1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn dạy học bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông việt nam

22 906 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn BỘ MÔN LỊCH SỬ NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM Về lí luận và thực tiễn, bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Nội dung và phương pháp dạy học mang tính chất thời đại và giai cấp rõ rệt. Việc nhận thức vị trí, chương trình, SGK lịch sử…ở nước ta sau cách mạng tháng tám ( 1945), nhất là từ sau triển khai cải cách giáo dục(1981) là việc cần thiết. I. VÀI NÉT VỀ VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945. Dân tộc Việt Namlịch sử lâu đời. Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, ca dao có nhiều yếu tố của tri thức lịch sử, phản ánh nhiều sự kiện lớn của công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lịch sử của dòng họ, địa phương( xã, huyện, tỉnh, miền) ra đời từ khá lâu, có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ Quốc. Từ sau khi nước nhà thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc ( Thề kỉ thứ X). Nền giáo dục dân tộc hình thành và phát triển. Lịch sử giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy học, thi cử để tuyển chọn nhân tài. Tuy có những hạn chế về thời đại và giai cấp, việc dạy học lịch sử thời phong kiến dân tộc có nhiều khởi sắc. Nhằm vào mục tiêu “ Dạy chữ để dạy người” việc học tập lịch sử để “ Ôn cố nhi tri tân” (Nhắc cái cũ để biết cái mới) có tác dụng trọng việc đào tạo thế hệ trẻ thành những thanh niên yêu nước>Nhiều tác phẩm sử học được biên soạn như Đại Việt Sử kí của LêVăn Hưu ( thế kỉ XIII), Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên ( Thế kỉ XV), các tác phẩm của Lê Trang1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn Quý Đôn, Phan Huy Chú, của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn là công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc có giá trị, được sử dụng để làm tài liệu học tập. Loại SGK lịch sử chẳng có bao nhiêu, như Quốc sử tiểu học của Phạm Đình Hổ ( thế kỉ XIX) hoặc Việt sử tân ước toàn biên của Hoàng Đạo Thành( Cử nhân năm 1881). Về phương pháp học tập, tuy không thoát khỏi cách học kinh viện, khoa cử, song cũng có nhiều kinh nghiệm hay trong trình bày, giảng giải lịch sử, liên hệ tri thức về quá khứ với hiện tại . Thực dân Pháp xâm chiếm và thống trị nước ta, cũng hình thành một nền giáo dục ngu dân, phục vụ chế độ thuộc địa của chúng. Lịch sử chỉ được dạy cấp tiểu học với quan niệm phản động, xuyên tạc quá khứ trong việc mạt sát các cuộc đấu tranh của quần chúng, chông áp bức bóc lột, ca tụng giai cấp thông trị, biện hộ cho những hành động xâm lược, đô hộ của thực dân. bậc cao đẳng tiểu học(tương đương với các lớp cấp II hiện nay) học sinh không được học lịch sử dân tộc, mà chỉ học lịch sử Pháp, xem như quốc sử. Trong phong trào giải phóng dân tộc, lịch sử được xem như một công cụ đấu tranh, một vũ khí sắc bén trong tay các nhà yêu nước Việt nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, mà Phan Bội Châu là tiêu biểu. Với nhiều tác phẩm lịch sử, cụ Phan đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chông xâm lược. Đông Kinh Nghĩa Thục cũng chú trọng đến việc phổ biến, giảng dạy lịch sử dân tộc để thức tỉnh đồng bào, song phải đến Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh, sử học Việt nam nói chung và việc dạy học lịch sử nói riêng mới có sự chuyển biến lớn. Cùng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Việt nam, Nguyễn ái Quốc đã vận dụng những quan điểm, nguyên lý của duy vật Trang2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn lịch sử để nghiên cứu nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc và thế giới, nhằm