1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đang nêu lên một thực trạng mà cả xã hội quan tâm, đó là sự xuống cấp của bộ môn lịch sử trong ngành giáo dục: thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn lịch sử và kết quả trong các kì tuyển sinh thi cử quá thấp, hàng ngàn bài thi môn lịch sử của học sinh không có điểm (điểm 0), những bài thi “cười ra nước mắt”... Với thực trạng đáng lo ngại đó, là một người giáo viên giảng dạy môn lịch sử, đặc biệt là giáo viên đang dạy lớp 12, tôi cảm thấy chạnh lòng và thấy mình cũng phải có trách nhiệm. Thực trạng đó, khiến tôi suy nghĩ nhiều, làm sao để khắc phục tình trạng đó và nâng cao nhận thức, kết quả học tập môn lịch sử. Qua kinh nghiệm gần sáu năm công tác giảng dạy môn lịch sử và tìm hiểu thực tế, tôi mạnh dạn quyết định viết đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở nhà trường phổ thông”. Đây là một đề tài tôi đã ấp ủ khá lâu và tôi cũng đã thực hiện thí điểm có hiệu quả tốt, cho nên tôi quyết định viết đề tài này để cho các đồng nghiệp cùng tham khảo và có thể ứng dụng, tạo cảm hứng học tập cho học sinh và có biện pháp giúp đỡ học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của môn lịch sử trong xã hội.
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đang nêu lên một thực trạng mà cả xã hội quan tâm, đó là sự xuống cấp của bộ môn lịch sử trong ngành giáo dục: thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn lịch sử và kết quả trong các kì tuyển sinh thi cử quá thấp, hàng ngàn bài thi môn lịch sử của học sinh không có điểm (điểm 0), những bài thi “cười ra nước mắt” Với thực trạng đáng lo ngại đó,
là một người giáo viên giảng dạy môn lịch sử, đặc biệt là giáo viên đang dạy lớp
12, tôi cảm thấy chạnh lòng và thấy mình cũng phải có trách nhiệm Thực trạng
đó, khiến tôi suy nghĩ nhiều, làm sao để khắc phục tình trạng đó và nâng cao nhận thức, kết quả học tập môn lịch sử
Qua kinh nghiệm gần sáu năm công tác giảng dạy môn lịch sử và tìm hiểu
thực tế, tôi mạnh dạn quyết định viết đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở nhà trường phổ thông”.
Đây là một đề tài tôi đã ấp ủ khá lâu và tôi cũng đã thực hiện thí điểm có hiệu quả tốt, cho nên tôi quyết định viết đề tài này để cho các đồng nghiệp cùng tham khảo
và có thể ứng dụng, tạo cảm hứng học tập cho học sinh và có biện pháp giúp đỡ học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách hiệu quả,
từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của môn lịch sử trong xã hội
2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tên đề tài đã nói rõ phần nào về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài tổng kết kinh nghiệm Đề tài trình bày những vấn đề về vai trò của giáo viên trong dạy học môn lịch sử và những biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và
Trang 2học và tìm hiểu cũng như nắm bắt, phân tích được tình hình thực trạng để từ đó có những cách thức biện pháp trong đổi mới phương pháp dạy học, tránh nhàm chán trong tiết học, tạo hứng thú học tập tập bộ môn; đề cập một số cách thức biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng tự học và dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề - đề tài, một sự vật hiện tượng chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tổng kết kinh nghiệm này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu, điều tra thực tế, thống
kê, phân tích, đánh giá…
Những phương pháp này đã góp phần rất lớn cho tôi hoàn thành đề tài tổng kết kinh nghiệm này
Qua các phương pháp nghiên cứu làm việc như đọc các tài liệu tham khảo, tìm hiểu thực trạng việc học tập môn lịch sử của học sinh cũng như trao đổi với học sinh về thái độ tình cảm cũng như phương pháp học tập tôi rút ra được nhiều kết luận để viết đề tài và hoàn thành theo đúng kế hoạch
Trang 3II PHẦN NỘI DUNG
1 THỰC TRẠNG
1.1 Thuận lợi
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội người giáo viên cũng như học sinh có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin truyền hình báo chí, Internet, các tư liệu lịch sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho công tác dạy
và học
Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là phía nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người giáo viên hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh
Đa số học sinh, phụ huynh học sinh cũng thấy được tầm quan trọng của việc học tập để phục vụ cho tương lai, cho nên đa số học sinh cũng có ý thức cao trong việc học tập và phụ huynh cũng lo lắng quan tâm đến việc học của con cái nhiều hơn
Đối với trường THPT Vĩnh Bình Bắc, cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang
có hệ thống đèn quạt, phòng máy tính, thư viện, thiết bị Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy - học của thầy và trò…
1.2 Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, thì trong công tác giảng dạy tôi cũng nhận thấy được nhiều khó khăn-bất cập, nguyên nhân dẫn đến chất lượng của
bộ môn lịch sử ngày càng sa sút
Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn một số nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đó
Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học lịch sử, coi
môn lịch sử là “môn phụ”- không chỉ là là đa số học sinh- cho nên học sinh chưa
thật sự ý thức trong việc học tập môn học này
Trang 4Thứ hai, chương trình học và việc giảng dạy bộ môn LS còn nhiều vấn đề tồn tại: chúng ta thấy rằng từ sau đổi mới chương trình và sách giáo khoa được áp
dụng từ năm học 2006-2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo thì “dung lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng” thì quá ít dẫn đến phương pháp giảng dạy thiên về
đọc chép mà ít chú ý đến rèn luyện phát triển khả năng tư duy độc lập của học sinh
Thứ ba, nhiều giáo viên bộ môn lịch chưa thập sự tâm huyết với nghề hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế
Thứ tư, từ những nguyên nhân dẫn đến học sinh “ngán” - không hứng thú
với môn lịch sử, học lịch sử chỉ là để đối phó trong thi cử, nên đa số học sinh, học lịch sử theo phương pháp “thuộc lòng” “máy móc” và còn nhiều nguyên nhân khác nữa
Chính những vấn đề đó mà có những bài thi của học sinh “cười ra nước mắt”, những bài thi điểm Zéro (0)
2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn {Từ điển tiếng Việt} Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng Các định nghĩa thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm của mỗi cá nhân Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng
Trang 5Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
2.1.2 Khái niệm tự học:
Người ta cũng có nhiều quan niệm về tự học, có người cho rằng: Tự học là học riêng một mình ?
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình học tập hoặc hợp tác với bạn (nhóm) học, không có sự giảng dạy một cách trực tiếp của giáo viên tự bản thân tìm tòi, lao động bằng tri óc để nắm bắt, hiểu một vấn đề, một sự vật hiện tượng
Vậy, Tự học là quá trình tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh tri thức.
2.1.3 Khái niệm kỹ năng tự học:
Từ hai khái niệm trên, chúng ta thấy rằng kỹ năng tự học là khả năng làm chủ các hoạt động học tập của bản thân người học một cách đúng đắn khoa học
để đạt hiệu quả mong đợi, như kỹ năng lập được kế hoạch tự học- thời gian địa
điểm học hợp lý, kỹ năng đọc sách, nghe giảng, ghi chép bài người học xác định được mục tiêu, mục đích, phương pháp học tập một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao
2.1.4 Khái niệm nhớ:
Nhớ là “ghi vào trong trí óc cho khỏi quên” [Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá
thông tin, 2001, tr 524] Có nhiều nguyên nhân làm người ta nhớ: lặp đi lặp lại nhiều lần, thấu hiểu vấn đề, có tình cảm, tình yêu, có ấn tượng mạnh
Trang 62.2 Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh trong nhà trường phổ thông
Trong xu thế phát triển của thời đại và công cuộc cải cách giáo dục của Bộ
Giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục hiện nay xác định học sinh là trung tâm, là người chủ động tích cực và sáng tạo, người giáo viên chỉ đóng vai trò là người
điều khiển hướng dẫn học sinh học tập
Cùng với những bất cập mà tôi đã trình bày ở phần thực trạng về chương trình
trình học lịch sử hiện nay (“dung lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng” thì quá
ít)
Chính vì thế mà người giáo viên dạy học môn lịch sử không thể truyền đạt cho học sinh một lượng kiến thức “khổng lồ” được mà chỉ có một trong hai cách:
-Một là, giáo viên đọc cho học sinh ghi chép toàn bộ kiến thức cho học sinh-theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục ban hành
