Ngày đăng: 06/10/2014, 11:25
để chất lượng dạy học lịch sử THCS góp phần đáp ứng được mục tiêu Giáo dục Đào tạo, một trong những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học được nhiều nhà trường quan tâm nghiên cứu và đề cập đến là vấn đề Diễn đạt nói. Bởi nó còn là vấn đề bấp cập trong dạy học hiện nay. Và đây cũng chính là trăn trở trong tôi, khiến tôi viết lên đôi điều suy nghĩ về : Diễn đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS. ĐẶT VẤN ĐỀ " Giáo dục nào thì xã hội ấy" ! " Dân tộc nào muốn phát triển thì dân tộc ấy phải coi Giáo dục Đào tạo- Khoa học công nghệ là động lực thúc đầy sự phồn vinh của dân tộc mình!" . Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đang đặt ra cho Giáo dục- Đào tạo Việt Nam nhiệm vụ tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy- học nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo lớp người có đức, có tài , năng động, sáng tạo để đáp ứng xu thế "giao lưu quốc tế " của thời đại. Như ta biết: Dạy học là một hoạt động tổng hợp của nhiều kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và môn học Lịch sử, nó là bộ môn khoa học xã hội có một vị trí vô cùng quan trọng trong giao lưu với văn hoá thế giới, nó có khả năng xác định vị thế của mình trên trường quốc tế, nó là cơ sở để giáo dục tình cảm, đạo đức của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã từng dạy: " Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Vậy, để chất lượng dạy học lịch sử THCS góp phần đáp ứng được mục tiêu Giáo dục- Đào tạo, một trong những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học được nhiều nhà trường quan tâm nghiên cứu và đề cập đến là vấn đề " Diễn đạt nói". Bởi nó còn là vấn đề bấp cập trong dạy học hiện nay. Và đây cũng chính là trăn trở trong tôi, khiến tôi viết lên đôi điều suy nghĩ về : "Diễn đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS". Ở bài viết này, tôi chỉ có một vài ý kiến đề cập đến "diễn đạt nói" không nói đến " diễn đạt viết" - của dạy học lịch sử THCS và cũng chỉ dừng lại việc sử dụng"diễn đạt nói trong truyền thụ kiến thức lịch sử " mà tôi đã cảm nhận được qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của mình, của đồng nghiệp nhiều năm qua. 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trình bày về " diễn đạt nói trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử THCS "tôi xin bộc lộ ý kiến của mình qua ba ý cơ bản: Thứ nhất: Vị trí, tầm quan trọng của "diễn đạt nói" trong truyền thụ kiến thức lịch sử THCS. Ta đều biết: Không có phương pháp, phương tiện dạy học nào được sử dụng lại không kèm theo lời nói. Lời nói giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Trong đó có dạy học lịch sử THCS. Diễn đạt của thầy rõ ràng sẽ giúp cho trò dễ tái hiện được thông tin, khôi phục được quá khứ như nó đã hiện ra, để trò tìm tòi, suy nghĩ, rút ra kết luận, hình thành khái niệm, tác động đến tình cảm của các em. Ngược lại, nếu thầy diễn đạt lủng củng, không đúng ngữ pháp thì trò không hứng thú học tập, không hiểu bài. Vì thế "diễn đạt nói" của thầy có tác dụng quan trọng đến hiệu quả dạy học của chúng ta. Thứ hai: Tình hình"diễn đạt nói" trong dạy học lịch sử THCS hiện nay. Thực tế cuộc sống năng động, sáng tạo toàn diện của con người nói chung và dạy học, dạy học lịch sử THCS nói riêng đã chứng minh" diễn đạt nói" đang có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, nó cũng vẫn