Bài tiểu luận chuyên đề môn Triết học, phần triết học hiện đại phương Tây, nói về chủ nghĩa hiện sinh, của học viên cao học trường Đại học Bách Khoa TPHCM không chuyên ngành Triết học. "Trong một thời đại của sự phát triển theo cấp số, phát triển theo vĩ mô song hành với sự đa dạng và chi tiết mà loài người chưa từng chứng kiến trong lịch sử. Chúng ta bước vào thời kỳ của những kỳ quan trong tiến bộ khoa học, trong văn hóa nghệ thuật, trong tư tưởng và lối sống. Dù muốn hay không, tất cả mọi cá thể trong xã hội loài người đều bị cuốn vào vòng xoáy của sự đổi mới không ngừng này. Không thể phủ nhận vòng xoáy này đã cuốn bay sự cố hủ, cải thiện một cách thần kỳ đời sống của chúng ta nếu nhìn lại vài thập niên trước thôi. Sự tiện nghi và công nghệ giờ đây mang đã mang tính dại chúng hơn bao giờ hết. Nhưng có những điều vẫn chưa và khó có thể thay đổi: những thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống; những giá trị nào làm nên con người, tại sao tôi dược sinh ra như vậy?."
Trang 1Mục lục:
Chương 1: Chủ Nghĩa Hiện Sinh
1.1 Khái luận về Chủ Nghĩa Hiện Sinh 1
1.1.1 Tính thời đại của Chủ Nghĩa Hiện Sinh 1
1.1.2 Humanism, Nhân Văn, Nhân Đạo và Hiện Sinh 2
1.1.3 Khai sinh của Chủ Nghĩa Hiện Sinh 5
1.1.4 Lãng quên và kế thừa 7
1.1.5 Chủ Nghĩa Hiện Sinh ngày nay 8
1.2 Vài ví dụ tiêu biểu về ảnh hưởng của Chủ nghĩa hiện sinh ngày nay 10
1.2.1 Trong xã hội 10
1.2.2 Về giáo dục 11
1.3 Kết luận chương 13
Chương 2: Chủ Nghĩa Hiện Sinh và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam 2.1 Đôi nét lịch sử 14
2.2 Vài suy nghĩ về xã hội Việt Nam dưới góc nhìn Chủ Nghĩa Hiện Sinh 15
2.2.1 Về triết lý của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 15
2.2.2 Giáo dục Việt Nam 16
Chương 3: Chủ nghĩa hiện sinh và mặt trái của xã hội……… ……18
K ết luận ………20
Trang 2
CH ƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1 Khái lu ận về Chủ Nghĩa Hiện Sinh
1.1.1 Tính th ời đại của Chủ Nghĩa Hiện Sinh
Trong một thời đại của sự phát triển theo cấp số, phát triển theo vĩ mô song
hành với sự đa dạng và chi tiết mà loài người chưa từng chứng kiến trong lịch sử
Chúng ta bước vào thời kỳ của những kỳ quan trong tiến bộ khoa học, trong văn
hóa nghệ thuật, trong tư tưởng và lối sống Dù muốn hay không, tất cả mọi cá thể
trong xã hội loài người đều bị cuốn vào vòng xoáy của sự đổi mới không ngừng
này Không thể phủ nhận "vòng xoáy" này đã cuốn bay sự cố hủ, cải thiện một cách
thần kỳ đời sống của chúng ta nếu nhìn lại vài thập niên trước thôi Sự tiện nghi và
công nghệ giờ đây mang đã mang tính dại chúng hơn bao giờ hết Nhưng có những
điều vẫn chưa và khó có thể thay đổi: những thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống;
những giá trị nào làm nên con người, tại sao tôi dược sinh ra như vậy?.Những cảm
xúc đời thường, từ nghen tuông đố ký đến lac quan hanh phúc, đều đã hiện hữu với
chúng ta từ thuở ban sơ Tất cả đều là đề tài tranh luận nóng bỏng của các triết học
gia xuyên suốt lịch sử nhân loại
Khái niệm, nghiên cứu, suy nghĩ, thuyết minh, đó là bốn điều chính của sự
triết học (Phạm Quỳnh “Triết học là gì?” In trong Nam Phong Tạp chí, số 02, năm
1917, tr 97-100) Giờ đây khi cuộc sống không còn quá khắc nghiệt như trước,
