Nâng cao nhận thức của các Chính trị gia và nhân dân về tầm quan

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 111)

tầm quan trọng của nền tƣ pháp độc lập.

Nhƣ đã phân tích ở trên, một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến tính độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án là do độc lập tƣ pháp không nhận đƣợc sự tôn trọng và sự thừa nhận cần thiết trong tâm khảm của một bộ phận

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

cán bộ và tầng lớp nhân dân. Có rất nhiều quốc gia, nguyên tắc độc lập tƣ pháp đã bị Chính phủ hạ thấp một cách có hệ thống và thƣờng bị các Chính trị gia lợi dụng để dễ dàng theo đuổi các chủ trƣơng, chính sách của mình. Toà án dù ở nƣớc nào cũng là một cơ quan công quyền nhƣng đó không phải là cơ quan cực quyền chỉ với chức năng là bảo vệ chế độ chính trị và lợi ích của Nhà nƣớc. Toà án là cơ quan bảo vệ lợi ích cho mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giới tính, dân tộc, màu da hay tôn giáo. Luật sƣ Lƣu Tiến Dũng nhắc nhở: Công chúng cần phải ý thức rằng Toà án là cơ quan thích hợp để xác định một vấn đề là sai hay đúng, các bên cần coi Toà án nhƣ những vị trọng tài công minh và không thiên vị khi giải quyết các tranh chấp trong cả các lĩnh vực công tố và tƣ tố. Toà án cần đƣợc công nhận là một cơ quan xét xử công minh và đúng pháp luật. Xã hội càng phát triển, vai trò của Toà án sẽ càng đƣợc phát huy và hy vọng của mỗi chúng ta là mọi tranh chấp trong xã hội đều sẽ đƣợc giải quyết một cách công khai và minh bạch tại Toà án. Muốn vậy, cần phải có sự nhận thức lớn hơn nữa của các nhà lãnh đạo và nhân dân về tầm quan trọng của một nền tƣ pháp độc lập. Có thể thực hiện bằng cách công khai hoá các quyết định, bản án của Toà án, tăng cƣờng xét xử lƣu động để đẩy mạnh quá trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và để khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan Toà án trong công cuộc cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay. Bởi nhân dân sẽ chỉ tin vào Toà án và coi pháp luật nhƣ một biện pháp cứu rỗi chừng nào các phán quyết của Hội đồng xét xử công bằng và không thiên vị. Và cam kết bảo đảm sự vẹn toàn của độc lập xét xử cũng là mục tiêu chúng ta cần hƣớng tới trong công cuộc cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

Chƣơng cuối cùng của luận văn đã khép lại nhƣng công cuộc cải cách tƣ pháp của chúng ta thì vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Thực tế diễn ra khiến chúng ta không thể không đặt ra câu hỏi: Tại sao nền tƣ pháp của Việt Nam chƣa hoàn toàn độc lập? Và câu trả lời là bởi hoạt động xét xử ở Việt Nam hiện nay đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố: một hệ pháp luật thiếu đồng bộ, một mô hình tổ chức Tòa án chƣa phù hợp, một cách thức quản lý Toà án bất cập, một tâm lý coi thƣờng Tòa án, một mức lƣơng thấpv.v... Tất cả những yếu điểm trên, các nhà nghiên cứu luật học ở nƣớc ta không chỉ một lần mà đã rất nhiều lần đƣa ra phƣơng hƣớng khắc phục nhƣng hiệu quả đạt đƣợc cũng chƣa thể nói là cao. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị ra đời đã thể hiện một cam kết mạnh mẽ từ phía Nhà nƣớc và chúng ta cần có niềm tin trong một tƣơng lai không xa nền tƣ pháp của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” sẽ nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức của nhân dân và các vị lãnh đạo./.

KẾT LUẬN

Đối với nền tƣ pháp của một quốc gia, độc lập xét xử không chỉ quan trọng mà còn có ý nghĩa sống còn, bởi chỉ có những phán quyết đƣợc ban hành từ niềm tin tự do của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới là những phán quyết công minh, không thiên vị và là những phán quyết mà ngƣời dân thực sự mong đợi. Trong khuôn khổ của luận văn này, do thời gian và trình độ

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

còn nhiều hạn chế nên tác giả chỉ có thể tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau đây:

