Những giá trị và hạn chế của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Một phần của tài liệu Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh (Trang 73 - 85)

nghĩa hiện sinh

Có thể nói, bên cạnh nhiều điểm còn khác biệt, xa lạ với quan niệm mácxít của chúng ta, những luận điểm triết học cũng như quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh đã để lại những giá trị nhất định cho lịch sử tư tưởng nhân loại.

Thứ nhất, triết học truyền thống quan tâm tới con người chủ yếu như một

bản thể phổ quát, con người đã không được dành cho một vị trí ưu tiên riêng, mà cũng chỉ được coi như một trong vô số các sự vật hiện tượng. Con người là một thành phần, một bộ phận của thế giới và cũng như các thành phần, các bộ phận khác nó phải tuân theo, bị ràng buộc bởi các trật tự chung. Khác với triết học truyền thống, chủ nghĩa hiện sinh đã xem xét con người với cuộc sống riêng biệt và độc đáo của nó và thừa nhận con người có thẩm quyền bất khả xâm phạm là “sự tự do”. Chẳng hạn, Gi. P. Sartre cho rằng con người được quyền tự do lựa chọn những hành động của mình và quan trọng hơn, đó phải là những hành động mang tính sáng tạo và độc đáo. Bởi lẽ, con người không đứng yên một chỗ, không được tuân theo những công thức có sẵn để rồi tự đánh mất bản thân mình. Con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì ngoài sự đối diện với chính bản thân mình và thông quan sự hiện hữu của mình con người tự làm nên bản chất của mình. Bản chất của con người thể hiện ở cái độc đáo do chính nó tạo ra, hoạt động của con người phải hướng tới việc tạo ra những cái mới, những cái chưa có.

Chính quan niệm này của chủ nghĩa hiện sinh đã thực sự thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo trong hoạt động khoa học cũng như hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ hai, người có đạo đức theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh là người

dám làm, dám chịu. Dám làm là làm theo nguyên tắc của lòng mình chứ không phải làm theo hệ thống giá trị đã viết sẵn cho cả xã hội. Nhờ có tự do,

con người phải tự tạo ra các giá trị cho mình và tạo ra chính mình thông qua các giá trị đó. Trong quá trình đi tìm giá trị này, con người phải đối mặt với những khó khăn, bộn bề của cuộc sống, họ băn khoăn trước những tình huống phải đưa ra quyết định lựa chọn. Lúc này, không còn cách nào khác con người phải dấn thân và hành động, khi hành động con người sẽ rơi vào tâm trạng lo âu, vì con người phải tự chịu trách nhiệm với mình, với mọi người. Người có trách nhiệm khi hành động sẽ lo âu bởi một mặt, lo âu thúc đẩy hành động của con người, mặt khác lo âu đi liền với trách nhiệm. Làm được điều này, con người sẽ trở thành có đạo đức học theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh.

Có thể nói rằng, đạo đức học hiện sinh đã đạt được những giá trị nhất định trong quan niệm của mình. Nó đã phủ nhận những giá trị cũ, những tập quán, những quy tắc xã hội trói buộc sự tự do của con người, kìm hãm tính năng động, sáng tạo của con người cũng như sự phát triển của họ. Lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại cho thấy rằng, không phải giá trị nào trong lịch sử cũng đều phù hợp và tác động tốt đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội.

Do vậy, ở khía cạnh này, đạo đức học hiện sinh sẽ có giá trị tích cực vì đã động viên cá nhân hãy thoát khỏi sự ràng buộc của những chuẩn tắc đã lỗi thời để tạo ra những giá trị mới, nhờ đó mà con người sẽ chủ động, tích cực hơn, năng động hơn trong suy nghĩ và trong hành động.

Chẳng hạn, thiện, ác là những yếu tố không phải có sẵn, mà do con người tự tạo nên. Làm đúng nguyên tắc của lòng mình, hành vi đó sẽ được coi là thiện, làm trái với những tiêu chuẩn mình đặt ra sẽ tạo ra giá trị ác. Mà như đã biết, theo đạo đức học hiện sinh, con người không những phải chịu trách nhiệm về mình mà còn phải chịu trách nhiệm về mọi người, vì chúng ta không thể dám chắc rằng, hành vi lựa chọn của chúng ta không được người khác xem như là mẫu mực và noi theo.