internet kết nối chúng ta trong giây lát, kiến thức trở nên dễ tiếp cận, và với vô vàn
cơ hội mở ra trước mắt, con người từ mọi tầng lớp đang dần tự nhìn lại và thể hiện
bản thân nhiều hơn Họ, vô tình hay chủ ý, đã tham gia vào cuộc tranh luận Triết
học khổng lồ loài người chưa từng được chứng kiến Từng đề tài, từng lãnh vực,
thậm chí từng tin vắn, mẫu chuyện nhỏ hằng ngày, hàng ngàn người giờ đây có thể
đặt câu hỏi, biểu đạt cảm xúc chỉ qua vài bước gõ mọi lúc, mọi nơi Nói ngắn gọn,
chúng ta giờ đã có thể đem thế giới quan của mình ra tranh luận một cách dễ dàng,
và ngược lại, tranh luận về thế giới quan của một ai khác Sự triết học giờ đã trở đại
chúng hơn bao giờ hết Nhất thiết cần một Triết lý mang tính đại chúng, một Triết
lý "sống" với chúng ta, nghiên cứu về những trải nghiệm đời thường, lấy chúng ta
Trang 3làm trung tâm, đề cao cái tự do của mỗi con người trong suy nghĩ và hành động
nhưng, quan trọng hơn, là trách nhiệm với bản thân về những hậu qủa của sự tự do
đó
Chủ Nghĩa Hiện Sinh là "một triết lý hay một cách tiếp cận, trong đó nhấn
mạnh sự hiện diện của từng cá thể người là tự do và có trách nhiệm, từ đó quyết
định sự phát triển của chính họ qua những hành động của lý trí''(1) Khác với sự rắc
rối của nhiều học thuyết triết học khác, Chủ Nghĩa Hiện Sinh chủ yếu được rút ra từ đời sống đời thường và sự trải nghiệm của con người trong cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày (Barrett 126) Chủ Nghĩa Hiện Sinh có thể hiểu dơn giản là cuộc hành
trình tìm hiểu những nổi thống khổ bình thường của trong cuộc sống ngắn ngủi của
mỗi người Không ngạc nhiên khi những câu hỏi căn bản nhất trong Chủ Nghĩa
Hiện Sinh đều đã và đang được các nhà triết học đặt ra trong suốt lịch sử văn minh
loài người : ''tại sao tôi ở đây? Mục đích sống của tôi là gì? Cái chết của tôi có ý
nghĩa gì? ( "Why am I here? What does my life mean? Of what significance is my
death?" - Whipple & Tucker 97) Hãy trích lời lẽ của triết học gia người Mỹ
William Barrett để tóm gọn lại: ''đương đầu với hoàn cảnh của con người theo một
góc nhìn toàn diện, tìm hiểu những điều cơ bản khiến một con người hiện hữu và
tìm thấy ý nghĩa cuộc sống từ những diều đó'' ( "confronts the human situation in
its totality, to ask what the basic conditions of human existence are and how man
can establish his own meaning out of these conditions." – (2))
Tuy nhiên cũng vì tính đại chúng, thường phi hàn lâm do Chủ Nghĩa Hiện
Sinh thường được các tác giả thể hiện rõ nhất qua các tác phẩm văn học - nghệ
thuật của mình, nên một số ý kiến cho rằng Chủ Nghĩa Hiện Sinh không thể xem là
một trường phái triết học, mà chỉ là một trào lưu trong tư tưởng và nghệ thuật
1.1.2 Humanism, Nhân V ăn, Nhân Đạo và Hiện Sinh
Năm 1856, nhà ngữ văn và lịch sử người Đức là George Voigt đã sử dụng
khái niệm Humanism để nói về phong trào văn hóa thời kì Phục hưng (Renaissance)
ở phương Tây (thế kỉ XIV - XVI)
Trong ngôn ngữ của các nước phương Tây, Humanism phát sinh từ tiếng
Latin thời Trung cổ là Humanus, có nghĩa là “thuộc về con người” và Humanitas,
Trang 4có nghĩa là “môn học nghiên cứu về con người”, nghiên cứu bản chất, vị trí, giá trị,
