ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.
3.1.1. Về sự tác động từ bên ngoài đến các phán quyết của Hội đồng xét xử. xét xử.
Có thể nói, hoạt động xét xử hình sự các vụ án hình sự ở nƣớc ta thời gian qua nhìn chung đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy lùi tình trạng phạm tội, đem lại bình yên cho nhân dân và xã hội. Tuy nhiên còn bộc lộ những khiếm khuyết, còn bỏ lọt tội phạm và làm oan ngƣời vô tội khiến nhân dân giảm lòng tin vào các cơ quan tƣ pháp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam việc áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Nguyên Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện trong một bài viết trên tạp chí Toà án nhân dân đã khẳng định, hiện nay có một số ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng danh nghĩa của cơ quan Đảng, chính quyền địa phƣơng hoặc các cơ quan chức năng khác để hƣớng dẫn, chỉ đạo và yêu cầu Hội đồng xét xử phải giải quyết vụ án theo hƣớng định trƣớc của các cơ quan này là đã xâm phạm đến quyền độc lập xét xử của Thẩm phán. Và cũng có những trƣờng hợp các Thẩm phán e ngại không dám đấu tranh thẳng thắn mà xuôi chiều chấp nhận ý kiến của ngƣời khác. Đến khi Toà án cấp trên phát hiện sai lầm nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án, thì Thẩm phán lại viện dẫn lý do “phải
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
thực hiện ý kiến chỉ đạo của địa phƣơng hoặc của cấp trên v.v...” là hoàn toàn không thể chấp nhận đƣợc[39, tr. 10].
Ở nƣớc ta hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau Hội đồng xét xử đôi khi thiếu độc lập khi đƣa ra phán quyết của mình. Với cách thức tổ chức Toà án theo đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ ràng buộc liên quan đến vấn đề ngân sách nên quyết định của Hội đồng xét xử có thể phải chịu sự can thiệp của các cơ quan hữu quan, đôi lúc là các phƣơng tiện thông tin đại chúng và dƣ luận xã hội. Cái khó là các thành viên của Hội đồng xét xử vừa chịu sức ép từ những tác động bên ngoài, vừa chịu áp lực từ những đòi hỏi công lý của nhân dân và xã hội. Khi một vụ án xảy ra, do liên quan đến vấn đề “nhạy cảm”, Hội đồng xét xử có thể nhận đƣợc những chỉ thị “bất đắc dĩ” mà thật khó để không tuân theo, nhƣng nếu xử án theo chỉ thị thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với phản ứng của nhân dân và các cơ quan ngôn luận.
Một ví dụ điển hình về sự thiếu độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án thời gian qua là vụ án tham nhũng đất đai ở thị xã Đồ Sơn đã đƣợc Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm lần 1 vào cuối tháng 8/2006. Trong vụ án này Thành uỷ và các cơ quan chính quyền địa phƣơng của thành phố Hải Phòng đã có những chỉ đạo vi phạm nghiêm trọng tính độc lập xét xử của Toà án nhƣ:
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ký hai công văn gửi Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Cơ quan điều tra - Bộ Công an với nội dung có tính chất can thiệp vào vụ án. Theo đó hai công văn đều có nội dung miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho một trong những bị cáo đứng đầu trong vụ án tham nhũng đất đai ở thị xã Đồ Sơn và đề nghị miễn xử lý trách nhiệm hình sự đối với một số cá nhân có liên quan trong vụ án. Thậm chí, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng còn cho rằng “Cái sai là do Toà án. Nếu Toà án sai,
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
toà cấp trên cũng sẽ huỷ thôi. Còn hai văn bản của thành phố gửi Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Cơ quan điều tra - Bộ Công an trong quá trình điều tra là do bị cáo có đơn trình bày hoàn cảnh gia đình. Việc gửi văn bản đó chỉ là đề nghị, còn cấp trên độc lập xét xử nhƣ thế nào là quyền của họ. Đề nghị của Uỷ ban nhân dân thành phố là hoạt động bình thƣờng cũng giống nhƣ đơn đề nghị tặng huân, huy chƣơng, đơn xin cấp, phân nhà ấy mà”.