còn nhiều bất cập trong dạy học của thầy trò nhiều nhà trường THCS. Với dạy học lịch sử THCS, "diễn đạt nói" hay "trình bày miệng" của thầy còn phạm nhiều khuyết tật như :nói ngọng, nói lắp, nói quá nhanh hay nói quá chậm, ngắt nghỉ chưa chính xác, còn dùng nhiều từ thừa làm cho lời nói trúc trắc, diễn đạt lủng củng, không rõ ràng, gây cho trò ít chú ý bài giảng, lĩnh hội kiến thức kém, thậm chí có em còn phản ứng vô lễ, nhại lại lời nói của thầy Mặt khác, lời nói của thầy không chuẩn còn ảnh hưởng xấu đến phát âm của các em: em nói ngọng, nói lắp không được thầy sửa chữa, có nhiều em phát âm chuẩn, đôi khi lại bị ảnh hưởng cách nói ngọng, nói lắp của thầy. 2 Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử THCS người giáo viên lịch sử nhất thiết phải gia công rèn luyện diễn đạt, khắc phục các khuyết tật thường gặp trong diễn đạt hiện nay, tạo cho diễn đạt nói đáp ứng được vai trò to lớn của nó. Thứ ba: Những nội dung cơ bản của " diễn đạt nói" trong dạy học lịch sử THCS. A/ NHỮNG YÊU CẦU CỦA KỸ NĂNG NÓI. I/ THẦY PHẢI THƯỜNG XUYÊN KHẮC PHỤC CÁC KHUYẾT TẬT KHI PHÁT ÂM. 1- Nói ngọng: Âm "tr" trong "trâu" nói thành "t" trong "tâu", "l" trong " lo lắng" nói thành kiểu ăn "no", trời "nắng", thầy nhất thiết phải nói đúng, sử dụng đúng các thuật ngữ, các khái niệm lịch sử như:" chế độ chiếm hữu nô lệ" ," lệ nông" để hiểu đúng lịch sử chứ không thể nói "chế độ chiếm hữu lô nệ" hay " nệ nông" 2- Nói lắp. Là hiện tượng nói lặp đi lắp lại nhiều lần một từ, một ngữ hay câu nào đó kiểu như "Chế, chế, chế độ ", "thế nghĩa là, thế nghĩa là " thầy cần tránh nói lắp, phải diễn đạt phải trôi chảy để đảm bảo thời gian giờ học, tạo cho bài giảng sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, các em cũng không phải khó chịu hoặc buồn cười với lời giảng của thầy, cũng không phải chịu " tra tấn" trong học tập. 3- Việc phát âm gió không chuẩn. Các âm :r, s do đọc quá nặng "r" thành "d", đọc "s" thành "x" làm cho trò hiểu sai lệch bài học, gây ấn tượng không tốt đối với các em. 4- Việc diễn đạt đã: - Dùng nhiều thổ ngữ ( ngôn ngữ địa phương ) làm cho trò lạ tai, khó hiểu là không nên. Thầy phải dùng các thuật ngữ chuyên môn, phổ thông, quen thuộc với các em để diễn đạt bài học. 3 - Thầy đã nói quá nhanh mà làm mất đi sự truyền cảm, trò không theo kịp bài học, và ngược lại thầy không nên "nói nhát gừng", "nói ngắt quãng", không dùng nhiều liên từ "rằng", "thì", " mà" gây ấn tượng không tốt với học sinh , làm giảm đi chất lượng bài học. Như vậy: Diễn đạt nói trong dạy học lịch sử THCS đòi hỏi người giáo viên cần thường xuyên và nhanh chóng khắc phục các khuyết tật trên để không tạo ra "gương xấu" cho trò trong diễn đạt. II/ VIỆC SỬ DỤNG " LỜI NÓI SINH ĐỘNG" LÀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THCS. Trong dạy học lịch sử THCS, ngôn ngữ hội thoại của thầy rất cần thiết, lời nói của thầy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Vì vậy: 1- Diễn đạt nói của thầy phải rõ ràng, mạch lạc: Khi truyền đạt bài học lịch sử, nghĩa là thầy phải dùng từ ngữ phổ thông, hợp với trình độ học sinh, không đưa ra từ ngữ nước ngoài, từ ngữ lạ tai mà các em không biết. Khi trình bày khái niệm mới, thầy phải giải thích rõ ràng bằng thuật ngữ, từ ngữ quen thuộc, không nên tỏ ra "mình hiểu biết rộng", "hơn người", không giải thích mập mờ, trừu tượng, rắc rối mà cần diễn đạt cho chặt chẽ, rõ ràng, không lặp đi lặp lại, mà cũng