tố cáo chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh nhân dân, xác định con đường cứu nước đúng. Các bài viết, tác phẩm như : bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, Lịch sử nước ta có nhiều nội dụng lịch sử giá trị, và là những công trình sử học Mác Xít đầu tiên nước ta. Hơn nữa Nguyễn ái Quốc đã thực sự giảng dạy như một giáo viên lịch sử các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng tại Quảng Châu( Trung Quốc) những năm 1925 – 1927, trường đại học phương đông cho các học viên việt nam, các lớp học của một số cán bộ Pắc bó. Những bài viết và sách của người đã đi vào cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ như những tài liệu giáo khoa lịch sử. Người cũng để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý về phương pháp giảng dạy, như xác định kiến thức cơ bản, cách trình bày sinh động, cụ thể, có hình ảnh, việc liên hệ đối chiếu tài liệu lịch sử quá khứ với hiện taị để rút kinh nghiệm, bài học… Có thể nói rằng, nhân ta coi trọng và có kinh nghiệm trong việc dạy học lịch sử, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý cần nghiên cứu, khai thác và vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện ngày nay. Việc nghiên cứu có hệ thống, toàn diện, sâu sắc về dạy học lịch sử Việt Nam là yêu cầu quan trong được đặt ra, nhằm rút ra nhiều bài học quý cho công cuộc cải cách giáo dục bộ môn hiện nay. II.MÔN LỊCH SỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM 1945 –1975. Cũng như các môn học khác, việc dạy học bộ môn lịch sử trường phổ thông từ cách mạng tháng tám 1945 đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển. . Năm học đầu tiên sau cách mạng, Đại hội giáo giới toàn quốc Trang3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn tháng tám 1946 đã khẳng định ba nguyên tắc xây dựng giáo dục mới của Việt nam là: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn các trường vẫn phải tạm thời áp dụng chương trình cũ ( tức là “ chương trình Hoàng Xuân Hãn” ban hành dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim chứ chưa có thay đổi đáng kể ). Ngày 19 tháng 12 năm1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Đất nước chia thành hai vùng khác nhau với hai nền giáo dục khác nhau. vùng tự do, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến ngành giáo dục cách mạng non trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Thầy trò phải tản cư về nông thôn. Giáo viên vừa thiếu vừa chịu phần nào ảnh hưởng của tư tưởng “ giáo dục trung lập”. Do vậy về cơ bản các môn học trong đó có môn lịch sử vẫn thực hiện theo chương trình cũ, chỉ sửa đổi một chút. Chẳng hạn bớt phần lịch sử thế giới để tăng phần lịch sử cách mạng Việt Nam. Năm 1950 cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất được tiến hành, xác lập hệ thống giáo dục phổ thông duy nhất: 9 năm( cấp I: 4 năm, cấp II: 3năm, cấp III: 2 năm) xây dựng nhà trường dân chủ nhân dân thiết thực phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến. Chương trình lịch sử được xây dựng và áp dụng từ năm học 1950 –1951. Tính đến năm 1954, chương trình đã được sửa đổi 2 lần ( 1951 –1953) theo hướng giảm nhẹ khối lượng kiến thức cho phù hợp với thời gian học trong kháng chiến và tăng nội dung chống phong kiến, làm nổi bật vai trò của nông dân trong lịch sử nhằm thiết thực phục vụ thời kì phát động giảm tô giảm tức. Nhìn chung chương trình lịch sử trong kháng chiến đã có những thay đổi căn bản so với chương trình trước đó. Lịch sử được trình bày và giải thích trên quan điểm duy vật lịch sử, bỏ lối dạy Trang4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn theo triều đại với những chi tiết về các vua chúa. Nội dụng lịch sử được lựa chọn theo quan niệm lịch sửlịch sử đấu tranh giai