-Hai là, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn học sinh tự học-tự tìm hiểu
là chính; chỉ giảng giải phân tích một số nội dung trọng tâm cần thiết
Ta thấy rằng cách thứ nhất là đi ngược lại với xu thế phát triển của khoa học giáo dục hiện đại và hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục, vậy cho nên người giáo viên phải luôn xác định học sinh là trung tâm còn mình là người hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức Nhà giáo dục học Usinxki nói rằng: “ nhiệm vụ chủ yếu của thầy giáo không phải là truyền đạt kiến thức mà dạy cho học sinh biết suy nghĩ ”
Như vậy, vấn đề tự học của học sinh là rất quan trọng vì đó là một khâu trong một quá trình thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng lực độc lập tư duy của các em trên lớp cũng như ở nhà Điều này xuất phát từ nguyên lý giáo dục gắn nhà trường với đời sống
Trang 7Với việc xác định học sinh là trung tâm, giáo viên là người điều khiển, hướng dẫn học sinh thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là người giáo viên phải nắm vững kiến thức của toàn bộ chương trình và phải lập được kế hoạch giảng dạy khoa học mang tính bao quát và cụ thể- đặc biệt là giáo án trong từng tiết dạy
2.3 Một số lưu ý khi học sinh tự học
Việc tự học của học sinh là rất quan trọng và đóng vai thành bại kết quả học tập của người học Tuy nhiên, khi mới áp dụng cách học này học sinh còn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và nhiều khi cảm thấy không hiệu quả bằng cách học truyền thống là thầy đọc- trò chép và về nhà chỉ việc học thuộc lòng những gì thầy
cô cho ghi tại lớp Cho nên, trong quá trình tự học, học sinh cần lưu ý một số vấn
đề
- Trước hết, học sinh cần nắm rõ thế nào là tự học; tự học là một chu trình 3
giai đoạn: Tự nghiên cứu, tìm tòi- Tự thể hiện- Tự kiểm tra và điều chỉnh Chu trình
này thực chất là con đường phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết và giải
quyết vấn đề học tập
- Thứ hai, học sinh cần xác định mục tiêu, nội dung học tập Mục tiêu là cái
đích chúng ta muốn đạt được, từ đó chúng ta mới xác định được nội dung cần học
và xây dựng phương pháp học tập Chỉ khi nào xác định được mục tiêu-mục đích thì học mới hiệu quả
- Thứ ba, học sinh cần xây dựng được kế hoạch học tập một cách khoa học
rõ ràng và cố gắng thực hiện đúng kế hoạch
- Thứ tư, học sinh phải có phương pháp, cách học hiệu quả Phương pháp đúng đắn là chìa khóa đi tới thành công trong học tập
Trang 83 BIỆN PHÁP
Trong đề tài này tôi xin đưa ra một vài biện pháp (phương pháp học tập) giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử
3.1 Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình
Khi học bài học sinh không nên học nguyên văn trong sách giáo khoa, hoặc nội dung bài học mà giáo viên chép ở lớp Cách học như vậy mang tính “máy móc” còn gọi là học “thuộc lòng”, dẫn đến nặng nề, khó hiểu và khó nhớ Để nhớ được kiến thức cơ bản, các em nên kết hợp sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, tập vở Trước hết, học sinh cần phải nhớ các phần, mục chính rồi sau tìm xem mỗi phần, mục gồm mấy ý chính rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình để học Học sinh chỉ cần nhớ “ý” chứ không cần thiết nhớ “văn” (có nghĩa học sinh không nhất thiết phải diễn đạt (nói và viết) giống hệt như sách giáo khoa hoặc như lời giảng của thầy cô, miễn sao đúng là được)
Ví dụ, khi học diễn biễn một cuộc chiến tranh, một quá trình lịch sử thì nhất
thiết phải nhớ mốc mở đầu, đỉnh cao, kết thúc và một số sự kiện tiêu biểu khác để nhớ Cụ thể, khi học Cách mạng tư sản Pháp cuối XVIII: Sự kiện mở đầu 14/7/1789 nhân dân Pari nổi dậy phá ngục Baxti; đỉnh cao: 2/6/1793 phái Giacobanh lên nắm quyền; sự kiện thoái trào- kết thúc: 27/7/1794- tháng Técmiđo
(tháng Nóng) Để dễ học dễ nhớ hơn, nội dung này chúng ta có thể sơ đồ hóa kiến thức
Ý nghĩa thắng lợi của mỗi cuộc cách mạng lớn, mỗi cuộc kháng chiến lớn thường
có ý nghĩa dân tộc và quốc tế, ý nghĩa dân tộc thường có hai ý nhỏ là kết thúc cái gì
và mở ra cái gì; ý nghĩa quốc tế cũng có hai ý nhỏ là tác động đến thù và bạn như thế nào Cụ thể, khi học về ý nghĩa thắng lợi của cuộc mạng tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) hay cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) chúng ta đều nhận thấy những điểm chung như vậy
