Mục tiêu giáo dục đối với trình độ đào tạo TCCN nói chung và mục tiêu giáo dục của Trường trung cấp KT KT Hồng Lam

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 60)

2 Tin học ứng dụng trình độ B 176 77 173 500

1.3.2.1.Mục tiêu giáo dục đối với trình độ đào tạo TCCN nói chung và mục tiêu giáo dục của Trường trung cấp KT KT Hồng Lam

và mục tiêu giáo dục của Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

Mục tiêu đào tạo của trường TCCN là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp và các trình độ thấp hơn, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, củng cố QP - AN.

Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hồng Lam là một cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục. Trên cơ sở mục tiêu chung của hệ thống giáo dục TCCN và tiếp tục thực hiện chủ trương “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN, Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam đã rà soát lại mục tiêu đào tạo, xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo hoặc chương trình đào tạo, trong đó mỗi ngành hoặc chương trình đào tạo khẳng định học sinh làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi mà học sinh phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Như vậy, mục tiêu đào tạo của Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam là thực hiện đào tạo người lao động đạt chuẩn đầu ra (Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo. Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo), đáp ứng được nhu cầu xã hội được. Mục tiêu đào tạo của trường được cụ thể hoá trong mục tiêu đào tạo của từng ngành và từng chương trình đào tạo. Theo

đó được mục tiêu đào tạo được xác định ở ba tiêu chí cơ bản về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ.

Ví dụ: Mục tiêu đào tạo của ngành Điện công nghiệp và dân dụng, sau khi học xong chương trình người học có khả năng:

Về kiến thức: Học sinh trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng; Đọc được các bản vẽ thiết kế điện của các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các bản vẽ thiết kế mạch điện điều khiển các máy sản xuất trong công nghiệp, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như: bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển; Từ kiến thức đã học, phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện; Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện) và vận dụng các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện; Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng. Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

Về kỹ năng: Học sinh lắp đặt được và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một công trình xây dựng dân dụng, một phân xưởng vừa và nhỏ; Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ. Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật; Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản; Ngoài kỹ năng về chuyên môn, học sinh phải có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp: Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Nắm vững

và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực hoạt động; Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước; Có thái độ hợp tác lao động với đồng nghiệp và những người khác liên quan đến chuyên môn hoạt động; Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo; Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp; Có phẩm chất đạo đức tốt, tôn trọng các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỉ mỉ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.

1.3.2.2. Tình hình vận dụng vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp Lênin trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại Trường trung cấp KT - KT Hồng Lam

Là một cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam luôn đề cao hoạt động đào tạo với mục tiêu là đào tạo người lao động có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có sức khoẻ, và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quá trình vận dụng lý luận về vấn đề con trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục được nhà trường xem xét thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả trên những tiêu chí sau:

Thứ nhất: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu đến nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Từ đó, đào tạo nên những người lao động có chuyên môn nghiệp vụ và lập trường tư tưởng vững vàng.

Về việc xác định mục tiêu chương trình đào tạo: Nhà trường xác định lại mục tiêu đào tạo của chương trình khung theo các chuẩn đầu ra để

có thể làm cơ sở đổi mới nội dung, kết cấu chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, thi kiểm tra đánh giá và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Từ việc xác định mục tiêu chương trình và công bố chương trình, nhà trường đã cung cấp thông tin cho HS - SV, giảng viên, các doanh nghiệp và toàn xã hội biết khả năng HS - SV làm được gì sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo hay một khoá học và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần phải có để có thể có việc làm, thu nhập, phát triển bản thân và xây dựng cộng đồng.

Về xây dựng kết cấu chương trình nhà trường thực hiện theo hướng tăng tỷ lệ thực hành. Đặc biệt, từ tháng 10/2010, toàn bộ chương trình khung đào tạo của các ngành đào tạo được xây dựng lại, theo hướng nâng tỷ lệ thời lượng thực hành/lý thuyết từ 50/50 đến 75/25 (nhấn mạnh TH); Thực hiện kết cấu theo đơn vị học trình: 15 tiết lý thuyết= 1 đvht; 30-45 tiết TH=1 đvht; Chia chương trình đào tạo làm 3 khối cơ bản: các học phần chung, cơ sở (nền tảng), chuyên môn (có thể có tự chọn); Bổ sung một số môn học: Tiết kiệm năng lượng; Kỹ năng giao tiếp; Khởi tạo doanh nghiệp; Môi trường

Về đổi mới phương pháp dạy học: Trước hết nhà trường tích cực chuẩn bị một số điều kiện như: Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên giảng dạy cả lý thuyết và cả tay nghề thực hành; Bồi dưỡng phương pháp sư phạm và kỹ năng dạy nghề; Tăng cường cơ sở vật chất: Sách giáo khoa, thư viện, các phương tiện học tập như máy tính, máy chiếu, mô hình học tập, chương trình chuyên dụng….; Tăng cường các xưởng thực hành, máy móc thiết bị phù hợp với công nghệ mới; Phấn đấu đảm bảo đủ số lượng giáo viên thực hành theo quy định tỷ lệ giáo viên thực hành/25-27 học sinh/ca thực tập; Khuyến khích sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực: Thảo luận, khảo cứu, tăng vai trò chủ động của học sinh, đồng thời dùng các phương tiện hiện đại để công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao.