không quá sơ sài hình thức 2- Diễn đạt của thầy phải sinh động. Để thu hút trò nghe, hiểu, nhớ và nhớ lâu bài học. Muốn diễn đạt sinh động, với đặc trưng của dạy học là tái hiện sự kiện, làm sống lại quá khứ lịch sử , lời diễn đạt của thầy cần chú ý: a) Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh: Hình ảnh là sự phản ánh hiện thực tư tưởng bằng hiện thực cụ thể của tự nhiên và xã hội, trong dạy học lịch sử THCS, thông qua hình ảnh, sự vật hiện tượng miêu tả được hiện lên rõ ràng, để tác động đến lý trí, tình cảm của học sinh hơn là dùng ngôn ngữ thông thường. Ví dụ: Nói tới mối quan hệ giữa cách mạng vô sản chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, giáo viên mượn hình ảnh Bác Hồ đã nói : " 4 Chủ nghĩa tư bản nó như con đỉa có hai cái vòi ". Như vậy, hình ảnh đó làm các em dễ hiểu, nhớ lâu hơn là giải thích bằng lý luận suông. b) Sử dụng từ ngữ cụ thể, gợi tả, chân thực: Với diễn đạt bài giảng bằng ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, lưu loát, không tuỳ tiện dùng từ ngữ theo sở thích kiểu: " ờ, ờ " hay nhiều liên từ làm cho trò khó tri giác, thậm chí tạo " trò đùa" để các em " nhại lại". c) Dùng lời nói của thầy vào bài giảng phải chú ý: - Âm lượng không nói qúa to ( làm trò "trối tai") , cũng không nói quá nhỏ ( trò không nghe được sẽ mất trật tự), mà phải nói rõ ràng, đủ để cả lớp " vừa nghe". - Ngữ điệu diễn đạt của thầy cần bộc lộ rõ sắc thái tình cảm thông qua cách biểu đạt từng loại, thông báo, tường thuật, miêu tả, phân tích lịch sử cho phù hợp với nội dung bài học lịch sử , trình bày không diễn đạt đều đều làm bài học lịch sử khô khan, kém thu hút trò say sưa học tập. - Nhịp điệu diễn đạt của thầy cần thật sự linh hoạt, phù hợp với cử chỉ, điệu bộ và ăn khớp với nhịp độ tư duy của học sinh. Thầy nên chú ý diễn biến trên nét mặt, cử chỉ các em để điều chỉnh ngữ điệu trên lớp của mình, biết sắp xếp các trọng tâm cho phù hợp với bài học. Như vậy: Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử THCS nhằm đáp ứng mục tiêu môn học, việc làm quan trọng đầu tiên là người thầy phải khắc phục các khuyết tật ( như trên) đồng thời phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng diễn đạt của mình tạo cho bài giảng thêm sinh động. Song, với đặc trưng của lịch sử THCS thì "diễn đạt nói" của bài dạy lịch sử thường kết hợp sử dụng nhiều cách biểu hiện ngữ điệu, điều quan trọng là mỗi người giáo viên chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm cách diễn đạt đó như thế nào để lựa chọn, vận dụng kết hợp với các phương tiện dạy học khác ( đồ dùng trực quan: bản đồ, tranh ảnh , ghi bảng, đọc sách giáo khoa) cho phù hợp nội dung bài học để chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao. Sau đây tôi xin trình bày: 5 B/ CỤ THỂ HOÁ VIỆC SỬ DỤNG NGỮ ĐIỆU "DIỄN ĐẠT NÓI" TRONG TRUYỀN THỤ KIẾN THỨC LỊCH SỬ THCS. Trong dạy học, chức năng của lời nói rất phong phú, ngôn ngữ của thầy dạy lịch sử mà trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh thì dễ giúp trò về với quá khứ lịch sử, tạo biểu tượng cụ thể , rõ ràng để tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái niệm, rút ra bản chất, quy luật lịch sử để tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh. Song, muốn giúp trò tái tạo được lịch sử, đầu tiên là thầy phải thật sự hiểu và cảm sâu sắc sự kiện lịch sử đó. Vì, ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với tư cách đạo