Con người với nhân cách phát triển toàn diện

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 46)

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, mà còn là sản phẩm tích cực cải biến tự nhiên và xã hội; là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử; là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại… Với tư cách vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, con người biểu hiện ở mọi phương diện: người lao động, người tiêu dùng, người sáng tạo.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và đã trở thành yêu cầu khách quan, xu thế phổ biến của nhân loại. Chính vì vậy, Paul Kennedy đã cho rằng: “Sức mạnh của mỗi quốc gia – dân tộc… trước hết bao gồm bản thân quốc gia đó: những con người với những tài năng, nghị lực, tham vọng, kỷ luật, sáng kiến của họ…” [30;70]

Thực tiễn sự phát triển kinh tế thế giới cho thấy, có những nước có điểm xuất phát thấp, nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng biết đầu tư vào con người, phát huy yếu tố con người, đã vươn lên thành nước có nền kinh tế phát triển.

Mục tiêu cơ bản của CNXH là vì con người và cho con người.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã đề cập trực tiếp đến nhiều vấn đề liên quan đến con người: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân lao động

làm chủ… Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện…” [17;70]. Đó là sự nhìn nhận mang tính đột phá mới mẻ về nhân tố con người trên phương diện xã hội. Vì vậy, Đảng ta đã tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi để mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.

Trên lĩnh vực kinh tế: “Phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế… Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. [17;98]

Chính sách kinh tế đúng đắn, phù hợp để tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ là điều kiện để thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của con người và chính họ lại trở thành động lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH.

Trên lĩnh vực chính trị, Đảng ta khẳng định: “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước”; “chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội”. [17;100]

Trên lĩnh vực xã hội, Đảng ta khẳng định phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất; phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam.

Trên lĩnh vực văn hoá, Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VII khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của

xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH. Vì vậy, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển.

Phát triển toàn diện con người Việt Nam còn phải chú ý đến cả hai mặt là đáp ứng nhu cầu hưởng thụ lẫn nhu cầu cống hiến. Chú trọng không ngừng nâng cao lợi ích vật chất cũng như tinh thần, thực hiện dân chủ, xây dựng môi trường tâm lý xã hội, biến niềm tin khoa học thành sức mạnh, phát huy sự sáng tạo ở mỗi con người, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, coi trọng lợi ích kinh tế.

Tạo môi trường xã hội lành mạnh để phát triển con người xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không quan tâm, giải quyết những vấn đề xã hội như gia đình, mối quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội, quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, quan hệ giữa thành thị và nông thôn, vấn đề người cao tuổi, trẻ em, các đối tượng chính sách.

Do đó, các phong trào đền ơn, đáp nghĩa; chính sách xoá đói, giảm nghèo, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa; các chính sách về dân số, chính sách cơ cấu lại dân cư, lao động hợp lý; thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội…, đó chính là những biện pháp thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội vì con người và phát triển con người.

Phát triển kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân nhưng cũng cần hết sức quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đảng ta đã nêu rõ quan điểm: “Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững”. [15;301]. Vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững được xác định tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio ĐơGianerô (Braxin) (1992) và tại Giôhannexbớc (Nam Phi) (2002) là: Sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại, nhưng không

gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay nói cách khác, đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người.

Từ thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian qua, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới: “Phát triển nhanh phải đi đôi với nâng cao tính bền vững… Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo” [16;178,179]. Để đạt mục tiêu trên, trước hết và trên hết phải nêu cao vai trò của con người với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tác động cải tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên; là chủ thể, là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế, đồng thời là mục tiêu cao nhất của sự phát triển KT - XH.

Một đất nước muốn phát triển bền vững thì tất cả phải vì con người, do con người, kết hợp yêu cầu của sinh thái tự nhiên với yêu cầu của sinh thái văn hoá, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mọi người và công bằng xã hội. Nghĩa là phải nhằm bảo đảm tính công bằng (về phương diện và cơ hội tìm việc làm, thu nhập, sử dụng tài nguyên, mức sống), bảo đảm tính bền vững (bảo vệ tài nguyên sinh thái) và tính vì mọi người (không gây phân cách và xung đột xã hội, mọi người được lao động và hưởng thụ thành quả lao động của mình, được tôn trọng nhân cách…). Mỗi người phải được tạo điều kiện chăm lo cho cuộc sống của mình và của cả cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống. Phải đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa mục tiêu KT - XH và sinh thái nhằm vào lợi ích của mỗi người và của toàn xã hội, nhằm tránh cuộc tái khủng hoảng KT - XH hoặc có tính cục bộ trên con đường phát triển.

Như vậy, xuất phát từ tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăngghen về con người, về sự nghiệp giải phóng con người. Chúng ta có thể khẳng định rằng,

sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta hiện nay chính là một cuộc cách mạng – cách mạng con người. Phát triển nhanh và bền vững lấy việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản tự nó đã nói lên rằng, sự phát triển của con người là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, là giá trị tuyệt đối và tự mục đích của sự phát triển và tiến bộ xã hội, là động lực quyết định sự phát triển bền vững ấy.

1.3. Thực trạng vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 46)