Vài nét về vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng của Đảng; con người là mục tiêu, là động lực của quá trình xây dựng CNXH

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 33)

Đảng; con người là mục tiêu, là động lực của quá trình xây dựng CNXH

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa” [28;159]. Con người mới với những phẩm chất đạo đức tiêu biểu “đức”, “tài”, “hồng”, “chuyên” là yếu tố then chốt, có tính quyết định đối với thành công của cách mạng, tiến bộ xã hội. Người khái quát và căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [27;228]. Trung thành với tư tưởng của Người, trong suốt toàn bộ

sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta luôn lấy việc xây dựng, phát huy nguồn lực con người làm mục tiêu phấn đấu cao nhất. Tư tưởng đó được cụ thể hoá trong các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, đặc biệt qua các kỳ Đại hội của Đảng.

Năm 1945, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, chính phủ đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh về giáo dục, về y tế, về văn hoá, về khắc phục tình trạng đói nghèo… từ đó tạo điều kiện, cơ hội phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời nâng cao đời sống nâng cao đời sống vật chất và tinh thần để nhân dân có đủ năng lực tham gia vào cải tạo, xây dựng nền KT – XH.

Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền, ở miền Bắc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc xây dựng CNXH, tiến hành ba cuộc cách mạng (cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng văn hoá) với mục tiêu cao nhất là đưa nhân dân trở thành người chủ xã hội, giải phóng và phát triển con người toàn diện. Văn kiện Đại hội III của Đảng đã khẳng định: “con người là vốn quý nhất”, đồng thời khẳng định quan điểm: sự nghiệp giáo dục của chúng ta là phải bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hoá và kỹ thuật, có sức khoẻ, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới…

Đại hội IV của Đảng đề ra luận điểm giáo dục, hình thành và phát triển con người mới với những đặc trưng nổi bật là tinh thần làm chủ tập thể, yêu nước xã hội chủ nghĩa, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, có lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng, có tình yêu thương sâu sắc với nhân dân lao động.

Đại hội V của Đảng tiếp tục khẳng định đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới, bám sát yêu cầu của cách mạng

và phù hợp với khả năng kinh tế, thúc đẩy tốt hơn công cuộc xây dựng chế độ mới và nền kinh tế mới.

Xuất phát từ thực trạng đất nước, trên cơ sở những nghiên cứu lý luận nói chung, trong đó có lý luận về con người và vai trò của nhân tố con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới một cách sâu sắc quan niệm về CNXH, về con đường xây dựng CNXH, về sự phát triển xã hội và về con người. Đại hội VI của Đảng đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố con người, phát huy yếu tố con người, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cao nhất của mọi hoạt động. Đó là một bước ngoặt về chất trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển con người bằng cách mở rộng cơ hội phát triển cho các cá nhân và cộng đồng xã hội và tạo ra một môi trường khuyến khích tính chủ động sáng tạo của họ trong các hoạt động KT - XH.

Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh chính trị và Chiến lược ổn định và phát triển KT - XH đến năm 2000. Tư tưởng xuất phát điểm của chiến lược này là đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược KT - XH, đó là xã hội của dân, do dân, vì dân, nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, từng tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc. Đảng ta đã khẳng định: chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ cũng đã khẳng định: Phương hướng lớn của chính sách xã hội: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa

đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Đại hội VIII của Đảng chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mở ra bước ngoặt lịch sử đưa đất nước lên một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới. Trong các quan điểm về CNH, HĐH có một quan điểm cực kỳ quan trọng đã khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội đã chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”. [14;113]

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định con người là trung tâm của quá trình phát triển, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII trình Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa khẳng định: “Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng những thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp sức thực hiện dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội” [15;163]. Đường lối này được Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục quán triệt và phát huy.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) với quan điểm: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và

cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”. [17;76,77]

Như vậy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta luôn coi hướng phát triển con người Việt Nam – “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” - vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Phát triển con người Việt Nam – đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH xã hội mà Đảng đang lãnh đạo nhân dân ta từng bước thực hiện.

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 33)