Về phương pháp đánh giá, thi, kiểm tra: Cải tiến phương thức thi, kiểm tra theo hướng tổ chức thi với nhiều hình thức khác nhau để tăng hiệu quả và chính xác trong việc đánh giá khả năng, trình độ của học sinh.

Việc áp dụng đa dạng các phương pháp và chiến lược dạy học, đánh giá, giúp đổi mới phương pháp học tập hướng đến học sinh mà không phải chỉ tập trung vào giáo viên. Khắc phục một số vấn đề tồn tại truyền thống trong giáo dục vốn coi trọng yếu tố đầu vào trong phát triển chương trình đào tạo, giảng viên dạy những gì mà mình có, nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó... không chú trọng đến kết quả đầu ra của học sinh.

Thứ hai: Thiết kế liên thông với các trình độ ĐH và CĐ để học sinh, sinh viên có cơ hội được tiếp tục học tập ở những trình độ cao hơn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước trở thành nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ ba, nhà trường không ngừng xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo trường học khang trang, hiện đại, có cơ sở thực hành đảm bảo cho giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những thành công bước đầu của trường trong việc nâng cấp xây dựng và mở rộng khuôn viên, hiện nay sự chuyển giao trường về Trường đại học Điện lực đã tạo ra những cơ hội mới trong tuyển sinh, đào đạo và xây dựng cơ sở vật chất trong giai đoạn mới.

Thứ tư, để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã tạo điều kiện tối đa cho CB, GV được tham gia học tập nâng cao trình độ. Trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2011, trong tổng số 66 CB, GV có 11 CB, GV hoàn thành việc học tập nâng cao trình độ, chiếm tỷ lệ 18%. Nâng số tổng CB, GV của trường có bằng thạc sĩ lên 19 người.

Thứ năm: Thông qua bộ máy và các tổ chức đoàn thể, nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện sâu rộng, có hiệu quả các cuộc vận động mà Đảng và Nhà nước phát động thực hiện trong toàn xã hội và trong

ngành giáo dục. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm cho toàn CB, GV và HS - SV nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong CB, GV và HS - SV... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Cuộc vận động “Hai không” là cuộc vận động góp phần mạnh mẽ trong việc tái tạo môi trường sư phạm lành mạnh, làm nền tảng cho đổi mới giáo dục. Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã tạo động lực to lớn để mỗi thầy cô đã khẳng định vị trí quan trọng mình là đầu tàu của sự nghiệp đổi mới gióa dục hôm nay. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai trong toàn trường là cơ chế nhà trường và gia đình cùng các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng phối hợp để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho HS - SV.

Có được những kết quả trên trước hết do sự lãnh đạo đúng đắn của Hội đồng quản trị, ban giám hiệu nhà trường, sự nỗ lực của tập thể CB, GV và sự tạo điều kiện của các cơ quan chức năng cũng như sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được còn một số tồn tại, hạn chế như: tỷ lệ học sinh bỏ học tương đối cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường đạt loại giỏi còn hạn chế, số học sinh ra trường chưa tìm được việc làm con chiếm tỷ lệ tương đối lớn, một số hoạt động quản lý giáo dục học sinh chưa thực sự sâu sát và hiệu quả,... Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, tốn tại trên, có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như: chất lượng đầu vào của học sinh thấp; do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, đời sống của đại đa số nhân

dân gặp khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; hệ thống các trường CĐ và ĐH được mở rộng, thực hiện đa dạng hoá các loại hình tuyển sinh và đào tạo nên tạo ra nhiều cơ hội học tập ở trình độ cao hơn cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT; Ngoài ra còn có thể kể đến nguyên nhân chủ quan do trường tuổi đời con ít, đa số CB, GV của trường còn trẻ nên một số hoạt động quản lý học sinh, đào tạo còn hạn chế.

Với sự quyết tâm cao độ của tập thể CB, GV và HS - SV, những thành tựu cũng như hạn chế sẽ được rút kinh nghiệm từ đó tạo tiền, đề nền tảng cho chặng đường phát triển tiếp theo.

Kết luận chương 1

Trong lịch sử, vấn đề con người luôn được các trào lưu triết học quan tâm, giải quyết. Nhưng chỉ đến khi triết học Mác – Lênin ra đời, trên cơ sở phê phán, kế thừa những quan niệm của các nhà triết học tiền bối, Các Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên lý luận mới về con người một cách đúng đắn và khoa học.

Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng sáng tạo lý luận về con người trong triết học Mác – Lênin, Đảng ta xác định mục tiêu của các chiến lược phát triển mà Việt Nam theo đuổi là vì con người, xây dựng con người Việt Nam phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, xem con người là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Từ đó, xác định việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Cùng với phát triển khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam là một trường TCCN tư thục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Được thành lập từ năm 2005, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, hoà nhập xu thế phát triển giáo dục và đào tạo trên thế giới và trong khu vực; nhằm khai thác nguồn lực tổng hợp nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH của địa phương và đất nước. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nhà trường đã bước đầu đạt được nhiều thành công trong tuyển sinh, đào tạo; xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng bộ máy và đội ngũ. Từ đó, nhà trường đã góp phần không nhỏ vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của Nghệ An và các địa phương lân cận.

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO QUÁ ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 60)