Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 99)

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng để luật hiểu thế nào cũng đƣợc và tạo ra kẽ hở để những ngƣời tiến hành tố tụng không thể chỉ tuân theo pháp luật chính là những tiêu chí mà nhà làm luật cần quan tâm trong việc xây dựng pháp luật giai đoạn hiện nay. Việc xét xử bất kỳ loại án nào cũng cần phải thận trọng nhƣng việc xét xử các vụ án hình sự cần nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt hơn vì nó trực tiếp ảnh hƣởng đến quyền, lợi

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

ích, thậm chí là tự do và tính mạng của công dân trong xã hội. Bởi vậy, không thể chấp nhận các văn bản pháp luật không rành mạch, rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau khiến cho phán quyết của một phiên tòa phần nhiều phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Thẩm phán và các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Muốn vậy các nhà làm luật cần theo sát thực tế khách quan để có những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình mới. Trong thời gian gần đây, Tòa án nhân dân tối cao đã phát huy vai trò của mình khi ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn để các Toà án cấp dƣới áp dụng thống nhất pháp luật, tránh tình trạng mỗi Toà án địa phƣơng tự “hiểu luật” theo cách thức riêng của mình. Tuy nhiên cũng có những quy định không nên chỉ dừng lại ở các văn bản hƣớng dẫn mà cần đƣợc quy định một cách cụ thể hơn trong luật. Ví dụ thế nào là phạm tội nhiều lần, ngƣời phạm tội đạt độ tuổi thế nào thì đƣợc coi là già và nên chăng cần quy định độ tuổi tối đa của một ngƣời khi phải chịu trách nhiệm hình sự v.v... Còn rất nhiều những quy định khác nữa cần đƣợc làm rõ hơn khi chúng ta áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự để định tội danh và xác định mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với bị cáo. Nhƣng nói tóm lại, Thẩm phán và Hội thẩm sẽ “chỉ tuân theo pháp luật” khi mà các văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ và đồng bộ khiến họ không thể có cơ hội suy diễn ý tứ của nhà làm luật theo hƣớng chủ quan của mình.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới” đã nêu rõ “Nâng cao chất lƣợng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sƣ, ngƣời bào chữa và ngƣời tham gia tố tụng khác”. Với quan điểm đổi mới hoạt động tố tụng hình sự ở nƣớc ta theo hƣớng tăng cƣờng tranh luận tại phiên toà, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã dần biến những ý tƣởng của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam thành hiện thực khi có xu hƣớng đƣa những hạt nhân hợp

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

lý của hệ tố tụng tranh tụng vào hoạt động tố tụng hình sự ở nƣớc ta. Nghị quyết đã khẳng định “nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tƣ pháp” hay “hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sƣ thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà”. Tố tụng tranh tụng là loại hình tố tụng có rất nhiều ƣu điểm và đƣợc ƣa thích ở các nƣớc theo truyền thống Common Law. Đây “là loại hình tố tụng mà ở đó xuất hiện bên buộc tội và bên gỡ tội có địa vị pháp lý ngang bằng nhau trong quá trình xác định sự thật khách quan của vụ án và Tòa án sẽ ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên tại phiên toà”. Theo hệ tố tụng tranh tụng, trƣớc khi phiên toà đƣợc mở, Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà và Bồi thẩm đoàn sẽ không đƣợc nghiên cứu hồ sơ từ trƣớc, họ sẽ không thể có định kiến với bị cáo vì chính họ cũng không nắm bắt đƣợc các tình tiết của vụ án và hành vi của bị cáo diễn ra thế nào. Hơn nữa việc lựa chọn ngẫu nhiên các thành viên của Bồi thẩm đoàn và việc không thể biết trƣớc ai sẽ là Chủ toạ phiên xét xử sẽ khiến cho thân nhân của bị cáo thật khó để “chạy án”, ngoài ra với diễn biến công khai và đầy bất ngờ trong phiên toà, sự can thiệp của các “thế lực” bên ngoài đến các phán quyết của Hội đồng xét xử sẽ đƣợc hạn chế đến mức tối đa. Điều đặc biệt là trong hệ tố tụng tranh tụng, Thẩm phán chỉ đƣợc coi nhƣ một vị trọng tài trên sân bóng, ông ta không tham gia đá bóng, càng không biết trƣớc diễn biến của trận đấu nhƣng lại có quyền phạt các cầu thủ phạm lỗi và nổi hồi còi kết thúc trận đấu với tuyên bố phần thắng thuộc về ngƣời xuất sắc hơn[21, tr. 9-10]. Theo bài học đƣợc rút ra từ một số nƣớc, khi Toà án chỉ đóng vai trò là trọng tài trong một phiên toà thì đó chính là yếu tố thiết yếu để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án. Và để Toà án trở lại đúng vị trí của cơ quan xét xử nhƣng có vai trò chủ động hơn trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án thì trong lần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự sắp tới chúng ta không nên quy định Tòa án có trách nhiệm