Cái “thiện”, cái “ác”, trong đạo đức học Mác – Lênin là những giá trị được định sẵn, nó là một hệ thống các quy tắc đạo đức, các chuẩn mực chung của cả xã hội và con người tự nguyện, tự giác làm theo. Giá trị thiện, ác này gắn chặt với lợi ích, hành vi nào ưu tiên lợi ích tập thể sẽ được coi là thiện, còn cái ác được hình thành ở hành vi ưu tiên lợi ích cá nhân. Vậy là, theo đạo đức học Mác – Lênin, khi hành động, quyết định lựa chọn hành vi của mình, con người phải dựa trên những chuẩn mực, tiêu chí xã hội có sẵn đó để đối chiếu hành vi của mình mang giá trị thiện hay ác.

Đứng trên quan niệm đạo đức học của chủ nghĩa Mác – Lênin, có thể đánh giá rằng, nếu quyết định lựa chọn của cá nhân tạo ra giá trị phù hợp với chuẩn mực xã hội, với phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc thì đạo đức học hiện sinh sẽ mang giá trị tích cực: trong hành vi này, lợi ích cá nhân không đi ngược lợi ích tập thể, đồng thời con người phát huy được tính năng động, sáng tạo trong hoạt động của mình.

Khi đưa ra quan niệm về trách nhiệm, đạo đức học mácxít cho rằng, người có trách nhiệm là người hoàn thành tốt công việc theo khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Có người gặp nạn thì lập tức trách nhiệm cứu nạn được đặt ra; người lao động có trách nhiệm lao động trung thực và tận tâm; học sinh có trách nhiệm học giỏi…những trách nhiệm, chuẩn mực này không phải do cá nhân tự tạo bằng sự tự do lựa chọn của mình mà do xã hội hoặc người khác đặt ra nhằm đáp ứng lợi ích của xã hội. Còn đạo đức học hiện sinh lại cho rằng, con người phải chịu trách nhiệm về chính quyết định của mình, mình tự quyết định mình là người như thế nào, tự quyết định vận mệnh của chính bản thân mình nên sướng hay khổ, thành hay bại cũng đều do con người làm nên nên không thể đổ lỗi cho bất cứ ai. Người có trách nhiệm là người làm đúng theo lương tâm của mình, đi theo tiếng gọi của tình cảm, tâm

tư, nguyện vọng. Hơn thế, đạo đức học hiện sinh còn khẳng định, bên cạnh trách nhiệm cá nhân, con người còn phải có trách nhiệm với mọi người.

Như vậy, quan niệm về trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh có giá trị đáng kể, vì con người sẽ phải chủ động, quyết đoán trong công việc cũng như trong cuộc sống, tránh được tính ỉ lại, dựa dẫm trông chờ vào người khác. Từ đó, buộc mỗi cá nhân phải tự cân nhắc để thực hiện lựa chọn của mình. Thêm nữa, con người còn phải chịu trách nhiệm về mọi người, nghĩa là con người sẽ phải lo âu khi đưa ra quyết định của mình, vì rất có thể, sự lựa chọn của mình sẽ trở thành mẫu mực cho mọi người noi theo. Nhìn nhận, đánh giá từ góc độ đạo đức học Mác - Lênin, nếu lựa chọn của mỗi cá nhân phù hợp với tiêu chí đạo đức của xã hội, đáp ứng được lợi ích xã hội thì đây là điều đáng khích lệ con người tự do tư duy suy nghĩ để đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn, tạo thêm những giá trị đạo đức phù hợp với chuẩn mực, truyền thống đạo đức dân tộc mà vẫn phát huy được tính độc lập, tự chủ, quyết đoán, can đảm, dám chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mọi tình huống về những gì mà mình đã làm.