đức, tư tưởng tình cảm của người đó. Chỉ khi nào thầy rung cảm trước hành động dũng cảm của nhân dân ta trong chiến đấu thì thầy mới có được nhiệt tình để ca ngợi về hành động đó, không thể giáo dục học sinh căm thù quân xâm lược nếu thầy không thực sự căm thù chúng. Nhưng điều cần nói ở đây là : từ rung cảm bài lịch sử của thầy, thầy cần biết lựa chọn phương thức biểu hiện lời nói như thế nào trong bài giảng cho học sinh để lôi cuốn các em hứng thú với bài học lịch sử đó! Và đây chính là một số lý luận và vận dụng thực tế việc vận dụng các hình thức diễn đạt nói cơ bản đối với truyền thụ kiến thực trong dạy học lịch sử THCS. I/ NGỮ ĐIỆU Ở NỘI DUNG THÔNG BÁO. 1- Thông báo là cách trình bày giới hạn: Nêu một cách chính xác những sự kiện, niên đại, số liệu, tên đất, tên người nó cần thiết cho việc ghi nhớ bài học, để hình thành khái niệm, rút ra kết luận. 2- Thông báo không tạo cho học sinh hình ảnh cụ thể về quá khứ, không hấp dẫn, không gây được hứng thú học tập cho học sinh . Nó tiết kiệm được thời gian để giáo viên truyền đạt được nhiều sự kiện lịch sử làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức. Song ngữ điệu thông báo thì ngắn gọn nên nội dung nghèo nàn, diễn đạt khô khan. Ví dụ: Lịch sử lớp 7: Bài 19 Nước Đại Việt thời Lê sơ ( 1428- 1527) Ở § II- 3) Luật pháp : Trên cơ sở học sinh đã học trước ở nhà. 6 - Giáo viên thông báo một số điều khoản chính của bộ luật Hồng Đức giáo viên đưa bảng thống kê trên lên bảng và nêu để các em khái quát nhận thức: + Tội phản nghịch bị chém đầu. + Trộm cắp, xâm phạm tài sản của người khác bị xử nặng. + Con gái được thừa kế như con trai. + Không có con trai thì con gái được hưởng tài sản khi bố mẹ mất. + Phải chăm sóc người mồ côi, tàn tật, goá chồng, goá vợ. Như vậy nội dung của bộ luật đã bảo vệ quyền lợi cho ai? ( cho giai cấp thống trị, cho nhân dân và đặc biệt và tiến bộ hơn bộ luật thời trước là : bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ). Vì thế nó có tác dụng giúp cho nhà Nhà nước quản lý xã hội được chặt chẽ. II/ NGỮ ĐIỆU Ở NỘI DUNG TƯỜNG THUẬT. 1- Là cách trình bày- kể chuyện có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử với những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một nhân vật lịch sử cụ thể trong sự phát triển. 2- Bài tường thuật trên lớp như một câu chuyện, vì thế ngữ điệu của thầy phải lưu loát, rõ ràng, thể hiện được tình cảm của mình theo kịch tính câu chuyện. Nhịp điệu của thầy không chậm nhưng phải chú ý từng phần cho phù hợp : + Phần mở đầu: Nhịp điệu vừa phải, lời nói phải diễn cảm để thu hút ngay từ đầu câu chuyện, gây chú ý cho học sinh . Phần hai: Tình tiết các biến cố phải gợi tả, gợi cảm thể hiện âm thanh, màu sắc, cử chỉ, động tác con người cụ thể. Ngữ điệu phải cao dần để trò xúc động sâu sắc với những gì đã hình dung được như nó đang sống, đang tham gia. ở đây thầy có thể phân tích để trò hiểu sâu nội dung, bản chất sự kiện. Phần ba: Tình tiết phát triển căng thẳng, có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề, đưa trò vào tình huống xem xét, tự đặt mình trong hoàn cảnh đó sẽ giải quyết thế 7 nào? Lúc này thầy lên giọng, nhịp điệu vừa phải, nhấn từ ngữ có hình ảnh để khắc sâu sự kiện, gây hồi hộp, chú ý cho học sinh . + Phần bốn: Khi tình huống giảm đi. Nhịp độ nói của thầy hơi nhanh, hạ giọng để thể hiện sự ca ngợi, bộc lộ cách giải quyết mâu thuẫn câu chuyện + Phần năm: Kết thúc lời tường