cá tính của con người Mối quan tâm đối với con người và những chân giá trị của họ luôn là tâm điểm trong tư duy của người Hy Lạp Sự quan tâm này đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như triết học, nghệ thuật, lịch sử,
Ngày nay, nội hàm của khái niệm humanism rất rộng và đa nghĩa Thông
thường, nó được hiểu theo hai nghĩa cơ bản là nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa
hẹp, khái niệm Humanism được dùng để chỉ trào lưu triết học, văn hoá, nghệ thuật
tiến bộ thời kì Phục hưng ở Châu Âu (thế kỉ XIV - XVI) hướng đến việc giải phóng
cá tính con người khỏi những ràng buộc và sự trì trệ của tư tưởng phong kiến, chủ
nghĩa kinh viện và thần học Kitô giáo Theo nghĩa rộng, khái niệm Humanism dùng
để chỉ bất kì học thuyết, trào lưu tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật nào công nhận và lấy
“con người là thực thể cao nhất đối với con người” (K.Marx) Từ đây, khái niệm
này được sử dụng rộng rãi và được xem như là một hệ giá trị, một tiêu chuẩn phổ
biến ở nhiều lĩnh vực thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có
khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam
Trong chữ Hán, trước khi tiếp nhận nội hàm khái niệm Humanism của
phương Tây, tồn tại cả hai khái niệm: Nhân đạo và Nhân văn Đây là hai khái niệm
phổ biến trong các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, triết học truyền thống Trung Hoa
cũng như các nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán là sự tổng hòa các tư tưởng dân
chủ thời Cổ đại, học thuyết “nhân nghĩa” của Nho giáo, tư tưởng “từ bi bác ái” của
Phật giáo, những yếu tố giải phóng tư duy con người trong tư tưởng Lão – Trang
Vì vậy, Nhân đạo (人 道) thường được quan niệm là nhân luân, đạo lí của
con người; là những khuôn mẫu, quy tắc, luật lệ của con người, những nhân tố để
con người trở thành người Còn Nhân văn (人 文) nguyên để chỉ cái văn vẻ, cái tốt
đẹp của con người trong xã hội như sự hài hòa, sự hanh thông của đất trời, của đời
sống con người; là những tri thức, đạo đức, quan hệ đời sống hài hòa, tốt đẹp cùng
với lòng vị tha, yêu thương con người Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy nghĩa của
thuật ngữ “nhân đạo” hay “nhân văn” ở đây không thể đồng nhất với thuật ngữ
“humanism” của phương Tây Nhưng giữa các thuật ngữ này đều có điểm chung là
Trang 5hướng đến con người, vì sự tiến bộ, hạnh phúc của con người Tuy nhiên, mỗi nền
văn hóa, mỗi thời đại có cách thể hiện, cách thực hiện khác nhau (3)
Cũng lấy con người làm gốc, Hiện Sinh là phong trào triết học lớn, khuynh
đảo tinh thần thế kỷ XX Hiện Sinh vẫn còn có tác động trong thế kỷ XXI.Hiểu
được triết học Hiện Sinh sẽ cho chúng ta tiếp cận nhiều vấn đề trong các lĩnh vực
khác như triết học, văn học, âm nhạc, điện ảnh…đương đại
Mọi vật đều có hai nguyên lý : bản chất (essence) và hiện hữu (existence)
Essence là “đó là cái gì – what” của một vật , là phạm trù trừu tượng hóa của trí tuệ
con người Nguyên lý làm cho nhiều cá thể thuộc về một loại
Nguyên lý thứ hai: Existence Phạm trù này mô tả một vật thực tế hiện hữu,
một cá thể riêng biệt với mọi đặc thù của cá thể đó Phạm trù hiện hữu của một vật
nào đó khác với phạm trù bản chất vật đó là loại gì Phạm trù đó theo St.Thomas
được biểu diễn bởi động từ “to be ” Thomas xem phạm trù hiện hữu như hình thức