cấp, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo ra lịch sử. Do thời gian học tập eo hẹp, điều kiện học tập khó khăn nên kiến thức được tinh giản đến mức tối đa và hết sức thiết thực. Tuy nhiên chương trình môn lịch sử trong giai đoạn này vẫn còn bộc lộ những hạn chế đáng kể. Thời gian hạn hẹp nên chương trình chưa đảm bảo được tính khoa học. Trong hai năm cấp III, số tiết 1,5 trên một tuần, học sinh phải học toàn bộ lịch sử thế giới từ cổ đại đén hiện đại. Cấu trúc của chương trình cũng chưa hợp lí ( cấp II học sinh được học toàn lịch sử dân tộc mà không được biết chút nào về lịch sử thế giới; ngược lại hai năm cấp III học sinh chỉ được học lịch sử thế giới mà không được nâng cao kiến thức về lịch sử dân tộc). Cho tới nay, chung ta không có số liệu phản ánh chất lượng học tập môn lịch sử trong giai đoạn này. Song theo đánh giá chung của Bộ giáo dục chất lượng dạy học còn thấp. Sự đánh giá đó không chỉ căn cứ mặt hạn chế của chương trình mà còn các điều kiện dạy học khác. Về SGK tuy bộ giáo dục đã tổ chức hai trại tu thư, song do tình hình chiến sự và thiếu điều kiện ấn loát nên hầu như không xuất bản được cuốn sách giáo khoa nào. Nhiều địa phương cũng tổ chức viết SGK nhưng kết quả chỉ in được một hai cuốn với số bản rất hạn chế. Giáo viên dạy môn sử phần lớn không được đào tạo và bồi dưỡng đầy đủ nhiều người từ các bộ môn khác kiêm nhiệm công việc này. Điều kiện trường sở nghèo nàn, nhiều trường phải học vào ban đêm, thời gian dạy học rất thất thường. Tóm lại: Trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài với biết bao khó khăn Trang5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn của nhà trường cũng như điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh mà tiếp tục duy trì được việc dạy học môn theo chương trình mới là một cố gắng rất lớn, đáng tự hào của thế hệ đi trước. Cũng trong giai đoạn này, vùng tạm chiếm năm 1949 –1950. Bộ giáo dục của Ngụy quyền cũng tiến hành cải cách giáo dục. Nguyên tắc xây dựng chương trình môn lịch sử được đề ra là: Lịch sử nước nhà, bấy lâu nay bị bỏ rơi, “ sẽ được đặt vào vị trí một môn học xứng đáng và trình bày giảng dạy mộc cách khoa học”. Nguyên tắc là như vậy, song khi chọn lựa và trình bày nội dung lịch sử thì lại khác. Ngay từ lớp đệ ngũ, học sinh đã phải học nhiều về lịch sử nước Pháp. Những sự kiện lớn như cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng Trung Quốc… không được học trong chương trình. Còn về lịch sử dân tộc những cuộc khởi nghĩa của nông dân đều được coi là phiến loạn: Trái lại, cuộc xâm lược của Đế quốc Pháp vào nước ta thì gọi là “ Một cuộc xung đột giữa Pháp và triều đình Huế” toàn bộ chương trình lịch sử nặng về đề cao vai trò của các dòng họ vua chúa nhất là dòng họ triều Nguyễn mà ít nhắc tới lịch sử đấu tranh của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. . Năm 1954 miền Bắc vẫn song song tồn tại hai chương trình, chương trình phổ thông 9 năm của vùng giải phóng cũ và chương trình trung tiểu học của vùng mới giải phóng, trong một thời gian ngắn. Chương trình lịch sử vùng mới giải phóng có được cải tiến( 1955 – 1956) như rút nhẹ phần cổ sử thế giới, bớt phần lịch sử Pháp, thêm những biến cố lịch sử như công xã Pari, cách mạng tháng mười Nga, cách mạng Trung Quốc. Phần lịch sử dân tộc thêm nội dung lịch sử cách mạng và kháng chiến. Tuy nhiên về cơ bản chương Trang6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn trình này cũng không có gì thay đổi, chủ yếu vẫn là lịch sử của các triều đại, dung lượng kiến thức còn nặng nề, cấu trúc thiếu tính hệ thống. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ II năm 1956 đã thống nhất hai hệ thống giáo dục đang tồn tại lúc đó thành hệ thông giáo dục phổ thông 10 năm, đặt cơ sở bước đầu cho việc xây dựng nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương trình lịch sử cũng như chương trình các môn học khác của nhà trường phổ thông đã được xây dựng theo tinh thần: “ Dựa trên cơ sở chue nghĩa Mác – Lênin, đào tạo bồi dưỡng thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những người công dân tốt trung thành cho tổ Quốc, những người chủ tương lai của nước nhà có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời thực hiện thống nhất nước nhà trên cở sở độc lập và dân chủ” Trong thực tế, do điều kiện thời gian gấp rút và quan niệm giản đơn không tính đến những điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình như trình độ của thầy, cơ sở vật chất của trường…nên chương trình và SGK chủ yếu là dựa vào chương trình và SGK phổ thông 10 năm của Liên Xô. Vì vậy chương trình học tuy đảm bảo được tính hệ thống nhưng bộc lộ những nhược đểm mà rõ nhất là sự ôm đồm, nặng nề. Học sinh cấp II học toàn bộ lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại, với tổng số giờ là 111 tiết; nên cấp III học sinh lại được học nâng cao phần lịch sử thế giới cận và hiện đại với tổng số giờ là 134 tiết. Chương trình và nội dung SGK quá nặng như vậy làm cho giáo viên không dạy tốt, hiệu quả học tập của học sinh thấp. Đến năm học 1958 – 1959 trước thực tế trên chương trình được Trang7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn lược giản mạnh mẽ. Một số phần được tước bỏ hẳn ( phần lớn lịch sử thế giới cấp II, trừ một số bài thuộc thời kì hiện đại lớp 7 và lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX cấp III). Sự lược giản lại quá mức và tiến hành một cách đơn giản như vậy tuy làm cho chương trình gọn nhẹ nhưng tạo ra những lỗ hổng trong hệ thống kiến thức cung cấp cho học sinh từng cấp nhất là về mặt lịch sử thế giới. Vì vậy từ năm học 1960 – 1961 liên tiếp có sự điều chỉnh, bổ sung chương trình và SGK để khắc phục nhược điểm trên (1960 –1961; 1961 – 1962; 1964 – 1965; 1969 –1970). Tóm lại: Đến trước cải cách giáo dục lần thứ ba (1981) chương trình và SGK lịch sử trường phổ thông căn bản là theo chương trình 1958 – 1959. Tất nhiên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ có thay đổi chút ít. Ưu điểm nổi bật nhất của các chương trình trước năm 1981 miền Bắc là đã có phương hướng tư tưởng chính trị đúng đắn và ngày càng rõ nét. Việc lựa chọn trình bày kiến thức đã cố gắng quán triệt các quan diểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin về lịch sử và cập nhật với sự phát triển khoa học lịch sử và thực tế dạy học phổ thông. Tuy nhiên, sau nhiều lần chỉnh lý, chương trình và SGK đến trước năm 1981 vẫn còn một số thiếu sót lớn. Trước hết phải nói đến tính chắp vá không hợp lí về mặt phân phối nội dung của chương trình. Đây là một trong những thiếu sót khiến chương trình không thể đáp ứng những yếu cầu và mục tiêu đào tạo của từng cấp học. Trong khi một bộ phận lớn học sinh học hết cấp II có nhiệm vụ trực tiếp tham gia lao động sản xuất và chiến đấu, chương trình các môn Trang8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn học trong đó có môn sử phải có tính tương đối hoàn chỉnh. Nhưng cấp II các em không đựoc học một giờ nào về lịch sử thế giới cổ, trung cận đại và bắt đầu học ngay lịch sử hiện đại thế giới với số giờ ít ỏi ( 10 tiết). cấp III ngay từ đầu cấp học sinh học toàn bộ lịch sử thế giới từ cổ đại đến cận đại với bao nhiêu kiến thức. Do vậy quá tải đối sức nhận thức của học sinh. Đồng thời để đảm bảo tính hệ thống của lịch sử thế giới, chương trình cấp III dành một phần hai số tiết học lịch sử thế giới do đó lịch sử Việt Nam chỉ đựoc học từ thế kỉ XIX trở đi. Vì vậy nhận thức của học sinh cấp III về lịch sử dân tộc không khỏi nông cạn. Nhược điểm lớn nhất của