1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận môn triết học chủ nghĩa yêu nước

27 1,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 201,17 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀBản sắc văn hóa của một dân tộc, một đất nước là sự kết tinh của tư tưởng, tìnhcảm, tâm hồn, cốt cách của từng tập đoàn người trong suốt tiến trình phát triển củadân tộc, đất n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA SAU ĐẠI HỌC 

VŨ ĐĂNG MẠNH

CH260376

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA SAU ĐẠI HỌC 

VŨ ĐĂNG MẠNH CH260376

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Lê Ngọc Thông

đã giao chủ đề và hướng dẫn em cách làm tiểu luận này

Triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận

Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể không còn những khiếm khuyết Nên em rất mong nhận được ý kiến phê bình, nhận xét của thầy để em hoàn thiện trong phương pháp luận và có thể báo cáo tốt hơn trong các chuyên đề sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2017

Học Viên

Vũ Đăng Mạnh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bản sắc văn hóa của một dân tộc, một đất nước là sự kết tinh của tư tưởng, tìnhcảm, tâm hồn, cốt cách của từng tập đoàn người trong suốt tiến trình phát triển củadân tộc, đất nước đó Truyền thống bản sắc đó được thể hiện thành vô số giá trị vănhóa, kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu và việc nghiên cứu, khái quát những giá trị ấycho đến hiện nay dường như vẫn chưa có điểm dừng Mặc dù vậy, hầu hết các học giả,các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, chính trị, đều khẳng định, yêu quê hương/ yêunước là một trong những giá trị hàng đầu và cốt lõi khi nhắc đến bản sắc văn hóa củamột dân tộc, một đất nước

Yêu nước là một phạm trù văn hóa, đạo đức có ý nghĩa phổ biến chung toànnhân loại, thể hiện tình cảm bền vững của con người đối với nơi sinh sống của mình.Nói cách khác, yêu nước không phải là sản phẩm riêng có của một dân tộc, mà nó làtrạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ quát vốn có ở mọi quốc gia, dân tộc trên thếgiới Tình cảm ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể,hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộcvào điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên, tâm lý và bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc

Khi yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, không chỉ dừng lại ở những

tư tưởng, tinh thần hay lòng yêu nước thiên về yếu tố trực quan, cảm tính, biểu hiệnchủ yếu ở những cá nhân đơn lẻ hay những tập thể riêng rẽ, nó cũng không dừng lại ởtruyền thống yêu nước mang nặng tính lịch sử thuần túy, mà tư tưởng, tình cảm đó đãphát triển đến đỉnh cao và trở thành chủ nghĩa yêu nước

Trong bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vớicác mục tiêu chính:

- Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước

- Nội dung chủ nghĩa yêu nước

- Quá trình phát triển chủ nghĩa yêu nước

Trang 6

- Bàn luận về chủ nghĩa yêu nước ngày nay

Trang 7

Phần 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy: vịtrí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước ta bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ítkhó khăn, thách thức

Trong quá trình xây dựng đất nước, con người Việt Nam vừa thích nghi, vừakhai phá những tài nguyên và phát huy những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mởmang ruộng đồng, xóm làng, phát triển sản xuất Nhưng thiên nhiên cũng đem lại chocon người nơi đây không ít khó khăn, hằng năm bão lụt, hạn hán hoành hành dữ dội,cướp phá đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người Vì vậy, trong quá trình trụ lạikhai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên, sự đoànkết, cố kết cộng đồng đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên, tất yếu để tồn tại và phát triển

Từ rất sớm nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ lụt, đào kênh mương, làm thủy lợi