thuật: Nhịp độ thầy vừa phải, hạ giọng, nhấn mạnh kết quả của chiến thắng để gây cho trò có ấn tượng sâu sắc. 3- Sử dụng ngữ điệu tường thuật khi: - Trình bày biến cố lịch sử quan trọng, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng lớn nhằm gây ấn tượng. Ví dụ: Chiến thắng Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên, chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, chiến thắng Điện biên Phủ. - Cần tái hiện cho trò biểu tượng chính xác, có nội dung phong phú về các sự kiện tiêu biểu của một hiện tượng lớn của một thời kỳ, để trò tái tạo được sự phát triển và đặc trưng các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp vố sản ở Tây Âu thời cận đại, thầy đã tạo ra các biểu tượng chính xác, rõ ràng về các sự kiện tiêu biểu ở mỗi giai đoạn lịch sử; Cuộc đấu tranh đập phá máy móc, cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ dệt, cuộc mít tinh tuần hành của những người tham gia hiến chương, khởi nghĩa tháng 6/1848 của công nhân Pari, cuộc bãi công của phu khuân vác bến tàu Luân Đôn năm 1889. - Cần rút ra kết luận khái quát sự kiện lịch sử trên cơ sở của biểu tượng lịch sử để phát triển tư duy cho các em. Ví dụ: Thuật lại cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh - lớp 9, từ đó rút ra kết luận về sự lãnh đạo của Đảng, liên minh của công nông, tinh thần cách mạng của nhân dân. 4- Sự hấp dẫn của lời tường thuật ở đây là: Nó cung cấp sự kiện giúp trò hiểu sâu, có ấn tượng mạnh với sự kiện lịch sử. Vì thế, nếu bản tường thuật chỉ khô khan như lời thông báo, vắn tắt sự kiện thì nó làm mất đi hứng thú học tập 8 của các em. Vì thế, để xây dựng một bài tường thuật, giáo viên phải lựa chọn đúng sự kiện để trình bày Ví dụ: Lịch sử lớp 8 cũng bài: Công xã Pari ( như phần Thông báo) - Giáo viên có thể kết hợp với lược đồ, sơ đồ để tường thuật: Ngữ điệu tường thuật: Sáng tinh mơ ngày 18/3, Chi e cho quân lên đánh úp đồi Mông Mác ở phía Bắc Pari để chiến trọng pháo của quân vệ quốc. Nhân lúc tảng sáng, quân Chi e đã vượt được những phố vắng tiến tới Mông Mác. Chỉ có một đơn vị nhỏ vệ quốc canh giữ trọng pháo nên không chống nổi quân chính phủ. Trọng pháo đã lọt vào tay quân Chính phủ. Nhưng rồi họ không thể đem ngay đi được mãi 8 giờ sáng ngựa kéo pháo mới tới. Trong khi đó, lệnh báo động đã nổi lên, thế là công nhân, thợ thủ công và quân vệ quốc đã hợp lại, theo sau là toán phụ nữ. Họ kéo cả lên gò Mông Mác. Khi đoàn người tới gần, binh lính Chi e đã chĩa súng vào nhân dân. Bắn ! tên tướng chỉ huy ra lệnh cho quân nổ súng. Nhưng lập tức một hạ sĩ quan bước ra khỏi hàng ngũ và hô lên Quay lòng súng xuống đất. Một giây nặng nề trôi đi. Những nòng súng của các binh sĩ hướng về đâu? Theo lệnh tên tướng, bắn đám đông máu sẽ đổ hay làm trái lệnh chỉ huy? Một lần nữa viên tướng lại gào lên: Bắn , trong giây phút căng thẳng đó, cái thiện đã thắng cái ác trong mỗi người lính. Binh lính không chịu bắn vào nhân dân, quay lại trói viên chỉ huy và đoàn kết với quân vệ quốc gò Mông Mác và trọng pháo vẫn nguyên vẹn trong tay quân vệ quốc. Theo đà thắng lợi, tới trưa, quân vệ quốc cùng quần chúng từ các xóm thợ, ngoại ô tiến vào trung tâm Pari, Chi e thấy nguy, hấp tấp kéo đánh, nhưng quân đội đã mất hết tinh thần, rút lui về Vecxai. Đến chiều, các cơ quan Chính phủ đều lọt vào tay quân cách mạng. Cờ đỏ phấp phới bay trên nóc trụ sở Bộ chiến tranh và toà thị chính Pari. Cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Uỷ ban Trung ương vệ quốc trở thành Chính phủ vô sản lâm thời ". 