SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6

12 583 3
SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề: Tuy ở cấp I học sinh cũng được làm quen với môn lịch sử nhưng chỉ ở mức độ thấp, mang tính khái quát. Học sinh học với tính chất “học vẹt” để trả bài chứ chưa có tư duy về lịch sử. Vì vậy, khi bước vào lớp 6, các em có môn học riêng giành cho lịch sử thêm vào đó các em phải học nhiều môn khác, nên hướng dẫn học sinh phương pháp học thế nào cho đúng và có hiệu quả là điều cần thiết trong đó có môn lịch sử. Bên cạnh đó sách giáo khoa lịch sử có nhiều kênh hình và kênh chữ mang tính chất tư duy tương đối khó so với học sinh trên địa bàn ở vùng sâu vùng xa và có nhiều dân tộc Khmer. Học sinh chưa quen với cách học ở trung cấp cơ sở, do vậy gặp khó khăn trong nhận thức. Đặc biệt với yêu cầu đổi mới phương pháp- học hiện nay nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh lại càng phức tạp hơn. Học tốt môn lịch sử 6 sẽ là nền tảng căn bản để học sinh vững vàng học tiếp ở các lớp học tiếp theo. Chính từ những vấn đề bất cập trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.Việc tìm ra phương pháp hỗ trợ và khắc phục là vấn đề cần thiết phải thực hiện trong dạy-học lịch sử 6 ở trương THPT An Thạnh 3. Do đó, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp trong quá trình giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, từng lớp học. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 6 Trường THPT An Thạnh 3. Các phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên. Tình hình học tập môn lịch sử của Trường THPT An Thạnh 3. 3. Pương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc tài liệu: Sách giáo khoa, Sách giáo viên và một số sách tham khảo thuộc môn lịch sử. -Page-1 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì …. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Rút kinh nghiệm từ bản thân qua nhiều năm dạy lịch sử, rút kinh nghiệm qua dự giờ đồng nghiệp, qua trao đổi kinh nghiệm họp tổ chuyên môn. B. PHẦN NỘI DUNG I. Sự cần thiết phải sử dụng một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử trong quá trình dạy học. Ngay phần mở đầu môn lịch sử, bài 1. Sơ lược về môn lịch sử (SGK trang 3,4,5) đã nêu câu hỏi: Lịch sử là gì? Trả lời Lịch sử là những gì đã diễn ra trong trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay. Và câu hỏi tiếp theo: Học lịch sử để làm gì? Dựa vào đâu để biết lịch sử? Thế nhưng lứa tuổi học sinh mới bước vào lớp 6 ở Trường THPT An Thạnh 3 phải học theo phương pháp mới thật không dễ dàng. Ví dụ: Bài 1 Mục 1:Có câu hỏi màu xanh trảng SGK: Có gì khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người? Hoặc khai thác hính SGK trang 3: Nhìn lớp học hình 1, em thấy khác với lớp học trường em như thế nào? Em hiểu vì sao có sự khác biệt đó? Như vậy, ở vế đầu câu hỏi khai thác hình 1, học sinh có thể trả lời được là: Lớp học trong hình 1 không có bàn ghế, học sinh ngồi trên chiếu. Nhưng đa số không giải thích có sự khác nhau trong hình 1 với lớp em đang học, nếu không có sự gợi mở của giáo viên Hoặc ở bài 8. Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.Câu hỏi: Em thử so sánh công cụ chặt ở hình 19-Rìu núi Đọ (Thanh Hoá) trang 22 với hình 20- Công cụ chặt ở Nặm Tum (Lai Châu) trang 23. Học sinh chưa thể xác định được công cụ chặt ở hình 20 có hình thù rõ ràng hơn so với hình 19. Hay ở bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40), lược đồ hình 43-trang 49 có yêu cầu: Em hãy điền kí hiệu thích hợp trên lược đồ để thể hiện diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây cũng là dạng câu hỏi khó đối với các em, vì lần đầu tiên tiếp xúc với lược đồ SGK và tự phải suy nghĩ điền các kí hiệu nào là thích hợp và điền trên lược đồ -Page-2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn như thế nào là đúng nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên … Đó là một số câu hỏi khó trong quá trình dạy- học môn lịch sử 6 ở Trường THPT An Thạnh 3. Bên cạnh những khó khăn trên còn một số khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải: - Đối với giáo viên: +Nhìn chung giáo viên cũng sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn nhưng đôi lúc muốn thể hiện mình nên “thao thao bất tuyệt” mà quên đối tượng mình đang dạy là những học sinh bé nhỏ, chưa theo kịp với nội dung mở rộng hoặc nâng cao + Giáo viên thường làm việc nhiều như giảng bài, giải thích vì cho rằng học sinh thụ động làm mất thời gian và sợ “cháy giáo án” nếu để học sinh tự làm theo cách học mới. +Việc sử dụng lược đồ chưa thường xuyên (do thiếu lược đồ hoặc chuẩn bị chưa chu đáo) đôi lúc dạy “chai” theo lược đồ SGK. - Đối với học sinh: + Học sinh ít khi nghiên cứu bài trước ở nhà theo yêu cầu của giáo viên nên tiết học diễn ra mất cân đối, thời gian “bị chết” nhiều. + Học sinh lĩnh hội kiến thức chậm hoặc lo ra, thiếu chú ý nhất là khâu thảo luận nhóm. Phần lớn là do học sinh “trội hơn” làm bài và phát biểu ý kiến. Còn lại thích nghe giảng hơn là phải “thảo luận nhóm” và hay “nhường” nhau khi giáo viên gọi đại diện trình bày. Đó là nguyên nhân cơ bản làm cho việc học môn lịch sử 6 kém phần sinh động, chưa đúng nghĩa với việc cải cách nội dung, chương trình và phương pháp học theo yêu cầu hiện nay.Vì thế giáo viên dạy lịch sử 6 cần phải nhạy bén và linh hoạt trong khâu tổ chức, để giúp học sinh hứng thú tím tòi, tư duy học tốt lịch sử ngay ở đầu cấp ( lớp 6). II. Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh hứng thú và học tốt môn lịch sử ở trường THPT An Thạnh 3. Với những khó khăn trên đòi hỏi giáo viên không chỉ nắm vững trình độ chuyên môn, kiến thức cơ bản mà còn phải biết cách truyền thụ kiến thức đến học sinh như thế nào cho đúng và phù hợp với từng đối tượng học sinh.Việc phối hợp linh hoạt các phương pháp như: Thuyết trình, diễn giảng, vấn đáp, mô tả hay sử dụng đồ trực quan và cả khâu thảo luận nhóm là hoạt động cần phải có. Tuy nhiên đối học sinh ở trường THPT An Thạnh 3 thì còn hạn chế do trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của các em tương đối chậm. Vì vậy quá -Page-3 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn trình dạy học giáo viên cần sử dụng một số biện pháp hỗ trợ thêm để khơi dậy thêm sự năng động, óc tò mò ham thích tìm hiểu khoa học lịch sử, hứng thú và học tốt hơn. Biết thể hiện khả năng quan sát hiện vật, hình ảnh, tự mình rút ra nhận xét, suy nghĩ độc lập trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô. Sau đây là một số giải pháp được thực hiện ở trương THPT An Thạnh 3 nhằm mục đích nêu trên. 1. Gợi ý cho học sinh khi đặt vấn đề (câu hỏi tư duy hay thảo luận nhóm) Trong giảng dạy nói chung và môn lịch sử 