(form) hiện thực hóa một thế năng giống như hình thức hiện thức hóa vật chất (form actualizes matter) Sự so sánh này chỉ là mối tương tự vì hiện hữu (existence) và
bản chất (essence) thực tế không tách rời nhau trong một vật , hình thức chỉ tách
khỏi vật chất nhờ phép trừu tượng hóa mà thôi
Đối tượng mà Chủ Nghĩa Hiện Sinh quan tâm giải quyết là con người,
nhưng đó không phải là con người nói chung hay loài người như triết học truyền
thống, mà là “sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù” , đó là tôi, anh hay một chị nào
đó…Vậy điều quan trọng là con người cụ thể hoạt động suy nghĩ độc lập, chịu trách nhiệm về mình (existence) chứ không phải là một mẫu người có sẵn phổ quát đúc
khuôn bởi lệ tục, truyền thống (essence)
Triết lý Hiện Sinh có nhiều hướng đi song toàn bộ quan niệm về con người của Chủ Nghĩa Hiện Sinh được đúc kết cô đọng trong phát biểu ấn tượng của Sartre:
“Hiện hữu có trước Bản chất”,
“l’Existence précède l’Essence”
nghĩa là con người trước khi hiện hữu thì không có sẵn một bản tính người; chỉ sau
đó trong quá trình sống, gặp gỡ với những người khác, con người mới tự tạo cho
Trang 6mình những đặc thù (existence) , sau đó mới có thể trừu tượng hóa để có thể định
nghĩa được con người phổ quát bản chất con người (essence)
Triết học Hiện Sinh nhấn mạnh đến sự hiện hữu của cá thể , đến sự tự do và
sự lựa chọn của cá thể trong một vũ trụ đầy bất trắc và phi lý Như vậy con người sẽ
phải phát triển mọi khả năng , mọi sáng tạo, đồng thời trải nghiệm những lo âu, bồn
chồn và cũng khó lòng xác định sự lựa chọn nào là chính xác
Các tín đồ của triết lý Hiện Sinh ủng hộ hoà bình, tình yêu, tự do cá nhân … Ngoài
các phương tiện thông thường, họ sử dụng những nghệ thuật khác lạ, sân khấu
đường phố, nhạc dân gian, rock đắm say nhằm thể hiện cảm giác của họ về thế giới
và cuộc sống
1.1.3 Khai sinh c ủa Chủ Nghĩa Hiện Sinh
Hai nhà triết học gia thế kỷ 19, Soren Kierkegaard and Friedrich
Nietzsche,được xem như cha đẻ của Chủ Nghĩa Hiện Sinh
Nhưng mãi đến Thế Chiến Thứ Hai, Cụm từ Existentialism (Chủ Nghĩa Hiện Sinh) mới đươc Jean-Paul Sartre đưa ra, trở nên phổ biến thông qua các tác phẩm
văn học và triết học hậu thế chiến thứ Hai của ông và đồng nghiệp- tiêu biểu như
Simone de Beauvoir, Maurice Merleau-Ponty, and Albert Camus Chủ Nghĩa Hiện
Sinh trở thành trào lưu văn hóa thịnh hành ở Châu Âu thập niên 1940 – 1950
Chủ Nghĩa Hiện Sinh bắt đầu như một trào lưu văn học hơn là triết học
Điển hình như các tư tưởng của Sartre dươc thể hiện rõ hơn qua các tác phẩm văn
học của ông - ví dụ như Nausea và No Exit - hơn là các tác phẩm triết học thuần
túy - Being and Nothingness và Critique of Dialectical Reason Những năm sau Thế Chiến chứng kiến một trào lưu Chủ Nghĩa Hiện Sinh với sự đóng góp của một thế
hệ nhà văn và nghệ sĩ thuộc mọi tầng lớp, hoàn cảnh xã hội, và Quốc tịch - ở Paris
có Jean Genet, André Gide, André Malraux, ; tác giả người Na-uy Knut Hamsun và
người Romanian Eugene Ionesco; họa sĩ Alberto Giacometti ; họa sĩ trường phái
trừu tượng Jackson Pollock, Arshile Gorky, và Willem de Kooning, các nhà làm
phim như Jean-Luc Godard và Ingmar Bergman đều có tác phẩm lấy cảm hứng từ
Chủ Nghĩa Hiện Sinh Đến giữa thập niên 1970s, Chủ Nghĩa Hiện Sinh đi vào làn
