Hạnh phúc

Một phần của tài liệu Các quan niệm đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. hạnh phúc

Chúng ta biết rằng, theo quan niệm của Augustinô, tình yêu là cái cốt lõi của một cuộc sống có đức hạnh và nó là mục đích cuối cùng cao cả nơi con người. Augustinô cũng cho rằng, mục đích cuối cùng đó được chứa đựng trong hạnh phúc. Ông đã biết đến toàn bộ học thuyết của người Cổ đại về khoái lạc như Platôn, Arixtốt, và phái khắc kỷ. Augustinô đã vận dụng những tư tưởng của các nhà triết học kể trên và có cách kiến giải mới, khá đặc trưng khi khẳng định đức hạnh là ý chí và tình yêu. Một khi cuộc sống của chúng ta là tình yêu thì sự nghỉ ngơi và hưởng hạnh phúc là điều tất yếu. Hạnh phúc không còn là sự suy tư của suy tư mà là sự thực hiện tình yêu của mỗi cá nhân với Thiên Chúa và với con người.

Theo Augustinô, "tất cả mọi người đều giống nhau trong việc ham muốn mục đích tối hậu, tức là hạnh phúc" [Trích theo 4; 4.16; vấn đề 1; mục 7; tr. 95]. Nói cách khác, trong cuộc sống của con người, ai cũng muốn một cuộc sống hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc đó bao gồm sự thỏa mãn những nhu cầu của con người, là sự hướng thiện và được hưởng tình yêu nơi con người. Augustinô viết: "Người hạnh phúc là người muốn gì có nấy và không muốn điều gì một cách gian ác... Người muốn điều gì cũng muốn cách thiện hảo đó là người sắp đặt được hạnh phúc, vì những điều thiện hảo đã làm nên người hạnh phúc" [Trích theo 4; 4.16; vấn đề 1; mục 4, tr. 241].

Vấn đề đặt ra là Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào các yếu tố nào và làm cách nào để con người có Hạnh phúc? Hạnh phúc cao nhất của con người là gì? Theo Augustinô, hạnh phúc của con người hệ tại (phụ thuộc) ở sự bình an, hệ tại ở hành vi của ý chí... Theo Augustinô, điều cấu

thành cuộc đời hạnh phúc phải được yêu mến bởi chính nó, nhưng tất cả những gì có trong con người đều phải được yêu mến vì Thiên Chúa. Rõ ràng, để có cuộc sống hạnh phúc thì yếu tố vật chất và sự thỏa mãn thể xác nơi con người là không đủ mà còn phải hướng đến những giá trị thánh thiện và cao cả, đến tình yêu và đức hạnh do Thiên Chúa ban tặng và cứu rỗi con người. Ông viết: "Để thụ tạo thiêng liêng được hưởng hạnh phúc bề trong thì chỉ cần được trợ giúp bởi sự vĩnh hằng, bởi chân lý và đức ái của Đấng tạo thành. Còn bề ngoài, nếu phải nói là cần được trợ giúp thì có lẽ chỉ được trợ giúp ở những phúc nhân nhìn thấy nhau, và vui mừng vì sự quy tụ của mình trong Thiên Chúa” [Trích theo 4; 4.16; vấn đề 1; mục 8, tr. 319]. Trong tác phẩm “Tự thú”, Augustinô khẳng định, “con nghĩ trong cái dòng vui thú và khoái lạc thể xác này, nếu không có bạn hữu con thì con không thể thấy hạnh phúc được, hạnh phúc của con là được sống trong niềm vui tahnhs thiện của Chúa” [2, tr. 165].

Như vậy, hạnh phúc của con người là một vấn đề quan trọng trong bất cứ xã hội nào. Nếu thời cổ đại hạnh phúc được thể hiện qua sự thông thái thì giai đoạn trung cổ hạnh phúc gắn chặt chẽ với đức hạnh. trong tư tưởng của Augustinô hạnh phúc là sự hiện thực hóa tình yêu và phẩm chất Thiện của con người. Con người luôn khao khát hạnh phúc và ước mong có hạnh phúc. Điều đó chỉ có thể thực hiện nhờ thực hiện điều kiện hoàn bị sung túc, đẩy lùi cái ác và thỏa mãn mọi ước muốn. Hạnh phúc tối cao con người đạt đến được là tiếp cận sự mặc khải bởi Thiên Chúa.

Một phần của tài liệu Các quan niệm đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)