Thứ ba, theo quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, bản chất

con người phải do chính con người tự tạo nên và không chịu sự quy định, ràng buộc bởi bất cứ cái gì; sự tồn tại của con người có trước bản chất. Bản tính con người không có sẵn như đồ vật, mà con người tự tạo bản chất cho mình, thông qua các chọn lựa. Lời kêu gọi, con người “hãy là chính mình”, “hãy làm cho mình khác đi” đã nói lên rằng chủ nghĩa hiện sinh là triết học hành động. Các giá trị đạo đức cũng đều do mỗi cá nhân tự tạo ra thông qua các hành vi của mình. Thiện, ác là do cá nhân tự quy định, nếu hành động phù hợp với nguyên tắc của lòng mình thì đó là thiện, ngược lại sẽ là ác. Con người không đứng im một chỗ mà tồn tại của con người là tồn tại hướng về tương lai.

Tương lai đó tốt hay xấu là do việc tự do lựa chọn hành động của con người quy định.

Quan niệm này ở góc độ nào đó có phần hợp lý, bởi đã đề cao cái tôi chủ quan, làm cái tôi của mình không bị hoà tan trong thế giới rộng lớn. Chủ nghĩa hiện sinh đã khẳng định vai trò tích cực của con người trong việc tạo ra bản chất của chính mình, làm nên số phận, vận mệnh của chính mình. Nó đã nhấn mạnh tính năng động, sáng tạo, tự lập của con người, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của con người trước hành động của mình. Con người không thể đổ lỗi cho ai vì con người tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Hơn thế, một số quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh còn góp phần phê phán thuyết “hữu thần luận”…

Như vậy, nếu theo quan niệm truyền thống của chúng ta, người có đạo đức là người biết tuân theo, làm theo các chuẩn mực, các quy định của gia đình, xã hội, thì theo chủ nghĩa hiện sinh, con người được tự do lựa chọn, được quyết định hành vi của mình. Khi tiến hành lựa chọn, con người không tránh khỏi lo âu, vì trách nhiệm với mình và với mọi người. Tự do theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin là lựa chọn hành động trên cơ sở nhận thức những quy luật tất yếu, còn theo chủ nghĩa hiện sinh, tự do là cái thiện cao nhất và tự do là con người tự do lựa chọn, tự do quyết định hành động chứ không tuân theo bất kỳ một khuôn mẫu có sẵn nào. Tự do là vấn đề trung tâm, là bản chất của hành vi con người, là phương thức tồn tại và cội nguồn của hoạt động con người. Nếu ai đó chối bỏ tự do của mình, đổ lỗi cho hoàn cảnh, ràng buộc vào chuẩn mực đạo đức xã hội đã có sẵn từ ngàn đời nay, không dám làm theo những suy nghĩ, những tiêu chuẩn trong cuộc sống được đề ra do nguyên tắc của lòng mình, thì người đó sẽ bị coi là thiếu trách nhiệm, là hèn nhát và chưa được coi là người có đạo đức.

Thứ tư, quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh còn là sự phản kháng chống lại sự áp bức, sự vùi dập con người. Quan niệm này đã tố cáo các lực lượng làm tha hoá con người. Đó là những lực lượng có thật và bành trướng trong một thế giới trí tuệ, nhưng ít đạo đức, thừa của cải nhưng thiếu công bằng, giàu có về vật chất, nhưng nghèo nàn về tinh thần, trong một thế giới mà trong đó không ít người cảm thấy dường như tất cả trở nên phi lý, vô nghĩa, con người không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Tuy nhiên, quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh cũng bộc lộ ra nhiều hạn chế và bất cập của nó.

Thứ nhất, xét trên quan niệm triết học nói chung và đạo đức học Mác –

Lênin nói riêng thì đạo đức học hiện sinh đã nhấn mạnh thái quá tính năng động, tính sáng tạo, tự chủ của con người đến mức rơi vào chủ nghĩa duy tâm về mặt xã hội và chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa hiện sinh đã tách con người ra khỏi môi trường xã hội, đã không để ý tới nhân tố khách quan, tới hoàn cảnh lịch sử, tới những tiêu chí, quy tắc đạo đức của xã hội...