9 Như vậy với hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về bức tranh quá khứ đang học, bài tường thuật trên cơ sở nội dung sách giáo khoa tạo cho học sinh hứng thú học tập lịch sử hơn. III- NGỮ ĐIỆU VỀ MIÊU TẢ 1- Miêu tả là cách trình bày những đặc trưng của sự kiện lịch sử để nêu nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng. 2- Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng Ví dụ: Miêu tả địa thế: Ba Đình, Bãi Sậy, Điện Biên Phủ, núi rừng Yên Thế Công cụ lao động sản xuất, đồ dùng trong đời sống như: Trang bị, quân lính thời Nguyễn, trống đồng Đông Sơn . 3- Có hai loại miêu tả là: Miêu tả tỉ mỉ toàn bộ và miêu tả khái quát có phân tích: - Miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh là phác hoạ bức tranh trọn vẹn về đối tượng trình bầy, khi miêu tả phải chọn nét tiêu biểu, bản chất nhất để dựng lại quá khứ một cách khách quan, đúng đắn. Ví dụ: Lớp 6, Bài 6 : Văn hoá cổ đại § 1( ) Giáo viên miêu tả Kim Tự Tháp Ai Cập Kim tự tháp cao 146,5m; gần bằng toà nhà 50 tầng hiện đại, mỗi cạnh dài 230m, diện tích rộng hơn 52.900m 2 xây bằng 2 triệu 300 nghìn tảng đá, mỗi tảng nặng 2,5 tấn. Cửa vào Kim tự tháp nằm ở phía Bắc, đi học theo hành lang hẹp, dẫn đến một phòng lớn (có kích thước 10 x 5 x 5 m), trong đó để quan tài có xác ướp Pharaông. Trên tường phía trong có khắc chữ ghi nhiều tri thức khoa học cho đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm hiểu hết bí ẩn của nó . Nhờ miêu tả, học sinh có được biểu tượng về sự hùng vĩ của kim tự tháp , tài nghệ tuyệt vời của nhân dân xây dựng nên, uy quyền to lớn vô hạn độ của Pha ra ông, và những thành tựu khoa học còn lưu lại. 10 [...]... âm chuẩn % từ ngữ % từ ngữ - Thầy diễn đạt sinh động % % - Trò biết trình bày miệng một vấn đề % % - Học sinh nhớ lịch sử % % - Học sinh hiểu lịch sử % % - Học sinh hứng thú học lịch sử % % KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy sau 4 năm thực hiện chuyên đề rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói trong truyền thụ kiến thức lịch sử THCS " ở nhà trường chúng tôi, chất lượng dạy - học lịch sử của thầy trò chúng tôi có đã có... hợt - Hiểu kiến thức sâu sắc và có bản chất của lịch sử - Nhớ ít kiến thức, mau quên bài học - Nhớ được nhiều và nhớ bài học được lâu - Ít hứng thú với học lịch sử - Hứng thù nhiều với môn lịch sử phần lớn các em thích học tập lịch sử thậm chí thích học lịch sử hơn là học toán, học ngữ văn bởi 19 các em đã thật sự tự hào về lịch sử và được học bô môn lịch sử Một trong cách thức dạy học để góp phần đổi... nhắc nhở sửa lời diễn đạt, chưa để ý đến từ ngữ sửa chữa và rèn cho cách diễn đạt diễn đạt câu cú nên diễn đạt ít sai hơn, phát âm hạn chế lỗi hơn - Chỉ được nghe thuyết trình đơn điệu làm cho không khí lớp học - Được huy động nhiều giác quan vào học tập tạo cho học sinh có khí nặng nề, học sinh mệt mỏi với học tập thế nhẹ nhàng, thoả mái với giờ học - Các em hiểu kiến thức hời hợt - Hiểu kiến thức sâu... năng diễn đạt nói trong dạy học lịch sử như trên tôi đã khái quát trình bầy Nhờ đó đến nay, chất lượng dạy học lịch sử của chúng tôi nâng lên rõ ràng; Chất lượng đại trà thường đạt % (khảo sát), Vậy bài học rút ra từ việc thực hiện đề tài này là gì ? để chúng ta đã và tiếp tục cùng nhau tham khảo thực hiện II- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1- Việc