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

chứng minh tội phạm (Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003); Toà án có thẩm quyền khởi tố vụ án (khoản 4 Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003), Toà án có thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003); sửa đổi điều khoản quy định về trình tự xét hỏi theo đó dành phần lớn thời gian xét hỏi và tranh luận cho bên buộc tội và gỡ tội...

Ngoài ra, cần hoàn thiện những quy định của pháp luật để đảm bảo sự độc lập của cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử, cụ thể:

Có rất nhiều lý do để chúng ta phải suy nghĩ khi đề cập việc cách tân nhiệm kỳ công tác của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay. Có quan điểm cho rằng để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán phải có hai điều kiện: bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ lâu dài và bảo đảm đầy đủ đời sống cho các Thẩm phán. Thạc sỹ Mai Bộ (Toà án quân sự Trung ƣơng) đã đƣa ra một phép tính, một Thẩm phán của Việt Nam từ khi bổ nhiệm đến khi về hƣu trung bình phải trải qua 4, 5 hoặc 6 lần tái nhiệm và nhƣ vậy tổng số hồ sơ bổ nhiệm Thẩm phán trong cả nƣớc một năm, năm năm, mƣời năm v.v... sẽ là bao nhiêu? Tất nhiên việc bổ nhiệm Thẩm phán theo một nhiệm kỳ dài hoặc vô hạn cũng có những nhƣợc điểm nhất định, ví dụ nhƣ khi đã “chắc chân”, sẽ có rất nhiều Thẩm phán lợi dụng quyền hạn để tham nhũng hoặc thực hiện những hành vi trái pháp luật nhƣng xét trên một khía cạnh nào đó, cách thức bổ nhiệm này sẽ khiến các Thẩm phán có đƣợc sự độc lập nhất định khi đƣa ra các phán quyết của mình. Và tầm quan trọng của việc “cải tiến” nhiệm kỳ của Thẩm phán đã đƣợc khẳng định khi trong Nghị quyết 49-NQ/TW nêu rõ “Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tƣ pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn”. Và Luật sƣ Lƣu Tiến Dũng đã chỉ ra trong một nghiên cứu định tính đƣợc tiến hành gần đây với các cơ quan tƣ pháp ở một số quốc gia

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

quá độ cho thấy các Thẩm phán đƣợc bổ nhiệm có nhiệm kỳ thƣờng chịu nhiều ảnh hƣởng từ phía Chính phủ hơn so với các Thẩm phán bổ nhiệm suốt đời [36, tr. 12]. Nhƣng vấn đề là trong giai đoạn cải cách tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay, Thẩm phán nên đƣợc bổ nhiệm suốt đời hay kéo dài nhiệm kỳ bổ nhiệm và nếu kéo dài thì trong bao lâu? Theo quan điểm của tôi việc bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ vô hạn xem ra chƣa thực sự thích hợp nhƣng nhiệm kỳ Thẩm phán có thể kéo dài hơn hoặc các Thẩm phán sẽ trải qua thử thách một nhiệm kỳ ngắn hạn trƣớc khi đƣợc bổ nhiệm vô hạn. Hiện nay có hai cách thức để "đổi mới" những quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán:

Một là, chúng ta bổ nhiệm các Thẩm phán với nhiệm kỳ 10 năm, tức là kéo

dài thời gian công tác của Thẩm phán so với hiện nay thêm 5 năm.

