Giải pháp đối với nhà trường

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 101)

2 Tin học ứng dụng trình độ B 176 77 173 500

2.2.2.3.Giải pháp đối với nhà trường

Đối với Trường trung cấp KT – KT Hồng Lam, trên cơ sở thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDCN. Chúng tôi đề xuất một số nhóm giải pháp thực hiện tại trường trung cấp KT – KT Hồng Lam như sau:

Nhóm giải pháp về các biện pháp tổ chức, quản lý

Thứ nhất: Cần thiết phải xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả. Người đứng đầu tổ chức phải có tâm huyết và có năng lực toàn diện.

Cần thiết phải xây dựng bộ máy tổ chức theo quy định của Điều lệ trường TCCN nhưng cần tinh gọn và đảm bảo hiệu quả, thực hiện chế độ một thủ trưởng đơn vị, không có cấp phó trong hoạt động quản lý, điều hành, tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết cho bộ máy. Trong đó, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận phòng, khoa và từng chức danh, chức vụ. Đối với CB, GV, nhà trường tuyển chọn, bồi dưỡng một đội

ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và phẩm chất tốt, vừa đủ về số lượng. Theo đó, ngoài việc tuân theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, nhà trường ưu tiên tuyển chọn và bố trí giáo viên ở một số ngành là thế mạnh của trường, khi cần thiết có thể sử dụng đội ngũ giáo viên thỉnh giảng, đặc biệt là ở một số ngành có xu hướng giảm trong tuyển sinh. Khi có đội ngũ CB, GV cơ hữu, nhà trường cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CB, GV đối với mọi hoạt động của toàn trường, làm cho họ xác định được một cách đầy đủ trách nhiệm của họ trên vị trí được phân công và mối liên quan của nó trong toàn bộ hoạt động của nhà trường để hợp tác với nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong từng hoạt động và mục tiêu chung. Căn cứ vào hợp đồng lao động, hàng năm có sự khen thưởng, đãi ngộ và kỷ luật đối với CB, GV để tạo kỷ luật và động lực trong hoạt động chuyên môn.

Khi xây dựng được bộ máy tổ chức, bản thân người đứng đầu cần nhận thực được vai trò rất quan trọng của bản thân và vị trí công tác mà mình đảm nhận, đặc biệt, trong một mô hình trường TCCN tư thục, những khó khăn thách thức luôn tồn tại một cách hiện hữu. Một trong những phẩm chất quan trọng là ngoài năng lực chuyên môn, người đứng đầu không thể thiếu sự tâm huyết, kiên trì, nhẫn nại để vượt qua những khó khăn, áp lực trong hoạt động quản lý, điều hành.

Thứ hai: Tiến hành tổ chức xây dựng mục tiêu, kế hoạch năm học. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc”. Vì vậy nhà trường cần phát huy tính dân chủ, huy động được sự tham gia tích cực, tạo được sự thống nhất trong tư tưởng của tất cả CB, GV vào việc xây dựng mục tiêu kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.

Muốn có kế hoạch đảm bảo chất lượng thì nhất thiết phải xây dựng kế hoạch theo trình tự các bước như sau:

Bước 1. Ban giám hiệu mà trực tiếp nhất là Hiệu trường nhà trường cần quán triệt cho mọi thành viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ của toàn trường, làm cho họ hiểu kế hoạch năm học liên quan đến nhiệm vụ điều kiện để mọi giáo viên thực hiện nhiệm vụ của trường.

Bước 2. Tổ chức cho CB, GV toàn trường đánh giá kết quả năm học ở các cấp độ kết quả hoạt động của cá nhân, đơn vị chuyên môn và nhà trường. Qua đó rút ra mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân cơ bản. Tổ chức cho CB, GV toàn trường nghe phổ biến nhiệm vụ của năm học mới, có liên hệ thực tế làm cho họ nắm được yêu cầu nhiệm vụ của năm học mới để từ đó có hướng phấn đấu.

Bước 3. Tổ chức cho CB, GV đề xuất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ. Bước 4. Hiệu trưởng tổng hợp, thảo luận ban giám hiệu và quyết định chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện phù hợp để đưa vào kế hoạch năm học.

Bước 5. Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn các bộ phận thực hiện. Tổ chức xây dựng mục tiêu, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học mới chính là cách làm tạo điều kiện để mọi người được tham gia quản lý. Đồng thời đó cũng là thực hiện cơ chế hoạt động phát huy toàn vẹn chức năng quản lý và đảm bảo chức năng dân chủ trong quản lý giáo dục.

