Phân tích hiện trạng tiền công và tổ chức trả công laođộng ở các doanh nghiệp việt nam.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạch định quỹ tiền công cho Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng docx (Trang 42 - 56)

Phân tích hiện trạng tiền công và tổ chức trả công lao động

2.1- Phân tích hiện trạng tiền công và tổ chức trả công laođộng ở các doanh nghiệp việt nam.

các doanh nghiệp việt nam.

Kể từ khi n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 và ngày nay là n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành cải cách tiền l−ơng 5 lần:

Lần 1 (năm 1955): Mục đích phân loại nhằm −u tiên những ngành trọng yếu, tính chất phức tạp và lao động nặng nhọc, độc hại hơn các ngành khác.

Lần 2 (năm 1958): Nâng cao bội số l−ơng lên để thể hiện rõ nét hơn sự khác nhau của mức l−ơng khởi điểm của các ngành.

Lần 3 (Năm 1960): Nét nổi bất trong lần này là mức l−ơng khởi điểm của mỗi thang l−ơng, bảng l−ơng đ−ợc ấn định theo trình độ phức tạp về kỹ thuật, điều kiện lao động, tính chất quan trọng của mỗi ngành nghề trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, do từ năm 1961-1985, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, Nhà n−ớc đã bán hàng hóa theo định l−ợng tuỳ vào các nhóm mức l−ơng, do đó đã làm cho quan hệ giữa tiền l−ơng chung và tiền l−ơng thấp nhất, giữa các ngành ngày càng trở lên bình quân, giãn cách giữa các ngành ngày càng trở lên bất hợp lý.

Lần 4 (năm 1985): Mục tiêu cải cách thống nhất chế độ tiền l−ơng cả n−ớc có tính đến sự khác biệt hợp lý giữa các vùng, các ngành, −u đãi thỏa đáng các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, có yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ cao... xóa bỏ cao cấp, bình quân chênh lệch bất hợp lý trong tiền l−ơng, khôi phục trật tự tiền l−ơng trong cả n−ớc.

Qua lần cải cách này, tiền l−ơng tối thiểu đ−ợc tính toán lại theo mức giá ở những vùng có giá sinh hoạt thấp nhất. Do tình hình kinh tế khó khăn nên quan hệ giữa tiền l−ơng tối thiểu và tối đa co hẹp lại chỉ còn 1-3,5. Vì vậy đã ảnh h−ởng đến quan hệ tiền l−ơng thấp nhất giữa các ngành, mặc dù căn cứ để xác định tiền l−ơng thấp nhất giữa các ngành vẫn dựa vào 3 yếu tố nh− đã nói ở lần cải cách trên.

Lần 5 (năm 1993): Ngày 25 tháng 3 năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP; 26/CP qui định tạm thời chế độ tiền l−ơng mới. Trong Nghị định này, mức l−ơng tối thiểu đ−ợc xác định cho công việc đơn giản nhất, nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình th−ờng và là cơ sở để tính các mức l−ơng khác của hệ thống thang bảng l−ơng.

Mức l−ơng thấp nhất (bậc 1) của các ngành đ−ợc xác định trên cơ sở độ phức tạp kỹ thuật và điều kiện lao động gắn liền với nghề, hoặc nhóm nghề đó so với mức l−ơng tối thiểu chung (lần cải cách này không tính đến vị trí quan trọng các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân).

Mức độ phức tạp của lao động đ−ợc xác định thông qua ph−ơng pháp phân tích cho điểm các yếu tố tổng hợp và thành phần đối với viên chức và ph−ơng pháp đánh giá phức tạp của ng−ời lao động, thông qua thời gian học văn hóa, trình độ đào tạo nghề và thâm niên công tác của công nhân. Điều kiện lao động đ−ợc xác định thông qua ph−ơng pháp phân tích cho điểm các yếu tố với viên chức và ph−ơng pháp xác định tiêu hao lao động. Hệ số tiêu hao lao động đ−ợc xác định thông qua 6 nhóm điều kiện lao động có hệ số từ 1-1,41.

Đó là l−ơng, còn đối với các khoản phụ cấp l−ơng thì các hệ số phụ cấp cũng đ−ợc điều chỉnh lại để đảm bảo đ−ợc tính công bằng cho thu nhập của ng−ời lao động.

Trên đây là vài nét sơ l−ợc về cải cách tiền l−ơng qua các thời kỳ. Tr−ớc khi đi vào các số liệu cụ thể về tiền l−ơng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta hãy cùng đánh giá qua tình hình tiền l−ơng ở thời điểm tr−ớc lần cải cách gần đây nhất (cải cách tiền l−ơng năm 1993).

