“THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.
Điều 4 Hiến pháp 1992 quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nhƣng hiện nay trong ý thức của một số ít ngƣời dƣờng nhƣ đã có sự nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn giữa tính chất lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
vực của đời sống xã hội với sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan Đảng vào các hoạt động thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật. Điều đó có nghĩa là việc quy định nguyên tắc độc lập trong xét xử không mâu thuẫn với nguyên tắc đƣợc quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992. Xét cho đến cùng pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể chế hoá đƣờng lối của Đảng nên việc tuân thủ pháp luật cũng chính là phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy việc một số cá nhân sử dụng danh nghĩa của các cấp uỷ Đảng để can thiệp vào hoạt động xét xử trong từng vụ án cụ thể đều là sự nhận thức không đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Toà án. Vụ án tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn đƣợc xét xử sơ thẩm lần 1 vào cuối tháng 8/2006 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng chính là bài học cảnh tỉnh cho một bộ phận cán bộ đã lợi dụng danh nghĩa các cơ quan Đảng và chính quyền địa phƣơng để can thiệp quá sâu vào hoạt động xét xử của Toà án.
Có ý kiến cho rằng, nguyên tắc tam quyền phân lập chính là nền tảng để có đƣợc độc lập tƣ pháp, với cơ chế kìm chế đối trọng, không dễ dàng gì để các cơ quan lập pháp và hành pháp có thể gây tác động đến những phán quyết của Hội đồng xét xử. Còn tại Việt Nam, trên thực tế, trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, chúng ta cũng đã tiếp thu những hạt nhân hợp lý của thuyết tam quyền phân lập, tuy không phân định thật rõ ba nhánh quyền lực quan trọng của đất nƣớc nhƣng chúng ta cũng đã có sự phân công hợp lý giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp. Nhƣng thuyết tam quyền phân lập có phải là cốt lõi để có đƣợc sự độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án? Luật sƣ Lƣu Tiến Dũng khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến độc lập xét xử đã khẳng định về cơ bản, các văn kiện quốc tế về độc lập tƣ pháp không yêu cầu phải công nhận phân quyền là một điều kiện bắt buộc tiên quyết để đảm bảo độc lập xét xử. Ông cho rằng trƣớc năm 1994, Nam Phi
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
cũng đã chấp nhận tƣ tƣởng của Montesquieu về tam quyền phân lập nhƣng cũng đã thất bại khi xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và nền tƣ pháp cũng không thể coi là độc lập. Trong khi đó, ở một số nƣớc khác, mặc dù không công nhận việc phân chia quyền lực nhƣng thừa nhận sự cần thiết phải phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp (Việt Nam nằm trong số các nƣớc này). Điều đó cho thấy dù khái niệm phân quyền có đƣợc công nhận hay không thì quyền lực tƣ pháp vẫn đƣợc khẳng định rõ ràng trong Hiến pháp là một nhánh quyền lực quan trọng bên cạnh quyền lập pháp và quyền hành pháp [36, tr. 9-10]. Và cũng giống nhƣ nhiều quốc gia khác, Hiến pháp Việt Nam cũng nêu rõ nguyên tắc về sự độc lập của Toà án (của Hội đồng xét xử) và đều công nhận Toà án là một cơ quan độc lập và duy nhất đƣợc trao thẩm quyền giải quyết các vấn đề mang tính tƣ pháp theo quy định của pháp luật. Từ phân tích trên cho thấy, học thuyết tam quyền phân lập chƣa hẳn là vấn đề cốt lõi khiến nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” chƣa đƣợc áp dung triệt để tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cách thức tổ chức Toà án ở mỗi quốc gia chính là một trong những yếu tố thiết yếu để đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử của quốc gia đó. Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, mô hình hệ thống Toà án đã có những sự thay đổi theo từng thời kỳ. Ở giai đoạn đầu sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã có Sắc lệnh số 33c ngày 13/9/1945 thiết lập các Toà án quân sự nhằm trừng trị những tội phạm xâm hại đến nền độc lập của đất nƣớc (và ngày 13/9 sau này cũng đã đƣợc chọn làm ngày thành lập ngành Toà án nhân dân Việt Nam). Tiếp theo đó vào ngày 24/01/1946 với Sắc lệnh số 13, Toà án ở nƣớc ta đã đƣợc tổ chức theo ba cấp: ở cấp Trung ƣơng có Toà thƣợng thẩm ở ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), ở cấp tỉnh
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