Hai là, chúng ta bổ nhiệm Thẩm phán lần đầu với nhiệm kỳ là 5 năm và trong

thời gian công tác nếu Thẩm phán thể hiện là ngƣời có trình độ, năng lực và đạo đức thì sẽ đƣợc bổ nhiệm suốt đời (không có kỳ hạn).

Một trong những lý do khiến sự công tâm của Thẩm phán bị tổn hại, đó là mức lƣơng mà Chính phủ trả cho họ không đủ để trang trải cuộc sống ở mức trung bình khá. Trên lý thuyết, Thẩm phán là một công chức đặc biệt, họ xét xử độc lập và không chịu sự ràng buộc, “chỉ đạo” của bất kỳ thế lực nào. Nhƣng trên thực tế, sự công minh của một phán quyết rất có thể sẽ bị ảnh hƣởng bởi chính những điều kiện về thu nhập của cá nhân các Thẩm phán. Một số Thẩm phán thƣờng than phiền là mức lƣơng mà họ nhận đƣợc khá thấp, không đủ để trang trải một cuộc sống tối thiểu. Đồng thời để hạn chế tình trạng tham ô, nhận hối lộ trong ngành Toà án, một trong những giải pháp là chúng ta cần tăng lƣơng để các Thẩm phán có thể yên tâm hơn trong xét xử. Bởi vậy, theo quan điểm của tôi, với đặc thù nghề nghiệp của mình, Thẩm phán cần nhận đƣợc mức lƣơng riêng, có thể cao gấp 3 đến 5 lần một công

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

chức bình thƣờng khác. Một Thẩm phán khi mới bổ nhiệm ở bậc lƣơng thấp nhất cũng phải đảm bảo thu nhập ở mức khá, tức là mức lƣơng phải ở khoảng 4.000.000đ đến 5.000.000đ/1tháng, mức lƣơng này có thể cao hơn mức lƣơng của bất kỳ một công chức nào nhƣng nó là cần thiết để duy trì sự độc lập tƣ pháp của cả một quốc gia và lợi ích mà nó đem lại sẽ không thể cân, đo, đong, đếm đƣợc.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho các thành viên trong Hội đồng xét xử cũng là vấn đề chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Đối với những vụ án phức tạp, đặc biệt là những vụ án có liên quan đến các băng, nhóm xã hội đen, các thành viên trong Hội đồng xét xử cần nhận đƣợc cam kết từ phía Nhà nƣớc, tính mạng và sức khoẻ của họ sẽ đƣợc đảm bảo trong suốt quá trình xét xử vụ án cho dù trong thời gian làm việc hay trong thời gian nghỉ ngơi tại nhà. Đối với những vụ việc, sau khi phiên toà kết thúc, các đƣơng sự trong vụ án hoặc ngƣời nhà của bị cáo, ngƣời bị hại có lời lẽ đe doạ thì các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần đƣợc bảo đảm an toàn tuyệt đối trên tuyến đƣờng từ cơ quan trở về nhà, tránh những hành động quá khích từ phía ngƣời dân và cần đƣợc bảo vệ trong cả quãng thời gian tiếp theo nếu họ cảm thấy tính mạng, sức khỏe của mình và gia đình không đƣợc bảo đảm. Ở một số quốc gia phát triển, các Thẩm phán thƣờng đƣợc bảo vệ bởi một lực lƣợng rất đặc biệt và họ hoàn toàn yên tâm khi đƣa ra các phán quyết mà không phải lo lắng tính mạng và sức khoẻ của mình có thể bị xâm phạm bất kỳ lúc nào. Nói tóm lại, có rất nhiều sự ƣu ái cần dành cho Thẩm phán và các thành viên khác trong Hội đồng xét xử vì sự công minh và độc lập trong các phán quyết của họ là căn cứ để chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ có một nền tƣ pháp mạnh, dân chủ, khách quan và công bằng.