Những vấn đề tồn tại tr−ớc cải cách l−ơng năm 1993.

a. Không đảm bảo quyền lợi cho ng−ời lao động, tách biệt với tiền công và thu nhập của đại bộ phận lao động xã hội. Sở dĩ nhận xét nh− vậy vì chính sách chế độ tiền l−ơng của ta xây dựng và áp dụng cho các đối t−oựng là cán bộ công nhân viên chức, lực l−ợng vũ trang và đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể quần chúng thuộc khu vực Nhà n−ớc. Những lực l−ợng lao động này chỉ chiếm 30% lực l−ợng lao động ở các thành phần kinh tế và bằng khoảng 20% so với nguồn lao động trong xã hội. Nh− vậy là phạm vi đối t−ợng áp dụng bị bó hẹp làm cho các chính sách áp dụng xa với cuộc sống thực tế, làm nảy sinh hàng loạt những điều bất hợp lý giữa tiền l−ơng và thu nhập của ng−ời lao động ở các thành phần kinh tế khác.

b. Tiền l−ơng của cán bộ công nhân viên chức thấp, không đảm bảo cuộc sống, nguyên nhân tiền l−ơng do Nhà n−ớc cấp không phù hợp với giá cả thị tr−ờng, ng−ời lao động không thể chỉ sống bằng tiền l−ơng mà còn trông chờ vào các thu nhập khác, điều này dẫn đến là không đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mặc dù là tái sản xuất đơn giản. Để khắc phục khó khăn, mỗi doanh nghiệp lại tự xoay sở để lo cho ng−ời lao động của doanh nghiệp mình, bằng mọi cách làm tăng thu nhập cho họ. Nỗ lực này tuy là tích cực nh−ng vô hình chung đã phá vỡ hệ thống tiền l−ơng của Nhà n−ớc, khiến Nhà n−ớc không thể kiểm soát thu nhập của ng−ời lao động.

c. Chế độ tiền l−ơng mang nặng tính bình quân và bao cấp. Tiền l−ơng của cán bộ công nhân viên bao gồm hai phần: phần bằng tiền và phần bằng hiện vật. Trong đó phần bằng tiền lại chiếm tỉ trọng không lớn, qua hệ thống thang bảng l−ơng. Bởi số tiền l−ơng chỉ có 3,5 và thang l−ơng công nhân bị ép xuống 1,5/1, nên giữa các bậc l−ơng chênh nhau không đáng kể, điều đó làm cho chế độ tiền l−ơng mang tính bình quân cao. Do đó không khuyến khích ng−ời lao động làm việc có hiệu quả, không khuyến khích ng−ời lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề.

d. Chính sách và chế độ tiền l−ơng xây dựng và thực hiện không có tính đồng bộ với các chính sách về kinh tế-xã hội nh− bảo hiểm xã hội, sắp xếp tổ chức và tinh giảm biên chế, giúp giáo dục đào tạo phát triển... nên trong quá trình thực hiện chính sách này đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, làm tăng ngân sách Nhà n−ớc một cách bất hợp lý.

Phân tích và lý giải những tồn tại trên, các nhà kinh tế đã đ−a ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Khi chuyển sang cơ chế thị tr−ờng, nhiều ngành đổi mới để phù hợp với cơ chế mới, trong khi các chính sách thì lại vẫn trì trệ, dậm chân tại chỗ mang nặng t− t−ởng của thời kỳ bao cấp.

- Động cơ thúc đẩy hành vi lao động ch−a đ−ợc Nhà n−ớc đánh giá đúng đắn, do vậy chính sách tiền l−ơng đối với ng−ời lao động ch−a phù hợp với công sức mà lao động đã bỏ ra.

- Lợi dụng cơ chế mới thoáng rộng, nhiều thành phần xấu đã tham nhũng, móc ngoặc, vơ vét của công làm của riêng, làm ảnh h−ởng lớn đến ngân sách, tác động xấu tới tiền l−ơng và thu nhập của ng−ời lao động.

Cải cách tiền l−ơng năm 1993.

Tr−ớc những yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có cơ chế l−ơng mới thích hợp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26CPngày 25-3-93 qui định tạm thời

chế độ tiền l−ơng mới trong các doanh nghiệp. Nghị định này áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp trong cả n−ớc thay thế chế độ tiền l−ơng qui định tại Nghị định 235-HĐBT ngày 18-9-85.

Theo qui định mới thì l−ơng trả cho ng−ời lao động đ−ợc căn cứ trên mức l−ơng tối thiểu là 120.000đ/ng−ời/tháng (hiện nay điều chỉnh 144.000đ/ng−ời/tháng) và hệ thống thang l−ơng, bảng l−ơng, mức phụ cấp l−ơng.

