ợc tách ra khỏi công ty, trực thuộc Tổng công ty. Trong điều kiện đó, công ty vẫn bảo đảm tiếp nhận cung ứng bình th−ờng và bàn giao khối l−ợng lớn cơ sở vật chất, lao động giúp cho các đơn vị ổn định sản xuất. Bộ máy văn phòng công ty và Tổng kho Th−ợng Lý cũng đ−ợc tổ chức theo tinh thần giảm nhẹ biên chế, nâng cao hiệu quả sản xuất và công tác phù

hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Địa bàn cung ứng của công ty đ−ợc thu gọn lại, chủ yếu là thành phố Hải Phòng và một số đơn vị có nhu cầu sử dụng xăng dầu lớn (đặc chủng) ở một số ngành và các tỉnh lân cận. Năm 1991, cùng với sự chuyển h−ớng chung của các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từng b−ớc chuyển dần và thích nghi với hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị tr−ờng. Tháng 9 năm 1994, Tổng công ty xăng dầu thành lập công ty dầu nhờn; Phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn của công ty đ−ợc tách ra thành lập chi nhánh dầu nhờn - thuộc công ty dầu nhờn. Ngày 19 tháng 1 năm 1995, Bộ Th−ơng mại ra quyết định số 52-TM-TCCB hợp nhất Công ty dầu lửa và Tổng công ty xăng dầu thành Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; Theo đó Chinh nhanh dầu lửa Hải Phòng đ−ợc hợp nhất với công ty xăng dầu khu vực III và tên gọi của công ty hiện nay vẫn là Công ty Xăng dầu khu vực III. Nh− vậy từ khi chuyển đổi cơ chế đến nay mô hình tổ chức và theo đó mặt hàng kinh doanh của công ty có sụ thay đổi. Song trong cơ chế mới, Công ty không những tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh, đảm bảo thỏa mãn xăng dầu cho mọi nhu cầu của các ngành kinh tế, quốc phòng và đời sống xã hội mà còn đẩy nhanh quá trình nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và khẩn tr−ơng xây dựng mở rộng mạng l−ới bán lẻ xăng dầu, đổi mới phong cách và ph−ơng thức dịch vụ, nhanh chóng chiếm lĩnh thị tr−ờng, mở rộng và phát triển thị tr−ờng, tạo ra những lợi thế và giữ vững uy tín của mình trên thị tr−ờng khu vực. Công ty luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và nhiệm vụ chính trị của ngành giao cho, luôn giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh xăn dầu trên thị tr−ờng Hải Phòng và khu vực lân cận, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà n−ớc, ổn định và cải thiện đời sống CB, CNV, Công ty ngày càng ổn đinh và phát triển.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và tr−ởng thành trong bão táp của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc, của các cuộc chiến tranh biên giới, trong những thử thách đầy gian nan vất vả và phức tạp của buổi ban đầu cũng nh− trong suốt sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Công ty xăng dầu khu vực III đã lập đ−ợc nhiều chiến công hiển hách, viết lên những trang sử hào hùng, tạo ra những truyền thống tốt đẹp, đã tiến những b−ớc dài nâng tầm vóc của mình

lớn lên cùng đất n−ớc và thực sự trở thành một công ty mạnh, đủ sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong địa bàn khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạch định quỹ tiền công cho Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng docx (Trang 76 - 81)