là Toà án đệ nhị cấp, ở cấp huyện là Toà án sơ cấp. Đến năm 1950, Sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 đã bắt đầu thời kỳ cải cách và xây dựng mô hình tổ chức hệ thống Tòa án ở nƣớc ta theo cách thức từ trên xuống dƣới bao gồm có Toà án nhân dân Tối cao, các Toà phúc thẩm, các Toà án nhân dân cấp tỉnh và các Toà án nhân dân cấp huyện. Theo Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 thì do điều kiện chiến tranh nên ngoài hệ thống Toà án Tối cao ở Trung ƣơng, các Toà án nhân dân địa phƣơng cấp tỉnh và cấp huyện, chúng ta còn có thêm Toà án nhân dân các cấp trong khu tự trị Việt Bắc, khu tự trị Tây Bắc và các Toà án quân sự Quân khu và khu vực. Cách thức tổ chức Toà án nhƣ trên đƣợc thực hiện hơn 30 năm cho đến khi chúng ta có Hiến pháp năm 1992, lúc này do chiến tranh đã kết thúc nên việc tổ chức các cấp Toà án nhân dân ở các khu vực tự trị không còn cần thiết và theo Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, mô hình Toà án nhân dân ở nƣớc ta chỉ còn Toà án nhân dân Tối cao ở Trung ƣơng, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện ở địa phƣơng [44, tr. 18]. Cách thức tổ chức Toà án nhƣ trên đƣợc chúng ta gọi là mô hình tổ chức Toà án theo lãnh thổ và xét trên một góc độ nào đó, ngƣời ta cảm nhận đƣợc hệ thống Toà án đƣợc tổ chức theo hƣớng này rất khó để có đƣợc sự độc lập toàn vẹn. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, để Toà án có thể độc lập thì phải hạn chế sự ràng buộc nó với Chính quyền địa phƣơng. Toà án nhân dân không có cấp trên khi thực hiện chức năng xét xử và càng không phải là cơ quan trực thuộc của một chính quyền địa phƣơng. Nhƣng đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế với tình hình nhƣ nƣớc ta hiện nay, liệu Tòa án có hoàn toàn không phải chịu sức ép nào từ phía Chính quyền địa phƣơng? Sự phụ thuộc trƣớc hết chính là ở ngân sách hàng năm do địa phƣơng phân bổ cho ngành Toà án cũng nhƣ những đãi ngộ mà Chính quyền địa phƣơng dành cho cán bộ ngành Tòa án. Tất nhiên câu chuyện về ngân sách cho ngành Tòa án không
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam mà ngay ở nhiều quốc gia trong thời kỳ quá độ vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu kinh phí cho ngành Tòa án. Ở Nga và Ucraina, nguồn ngân sách quốc gia phân bổ cho Toà án thƣờng không thực hiện đƣợc và điều này buộc Toà án phải dựa vào chính quyền địa phƣơng và đôi khi vào cả các nguồn hỗ trợ tƣ nhân [36, tr. 14]. Nhƣ vậy cách thức tổ chức Toà án theo các đơn vị hành chính lãnh thổ có lẽ chƣa hợp lý khi mong muốn của chúng ta là có một nền tƣ pháp độc lập. Có lẽ cần phải thay đổi nhận thức của các vị lãnh đạo và nhân dân khi cho rằng Toà án nhân dân địa phƣơng là đơn vị trực thuộc của một Chính quyền địa phƣơng và kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đã chỉ ra cách thức tổ chức Toà án theo đơn vị hành chính lãnh thổ sẽ làm tổn hại đến tính độc lập trong xét xử của Toà án.
Một lý do khác khiến hoạt động xét xử của nƣớc ta chƣa hoàn toàn độc lập, đó là phạm vi và nội dung quản lý Toà án các cấp hiện nay là quá sâu, mặc dù đã có sự cải tổ (chuyển từ Bộ Tƣ pháp sang Toà án nhân dân Tối cao). Lịch sử tƣ pháp Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua (trƣớc khi có sự ra đời của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002) đã chấp nhận sự quản lý Toà án của Bộ Tƣ pháp nhƣ một lẽ tất yếu. Theo Hiến pháp năm 1946, ở nƣớc ta tồn tại ba cấp Toà án, đó là Tòa án thƣợng thẩm, Toà án đệ nhị cấp và Tòa án sơ cấp, theo đó, Thẩm phán ở Toà thƣợng thẩm và đệ nhị cấp do Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm, Thẩm phán ở Tòa sơ cấp do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm và tất cả các cơ quan Toà án đều đặt dƣới sự quản lý của Bộ Tƣ pháp về mặt tài chính, kinh phí, tổ chức, chế độ làm việc và các công việc nhân sự. Trong quá trình chuẩn bị ban hành Hiến pháp năm 1959, Tòa án nhân dân Tối cao đƣợc thành lập và tuy đã có sự cải tổ về cách thức tổ chức hệ thống Toà án nhƣng Bộ Tƣ pháp vẫn đƣợc giao chức năng quản lý các Toà án địa phƣơng theo Nghị định số 01 ngày 11/02/1960. Nhƣng sau đó do tình hình chung của đất nƣớc, Bộ Tƣ pháp đã bị giải thể và Luật Tổ chức Toà án năm 1960 ra đời đã
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