Mức l−ơng tối thiểu là mức l−ơng thấp nhất trả cho ng−ời làm công việc đơn giản nhất và trong điều kiện bình th−ờng, mức l−ơng này đảm bảo mức sống tối thiểu cho ng−ời lao động (ăn, mặc, ở, đi lại, trang bị đồ dùng sinh hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khoẻ, học tập, giao l−u văn hóa, bảo hiểm tuổi già, nuôi con).

Hệ thống thang l−ơng, bảng l−ơng áp dụng cho các doanh nghiệp (xem cuốn pháp luật về lao động, tiền l−ơng và bảo hiểm xã hội - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh; hoặc cuốn "Các văn bản qui định chế độ tiền l−ơng mới" của Bộ Lao động-Th−ơng binh và xã hội từ tập I tới tập VI).

+ Hệ thống thang l−ơng công nhân.

+ Hệ thống thang l−ơng công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ.

+ Bảng l−ơng viên chức chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

+ Bảng l−ơng chức vụ quản lý doanh nghiệp. -Các khoản phụ cấp l−ơng đ−ợc qui định nh− sau:

+ Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những nơi xa xôi, hẻo lánh có nhiều khó khăn và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7; và 1,0 so với mức l−ơng tối thiểu.

+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số ngành nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo. Phụ cấp gồm 3 mức 0,1; 0,2; 0,3 so với mức l−ơng tối thiểu. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng. Phụ cấp gồm 2 mức:

* 30% tiền l−ơng cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không th−ờng xuyên làm việc ban đêm.

* 40% tiền l−ơng cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc th−ờng xuyên làm theo ca (chế độ làm việc 3 ca) hoặc chuyên làm ban đêm.

+ Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do ch−a có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50%; 70% so với mức l−ơng cấp bậc hoặc chức vụ. Thời gian h−ởng từ 3 năm đến 5 năm.

+ Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi chỉ số sinh hoạt cao hơn chỉ số sinh hoạt bình quân chung của cả n−ớc từ 10% trở lên. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4; 0,6 so với mức l−ơng tối thiểu.

Khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn qui định, thì giờ làm thêm đ−ợc trả bằng 150% tiền l−ơng giờ tiêu chuẩn, nếu làm thê vào ngày th−ờng; đ−ợc trả 200% tiền l−ơng giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ.

-Thời gian thử việc hoặc tập sự đ−ợc trả ít nhất bằng 70% mức l−ơng của nghề, hoặc công việc đ−ợc thỏa thuận trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động.

-Bãi bỏ các chế độ bù tiền điện, tiền học, tiền nhà ở, hệ số tr−ợt giá và chế độ thanh toán tiền tàu xe đi làm việc hàng ngày và đi phép hàng năm.

* Công thức tính l−ơng: Mức l−ơng thực

hiện từ 1-12-93 =

Mức l−ơng tối thiểu

(năm 93: 120.000đ/tháng x Hệ số mức l−ơng hiện nay: 144.000đ/tháng). * Công thức tính phụ cấp.

Mức phụ cấp thực hiện từ 1-12-93 =

Mức l−ơng tối thiểu hiện nay: 144.000đ x hệ số phụ cấp

-Đối với các khoản phụ cấp tính trên tiền l−ơng theo ngạch, cấp bậc (chức vụ): Mức phụ cấp thực hiện từ 1-12-93 = Mức l−ơng thực hiện từ 1-12-93 x Tỉ lệ (%) phụ cấp theo qui định

Ví dụ: Một thợ cơ khí bậc 6 là tổ tr−ởng của một tổ sản xuất đ−ợc h−ởng l−ơng tháng nh− sau: -Hệ số l−ơng: 2,84 -Hệ số phụ cấp: 0,2 L−ơng = 120.000 x 2,84 = 340.000đ Phụ cấp trách nhiệm = 120.000 x 0,2 = 24.000đ Tổng thu nhập = 364.000đ

-Nếu tháng này, thợ cơ khí đó làm việc hoàn toàn vào ca 3 th−ờng xuyên thì:

Phụ cấp làm đêm = 340.000đ x 40% = 136.000đ Tổng thu nhập = 364.000 + 136.000 = 500.000đ