để chống hạn hán Tất cả những thành tựu đó trong quá trình xây dựng quê hương, đấtnước đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, cũng vì lẽ đó

mà mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, đó là cơ sở vữngbền của tình yêu đất nước, sự gắn bó với xứ sở và là nền tảng quan trọng để hìnhthành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Về định nghĩa, theo định nghĩa hiện nay, Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quanđiểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể làmột vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia Nó gồm nhữngquan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn bảo vệnhững đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia Hiện nay chủ nghĩa yêunước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồngnghĩa Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết và phongtrào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới quan niệm nhiềuhơn.Chủ nghĩa yêu nước giúp con người cảm thấy yêu mến, tự hào, có trách nhiệmhơn với quốc gia dân tộc Chủ nghĩa yêu nước gắn kết con người trong cùng một đấtnước lại với nhau, tạo thành một làn sóng mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Về phương diện địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khuvực và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú Đất

Trang 8

nước của chúng ta luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các

đế quốc ngoại bang Vì vậy, trong lịch sử thế giới, hiếm có một dân tộc nào phảichống ngoại xâm nhiều lần và liên tục như dân tộc Việt Nam Kể từ cuộc kháng chiếnchống Tần (TK II trước CN) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,dân tộc Việt Nam đã có 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến giữ nước và đấu tranhchống ách đô hộ của nước ngoài

Những cuộc đọ sức với các thế lực xâm lược lãnh thổ, dân tộc, xâm lăng vănhóa đã tạo cho con người Việt Nam một giá trị vô cùng quý giá, đó là chủ nghĩa yêunước với nội dung cốt lõi là ý thức về chủ quyền quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc.Giá trị tốt đẹp đó trở thành một trong những giá trị truyền thống văn hóa cao quý nhất,bền vững nhất, giữ ở vị trí hàng đầu và được người Việt Nam coi là chuẩn mực caonhất của đạo lý dân tộc Và, trên thực tế, thắng lợi của dân tộc ta trong các cuộc khángchiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô hộ của nước ngoài, không chỉ là chiếnthắng thuần túy về mặt quân sự mà còn cả về văn hóa và bằng văn hóa yêu nước củamình

Điển hình là cuộc đấu tranh chống Hán hóa về chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục,tập quán trong suốt chặng đường hơn nghìn năm các triều đại phong kiến phương Bắcthay nhau đô hộ hay cuộc đấu tranh chống lại chính sách văn hóa nô dịch, phản độngcủa thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ trong TK XX

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêunước hay lòng yêu nước thuần túy, nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước,truyền thống yêu nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là sự kết hợp chặt chẽgiữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người Việt Nam, là sự phát triển ởtrình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác Nó đãvượt ra khỏi trạng thái tâm lý, tình cảm thông thường của con người để đạt tới giá trịcao về văn hóa, tư tưởng, lý luận và chính trị, có độ bền vững cao qua thăng trầm củalịch sử

Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị,một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tựhào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc Thực

ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự

Trang 9

hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau Ở Việt Nam, chúng ta cóthể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc ViệtNam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống,

và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm Yêu nước làđặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng

và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dântộc…

Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn

sơ của mỗi người dân Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những ngườithân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc.Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triểnlịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định

Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó cònđược thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước Trên thế giới, hầu như dân tộcnào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng Nhưng có lẽ khôngdân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặcbiệt như ở Việt Nam

Có bốn cơ sở chính hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:

Thứ nhất là: Lịch sử dựng nước - sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quêhương, xứ sở

- Lòng yêu nước thường bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra,lớn lên của mỗi người; từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng đồnglàng xã, rồi đến quốc gia, dân tộc

- Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụthuộc nhiều vào thiên nhiên, cần có sự hợp sức của cả cộng đồng Điều đó tự nó tạonên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, với xóm làng, với mảnh đất

mà mình đã sinh sống, đang canh tác

Thứ hai là: Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia-dân tộc ViệtNam

Trang 10

- Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có tácđộng sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thầnđoàn kết, sự cố kết cộng đồng.

- Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhấtdân tộc, tức quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tưtưởng, tình cảm chung, trong một nền văn hóa chung

Thứ ba là: Lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và anh dũng của dân tộc

- Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùngvới nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòmngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang

- Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đươngđầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần

- Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệbản sắc dân tộc

Thứ tư là: Sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam

- Trong thời kỳ cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã có các nền văn hóa

phát triển, dẫn đến sự ra đời của các nhà nước sơ khai

- Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, các dòng văn hóa và lịch sử đó đã hòanhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam

Trang 11

Phần 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN 2.1 Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc.