6 nói riêng, vấn đáp là phương pháp được sử dung phổ biến và cho kết quả phản hồi kết quả ngay. Thông qua phương pháp này giáo viên nhận biết được khả năng hiểu biết và tiếp thu kiến thức của học sinh. Ví dụ, khi dạy bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Phần 1. Nông nghiệp và các nghề thủ công, có câu hỏi: Qua các hình ở bài 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất để cày bằng công cụ gì? Ở câu hỏi này, học sinh chỉ cần xem lại bài 11-trang 34, các hình 31,32,33, và 34 các em sẽ trả lời được là lưỡi cày đồng. Thế nhưng ở bài 13-trang 38, có câu hỏi: Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả nước ngoài đã thể hiện điều gì? Với câu hỏi này, tự thân học sinh các em không trả lời được (vì đòi hỏi tư duy cao) và như thế làm mất thời gian cho những ý trả lời không chính xác. Do vậy, đây là lúc cân thiết để giáo viên hỗ trợ cho học sinh bằng những câu hỏi gợi ý nhỏ giúp các em định hướng tìm đúng câu trả lời như: - Trình độ kĩ thuật của người dân Văn Lang như thế nào?(cao hay thấp) - Nền văn hoá của cư dân Văn Lang ra sao? - Tài năng của người dân Văn Lang …? Có như thế học sinh sẽ nhận biết được sự tài giỏi, sáng tạo của người dân Văn Lang có trình độ kĩ thuật cao đã tạo nên nền văn hoá rực rỡ mà đỉnh cao được thể hiện qua trống Đồng. Hoặc ở bài 20.Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (phần tiếp theo) Ở mục 3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở thế kỉ I-VI. -Page-4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn Khi giáo viên cho học sinh so sánh sơ đồ phân hoá xã hội-trang 55SGK để nhận xét về sự biến chuyển xã hội nước ta. Thời Văn Lang -Âu Lạc Thời kì bị đô hộ Vua Quan lại đô hộ Quý tộc Hào trưởng Việt – Địa chủ Hán Nông dân công xã Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc Nô tì Nô tì Đây là loại hình kiến thức mới được làm quen, nếu giáo viên cho học sinh tự làm, cơ bản các em chỉ nêu lại các tầng lớp thời Văn Lang –Âu Lạc là những tầng lớp nào? Và thời kì bị đô hộ có những tầng lớp nào chứ chưa có nhận xét, so sánh sự biến chuyển về xã hội nước ta thời kì bị đô hộ so với thời Văn Lang - Âu Lạc. Do đó,để học sinh định hướng được kiến thức đúng,giáo viên giải thích các tầng lớp nước ta thời Văn Lang – Âu Lạc và gợi ý các em một số câu hỏi như: - Thời kì bị đô hộ, tầng lớp nào bị mất đi? Nhìn vào sơ đồ học sinh sẽ xác nhận được là vua và quý tộc - Tầng lớp nào mới hình thành? Học sinh sẽ trả lời được: Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt, địa chủ Hán và nông dân lệ thuộc. - Thời kì bị đô hộ nước ta có sự biến chuyển như thế nào? (phân hoá đơn giản hay phức tạp, sâu sắc). Với những gợi ý trên, giáo viên hướng học sinh đến kết luận chung: Xã hội nước ta bị phân hoá sâu sắc. Hoặc cũng ở bài 20-trang 56 có câu hỏi: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Câu hỏi này đòi hỏi tư duy và hiểu biết rộng. Vì vậy cần có sự gợi ý như: - Các phong tục tập quán của người Việt ược hình thành từ lâu hay mới hình thành? Học sinh sẽ xác định hình thành từ lâu đời. -Page-5 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn - Về tiếng nói, có thể đặt câu hỏi gợi ý: Những người nghèo có tiền học ở các trường do bọn đô hộ mở hay không? Học sinh sẽ trả lời là không. - Số dân nghèo chiếm số lượng ít hay nhiều? Học sinh biết được do bóc lột nặng nề