Con người Nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 42)

cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang chứng kiến xu thế phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự xã hội hoá mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ hiện đại đã nảy sinh nhu cầu hợp tác đa dạng, nhiều chiều trên phạm vi toàn cầu. Mỗi nước trở thành một bộ phận hữu cơ của thế giới, nền kinh tế của mỗi nước được đặt trong sự phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại với nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuyển sang chính sách mở cửa, hội nhập với bên ngoài. Đó là xu thế chung, phổ biến cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển.

Thông quan hội nhập kinh tế quốc tế, sự hợp tác giữa các nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên phát huy những mặt mạnh riêng, phát huy tối đa nội lực, bổ sung lợi thế cho nhau để cùng phát triển, từ đó góp phần đưa phát triển khu vực tương đối đồng đều, tăng cường khả

năng cạnh tranh, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, nâng cao khả năng tự cường dân tộc, tự cường khu vực. Sự ra đời của các liên minh kinh tế lớn như: liên minh Châu Âu (EU), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), hội nghị Á – Âu (ASEM), hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), v.v. không ngoài mục đích trên.

Tình hình thế giới trên có ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Trong hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực:

Về kinh tế giai đoạn 2001 – 2010, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt quan nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế khu vực và toàn cầu. Đánh giá một cách tổng thể, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, “kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tố độ bình quân 7,26%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế gấp 3.26 lần so với năm 2000; thu ngân sách, kinh ngạch xuất khẩu tăng gấp 5 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD”. [17;20]

Về xã hội: Trong 5 năm (2006 – 2010) đã “giải quyết việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn dưới 4,5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng”. [17;154]

Về văn hoá: Hoạt động văn hoá, văn nghệ ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từng bước đi vào chiều sâu.

Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục được củng cố, xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, thực sự là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm tốt vai trò tham mưu, góp phần chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình”, hoạt động gây rối của các thế lực thù địch.

Về đối ngoại: Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn lực tài chính khác.

Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. “Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc... Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp... Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe doạ chủ quyền quốc gia”. [17;93,94]

Cũng như mọi quốc gia khác, nước ta không thể tồn tại và phát triển nếu ở trạng thái biệt lập. Chính bối cảnh quốc tế, xu thế phát triển của thế giới đặt ra tính tất yếu, khách quan của sự hội nhập. Mặt khác, sự hội nhập của nước ta còn được quy định, thúc đẩy bởi chính nhu cầu CNH, HĐH đất nước, nhu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình thế giới và trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người và nghiên cứu các giải pháp phát triển nguồn lực con người. Do đó, để có cơ sở để đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt những đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xác định đúng đắn các yêu cầu đặt ra đỗi với con người Việt Nam là việc làm quan trọng và cần thiết.

Những yêu cầu đặt ra đối với con người Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, con người Việt Nam phải có trình độ chuyên môn cao, lao động chuyên nghiệp.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Để thực hiện CNH, HĐH phải sử dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, phải tiến hành cách mạng khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh đó, con người Việt Nam hiện đại không thể không có trình độ chuyên môn cao, bởi nếu không có trình độ chuyên môn cao sẽ không thể nắm bắt được các thành tựu hiện đại của thế giới và càng không thể ứng dụng chúng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta, do đó, không thể đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH được.

Trình độ chuyên môn cao cần thể hiện ở khả năng nắm bắt, tiếp cận nhanh nhạy, kịp thời và đúng hướng xu thế phát triển của những vấn đề thuộc lĩnh vực lao động của mình để có thể lao động một cách sáng tạo, độc lập, có năng suất và hiệu quả tốt. Ngoài ra, trình độ chuyên môn cao trong lao động còn thể hiện ở khả năng vận dụng tốt, kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng cải tiến, hoàn thiện và hiện đại hoá các công cụ và phương thức lao động ở phạm vi và lĩnh vực của chính mình trên cơ sở của khoa học và công nghệ hiện đại.

Bên cạnh trình độ chuyên môn cao, tác phong lao động chuyên nghiệp là nội dung quan trọng. Tính chuyên nghiệp được sản sinh, phát

triển và phát huy trong các xã hội có nền sản xuất lớn, nó được thể hiện bằng tính tự giác, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, luôn có ý thức lao động với năng suất chất lượng cao, có tư duy bao quát, tổng thể và hệ thống, luôn thể hiện sự tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, làm việc có năng suất, sáng tạo, có trách nhiệm…

Trình độ chuyên môn cao và tính chuyên nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành nên chất lượng nguồn nhân lực hiện đại. Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam với tốc độ và quy mô ngày càng lớn, việc nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực là việc làm cần thiết, cấp bách để tận dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư đó. Đây cũng là một trong những yêu cầu tất yếu khách quan để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ hai, con người Việt Nam phải có đạo đức mới.

Nói đến đạo đức mới là nói đến hệ thống các quy tắc, chuẩn mực quan hệ đạo đức, tương ứng với giai đoạn phát triển xã hội hiện nay, tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế để phân biệt với hệ thống các quy tắc, chuẩn mực đạo đức đã từng tồn tại trong các thời kỳ trước đây.

Hội nghị Trung ương Đảng khoá VII lần hai (1996) và lần năm (1998) đều nhấn mạnh những phẩm chất cơ bản của con người mới mà chúng ta cần xây dựng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là phát triển toàn diện cả về tài và đức; phát triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ… Đạo đức trở thành một yêu cầu cơ bản, quan trọng của hình mẫu con người Việt Nam hiện đại đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “đạo đức là cái gốc của người cách mạng”.