Bước 6. Triển khai thực hiện công việc hàng tuần, hàng tháng:

Hàng tuần, hàng tháng các bộ phận tổ chức hội ý để đánh giá, rút kinh nghiệm những công việc đã làm và đề xuất bổ sung cho kế hoạch và biện pháp sẽ thực hiện tuần tiếp theo.

Tất cả các thành viên trong trường đều được tham gia trao đổi về kế hoạch và nhiệm vụ tại bộ phận chuyên môn và có đề xuất những nguyện vọng, vướng mắc, yêu cầu về sự phối hợp của họ và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Ý kiến trao đổi của CB, GV sẽ được trưởng bộ phận trao đổi trực tiếp trong giao ban tuần và giao ban tháng. Khi cần thiết, nhà

trường cần tạo điều kiện để tổ chức các hội nghị, diễn đàn để trực tiếp lắng nghe các ý kiến phản hồi từ CB, GV.

Khi xây dựng xong kế hoạch, nhà trường cần thực hiện xây dựng các tiêu chí đánh giá sát nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận gắn với trách nhiệm tự kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá trong quản lý chất lượng phải được thực hiện thường xuyên để kịp thời điều chỉnh khi thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên có sự tự kiểm tra đánh giá và có biện pháp điều chỉnh hợp lý để hiệu quả công việc được cao. Tiêu chí đánh giá, tự đánh giá được xây dựng phải đảm bảo hai mục đích cơ bản. Một là: hướng tới việc cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hai là: làm căn cứ cho việc đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng, hàng năm của từng người trong nhà trường.

Thứ ba: Tạo môi trường sư phạm để giáo viên học tập nâng cao trình độ. Giáo viên nói chung trong đó có giáo viên giảng dạy bậc GDCN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Tạo môi trường sư phạm để giáo viên thường xuyên tích cực học tập và tự học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng thông qua thực tế sản xuất và bồi dưỡng năng lực sư phạm, bồi dưỡng thái độ và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ là việc làm quan trọng, cần thiết để góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Trong điều kiện hiện nay của trường, việc tạo điều kiện để giáo viên thường xuyên được học tập và tự học tập là cần thiết và cấp bách, cụ thể cần thực hiện một số công việc cụ thể như sau:

Một là: Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng theo từng chuyên đề cho CB, GV, như: Chuyên môn nghiệp vụ; Năng lực sư phạm kỹ thuật; Kỹ năng thực hành nghề; Phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp, ...

Hai là: Xây dựng các lớp điểm có chất lượng để giáo viên được dự giờ học tập kinh nghiệm; Tổ chức các phong trào thi đua xây dựng tủ sách nhà trường và học tập nâng cao trình độ. Tủ sách của nhà trường cần có đủ các loại tài liệu, sách, báo, tạp chí phục vụ cho giáo viên và học sinh, có các băng hình tiết giảng mẫu cho giáo viên học tập, nhà trường có thể đưa việc tìm tòi sách đóng góp xây dựng để tủ sách ngày càng phong phú hơn.

Phát huy tác dụng của tủ sách nhà trường là vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong trường, điều này đòi hỏi nhà trường phải tổ chức, bố trí sao cho mọi giáo viên được thoải mái khi đến với tủ sách nhà trường. Ở đó có phòng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đầy đủ ánh sáng, bàn ghế để giáo viên ngồi đọc, nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra, cần động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích trong việc học tập nâng cao trình độ để tạo động lực thi đua trong toàn trường.

Nhóm giải pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường.

Muốn thành công trong công tác quản lý nhà trường thì cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học bởi đây là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò. Đó là hai quá trình thống nhất và gắn bó hữu cơ.

Để thực hiện việc xây dựng kỷ cương, nề nếp trong hoạt động dạy học cần phải xây dựng kế hoạch theo một số định hướng như: Quán triệt các văn bản pháp quy của ngành về nề nếp dạy học; Hoàn thiện những quy định của nhà trường về kỷ cương, nề nếp dạy học; Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nề nếp dạy học.

Sau khi quán triệt những định hướng trên, cần tổ chức các biện pháp thực hiện như sau:

Thứ nhất: Tác động nâng cao nhận thức để nâng cao hiểu biết, quán triệt chặt chẽ các văn bản pháp quy của ngành cũng như quy định của nhà

trường về nề nếp dạy học và tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các văn bản đó đối với CB, GV và học sinh trong toàn trường. Để từ đó tạo ra sự chuyển biến về nhận thực, tự giác chấp hành và động viên nhắc nhở người khác cùng thực hiện những văn bản chủ yếu như: Mục tiêu kế hoạch đào tạo; Điều lệ nhà trường; Các nội quy quy định của nhà trường về nề nếp dạy học.