nên đa số là dân nghèo. Qua những câu trả lời trên giáo viên yêu cầu học sinh hoàn chỉnh câu trả lời. Trong quá trình dạy học tôi thấy đây là phương pháp hữu hiệu giúp học sinh tìm tòi kiến thức, lớp hoc không bị động mất thời gian, không khí lớp học cũng sinh động. Đó là giải pháp lôi kéo của học sinh vào chủ ý của giáo viên, buộc các em phải làm việc tuỳ theo khả năng của mình. 2. Kể chuyện lịch sử. Tuổi thơ ai cũng thích “tắm mình” trong những câu chuyện cổ tích huyền bí hay lời ca câu hát ngọt ngào truyền cảm. Học sinh lớp 6 cũng không ngoại lệ. Nói như thế không phải tiết dạy nào cũng kể chuyện cho các em nghe, mà việc lồng ghép kể chuyện phải phù hợp với nội dung bài học, nên kể những gì? Và kể lúc nào là đúng. Ví dụ khi học bài 12. Nước Văn Lang – trang 35 SGK có câu hỏi: Theo em truyện Sơn Tinh -Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó? Với câu hỏi này, ở môn Ngữ văn 6 các em đã được tìm hiểu qua truyện này, một số em khá giỏi có thể nhớ lại phản ánh hoạt động chống lũ lụt nhưng số nhiều cho rằng truyện nói về Thuỷ Tinh-Sơn Tinh giành công chúa Mỵ Nương. Vì thế, giáo viên nên tóm lại câu chuyện và giải thích cho các em rõ tại sao truyện phản ánh hoạt động chống lũ lụt qua đoạn “Thuỷ Tinh hô mây gọi gió dâng nước lên cao … để đánh Sơn Tinh, Còn Sơn Tinh ung dung dời từng quả núi … nước dâng cao bao nhiêu thì đồi núi càng cao bấy nhiêu …” Cũng bài 12-trang 36 SGK có câu hỏi: Hãy liên hệ các vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng. Rất nhiều học sinh chưa biết truyện Thánh Gióng và Thánh Gióng là người như thế nào thì làm sao biết Thánh Gióng sử dụng loại binh khí gì để chống giặc ngoại xâm. Đây chính là lúc giáo viên kể sơ lược về Thánh Gióng, đặc biệt nhấn mạnh câu nói của Thánh Gióng với sứ giả: “Ông về tâu với vua làm cho tôi con ngựa sắt, cái roi sắt, một áo giáp sắt -Page-6 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn để tôi đánh giặc”.Vậy thì học sinh sẽ biết được ngay Thánh Gióng sử dụng binh khí bằng sắt, các em so sánh được sự tiến bộ trong đúc vũ khí bằng sắt so với đúc vũ khí bằng đồng. Hoặc ở bài 15. Nước Âu Lạc ( tiếp theo). Mục 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Có câu hỏi: Theo em, truyện Mỵ Châu-Trọng Thuỷ nói lên điều gì?(SGK- trang 45). Học sinh cũng không biết được truyện đó nói lên hàm ý muốn nói đến vấn đề gì? Vì thế, giáo viên phải khéo léo, vừa kể truyện vừa đặt câu hỏi liên quan đến nói dung bài học để từng bước giúp các em biết được truyện Mỵ Châu-Trọng Thuỷ nói lên điều gì? Và thất bại của An Dương vương như thế nào? Kết quả? Giáo viên nêu một số câu hỏi xen kẻ với kể truyện như: - Biết không thắng nổi An Dương Vương, Triệu Đà đã dùng mưu kế gì? Học sinh: Cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn Mỵ Châu. - Triệu Đà cho Trọng Thuỷ sang ở rễ nhằm mục đích gì? Học sinh: Dò thám tình hình, chia rẽ nội bộ. - Ai đánh tráo nỏ thần của An Dương Vương? Học sinh: Trọng Thuỷ. - Khi hay tin Triệu Đà tấn công An Dương Vương tỏ thái đồ gì? Học sinh: Chủ quan chờ giặc tiến sát thành mới đánh … Với phương pháp này, học sinh rất thích thú, “tranh nhau” trả lời của hỏi của giáo viên.Và với việc học tập như vậy giúp các em khắc sâu kiến thức qua truyện kể, các em có thể nhớ lâu hơn, thậm chí có em còn kể lại được những gì giáo viên vừa kể cho các em nghe. Hoặc giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh một số truyện tranh lịch sử liên quan đến các bài các em sẽ học trong chương trình lịch sử 6 như truyện: Hai Bà Trưng, Bà Triệu nhà xuất bản Kim Đồng, truyện Nước Vạn Xuân (Lý Nam Đế),Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương của nhà xuất bản trẻ để khi học đến các bài nói về các nah6n vật trên các em sẽ hưng thú học tập và hiểu biết chi tiết hơn, hăng hái phát biểu ý kiến. 3. Tập cho học sinh sử dụng lược đồ, bản đồ. -Page-7 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn Trong dạy học lịch sử các loại tranh ảnh, lược đồ, bản đồ không phải chỉ giành riêng cho giáo viên dạy cho học sinh xem mà cả học sinh cũng phải biết sử dụng có hiệu quả. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ cho học sinh là điều cần thiết. Dù việc sử dụng lược đồ, bản đồ đối với học sinh lớp 6 là điều rất khó, mất rất nhiều thời gian, nhưng đây là bước đầu tiên làm nền tảng cho các lớp tiếp theo, nên giáo viên phải tập cho học sinh cách sử dụng lược đồ ngay từ lớp 6 này để khi học lên lớp 7,8,9 các em không lúng túng, khi học các bài có lược đồ, bản đồ. Ví dụ khi dạy bài 14. Nước Âu Lạc. Mục 1: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào? (trang 41) Sau khi hướng dẫn học sinh bảng chú giải trên bản đồ và trình bày cho học sinh nắm được diễn biến của cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Âu- Lạc Việt, sau đó gọi học sinh lên xác định các kí hiệu, hướng tấn công của quân Tần, phản công của quân ta. Đó là bước đầu để học sinh tiếp cận với bản đồ một cách đơn giản nhất. Đến khi dạy bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) Mục 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ-hình 43. Lược đồ Âu Lạc thời Hai Bà Trưng (trang 49-SGK) có yêu cầu: Em hãy điền những kí hiệu thích hợp lên lược đồ thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giáo viên có thể photo lược đồ SGK hay vở thực hành lịch sử của nah2 xuất bản giáo dục trang 57-58. Sử dụng các kí hiệu mô tả diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 như sau: - Mũi tên màu đỏ: Hướng tiến quân của quân ta. - Mũi tên màu xanh: Hướng tấn công của quân địch. - Mũi tên màu xanh đứ khúc: Đường rút lui của địch. - Lá cờ màu đỏ: Nơi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. - Ngôi nhà màu xanh: Trụ sở chính của bọn đô hộ ở Châu Giao… Giáo viên chuẩn bị sẵn các kí hiệu (cắt các mũi tên màu đỏ, xanh, lá cờ, ngôi nhà, hồ dán…), sau khi cho học sinh học làm nhóm điền các kí hiệu vào lược đồ photo, giáo viên gọi học sinh lên dùng kí hiệu dán vào lược đồ phóng to để kiểm tra khả năng tiếp thu của học sinh. -Page-8 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước lược đồ khởi nghĩa Lý Bí (trang 59 SGK) và điền các kí hiệu mô tả diễn biến khởi nghĩa Lý Bí, chắc chắn học sinh sẽ làm được. Hay giành vài phút để tập cho học sinh cách sử dụng bản đồ khi trình bày một cuộc khởi nghĩa như: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa của Phùng Hưng hay chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, … Có như thế, học sinh mới từng bước hoàn thiện kĩ năng sử dụng bản đồ của mình ở mức độ cơ bản nhất mà yêu cầu đặt ra đối với học sinh lớp 6 trong học tập lịch sử. 4. Cụ thể hoá câu hỏi dạng trình bày (tự luận) sang hình thức trắc nghiệm. Trong nội dung một bài