Trang 7sóng văn hóa hiện đại và truyền thông đại chúng qua những bộ phim của diễn viên
kiêm nhà làm phim người Mỹ Woody Allen
Một số người cho rằng Chủ Nghĩa Hiện Sinh là một trào lưu văn hóa từng
thịnh hành trong quá khứ cận đại - chứ không mang trong mình một ý nghĩa triết
học nào cả, hay nói chính xác hơn, Chủ Nghĩa Hiện Sinh chỉ là một trường phái triết
học của Sartre mà thôi Trong các cuộc tranh luận về định nghĩa cho Chủ Nghĩa
Hiện Sinh, tất cả đều đồng ý không thể tách riêng mối quan hệ thân thiết giữa nó và
sự phát triển của trào lưu văn hóa ở các nước - đặc biệt là Pháp và Mỹ Các cuộc
tranh luận cũng chỉ ra những vấn đề còn bàn cãi - và một vấn đề lớn vẫn hiện hữu
tận thế kỷ XXI
Đó là Chủ Nghĩa Hiện Sinh không cố gắng dịnh nghĩa "sự hiện hữu'' một
cách tổng quan, mà muốn chỉ ra sự cần thiết của một phạm trù mới chưa gặp ở bất
cứ hệ tư tưởng cổ đại lẫn đương đại; rằng một cá thể người không thể được định
nghĩa như là một vật thể với tính chất cố định hay là một vật thể tương tác lẫn nhau
với các vật thể khác"
("What makes this current of inquiry distinct is not its concern with
“existence” in general, but rather its claim that thinking about humanexistence
requires new categories not found in the conceptual repertoire of ancient or modern
thought; human beings can be understood neither as substances with fixed
properties, nor as subjects interacting with a world of objects." - Crowell, Steven (4)
Trong thế giới quan của Chủ Nghĩa Hiện Sinh, để hiểu được con người bằng
các kiến thức khoa học tự nhiên - kể cả tấm lý học - là hoàn toàn không đủ Những
người theo quan điểm người bao gồm thể xác và linh hồn cũng không chính xác hơn
những nhà khoa học cho rằng con người có thể giài thích qua những tiến bộ khoa
học - cụ thể là những hiểu biết căn bản nhất về vật chất trong vũ trụ Chủ Nghĩa
Hiện Sinh không phủ nhận sự đúng đắn của phạm trù sinh học, vật lý, tâm lý học
hay bất kỳ ngành khoa học nào khác Các phạm trù về đạo đức như ý thức, trách
nhiệm, lỗi lầm, cá tính nghĩa vụ, đức hạnh v.v là những khía cạnh rất quan trọng
của con người, những suy nghĩ về đạo đức (đúng sai) hay khoa học (sự thật) đều là
những công cụ hữu ích trong viện định hình con người Chủ Nghĩa Hiện Sinh chỉ ra
Trang 8rằng con người phải tự định nghĩa chính mình, rằng hiện hữu có trước yếu tính
(existence precedes essence) Định nghĩa cuộc sống của một người chính là định
nghĩa do chính họ viết ra (5)
"Chủ Nghĩa Hiện Sinh '' (“Existentialism”) vì thế có thể được định nghĩa như
là một học thuyết triết học mà trong đó cần thiết một tập hợp các phạm trù mới,
được liên tục xác minh, để hiểu được sự tồn tại của con người Tiếp cận Chủ Nghĩa
Hiện Sinh bằng cách này có thể được xem là nền tảng cho toàn bộ học thuyết, nói
nôm na, Chủ Nghĩa Hiện Sinh chống lại mọi học thuyết triết học ''hàn lâm" và cứng
nhắc, Chủ Nghĩa Hiện Sinh chú trọng sự đột phá trong suy luận Do vậy, đa số các
triết học gia theo Chủ Nghĩa Hiện Sinhđều viết với sự nhiệt tình và hiểu được sự
cấp bách trong việc tìm ra những phạm trù mới Và cũng do bản chất của Chủ
Nghĩa Hiện Sinh, nó không thể được tìm hiểu một cách khoa học, khách quan Các
cảm xúc thường gặp của con người như sợ hãi, buồn chán, ruồng bỏ, vô lý, tự do,
