0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nâng cao nhận thức về sự cần thiết vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT HỒNG LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 71 -78 )

2 Tin học ứng dụng trình độ B 176 77 173 500

2.2.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo

trong triết học Mác – Lênin vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo

Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước liên quan chặt chẽ với nhau. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, thành tựu khoa học và công nghệ. Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh mỗi quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn vốn, khoa học và công nghệ mà phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Từ vấn đề lý luận cũng như trong chính sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã nhận thức rõ được vai trò rất quan trọng của vấn đề nguồn lực con người. Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển nguồn lực con người nhìn chung hoặc chưa được quan tâm đúng mức, hoặc chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn ở một số ngành, lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn tồn tại nhiều hạn chế như sự phân hoá giàu nghèo, sự tiềm ẩn khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái… sự coi trọng thái quá giá trị của đồng tiền, sự suy thoái về đạo đức xã hội, những hoạt động kinh tế phi pháp như làm hàng giả, trốn thuế, tham nhũng, ăn cắp bản quyền còn tồn tại,... Tất cả những vấn đề đó đặt ra cho toàn xã hội và ngành giáo dục nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề đặt ra là để thực hiện được mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện cả về đức và tài, phát triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cần phải nâng cao nhận thức về sự cần thiết vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, trong đó có mục tiêu của giáo dục chuyên nghiệp. Cụ thể cần nhận thức rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ vai trò, tiêu chuẩn và các yếu tố tạo nên nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

CNH, HĐH là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới, đồng thời là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh. CNH, HĐH không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội, làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá tình CNH, HĐH đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nguồn lực này cùng tham gia vào quá trình CNH, HĐH nhưng mức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình CNH, HĐH không giống nhau, trong đó nguồn nhân lực phải đủ về số lượng mạnh về chất lượng. Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành động lực phát triển.

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trước đây, con người được xem xét trên phương diện "con người tập thể", "con người giai cấp", con người xã hội nên tính tích cực của con người với tư cách là chủ thể được tập trung chú ý khai thác và bồi dưỡng chủ yếu ở những phẩm chất cần cù, trung thành, nhiệt tình, quyết tâm với cách mạng. Một quan niệm và một cách làm như vậy đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Tuy nhiên quan niệm và cách làm này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong điều kiện CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Trong xã hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác nhau của xã hội (giai cấp, đảng phái, nhà nước, sản xuất, văn hoá), mà họ còn làm người, chính họ đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử. Lịch sử, suy đến cùng cũng chính là lịch sử phát triển cá nhân của con người, dù họ có nhận thức được điều đó hay không. Từ đây cho phép tách ra một bình diện đặc biệt trong việc xem xét "con người chủ thể" bình diện "con người cá nhân" có nghĩa là nâng nhận thức lên một trình độ mới - quan niệm "cái cá nhân" là sự thể hiện một cách cụ thể sinh động của "cái xã hội" khi con người trở thành chủ thể của quá trình CNH, HĐH.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường con người không chỉ nhận được sự tích cực, mà còn cả những tác động tiêu cực của nó trước con người không chỉ có những thời cơ và những triển vọng tươi sáng mà còn chứa đựng những thách thức, nguy cơ như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và những tệ nạn xã hội. Vì vậy trong mỗi con người luôn có những "giằng xé" bởi những cực đối lập như chủ - tớ, giàu - nghèo, thiện - ác, … trong điều kiện này cần xem xét con người chủ thể với những phẩm chất nghề nghiệp chuyên môn cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể của họ.

CNH, HĐH là quá trình biến đổi căn bản và sâu sắc toàn bộ đời sống xã hội, nó đòi hỏi vật chất cao với người chủ thể, ở đây chỉ cần sự cần cù, trung thành, nhiệt tình quyết tâm cách mạng chưa đủ mà điều quan trọng hơn là trí tuệ khoa học, ý chí chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu, tính năng động luôn thích ứng với hoàn cảnh, ý thức kỷ luật, bản lĩnh lãnh đạo, nghệ thuật quản lý, kỷ thuật kinh doanh…

Như vậy trong điều kiện mới cần xem xét đánh giá bồi dưỡng con người không chỉ trên bình diện "con người xã hội" mà còn trên cả bình diện "con người cá nhân" với chuyên môn nghề nghiệp nhất định, như nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, người công nhân... Chỉ có quan niệm và cách làm như vậy chúng ta mới biết tác động vào đâu và tác động như thế nào để nâng cao tích cực của chủ thể hành động.