Thứ hai, chủ nghĩa hiện sinh đã không đúng khi phủ nhận tính quy định

khách quan của hành vi con người, đã không thấy hết ý nghĩa khách quan của những giá trị đạo đức mà nhân loại đã có được hàng ngàn năm nay, quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì quá đề cao vai trò của cá nhân con người và chủ nghĩa hiện sinh đã bỏ qua đến việc phải cần có một tổ chức cách mạng để làm thay đổi những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cho con người, bỏ qua nguồn gốc xã hội dẫn đến sự tha hoá của con người - điều mà chủ nghĩa Mác rất quan tâm.

Thực tiễn cho thấy, trong xã hội còn áp bức bóc lột, còn bất bình đẳng thì tự do trong hành động cũng như tự do trong tư tưởng cũng đều không có. Sống trong xã hội này, không phải ai muốn nghĩ gì cũng được bởi suy nghĩ của con người còn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố của đời sống xã hội. Triết

học Mác cho rằng, tồn tại xã hội quyết đinh ý thức xã hội, nghĩa là đời sống vật chất như thế nào thì đời sống tinh thần sẽ hình thành như thế ấy. Do vậy, ý nghĩ của một hành vi luôn bị hoàn cảnh xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất quy định, quan niệm của con người về một hành vi nào đó là tốt hay xấu, thiện hay ác đều do những điều kiện xã hội nhất định mà họ đang sống chi phối và quyết định. Có thể nói, quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh có phần chủ quan thái quá.

Thứ ba, quan niệm về tự do lựa chọn của con người theo đạo đức học hiện

sinh mới chỉ là sự lựa chọn “ dự phóng”, tức là sự lựa chọn mới chỉ hướng tới tương lai của mỗi cá nhân, theo nguyện vọng của mỗi cá nhân, nên sẽ nếu sự lựa chọn của mỗi cá nhân không phù hợp với lợi ích chung của cả xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì sẽ dẫn đến trào lưu, lối sống phi đạo đức..., làm biến đổi các giá trị truyền thống của dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã biết, tự do là khát vọng của toàn nhân loại, khát vọng được hành động theo tình cảm, nguyện vọng, nguyên tắc của lòng mình mà đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh đề cập đến là điều dễ hiểu bởi vì chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ánh tâm trạng của tầng lớp trí thức tư sản và tiểu tư sản trong thời kỳ thời kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, triết học cũng như đạo đức học hiện sinh tập trung xoay quanh vấn đề con người, thân phận con người trong bối cảnh khủng hoảng của xã hội và khoa học. Học thuyết này thể hiện tính năng động, sáng tạo, chủ động của mỗi cá nhân để thoát ra khỏi guồng máy xã hội, thoát ra khỏi sự trói buộc của những chuẩn mực đặt trước cho con người để đạt tới tự do.

Trên thực tế, mục đích của đạo đức học hiện sinh là nhân văn. Học thuyết đạo đức này là vì con người, quan tâm đến thân phận, cuộc đời con người. Tuy nhiên, phương thức thực hiện mục tiêu chưa thật phù hợp.

Trước đây, giới triết học mácxít khi đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh thường nói chủ yếu về các mặt hạn chế, tiêu cực của nó như chủ nghĩa cá nhân tư sản

cực đoan, chủ nghĩa bi quan, thái độ thất vọng, chán chường,… Những hạn chế, tiêu cực ấy là có thật. Nhưng chủ nghĩa hiện sinh cũng như đạo đức học hiện sinh còn có những mặt tích cực, hợp lý đáng học hỏi.

Dựa trên quan niệm triết học và đạo đức học Mác – Lênin để nhìn nhận, chủ nghĩa hiện sinh bên cạnh những hạn chế đã có những đóng góp nhất định

Một phần của tài liệu Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh (Trang 73 - 85)