1. Về mặt lý luận, tác giả tìm hiểu một vài nét khái quát về vị trí, vai

trò, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân theo pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống pháp luật Common Law và một số nƣớc thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, cũng nhƣ vị trí và vai trò của họ theo pháp luật Việt Nam và theo tâm niệm, quan điểm của ngƣời dân Việt Nam và những cán bộ trong ngành Toà án. Luận văn đã trình bày một cách khá toàn diện những vấn đề liên quan đến nội dung của nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” cũng nhƣ ý nghĩa, các yếu tố và điều kiện ảnh hƣởng đến sự tồn tại và thực hiện nguyên tắc này. Không chỉ tìm hiểu nguyên tắc độc lập xét xử trong phạm vi hẹp ở đất nƣớc Việt Nam, luận văn còn tham khảo việc thực hiện nguyên tắc này ở một số quốc gia có nền tƣ pháp phát triển và một số quốc gia còn đang trong thời kỳ quá độ. Và tất nhiên, những nghiên cứu so sánh không nằm ngoài mục đích hy vọng Việt Nam sẽ tiếp thu những tinh hoa trong tƣ tƣởng pháp lý tiến bộ chung của nền văn minh nhân loại cho công cuộc cải cách tƣ pháp ở nƣớc mình.

2. Về mặt thực tiễn, luận văn đã nêu lên thực trạng áp dụng nguyên tắc

“Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân tồn tại và phƣơng hƣớng hoàn thiện công cuộc cải cách tƣ pháp. Để có một nền tƣ pháp thực sự độc lập, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm và công việc nào cũng đều hết sức gian nan và đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện và thấu đáo. Hệ pháp luật thiếu đồng bộ không thể đƣợc chúng ta hoàn thiện trong một sớm một chiều, mô hình tổ chức Toà án chủ trƣơng thì đã có nhƣng việc thực hiện cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, về cách thức quản lý Toà án

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

thì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều, mức lƣơng của Thẩm phán thì vẫn tăng nhỏ giọt và không có nhiều ƣu ái hơn so với mức lƣơng của các công chức khác, tính mạng của các thành viên Hội đồng xét xử vẫn có thể bị đe doạ, trình độ của Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân vẫn luôn là bài toán khó chƣa tìm đƣợc lời giải, chƣa kể sự đi xuống trong ý thức đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức ngành Toà án v.v... Tất cả những điều đó khiến chúng ta chƣa dám khẳng định trong thời gian tới Việt Nam sẽ có một nền tƣ pháp thực sự độc lập. Nhƣng thiết nghĩ bất kỳ thành công nào cũng đều phải trả giá và Việt Nam đang chấp nhận hy sinh những lợi ích trƣớc mắt để tiến tới xây dựng một nền tƣ pháp mạnh, ổn định và độc lập hơn.

Cuối cùng, tác giả xin trích dẫn lời của Luật sƣ Lƣu Tiến Dũng để khép lại công trình nghiên cứu của mình với một niềm mong mỏi: Công cuộc cải cách tƣ pháp ở Việt Nam sẽ thành công rực rỡ để nền tƣ pháp của chúng ta mạnh, dân chủ, khách quan, tiến bộ và thực sự vì con ngƣời. Luật sƣ Lƣu Tiến Dũng đã viết “Sẽ là điều không tƣởng nếu đƣa ra mục tiêu bảo đảm độc lập xét xử một cách tuyệt đối. Không có một nền tƣ pháp nhƣ vậy đang tồn tại hoặc sẽ có trong tƣơng lai. Thẩm phán cũng là con ngƣời và con ngƣời thì không thể sống và làm việc một cách biệt lập. Cũng sẽ là ảo tƣởng khi đặt ra mục tiêu xác định và đánh giá chính xác xem nền tƣ pháp nào độc lập hơn hoặc vị Thẩm phán nào độc lập hơn. Tuy nhiên có những điều khó có thể cân đo đong đếm đƣợc nhƣng lại có thể cảm nhận đƣợc giá trị của nó. Mức độ độc lập của một nền tƣ pháp và của những vị quan tòa vận hành nền tƣ pháp có thể cũng không nằm ngoài phạm trù khó định lƣợng, nhƣng có thể định tính đƣợc.

Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của độc lập tƣ xét xử và những yếu tố cơ bản đảm bảo độc lập xét xử cùng với quyết tâm chính trị cao, sẽ là những điều kiện cần thiết để hƣớng tới mục tiêu. Khó có thể phủ nhận rằng hoạt động xét

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

xử chỉ có ý nghĩa khi việc phán xét đúng sai đƣợc thực hiện một cách độc lập, bởi một lẽ đơn giản là độc lập xét xử là bản chất đặc trƣng và không thể thiếu đƣợc của bất kỳ nền tƣ pháp nào. Nghị quyết 49 của Bộ chính trị đã thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất từ trƣớc đến nay về cải cách tƣ pháp mà trọng tâm là Toà án. Hƣớng đi đã đúng, vấn đề còn lại chỉ là thời gian mà thôi” [36, tr. 19]./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHỦ TRƢƠNG, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

3. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.

4. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn Thế Giới về nhân quyền.

5. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và

chính trị.

6. Quốc hội (2000), Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Quốc hội (1995), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc triều hình luật (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

11. Toà án nhân dân Tối cao - Bộ nội vụ - Ban thƣờng trực Uỷ ban Trung ƣơng mặt trận tổ quốc Việt Nam (2005), Nghị quyết liên tịch số 05/2005 / NQLT /TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN về việc ban hành quy chế

về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Toà án nhân dân, Hà Nội.

12. Uỷ ban thƣờng vụ quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội

thẩm Toà án nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

GIÁO TRÌNH, CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHÁC

13. Bộ môn Luật so sánh - Khoa Luật quốc tế - Trƣờng đại học Luật Hà Nội (2003), Tập bài giảng luật so sánh, Hà Nội.

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

14. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Hiến

pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Hiến

pháp các nước tư bản, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự

(phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tư pháp

hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Hà Nội.

18. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình

sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2001), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Trần Kim Nở (chủ biên) (1993), Từ điển Anh - Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Vũ Thị Bích Diệp (2003), Tố tụng tranh tụng - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay,

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật học, Hà Nội.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ, BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC

22. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao (2002), Báo cáo về công tác Toà

án tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI, Hà Nội.

23. Đặng Thanh Nga (2002), “Các phẩm chất nhân cách cơ bản của Thẩm phán”, Luật học, (5).

24. Đỗ Gia Thƣ (2005), “Bàn về quản lý Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp”, Toà án nhân dân, (1).

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

25. Đỗ Gia Thƣ (2004), “Thực trạng đội ngũ Thẩm phán nƣớc ta - Những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng”, Toà án

nhân dân, (4).

26. Đỗ Gia Thƣ (2004), “Yêu cầu nhiệm vụ của ngành Toà án và quan điểm xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong giai đoạn mới”, Toà án nhân dân, (13).

27. Hoàng Hùng Hải (2005), “Mấy ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm”, Toà án nhân dân, (6).

28. Hồ Thế Hoè ( 2003), “Niềm tin nội tâm của Thẩm phán trong việc quyết định hình phạt”, Toà án nhân dân, (3).

29. J. Clifford Wallace (2006), “Khắc phục tham nhũng trong khi phải đảm bảo độc lập tƣ pháp”, Toà án nhân dân, (8).

30. Joseph A.Trotter (Con) (2004), “Giáo dục quản lý và điều hành Toà án ở Mỹ”, Toà án nhân dân, (5).

31. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tƣ pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam”, Toà án

nhân dân, (3).

32. Lê Kim Quế (2006), “Toà án nhân dân trong Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam”, Toà án nhân dân, (5).

33. Lê Thị Sơn (1994), “Suy nghĩ về đào tạo và bồi dƣỡng Thẩm phán ở Việt Nam”, Luật học, (1).

34. Lê Xuân Thân (2003), “Các yếu tố cơ bản tạo thành tƣ cách ngƣời Thẩm phán”, Toà án nhân dân, (12).

35. Lƣu Tiến Dũng (2005), “Công bố phán quyết của Toà án: Cảm nghĩ của một Luật sƣ”, Toà án nhân dân, (2).

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

36. Lƣu Tiến Dũng (2006), “Độc lập xét xử ở các nƣớc quá độ: Một góc nhìn so sánh”, Toà án nhân dân, (20, 21).

37. Lƣu Tiến Dũng (2006), “Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tƣ pháp”, Toà án nhân dân, (8).

38. Mai Bộ (2000), “Cần sửa đổi Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân”, Toà án nhân dân, (2).

39. Nguyễn Văn Hiện (2000), “Một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán và yêu cầu hoàn thiện pháp luật”, Toà án nhân dân, (10).

40. Nguyễn Văn Hiện (2001), “Tiêu chuẩn Thẩm phán - Thực trạng và những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới”, Toà án nhân dân, (4).

41. Nguyễn Thu Hiền (2005), “Bồi thẩm đoàn và hiệu quả tranh tụng trong phiên toà tại Toà đại hình Pháp”, Toà án nhân dân, (11).

42. Nguyễn Khắc Bộ (2004), “Để Hội thẩm nhân dân không chỉ là hình thức”, Toà án nhân dân, (3).

43. Nguyễn Tâm Khiết (2006), “Phấn đấu xây dựng ngành Toà án có uy và có tín trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp”, Toà án nhân dân, (9).

44. Nguyễn Tâm Khiết (2006), “Về hệ thống Toà án trong chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)