* Phải nói rằng −u điểm nổi bật của cơ chế l−ơng lâu nay là xóa bỏ hoàn toàn kiểu bình quân hóa tiền l−ơng. Giờ đây, ng−ời lao động làm công việc gì, chức vụ gì thì h−ởng l−ơng theo công việc và chức vụ đó thông qua

hợp đồng laođộng và thoả −ớc lao động tập thể. Nhờ vậy mà đã khuyến khích đ−ợc ng−ời lao động hăng say, nhiệt tình với công việc, có trách nhiệm và năng suất, chất l−ợng, hiệu quả cao. Chế độ l−ơng mới không những đảm bảo đ−ợc quyền lợi cho ng−ời lao động mà còn là cơ sở quan trọng để Nhà n−ớc buộc ng−ời lao động và chủ doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Qua điều tra, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều xác định cơ cấu quĩ l−ơng đ−ợc xác định trong một số yếu tố: Quĩ l−ơng theo định biên và mức l−ơng qui định:theo năm tr−ớc nhân với hệ số điều chỉnh; theo phần trăm doanh thu và theo phần trăm giá trị gia tăng. Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc thực hiện xây dựng đơn giá l−ơng kế hoạch không đ−ợc chú trọng. Việc chi trả l−ơng cho ng−ời lao động của họ trên cơ sở giá công lao động trên thị tr−ờng, có một số doanh nghiệp áp dụng thang bảng l−ơng theo Nghị định 26CP của Chính phủ. Số liệu điều tra thực tế thu nhập đ−ợc về thu nhập bình quân ng−ời/tháng phân theo ngành kinh tế và loại hình kinh doanh cụ thể nh− sau:

Tính chung trên toàn quốc thu nhập bình quân/ tháng năm 1994 là 632.410 đồng, năm 1995 là 766.330 đồng, tăng 21% so với tr−ớc. Trong đó cao nhất thuộc doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài: 1.132.030 đồng/ tháng vào năm 1994 và 1.265.780 đồng/ tháng vào năm 1995, tại các doanh nghiệp quốc doanh 546.720 đồng/ tháng năm 1994 và 675.080 đồng/ tháng năm 1995. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 452.140 đồng/ tháng năm 94 và 514.770 đồng/ tháng năm 1995. Qua đó ta thấy rằng doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài có thu nhập bình quân lao động cao nhất gấp 1,8 lần doanh nghiệp quốc doanh và 2,46 lần doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Theo ngành kinh tế: Cao nhất là chế biến l−ơng thực thực phẩm vào năm 1994 là 724.580 đồng/ tháng, năm 1995 là 859.550 đồng/ tháng. Thứ hai là ngành cơ khí 708.830 đồng vào năm 1994 và 840.190 vào năm 1995. Th−ơng mại, dịch vụ 688.050 đồng/ tháng và 868.730 đồng/ tháng vào năm

1995. Thu nhập thấp nhất là: Nông - Lâm nghiệp: vào năm 1994 là 430.660 đồng/ tháng, năm 1995 là 523.040 đồng/ tháng. Nh− vậy, mức thu nhập giữa các ngành có thu nhập cao nhất với thấp nhất là 3,1 lần vào năm 1994 và 2,74 lần vào năm 1995.

Có sự khác biệt đáng kể về thu nhập bình quân trong cùng một ngành kinh tế nh−ng khác loại hình doanh nghiệp. Cụ thể nh− ngành xây dựng doanh nghiệp quốc doanh từ năm 1995: 395.390 đồng/ tháng, gấp 3,04 lần so với doanh nghiệp quốc doanh th−ơng mại - dịch vụ, doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài gấp 2,37 lần doanh nghiệp quốc doanh, chế biến lâm sản 2,11 lần, gốm sứ thủy tinh 1,8 lần, cơ khí 1,53 lần. Riêng hai ngành Nông-Lâm nghiệp và dệt may - giấy thì sự chênh lệch này không đáng kể 1,28 lần (Nông - Lâm nghiệp) và 1,11 lần (Dệt - May - Giấy). Mức thu nhập bình quân của các ngành thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết thấp hơn doanh nghiệp quốc doanh (bình quân chung toàn quốc mức thu nhập bình quân thấp hơn doanh nghiệp quốc doanh 24%). Cụ thể ngành cơ khí 30%, gốm sứ thủy tinh 17%, chế biến l−ơng thực thực phẩm 47%, xây dựng 21%, th−ơng mại - dịch vụ 32%. Riêng dệt - may - giấy thu nhập của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn doanh nghiệp quốc doanh 26%. Sự khác nhau về thu nhập giữa doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh chủ yếu là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện chế độ phụ cấp l−ơng theo đặc thù từng ngành. Tồn tại này đòi hỏi Nhà n−ớc phải có cơ chế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạch định quỹ tiền công cho Công ty xăng dầu khu vực III Hải Phòng docx (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)