có quy định Toà án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn về tổ chức bộ máy làm việc và biên chế của Tòa án nhân dân địa phƣơng các cấp và Thẩm phán của các Toà án nhân dân địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Nhƣng về thực chất Toà án nhân dân Tối cao chƣa thực sự thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức theo đúng nghĩa của nó, mặc dù thời gian này không có sự hiện diện của Bộ Tƣ pháp nhƣng quyền quản lý Tòa án nhân dân địa phƣơng vẫn thuộc Chính phủ. Và quyền đó đƣợc Chính phủ giao cho chính quyền địa phƣơng đảm nhiệm. Đến năm 1981, cùng với việc Bộ Tƣ pháp đƣợc tái thành lập thì việc quản lý các Toà án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức lại đƣợc chuyển giao từ chính quyền địa phƣơng về Bộ Tƣ pháp. Để giải trình cho sự trở lại của Bộ Tƣ pháp, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Phạm Văn Đồng đã nói: Không thể có chuyện Toà án nhân dân Tối cao với tính chất là một Tòa án, một cơ quan xét xử lại đƣợc giao nhiệm vụ của một bộ của Chính phủ (ám chỉ việc quản lý các Toà án nhân dân địa phƣơng) và Hội đồng Chính phủ phải là ngƣời quản lý toàn diện mọi hoạt động của đời sống xã hội kể cả quản lý tƣ pháp. Sau này khi chuẩn bị ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, đã có một số ý kiến cho rằng nên giao các Toà án nhân dân địa phƣơng cho Tòa án nhân dân Tối cao quản lý nhƣng đề nghị này sau đó đã không đƣợc chấp nhận và Bộ Tƣ pháp vấn tiếp tục quản lý Toà án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức và tài chính. Nhƣng những quy định trên chỉ tồn tại đƣợc khoảng 10 năm, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, một lần nữa lại giao quyền quản lý các Tòa án nhân dân địa phƣơng về Toà án nhân dân tối cao (lần này là sự quản lý một cách thực chất). Phân tích điều này, có nhiều ngƣời đã lo sợ việc giao thêm cho Tòa án nhân dân Tối cao quyền quản lý các Toà án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức sẽ khiến Tòa án nhân dân Tối cao trở thành cơ quan cực quyền. Sẽ rất khó để các Toà án địa phƣơng có thể độc lập xét xử khi Chánh
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
án Toà án nhân dân Tối cao sẽ có mạng lƣới tổ chức bủa khắp 64 tỉnh thành và chi phối đến từng Thẩm phán. Và điều này sẽ dẫn đến tình trạng Toà án nhân dân cấp trên can thiệp trực tiếp vào công tác xét xử của Toà án nhân dân cấp dƣới bằng cách “hƣớng dẫn” hoặc “cho ý kiến” giải quyết các vụ việc cụ thể, thậm chí còn “chỉ đạo” cả khung và mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với bị cáo. Và nguy hiểm hơn các Tòa án nhân dân địa phƣơng có thể vì đó mà dựa dẫm, né tránh, không độc lập suy nghĩ để thực hiện đúng quyền năng của mình theo luật định. Ngƣời ta cũng lo ngại nếu giao cho Toà án nhân dân Tối cao quyền quản lý các Toà án địa phƣơng về mặt tổ chức thì cùng với quyền năng tố tụng hiện có, cơ quan Tòa án sẽ trở thành hệ thống cơ quan khép kín. Điều đó không những làm tổn hại đến nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án các cấp mà còn vô hiệu hóa vai trò của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, luật sƣ và các quy định về chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia. Để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án thì cần có sự tách bạch, rạch ròi giữa các cấp Tòa án để tránh tình trạng những quy định về xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm chỉ còn mang tính hình thức. Nhƣ vậy, nhiệm vụ trƣớc mắt là chúng ta cần phải có những nghiên cứu thật nghiêm túc về quyền quản lý Tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức bởi theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia có nền tƣ pháp phát triển, quyền quản lý Tòa án thƣờng đƣợc giao cho Bộ Tƣ pháp - là cơ quan quản lý lĩnh vực tƣ pháp về mặt hành chính.
Theo báo cáo hàng năm của Toà án nhân dân Tối cao, thời gian gần đây, ngành Toà án luôn rơi vào tình trạng thiếu kinh phí cho vấn đề xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác xét xử. Năm 2002, về trụ sở làm việc cả nƣớc có 22 trụ sở Toà án nhân dân cấp tỉnh cần xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng diện tích, 122 trụ sở Toà án nhân dân cấp huyện cần đƣợc xây dựng mới, 250 Toà án cần phải sửa chữa lớn vì xây dựng cách
Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10
đây 10 năm nay đã xuống cấp. Những năm sau này mặc dù đã có cố gắng rất lớn trong việc cấp kinh phí xây dựng cơ bản cho các Toà án nhân dân địa phƣơng (năm 2004, ngành Toà án đầu tƣ xây mới 61 trụ sở, 80 trụ sở đƣợc sửa chữa, mở rộng; năm 2006, xây dựng mới 68 trụ sở, mở rộng cải tạo 92 trụ