Trang 9Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng Pháp (1945-1954), có các ý: Đảng và Bác Hồ, nhân dân, hậu phương và quốc tế
Trên cơ sơ các ý cơ bản đã chọn, học sinh tập diễn đạt theo ngôn ngữ của mình Khi mới học theo phương pháp này học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như trình bày bài dòng, vấp váp và có khi thiếu chính xác, có thể diễn đạt sai kiến thức Tuy nhiên, khi đã tập học theo cách này nhiều, thuần thục trở thành kỹ năng thì rất
dễ học, dễ nhớ và nhớ lâu Nhà giáo dục Geoffrey Petty người Anh cho rằng: “Đọc
vở ghi chép hay nghe những lời tóm tắt chưa đủ, chính tập nhớ lại mới có tác dụng Các kỹ năng trí tuệ và thể chất cũng được lưu giữ tốt nhất bằng cách dùng đi dùng lại, chứ không phải bằng những phương pháp thụ động” Khi học tập bằng phương pháp này học sinh cũng cần tự tổ chức các buổi học nhóm- chỉ cần hai học sinh truy bài cho nhau để kiểm tra nhau và tự điều chỉnh
3.2 Sơ đồ
Trong phương pháp học Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt theo ngôn ngữ của
mình, khi học sinh tìm ý cơ bản sau đó có thể sơ đồ hóa, công thức hóa đơn vị
kiến thức cho ngắn gọn, đơn giản tránh gây nhiễu giữa những đơn vị nội dung kiến thức gần giống nhau Khi sử dụng học bài bằng phương pháp này người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh lập sơ đồ Những nội dung phức tạp hoặc các giai đoạn lịch sử thì giáo viên có thể cung cấp sẵn cho học sinh rồi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và phát biểu
Ví dụ, bài Các quốc gia cổ đại phương đông- Lịch sử 10, khi dạy về các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội chúng ta có thể lập sơ đồ:
Sơ đồ xã hội cổ đại phương Đông
Quý tộc
NDCX Vua
Trang 10Quan sát sơ đồ học sinh kết hợp sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên
có thể biết được xã hội cổ đại phương Đông phân hóa thành các tầng lớp:
- Nông dân công xã: là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn; nhận đất canh tác và nộp tô thuế
- Quý tộc: vua, quan, tăng lữ là tầng lớp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế
- Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ hầu hạ tầng lớp quý tộc
Bài Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn toàn
miền Nam (1973 – 1975)- Lịch sử 12 Cụ thể khi tìm hiểu nội dung Cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân năm 1975, giáo viên có thể sơ đồ hóa nội dung kiến thức, cụ thể như sau:
Sơ đồ cấu trúc kiến thức: Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
TW Đảng chủ trương, kế hoạch GPMN trong 2 năm (1975-1976) -> tranh thủ GP trong 1975
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân 1975
Cq SG phá hoại HĐ,
tiến hành cd: “Tràn
ngập lãnh thổ”
Đtr chống A.M của Mỹ-Cq
SG, mở các cuộc hành quân
QS, c.thắng PL(6/1/1975)
Cd Huế-Đà Nẵng (21 -> 29/3)
Cd Tây Nguyên
(4 -> 24/3)
Cd Hồ Chí Minh (26 -> 30/4)
30/4/1975 MNGP, cuộc kháng Mỹ cứu thắng lợi hoàn toàn 2/5/1975
Nguyên nhân thắng lợi
Ý nghĩa lịch sử
MN sau HĐ Pari
Trang 11Qua sơ đồ này, học sinh dễ dàng nắm được một cách khái quát nội dung kiến thức này có hệ thống và lôgíc, từ đó học sinh triển khai, diễn đạt đầy đủ nội dung kiến thức trên cơ sở sơ đồ này Học sinh sẽ khái quát được những sự kiện- nội dung:
- Âm mưu và hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari
- Chủ trương và hành động của ta sau Hiệp định Pari đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Diễn biễn của các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng Mỹ cứu nước (1954-1975)
Hoặc, khi giảng dạy và học về các loại hình chiến tranh xâm lược Việt Nam của Đế quốc Mỹ- Lịch sử 12, chúng ta có thể công thức hóa đơn vị kiến thức Cụ
thể, chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mỹ thực hiện ở Việt Nam,
chúng ta có lập theo công thức:
Với việc lập công thức này, học sinh rất dễ dàng nắm được nội dung các chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ
Bên cạnh việc lập sơ đồ, công thức chúng ta còn có thể lập dàn ý theo dạng cành cây, lập niên biểu, biểu đồ Có thể nói rằng, áp dụng phương pháp dạy học này giúp học sinh có thể độc lập tư duy và từng bước rèn luyện kỹ năng tự học ngày càng hiệu quả hơn
CL CTCB = LL Ngụy + (LL viễn chinh+đồng minh+PTCT+ đô la ) Mỹ