tận tụy, hư vô v.v đều có ý nghĩa triết lý quan trọng trong việc tạo nền tảng tìm ra
phạm trù
1.1.4 Lãng quên và k ế thừa
Dẫu đạt được sự chú ý từ lúc khai sinh đến thập niên 60s, Chủ Nghĩa Hiện
Sinh, như đã nói, hầu như được xem như một trào lưu văn hóa, ít được coi là một
bước tiến triết học Những năm sau đó, Chủ Nghĩa Hiện Sinh bắt đầu phai nhạt Với
những người bị cuốn hút bởi Chủ Nghĩa Hiện Sinh, đây thật sự là một cơn đại hạn
Những tạp chí triết học lớn về Chủ Nghĩa Hiện Sinh lần lượt ngừng xuất bản, The
Journal of Existentialism (ti ền thân là the Journal of Existential Psychology) ngừng
vào năm 1967 và The International Forum for Existential Psychiatry) 3 năm sau đó
Chỉ còn Review of Existential Psychiatry and Psychology trụ lại, xuất bản không
định kỳ, nhà phát hành gốc nhượng lại bản quyền Nhưng Chủ Nghĩa Hiện Sinh
không vì vậy mà biến mất Một số nhà tâm lý học, tâm thần học vẫn dựa trên những
nguyên lý của Chủ Nghĩa Hiện Sinh để thực hiện những cách tiếp cận mới đối với
bệnh nhân, đóng góp độc đáo cho không chỉ cho chuyên ngành nói riêng mà triết
học nói chung
Trang 9Đến những năm 1980s, Chủ Nghĩa Hiện Sinh giờ đây được đánh đồng với
phân tâm học, dù vậy số lượng các nhà tâm thần, tâm lý học tự nhận áp dụng các
triết lý của Chủ Nghĩa Hiện Sinh đã giảm, các cuộc thảo luận chuyên ngành tâm lý,
tâm thần học giờ đây cũng ít được quan tâm, thậm chí cả các nhà phê bình văn học,
triết học cũng không màng tới Có một điều đáng kinh ngạc rằng những đóng góp
mang giá trị phân tâm học trong học thuật và ngoài xã hội, ví dụ diển hình như giáo
dục, là không thể chối cãi; tư tưởng và cách nhìn nhận con người của Chủ Nghĩa
Hiện Sinh đã trở thành một phần trong chúng ta, mà chính ta cũng khó nhận ra Dù
Hiện Sinh không vì thế mà phai mờ hoàn toàn
Thực tế dù trào lưu mang tên Chủ Nghĩa Hiện Sinh đi vào quên lãng vào
những thập niên cuối thế kỷ XX, nhưng những tính chất và lý tưởng của Chủ Nghĩa
Hiện Sinh đã kịp thấm sâu vào xã hội con người (6)
1.1.5 Ch ủ Nghĩa Hiện Sinh ngày nay
Chủ Nghĩa Hiện Sinh ngày nay được biết tới như một chủ nghĩa được sinh
ra từ Thế Chiến Thứ Hai Các giá trị tư tưởng của Chủ Nghĩa Hiện Sinh giờ đây đã
bắt đầu đi vào tiềm thức của mỗi con người Xã hội hiện đại đề cao giá trị con
người, cụ thể là của mỗi cá nhân, nhưng không bao giờ tách rời khỏi xã hội hay, nói chung hơn, là thực tế cuộc sống Không thể tách rời bởi vì tuy sự hiện hữu
(existence) của chúng ta hiển nhiên, nhưng yếu tố (yếu tính - essence) làm nên con
người chúng ta được hình thành qua quá trình sống trong thế giới này Thế giới mà
chúng ta nhìn một cách chủ quan
Đại diện của Chủ Nghĩa Hiện Sinh được nhiều người biết tới nhất hiện nay là Sartre, không ngạc nhiên khi chính ông là người đưa ra cụm từ Chủ Nghĩa Hiện
Sinh Tiếc thay, Sartre mang trong mình tư tưởng của một Chủ Nghĩa Hiện Sinh
khá cực đoan khiến Chủ Nghĩa Hiện Sinh trong mắt nhiều người tự tìm hiểu trở nên
lệch lạc Là một nhà văn, triết gia vô thần, Sartre thấy nếu con người là một cá thể
mà bản chất và yếu tính chỉ có được khi sống trên thế giới, vậy điều gì lại ngăn cấm
Trang 10chúng ta một sự tự do vô giới hạn? Hệ thống đạo đức đầy sự thay đổi theo thời
gian, địa lý? Các thế lực siêu nhiên? Hay là người kế bên bạn?