chương trình và SGK miền Bắc từ 1959 đến trước 1981 là tính chắp vá, cấu trúc vừa nặng nề vừa sơ lược. Ngoài ra còn có các nhược điểm khác như quá chú trọng đến lịch sử chính trị mà xem nhẹ lịch sử kinh tế, văn hoá: Chưa chú trọng đúng mức việc trình bày lịch sử các nước xung quanh ta và có liên quan dến lịch sử nước ta. miền Nam từ 1954 đến 1975 về cơ bản cũng có hai vùng với hai đường lối giáo dục khác nhau. vùng giải phóng mục tiêu của giáo dục được ghi rõ điểm 5 trong chương trình 10 điểm của mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam: “ Bài trừ văn hoá nô dịch đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng một nền văn hoá và giáo dục dân tộc và tiến bộ”. Chương trình các môn học trường phổ thông đã được xây dựng trên tinh thần đó. Song do hoàn cảnh khó khăn đối với cấp II và cấp III tạm thời vẫn dùng SGK của Trang9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm:\ NguyÔn Thµnh Vinh:\ Trêng THCS Giang Biªn ngụy quyền được tu chỉnh lại. Tới năm 1972 với sự giúp đỡ của cơ quan giáo dục miền Bắc chương trình và SGK môn sử cũng như các môn học khác các trường phổ thông vùng giải phóng đã được ấn hành về cơ bản. Chương trình và SGK môn sử tiếp thu những mặt ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của chương trình và SGK miền Bắc. vùng ngụy quyền quản lý, từ năm 1954 đến 1975 về cơ bản chương trình môn sử cũng như các môn học khác đã trải qua hai lần cải tổ: 1954 và 1970. Từ 1954 đến 1970 chương trình môn sử đã nhiều lần cải tiến ( 1958, 1961, 1970) theo hướng cập nhật hoá với khoa học lịch sử còn về cơ bản không có gì thay đổi lớn. Từ năm 1970 bộ giáo dục ngụy quyền tiến hành thực hiện chương trình trung học tổng hợp trên 100 trường. Cấu trúc của hai chương trình cũng có những điểm khác nhau. Chương trình cũ trình bày lịch sử theo diễn biến cuả thời gian, còn chương trình trung học tổng hợp trình bày lịch sử theo vấn đề được bổ dọc( lược sử, lịch sử văn minh, lịch sử kinh nghiệm…) chương trình cũ xem nhẹ nội dung lịch sử thế giới ( chiếm 1/7 tổng số thời gian) và chỉ học lịch sử cận hiện đại thế giới. Chương trình trung học tổng hợp có coi trọng hơn, số giờ nhiều hơn và học cả lịch sử cổ, trung đại thế giới. Tuy nhiên, cả với hai cấu trúc như vậy học sinh sẽ không nhận thức được một cách hệ thống và toàn diện lịch sử thế giới. Trước mắt học sinh lịch sử nhân loại phát triển không hề có quy luật. Ngoài điểm khác nhau về cấu trúc như trên, về cơ bản hai chương Trang10 [...]... việc dạy học lịch sử địa phương  Cấu tạo chương trình lịch sử các trường phổ thông Chương trình lịch sử các trường phổ thông đã được hội dồng bộ môn thông qua, được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện từ năm học 1990-1991 Đây là chương trình dành cho các lớp không chuyên ban Lớp 6 học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X Lớp 7 học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV Lớp 8 học lịch. .. của khoa học lịch sử, phải thay thế những sự kiện hoặc kết luận không phù hợp Trước hết, phải hiện đại về lí luận, về quan điểm Đối với chúng ta, chủ nghĩa duy vật lịch sử vẫn là cơ sở lí luận có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc nghiên cứu và học tập lịch sử Đâysự khẳng định về nguyên tắc, một trong những cơ sở quan trọng để cải tiến chương trình cải cách giáo dục bộ môn lịch sử trường phổ thông Các... CẢI TIẾN DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH BỘ MÔN  Đảm bảo tính cụ thể của lịch sử: Yêu cầu này xuất phát từ đặc trưng của khoa học lịch sử Lịch sử là những sự việc rất cụ thể đã diễn ra trong quá khứ Đó là kết qủa hoạt động của con người theo đuổi những mục đích nhất định, trong không gian và thời gian xác định, trong những điều kiện cụ thể Vì thế đối với bộ môn