vận dụng rèn luyện kỹ năng" diễn đạt nói trong truyền thụ kiến. .. giáo viên diễn đạt mà học sinh phải được "diễn đạt bằng lời" vì vậy, thầy phải hướng dẫn các em rèn luyện diễn đạt nói 20 - Biết trình bày một vấn đề, một mục trong bài rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu( ví dụ : Dựa vào sách giáo khoa để trình bày về diễn biến chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang của thầy hướng dẫn trò từ cuối giờ học trước để trò dựa vào sách giáo khoa, chuẩn bị trước bài ở nhà cho giờ học... dựng bài nói 18 phát âm ngọng, hay dùng lặp từ hoặc có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ tạo cho học sinh nói đế, nói đệm, diễn diễn đạt sinh động, trên cơ sở kết đạt rời rạc, khô cứng hợp với đồ dùng trực quan, với cử chỉ điệu bộ, hợp với trình độ học sinh, tạo cho các em hứng thú và dễ cảm nhận bài học *Với trò: - Diễn đạt và phát âm hay tuỳ tiện - Luôn chú ý rèn luyện trong phát âm và diễn đạt -... đấu của nghĩa quân dẻo dai, bền bỉ và gây cho địch thiệt hại nhiều nhất Thứ hai là : Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức chặt chẽ, quy củ nhất lại được chuẩn bị một cách chu đáo nhất, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia nhất Như vậy trình bày miệng - diễn đạt nói trong dạy học lịch sử THCS chính là bài giảng của giáo viên trên lớp Để bài giảng lịch sử có hiệu quả cao bài giảng đó phải... quả cao bài giảng đó phải được linh hoạt vận dụng kết hợp nhiều hình thức ngữ điệu, ngôn ngữ phù hợp với nội dung của sách giáo khoa đã định Và sau đây, một lần nữa tôi xin cụ thể hơn việc thực hiện lựa chọn các hình thức sử dụng ngữ điệu diễn đạt nói trong một giờ lên lớp truyền đạt bài học lịch sử cụ thể (đây không phải là trình bày giáo án) Lớp 7 - bài 14 - tiết 26 III- Cuộc kháng chiến lần thứ ba... luyện và tự tu dưỡng cách diễn đạt nói vẫn thường xuyên và ngày càng được quan tâm thực hiện có nền nép trong nhà trường chúng tôi không chỉ với dạy - học lịch sử mà được quan tâm tới cả các bộ môn học và ở mọi hoạt động toàn diện trong nhà trường nên đã được thể hiện bằng hiệu quả dạy học thực tế của đơn vị Nhìn lại quá trình thực hiện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy: Khi chưa thực hiện chuyên đề Đã... ngoại khoá chuyên đề, sinh hoạt tập thể để mỗi thầy, mỗi trò luôn được làm quen, không rụt rè, mạnh dạn phát biểu trước tập thể, rèn kỹ năng diễn đạt, thái độ bình tĩnh, mạnh bạo trước đông người - Thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi tự rèn cách diễn đạt, có vốn từ phong phú, kiến thức lịch sử sâu, rộng, vững vàng, có nhiệt huyết với dạy học lịch sử ( có sổ tu từ, từ điển thuật ngữ lịch sử , sổ tay tư liệu) . là trăn trở trong tôi, khiến tôi viết lên đôi điều suy nghĩ về : "Diễn đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS& quot;. Ở bài viết này, tôi chỉ có một vài ý. kiến thức lịch sử THCS "tôi xin bộc lộ ý kiến của mình qua ba ý cơ bản: Thứ nhất: Vị trí, tầm quan trọng của "diễn đạt nói" trong truyền thụ kiến thức lịch sử THCS. Ta đều biết:. Trong đó có dạy học lịch sử THCS. Diễn đạt của thầy rõ ràng sẽ giúp cho trò dễ tái hiện được thông tin, khôi phục được quá khứ như nó đã hiện ra, để trò tìm tòi, suy nghĩ, rút ra kết luận, hình
Xem thêm:
Đề tài: Diễn đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS, Đề tài: Diễn đạt nói và trình bày miệng trong giờ truyền thụ kiến thức lịch sử ở THCS