Không chỉ có vậy, trƣớc khi vụ án này đƣợc đƣa ra xét xử sơ thẩm lần 1, Bí thƣ thành uỷ Hải Phòng đã “ngầm chỉ thị” cho Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng “Cần tôn trọng quyết định của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (tức là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố). Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì có thể xử bị các bị cáo dƣới mức khung hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự”.
Và thực tế là trƣớc khi xét xử sơ thẩm lần 1, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã đăng ký báo cáo ý kiến giải quyết vụ án với Thƣờng trực Thành uỷ. Theo giải trình của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng thì do các bị cáo trƣớc khi bị khởi tố đều là cán bộ thuộc diện Thành uỷ Hải Phòng quản lý nên theo quy chế, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phải báo cáo Thƣờng trực Thành uỷ trƣớc khi đƣa các bị cáo ra xét xử. Một thời gian ngắn sau khi vụ án trên đƣợc xét xử sơ thẩm lần 1, Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà đã trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên “Tôi đã khá lo lắng khi thực hiện xét xử vụ này. Tất nhiên không ai bảo tôi phải xử thế này thế nọ. Nhƣng đã có những “gợi ý” và “định hƣớng” xét xử, mình phải tham khảo. Cấp trên đã có đề nghị xin, thì mình làm khác cũng khó”. Đến thời điểm này, vụ án tham nhũng đất đai ở thị xã Đồ Sơn có thể xem nhƣ đã kết thúc nhƣng kết thúc không có hậu của phiên toà sơ thẩm lần 1 đã cho chúng ta một
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
bài học sâu sắc về sự cần thiết phải duy trì, tôn trọng và bảo vệ một nền tƣ pháp thực sự độc lập.
Nói đến độc lập tƣ pháp, ngoài hiện tƣợng một số ngƣời lợi dụng danh nghĩa của các cơ quan Đảng và chính quyền địa phƣơng để can thiệp vào hoạt động xét xử của Toà án, mà chúng ta thƣờng gọi là những “tác động từ phía bên ngoài”, thì trong nội bộ Toà án, chúng ta không thể không nhắc đến một số trƣờng hợp, lãnh đạo Toà án các cấp đã dùng quyền thủ trƣởng của mình để can thiệp quá sâu vào hoạt động xét xử của các Thẩm phán. Ví dụ, đã từ lâu cơ chế bàn án vẫn tồn tại trong quy chế làm việc của nhiều Toà án ở nƣớc ta, trên thực tế, về cơ bản bàn án là một quy định tốt nhằm giúp cho việc xử án đƣợc chính xác, đúng pháp luật và thực sự cần thiết đối với những Thẩm phán mới đƣợc bổ nhiệm, chƣa có nhiều kinh nghiệm. Nhƣng bàn án thế nào để các Thẩm phán vừa có thể độc lập xét xử vừa tuân thủ pháp luật và đem lại hiệu quả cao? Việc bàn án trên thực tế chỉ mang tính chất tham khảo ý kiến của lãnh đạo hoặc những ngƣời có chuyên môn và có kinh nghiệm nhƣng đôi khi thông qua việc bàn án, lãnh đạo Toà đã lộ rõ định hƣớng của mình và có những ám chỉ ngầm báo hiệu cho Thẩm phán phải tuân theo. Và tất nhiên đối với những Thẩm phán có trình độ chuyên môn không giỏi hoặc bản lĩnh kém thì những định hƣớng của cấp trên sẽ ngay lập tức đƣợc cụ thể hoá bằng những quyết định trong một bản án. Nhƣ vậy, không cần can thiệp một cách trực tiếp, lãnh đạo Toà án vẫn có thể gây tác động đến những phán quyết của Hội đồng xét xử.