lịch sử việc... của bộ môn trong hệ thống chương trình trường phổ thông, việc điểm qua đôi nét về sự phát triển của lịch sử và những vấn đề cải cách giáo dục bộ môn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn nhiệm vụ của việc dạy học hiện nay Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc dạy bộ môn lịch sửnhà trường phổ thông Chắc chắn những suy nghĩ này còn nhiều hạn chế, thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của... ra nhiều nước khác nhau mỗi nước có biết bao sự kiện phức tạp, mỗi thời kì, mỗi chế độ xã hội lại có vô vàn qua hệ chằng chéo phức tạp Đối với học sinh phổ thông chúng ta không thể cho học sinh học tất cả mà chỉ có thể và cần phải cho các em học những cái gì thật then chốt, thật có ích Trong dạy học lịch sử cái cơ bản có hai mặt Một mặt đó là những nội dung cốt lõi, thiết yếu của khoa học lịch sử. .. hợp cho các tài liệu học tập - Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp và các tài liệu học tập Ngoài các yêu cầu trên việc giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo dục lao động, thẩm mỹ, năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn là những yêu cầu quan trọng trong dạy học lịch sử Nói tóm lại việc xác định ý nghĩa, vị trí của bộ môn trong hệ thống chương trình trường phổ thông, việc điểm qua... lịch sử thế giới chủ yếu là cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đến cách mạng tháng mười Nga 1917 và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến 1918 Lớp 9 học lịch sử thế giới từ cách mạng tháng mười Nga đến nay và lịch sử Việt Nam từ 1918 đến nay Nội dung nói trên được học như sau: Lớp 6: 1giờ/1tuần; lớp 7: 1giờ/1tuần; lớp 8: 2 giờ/1tuần; lớp 9: 2 giờ/ 1tuần Điểm mới so với chương trình cũ là chương trình lịch sử. .. trình môn sử cho cải cách giáo dục Năm 1980 chương trình được hoàn thiện và từ năm 1981 chương trình đã được đưa vào thực dạy Hiện nay chương trình trung học chuyên ban có nhiều tiến bộ, thể hiện khá rõ nét toàn diện, tính tư tưởng và tính khách quan khoa học song vẫn còn sơ lược chưa cập nhật hoá với tiến độ sử học hiện đại… những hạn chế này đang được khắc phục sửa chữa III MÔN LỊCH SỬ TRONG CÁC TRƯỜNG... trình, một lượng thời gian cần thiết để giúp học sinh học sâu, hiểu kĩ về những bước đi của lịch sử dân tộc Tuy vậy không thể coi nhẹ lịch sử thế giới Phải làm cho lịch sử thế giới đảm bảo được chức năng là cho học sinh nhận thức được bước đi chung của lịch sử nhân loại, góp phần hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và giáo dục thế giới quan; không phải biết lịch sử của từng nước cộng lại nhất là các nước lớn Thứ... ra học sinh những hình ảnh chân thực cụ thể và sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, việc khôi phục lại chân dung của các nhân vật lịch sử, những hoạt động của họ trong những điều kiện lịch sử cụ thể là nhiệm vụ hàng đầu Lịch sử là tồn tại khách quan, là những sự việc, hiện tượng quan hệ…có thật đã diễn ra không thể phán đoán để tái hiện lịch sử Vì vậy để giúp học sinh biết được hiện thực lịch . mạnh việc dạy học lịch sử địa phương.  . Cấu tạo chương trình lịch sử ở các trường phổ thông. Chương trình lịch sử ở các trường phổ thông đã được hội dồng bộ môn thông qua, được Bộ giáo dục. về dạy học lịch sử ở Việt Nam là yêu cầu quan trong được đặt ra, nhằm rút ra nhiều bài học quý cho công cuộc cải cách giáo dục bộ môn hiện nay. II.MÔN LỊCH SỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT. hệ thông giáo dục phổ thông 10 năm, đặt cơ sở bước đầu cho việc xây dựng nhà trường Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chương trình lịch sử cũng như chương trình các môn học khác của nhà trường phổ

Ngày đăng: 20/04/2014, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w