Điều 32 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định “Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình đƣợc

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

bầu hoặc cử làm Hội thẩm”. Nhƣng một thực tế hiện nay là ở Việt Nam, việc tham gia phiên toà của Hội thẩm nhân dân nhiều khi không phải do sự phân công của Chánh án, mà chủ yếu là do Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà chọn lựa. Điều này khiến ngƣời ta luôn nghi ngờ về tính độc lập trong mỗi phán quyết của Toà án. Bởi vậy, theo tôi trong tƣơng lai gần chúng ta nên áp dụng cách thức lựa chọn Hội thẩm tham gia phiên toà giống nhƣ ở một số nƣớc phƣơng Tây. Theo đó danh sách những Hội thẩm nhân dân tham gia phiên toà sẽ đƣợc lựa chọn theo hình thức ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm dƣới sự chủ trì của đồng chí Chánh án Toà án - nơi Hội thẩm nhân dân đƣợc bầu. Cách thức lựa chọn Hội thẩm nhân dân nhƣ trên sẽ mang lại những lợi ích sau:

Thứ nhất, việc các thành viên trong Hội đồng xét xử không thuộc một “ekip”,

không chịu sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau sẽ khiến mỗi phán quyết của Toà án khách quan và độc lập hơn.

Thứ hai, việc lựa chọn ngẫu nhiên các Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng

xét xử về cơ bản sẽ giải quyết đƣợc tình trạng có Hội thẩm nhân dân trong suốt cả nhiệm kỳ không tham gia một phiên toà nào khiến việc bầu, cử Hội thẩm chỉ còn là hình thức.

Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đã có quy định khá rõ ràng những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nhƣ Điều 30 quy định về các trƣờng hợp Thẩm phán bị cách chức hay Điều 41 khoản 2 quy định về các trƣờng hợp Hội thẩm nhân dân bị bãi nhiệm. Nhƣng trên thực tế khi một phán quyết đƣợc công bố, nếu có oan sai thông thƣờng dƣ luận không lên án các Hội thẩm nhân dân mà thƣờng đòi hỏi trách nhiệm từ các Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà. Nếu một Thẩm phán cố ý vi phạm quy tắc nghề nghiệp, vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức thì có thể mất chức danh Thẩm phán và không đƣợc tái nhiệm trong suốt thời gian công

Luận văn thạc sỹ Vũ Thị Bích Diệp - Cao học Luật khóa 10

tác sau này nhƣng đối với các Hội thẩm, nếu cố ý vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc có những sai phạm khác, theo quy định của pháp luật chỉ bị bãi nhiệm thì phải chăng là quá nhẹ nhàng? Theo quan điểm của tôi, cần có sự phân biệt giữa trách nhiệm của những Hội thẩm đã nghỉ hƣu và những Hội thẩm đang còn công tác. Đối với những Hội thẩm đã nghỉ hƣu nếu có vi phạm nghiêm trọng, liên quan đến tƣ cách Đảng viên thì cần chịu sự kỷ luật về phía các tổ chức Đảng và cần đƣợc xử lý công khai trƣớc các đại biểu của nhân dân đã tín nhiệm bầu ra họ. Còn đối với các Hội thẩm còn đƣơng nhiệm, nếu có vi phạm nghiêm trọng cũng cần đƣợc công khai kiểm điểm ở các đơn vị nơi họ công tác và trƣớc các đại biểu của nhân dân. Vì nhƣ chúng ta đã biết, cơ cấu thành phần của Hội đồng xét xử là minh chứng rõ nhất cho tƣ tƣởng dân chủ trong hoạt động bảo vệ pháp luật ở nƣớc ta. Với số lƣợng Hội thẩm nhân dân luôn ở vị thế áp đảo, phán quyết của Hội đồng xét xử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và phẩm cách của mỗi vị Hội thẩm nhân dân. Bởi vậy, việc quy định trách nhiệm cho các vị Hội thẩm là cần thiết để tránh tình trạng tuy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 99)