Thứ hai: Quản lý, theo dõi việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy. Dựa vào chương trình đào tạo đã được xây dựng đối với các ngành đào tạo, đối tượng đào tạo, chỉ đạo phòng đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo cho toàn khoá. Kế hoạch phải chi tiết và hoạch định rõ ràng các hoạt động chuyên môn, bao gồm: Xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng khoá học, từng ngành học; Xây dựng kế hoạch giảng dạy từng năm học, từng học kỳ cho từng ngành học sau đó quản lý việc thực hiện các kế hoạch trên thông qua các biện pháp quản lý cụ thể. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo các khoa hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch môn học một cách chi tiết cụ thể, cần chú ý đến công tác chuẩn bị cho từng bài giảng

Thứ ba: Quản lý kế hoạch của từng giáo viên

Kế hoạch của giáo viên phải thể hiện được nội dung các công việc cần thực hiện trong học kỳ, năm học, tiến độ và thời gian hoàn thành, biện pháp thực hiện. Có sự theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đối với từng nội dung công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, cần chỉ đạo giáo viên hoàn thiện hồ sơ chuyên môn gồm: Lịch trình giảng dạy, giáo án, đề cương bài giảng, sổ tay giáo viên, chương trình môn học, kế hoạch giáo viên. Khi chỉ đạo quản lý hồ sơ sổ sách, cần chú ý đến việc thực hiện giáo án, ghi chép hàng ngày của giáo viên qua đó mà nắm bắt thông tin về việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên và học sinh để có sự động viên uốn nắn kịp thời.

Quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường nói chung và trường TCCN nói riêng chính là quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Quá trình này là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và học sinh được giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh chiếm lĩnh được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ về nghề nghiệp. Để quản lý tốt hoạt động dạy của thầy cần hướng đến những nội dung như: Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình của giáo viên hàng tuần, tháng. Đặc biệt là thực hiện chương trình phần thực hành nghề cho học sinh; Quản lý việc chuẩn bị giáo án và hồ sơ lên lớp; Quản lý giờ lên lớp, theo dõi các tiết học đối với từng giáo viên bằng nhiều hình thức như: dự giờ, thăm lớp, kiểm tra vở ghi chép của học sinh; Giám sát trật tự và thời gian ra vào lớp của thầy và trò; Kiểm tra thực hiện các bài tập thực hành của giáo viên thông qua sổ ghi đầu bài, sổ thực tập xưởng của học sinh. Quản lý việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên theo Quyết định số 40/2008/QĐ- BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo, v.v

Nhóm giải pháp đổi mới phương pháp dạy học.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ đang diễn ra với tốc độ chưa từng có, mỗi phát minh khoa học mới lôi cuốn những phát minh khác và nhanh chóng được vận dụng vào kỹ thuật – công nghệ sản xuất. Chính thực tiễn đó đã tác động mạnh mẽ đến đào tạo thế hệ trẻ. Giáo dục không thể chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức đơn thuần mà quan trọng hơn cấp thiết hơn là phải tạo cho thế hệ trẻ một tiềm lực, một bản lĩnh thể hiện ở phương pháp tư duy và vận dụng vào công việc cụ thể. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, làm cho học sinh xác định được động cơ học tập, chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động dạy học. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Vậy để tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện các giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất: Tổ chức các diễn đàn học tập, trao đổi để nâng cao nhận thức, tạo nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên trong trường.

Thứ hai: Chỉ đạo phát động, triển khai phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học với các nội dung như: Thực hiện thí điểm đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn dễ áp dụng phương pháp dạy học mới, sau đó tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các môn học khác; Chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất về trang thiết bị, dụng cụ dạy học để giáo viên tiến hành giảng dạy theo phương pháp mới; Kiểm tra đánh giá kết quả từng thời kỳ của phong trào, sơ kết thi đua, khen thưởng đánh giá những ưu nhược điểm để kịp thời uốn nắn sửa chữa.

Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, đầu tư trí tuệ, thời gian. Thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học sẽ có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường vì vậy đây là một trong những hoạt động mà lãnh đạo nhà trường cần phải chú trọng trong công tác quản lý, điều hành của mình.

Nhóm giải pháp đổi mới công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện cần thiết để thực hiện và nâng cao chất lượng dạy học, là công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học giúp trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, tăng tốc độ truyền tải thông tin, giúp tổ chức và điều khiển quá trình dạy học một cách khoa học. Vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý để xây dựng, khai thác, bảo quản tốt cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng vấn đề con người trong triết học mác lê NIn vào quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật hồng lam luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 101)