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình vànền độc lập như hôm nay Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoànkết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫnluôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng khôngngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn Lòng yêu nước

là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước Đó làyêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S.Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗingười

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay

ở ý thức và hành động của mỗi người Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nướcchính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù Mọi khó khăn, gian khổ đềukhông ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân Lòng yêunước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thântương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nóthì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày vàđêm để giữ lấy độc lập của đất nước Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu củanhân dân càng phải quyết tâm Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí đểchiến thắng kẻ thù

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủnghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho những dòng sông đổnặng phù sa, cho bãi mía nương dâu Nhà văn Erebuar từng nói “Lòng yêu nhà, yêu

Trang 12

làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc” Những tình yêu tưởng chừngnhư bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình lànơi nuôi dưỡng, dạy dỗ Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên Mai này chúng talớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh Chúng ta cần phải san sẻtình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể Đôi khi lòng yêu nước chỉ

là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn

2.2 Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc.

Việt Nam ta vốn có vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế rất quan trọng, có thể nóiViệt Nam là một miếng mồi ngon mà các nước luôn thèm khát, dòm ngó và tìm mọicách thôn tính, đô hộ, do đó lịch sử của nước ta là lịch sử dựng nước gắn liền với giữnước

Khi nói tới chủ nghĩa yêu nước chúng ta không thể không nhắc đến một thành

tố quan trọng cấu thành nên chủ nghĩa yêu nước đó chính là ý thức độc lập, tự chủ,bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Như chúng ta đã biết, Việt Nam ta vốn có vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế rấtquan trọng, có thể nói Việt Nam là một miếng mồi ngon mà các nước luôn thèm khát,dòm ngó và tìm mọi cách thôn tính, đô hộ, do đó lịch sử của nước ta là lịch sử dựngnước gắn liền với giữ nước

Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, dưới sự đô hộ của các triều đại phương Bắc nhưTriệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường Với chính sách đô hộ tànbạo của mình, chúng không chỉ dừng lại ở việc vơ vét, cướp bóc mà còn rắp tâm xóa

bỏ độc lập chủ quyền của nhân dân ta, chúng ráo riết thực hiện chính sách đồng hóanhằm Hán hóa dân tộc Việt Những cái gì là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần đểphục hồi quốc gia, quốc thể, từ lãnh thổ, tiếng nói đến phong tục tập quán, lối sống, ýthức, tư tưởng của dân tộc ta đều bị chúng dùng trăm phương nghìn kế để hủy diệt Và

từ đây, ý thức sâu sắc về độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ, bản sắc văn hóa của dân tộc đã hiện lên rõ nét nhất

Trang 13

- Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước (lịch sử nghìn năm dựng nước

và giữ nước không thiếu những tấm gương tiêu biếu cho sự đa mưu túc trí,dũng cảm và sẵn sàng xả thân cứu nước)

- Cần cù, sáng tạo trong sản xuất

- Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa hào hiệp, chủ nghĩa nhânđạo, nhân văn

Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUA CÁC THỜI KỲ

Dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay vẫn luôn có một truyền thống yêu nước nồngnàn Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước là ý thức rõ ràng, sâu sắc về nền độclập dân tộc, coi độc lập dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm

Yêu nước là phải giữ gìn nền độc lâp, tự chủ của đất nước, “không có gì quy

hơn độc lập tự do” Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, ý thức độc lập tự chủ lại dâng lên

mạnh mẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó

là truyền thống quy báu của ta Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

- Đấu tranh giành độc lập của hai bà Trưng (40-43)

Đến những năm đầu công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai ngườicon gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở Chu Diên là chàng trai Thi Sách dũngmãnh Cuộc hôn nhân giữa Trưng Trắc và Thi Sách đã làm cho nhà Hán phải giật

Ngày đăng: 02/01/2018, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w