Thứ hai, khi xem xét vai trò nguồn lực của con người, chúng ta cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chi phối của nó đến sự thành bại của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Khi công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá vai trò quyết định của nguồn lực con người được biểu hiện ở những điểm như sau:

Một là: Các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng chỉ có tác dụng khi có ý thức và sự khai thác của con người.

Hai là: Các nguồn lực khác ngoài nguồn lực con người là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận.

Ba là: Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của CNH, HĐH phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đường lối

chính sách cũng như tổ chức thực hiện đường lối chính sách đó, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ ba, cần nhận thức được mục tiêu vì con người của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Mục tiêu: Xây dựng nước ta thành thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh giữ vững, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Đó trước hết là cuộc cách mạng con người vì con người và do con người. Bởi khi chúng ta nói về những ưu việt của CNXH thì những ưu việt đó không do ai đưa đến. Đó phải là kết quả những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta với những con người phát triển cả về trí lực về cả khả năng lao động và tính tích cực chính trị, xã hội và đạo đức tình cảm trong sáng.

Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng từ ngày thành lập đến nay. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định con người là vốn quý nhất và chăm lo cho hạnh phúc của con người mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta đã chỉ rõ: "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội". Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó chính là thể hiện tư tưởng vì con người, của mục tiêu phát triển con người Việt Nam, toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không phát triển

con người Việt Nam toàn diện để lấy đó làm động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội công bằng, nhân ái, tốt đẹp và toàn diện để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội và chúng ta tăng trưởng nguồn lực con người khi quá hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Chỉ có trên cơ sở đó khi phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường chúng ta mới có thể tránh được nguy cơ tha hoá, không xa rời những giá trị truyền thống, không đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng của người khác.

Nền CNH, HĐH là vì mục tiêu phát triển con người toàn diện thì con người ở đây không chỉ hiểu với tư cách là người lao động sản xuất mà còn với tư cách là công dân của xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng dân tộc, một con người trí tuệ trước vận mệnh quốc gia. Đó không chỉ là đội ngũ những người lao động có năng suất cao những nhà khoa học giỏi, các chuyên gia kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp biết làm ăn, những nhà quản lý, lãnh đạo có tài, mà đó còn là hàng triệu những công dân yêu nước, ý thức được cuộc sống đói nghèo và nguy cơ tụt hậu để cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp chung.

Qua sự phân tích trên có thể khẳng định rằng bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện đại làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nếu CNH, HĐH là vì sự nghiệp phát triển con người, thì con người phải được coi là giá trị tối cao.

Thứ tư, cần nhận thức được hiện trạng của nguồn nhân lực nước ta để từ đó toàn xã hội và ngành giáo dục thấy được sự cần thiết phải có những giải pháp để đào tạo nguồn lực con người trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn lực nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những ưu thế như lực lượng lao động dồi dào; con người Việt Nam cần cù chịu khó, thông minh và sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, thì những hạn chế về mặt chất lượng người lao động, sự bất hợp lý về phân công lao động được đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không phải là nhỏ.

Cơ cấu lao động có sự mất cân đối về cơ cấu giữa các ngành tương đối lớn. Năm 2010, cơ cấu lao động trong nông nghiệp là 48,2%; trong công nghiệp và xây dựng là 22,4%; dịch vụ 29,4%. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo là 40%.

Tính đến thời điểm 1/4/2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Trong đó, có 29,6% dân số sinh sống tại vùng thành thị. Dân số sinh sống tại nông thôn chiếm tỷ lệ 70.4 %. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém.

Kết quả điều tra cho thấy 8,6 triệu người đã được đào tạo, chiếm 13,4% dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp; 4,7% tốt nghiệp TCCN; 1,6% tốt nghiệp CĐ; 4,2% tốt nghiệp ĐH và 0,2% trên ĐH.

Số người 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ cao (86,6%). Tỷ lệ người được đào tạo từ trung cấp trở lên khu vực thành thị cao gấp 2 lần khu vực nông thôn, từ trình độ cao đẳng trở lên khu vực thành thị cao gấp 5 lần khu vực nông thôn.

Bên cạnh những hạn chế trên, người lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực, sự phát triển về phương diện sinh lý và thế lực dường như còn chửng lại, hơn nữa người lao động nước ta nói chung văn hoá còn kém, lao động công nghiệp quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động giản đơn.

Một là: Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo.

Hai là: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.

Ba là: Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề còn đang xác định là xây dựng chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020.

Như vậy, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước cần nghiên cứu và đề xuất thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể, các giải pháp đó cần mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT HỒNG LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 71 -78 )

×