Đạo đức mới của con người Việt Nam hiện nay không thoát ly, tách biệt với những nội dung đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nó là sự tiếp thu, kế thừa những nội dung tốt đẹp đó, đồng thời cải biến một số

nội dung cũ cho phù hợp với xã hội hiện đại, gạt bỏ những nội dung lỗi thời không còn thích hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. Đạo đức mới bao hàm trong nó những nội dung rộng lớn từ lý tưởng phấn đấu cho độc lập dân tộc, đất nước phồn vinh, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đến hành vi tiết kiệm, nếp sống văn minh, lòng trung thực, nhân nghĩa, lối sống lành mạnh…

Mặt khác, các nội dung đạo đức, hay nói cách khác, khía cạnh đạo đức trong mỗi con người không bao giờ đứng độc lập, tách rời các khía cạnh khác, mà thường hoà trộn lẫn nhau, đan xen vào nhau, kết hợp bổ sung cho nhau làm nên phẩm chất của mẫu hình con người của thời đại, của từng giai đoạn lịch sử, vừa có kế thừa, tiếp thu những nét trong mẫu hình con người của quá khứ vừa mang những nét mới đặc trưng cho mẫu hình con người của giai đoạn mới. Ngay cả những nét cũ tiếp thu từ quá khứ thì nội dung, tinh thần và cốt cách của nó cũng đã mang dấu ấn của thời kỳ mới hay được cải biến cho phù hợp với những điều kiện mới.

Lối sống giản dị, chất phác, chân thành, khiêm tốn, tiết kiệm, ứng xử hợp lý, hợp tình cũng là một nội dung của đạo đức mới. Trong điều kiện ngày nay khi đất nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những phẩm chất ấy cần phải được tiếp tục phát huy và trở thành một nét đẹp trong lối sống Việt Nam hiện đại. Khẳng định lối sống tiết kiệm, giản dị, chân thành, chất phác và khiêm tốn là một yêu cầu đối với con người Việt Nam hiện đại rất cần thiết, góp phần xây dựng con người Việt Nam có định hướng đúng, ngăn ngừa và ngăn chặn tác hại của lối sống trái ngược với thuần phong mỹ tục, xa lại với bản chất nhân nghĩa của người Việt Nam.

Ứng xử hợp lý, hợp tình là một đòi hỏi của lối sống hiện đại của con người Việt Nam trong thời đại kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của khoa

học công nghệ, giao lưu hợp tác thương mại phát triển cả về quy mô lẫn cường độ thì hợp tình tất yếu đồng thời với hợp lý và hợp lý cũng đồng tình với hợp tình.

Điểm quan trọng và thiết yếu trong nội dung đạo đức mới của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế là chống chủ nghĩa cá nhân. Đây là một trong những nội dung đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trước đây “đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời”.[27;321]. Đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.

Đạo đức mới là đạo đức tiên tiến, kế thừa những truyền thống tốt đẹp trong đạo đức dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn vận động và phát triển của công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, “kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Nếu con người Việt Nam ngày nay không mang trong mình những nội dung đạo đức đó thì không thể là con người văn hoá, không thể đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH xây dựng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

Thứ ba, con người Việt Nam trong thời đại mới phải có tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc có nguồn gốc sâu xa từ tinh thần yêu nước, là một mặt, một phương thức biểu hiện của tinh thần yêu nước, nhưng nó không phải là tinh thần yêu nước mà là một nét riêng, độc đáo của nhân cách con người, một đòi hỏi của thời kỳ hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ…với các quốc gia khác. Tinh thần dân tộc trái ngược với thái độ tự ti, bảo thủ, vô trách nhiệm, thiếu ý thức phấn đấu vì sự nghiệp chung của cả dân tộc. Tinh thần dân tộc là cấu thành nền tảng của nguồn nhân lực, nếu khơi dậy được nó sẽ là chất kích thích có tác dụng to lớn giúp con người tin tưởng vào tương lai phồn vinh và thịnh vượng của dân tộc, tạo ra lý tưởng phấn đấu, cống hiến quên mình cho dân tộc, khiến cho con

người trở nên ngoan cường, bền bỉ, kiên trì, quyết tâm không lùi bước trước gian nan, thử thách.

Trong toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tinh thần dân tộc sẽ cố kết cả cộng đồng thành một khối thống nhất để hợp tác và cạnh tranh. Không tạo được khối thống nhất đó để mỗi người đứng riêng lẻ, tách biệt, rời rạc thì sẽ không có sức mạnh, không đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh, càng không có khả năng đưa cả dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách trong toàn cầu hoá.

Để nhìn nhận, đánh giá một con người trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế, yêu cầu tinh thần dân tộc do vậy phải được chú trọng hơn trước đây. Một mặt, phải khơi dậy, bồi dưỡng, cổ vũ, khuyến khích tinh thần dân tộc, mặt khác, để sử dụng nó như một động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH và hội nhập. Khơi dậy tinh thần dân tộc cũng là khơi dậy tự hào dân tộc, phát huy tất cả những gì tốt đẹp, thích hợp cho công cuộc đổi mới, hội nhập và gạt bỏ, sửa đổi tất cả những gì không còn phù hợp, cản trở sự phát triển. Tinh thần dân tộc trong điều kiện phát triển hoà bình của đất nước là một đảm bảo cho sự đoàn kết dân tộc, cho ý chí phấn đấu để dân tộc ta có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Nói tóm lại, trong điều kiện hiện nay, tạo dựng, khơi dậy và phát huy tinh thần dân tộc là một đòi hỏi tất yếu để hội nhập và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đó là mục tiêu nhưng đó cũng là thước đo, tiêu chí để đánh giá một con người, một doanh nghiệp, một đoàn thể xã hội hội nhập và phát triển. Ở thời điểm hiện nay, chúng ta phải nỗ lực phấn đấu xây dựng con người Việt Nam theo tiêu chí này mới có thể tạo nên sức mạnh to lớn của toàn thể cộng đồng dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w