Chính cách nhìn về tự do của Sartre đã chạm tới một vấn đề nóng bỏng trong
xã hội hiện nay, thế nào là tự do và giới hạn của nó Trong một thế giới công nghệ
cao và Internet, mọi thứ dường như ủng hộ sự bộc phát khỏi chiếc ghế của bạn, ra
ngoài căn nhà ấm cúm bạn đang sống một cách an toàn, đến với thế giới, cả thực lẫn
ảo Con người, đặc biệt là người trẻ tuổi, giờ đây có thể thực vô số công việc qua
những thiết bị tinh vi và tinh tế, kiến thức họ không bị gói gọn bởi một cá nhân nào
nữa, giờ đây họ có thể làm được nhiều hơn, đi lại dễ hơn v.v Nói cách khác,
chúng ta ngày nay có vô vàn lựa chọn, và chúng ta được tự do thực hiện lựa chọn
đó Thế đâu là giới hạn của sự tự do đó, nếu theo Sartre thì sự giới hạn đó chỉ duy
nhất phụ thuộc vào giới hạn thể chất và lý trý mà mỗi cá nhân có thể chịu được
Một sự tự do tuyệt đối (7)
Cách nhìn có phần cực đoan về tự do của Sartre, với tư cách là người đầu
tiên dùng từ "Chủ Nghĩa Hiện Sinh", có thể đã khiến không ít người, đặc biệt là
những người tự tìm hiểu, đánh đồng nó với toàn bộ Chủ Nghĩa Hiện Sinh
Vì thế khi nói về Chủ Nghĩa Hiện Sinh thập niên cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ
XXI, chúng ta phải nhấn mạnh rằng: phong trào văn hóa mang tên Hiện Sinh chỉ
còn là ký ức của quá khứ Chủ Nghĩa Hiện Sinh giờ đây đã ghi dấu vào nền triết
học toàn cầu và tiềm thức của xã hội đương đại Chủ Nghĩa Hiện Sinh đưa ra một
quy phạm mới về định nghĩa của một con người - gắn liền với thực tiễn Quan trọng
hơn, khi lấy con người làm trung tâm, sự tự do và trách nhiệm làm nền tảng, Chủ
Nghĩa Hiện Sinh đạt được sự linh hoạt trong suy luận và tính xác thực tin cậy Do
đó, Chủ Nghĩa Hiện Sinh sẽ còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội đương
đại (8)
Trang 111.2 Vài ví d ụ tiêu biểu về ảnh hưởng của Chủ nghĩa hiện sinh ngày nay
1.2.1 Trong xã h ội
Hãy bắt đầu với vấn đề giới tính đang nóng bỏng trong xã hội Truyền thông
trong nước và ngoài nước ngày nay xem vấn đề liên quan đến giới tính, đặc biệt là
những hiện tượng bị xem là "lệch lạc", là những đề tài nóng bỏng Những cuộc
tranh luận với những ý kiến trái chiều phản ánh sự chia rẽ trong xã hội về những
vấn đề nhạy cảm này
Chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy vài chủ kiến tiêu biểu Cuộc đấu tranh
giữa phong trào bình đẳng giới xuất phát từ thuyết nam nữ bình quyền và những
người bác bỏ nó, vô hình chung, lại gây một sự chia rẻ rạch rồi trong định nghĩa về
nam nữ, giống đực giống cái, với những giá trị, nhu cầu và tự do riêng cho mỗi bên, trong tiềm thức của mỗi người Trớ trêu thay, phong trào phát triển mạnh mẽ đã
hướng sự chú ý của xã hội về hai giới nam và nữ, hệ quả là, nó góp phần lu mờ đi
sự thật rằng, lằn ranh nam nữ chưa từng bao giờ là trắng đen trong lịch sử nhân loại, tiêu biểu là sự phóng khoáng trong giới tính của người Hy Lạp và La Mã cổ đại
Nhận thấy được điều đó, Judith Butler, giáo sư Đại học California, được xem
là một trong những siêu sao trong giới học thuật Mỹ thập niên 90s, viết nên cuốn
sách kinh điển về giới tính Gender Trouble (1990), bà tranh luận rằng phong trào
bình đẳng giới tính xem phụ nữ như một nhóm chung những đặc điểm và nhu cầu,
và lằn ranh giới tính đã bị gạch ra rõ rệt, đã gây những định liến không đáng có cho
những người không nằm trong những ranh giới ấy
Butler nhấn mạnh những người theo chủ nghĩa bình quyền bác bỏ số phận
của nam nữ đã cố định trong cấu trúc sinh học, nhưng họ lại xem một xã hội nam
quyền, nơi mà văn hóa dựa trên sự khác biệt nam nữ, là không thể tránh khỏi và cần đấu tranh chống lại Butler cho rằng lý luận này không còn chỗ cho những ''lựa
chọn" khác
Lấy cảm hứng từ triết học gia theo Chủ Nghĩa Hiện Sinh người Pháp Michel
Foucault và những công trình nghiên cứu của ông về giới tính như The History of
Sexuality, Butler cho rằng thay vì cố tìm kiếm những tính chất cố định trong mỗi