học gồm nhiều tiêu đề với nhiều nội dung, sự tiếp thu kiến thức của học sinh có sự phân cấp trong một lớp (Giỏi, khá, TB, chậm). Do đó giáo viên đặt câu hỏi tự luậ thì học sinh “chậm tiếp thu” không trả lời được, hay chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời thì không đồng bộ. Ví dụ bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Câu hỏi cuối bài (trang 40) như sau: Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, tín ngưỡng. Câu hỏi này bao gồm 2 tiêu đề: Đời sống vật chất (mục 2-trang 39) và đời sống tinh thần (mục3-trang 40), với khả năng của học sinh lớp 6 ở trường, thì một số học sinh khá, giỏi,chưa hẳn trả lời đầy đủ mà không có sự nhắc nhở của giáo viên. Vì thế tôi đã cụ thể hoá câu hỏi thành một số câu hỏi trắc nghiệm như sau: 1. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là gì? a. Nhà làm bằng đất b. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, …. c. Nhà làm bằng ngói d. Nhà sàn làm bằng đất sét trội rơm. 2. Phương tiện đi lại giữa các làng, chạ là gì? a. Bằng voi b. Bằng ngựa c. Bằng thuyền d. Xe kéo 3. Người Văn Lang có tục gì? a. Tết tóc đuôi sam b. Đàn ông mặc áo quần, đàn bà mặc váy. c. Đi guốc, dép d. Ăn trầu, nhuộm răng đen. 4. Trong những ngày lễ hội thường có những hoạt động gì? a. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, ca hát,… b. Đánh, trống, chiêng, thổi kèn. -Page-9 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Hồng Muôn c. Tổ chức đua thuyền, giã gạo,…. d. Tất cả cá hoạt động trên. Hoặc câu hỏi cuối bài 20-trang 57: Những nét mới về văn hoá nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì? Giáo viên cụ thể thành các câu trắc nghiệm như: 1. Thời kì này (thế kỉ I-VI) những đạo nào du nhập vào nước ta? a. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. b. Nho giáo, Phật giáo, Hồi giáo. c. Nho giáo, Kitô giáo, Phật giáo. d. Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo. 2. Những chi tiết nào chứng minh nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán của mình? a. Vẫn sử dụng được tiếng nói của tổ tiên b. Sinh hoạt theo nếp sống cổ truyền như: Ăn trầu, nhuộm răng, … c. Học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc riêng. d. Cả 3 ý trên. Với những câu hỏi như vậy sẽ tác động vào tâm trí của học sinh, những kiến thức giáo viên vừa truyền thụ, các em dần dần hình dung nhớ lại và có sự chọn lựa xác định thông tin đúng. Đặc biệt với cách đánh giá bài học như vậy thì cả lớp đều tham gia trả lời, phát biểu ý kiến của mình, nhận xét bạn mình đúng hay sai. Thông qua hình thức này giáo viên sẽ nắm được thông tin chính xác cách truyền thụ kiến thức của mình đến học sinh có phù hợp hay chưa cũng như khả năng tiếp thu của học sinh những kiến thức cơ bản nhất cần đạt được theo mục tiêu bài học đề ra. Tóm lại, trong giảng dạy lịch sử nói chung, mỗi giáo viên đều có một nghệ thuật riêng để dạy tốt bộ môn mình phụ trách và thu hút học sinh vào chủ ý của giáo viên nhằm đạt mục tiêu giáo dục chung của môn học. Đặc biệt đối với môn lịch sử 6, nôi dung chương trình được nâng cao hơn so với chương trình cũ.Cụ thể chương trình gồm 3 phần: - Phần mở đầu: Giới thiệu những bài học chung, sơ lược về môn lịch sử. - Phần 1: Khái quát Lịch sử cổ đại. - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X. Trong mỗi bài học có nhiều kênh chữ, kênh hình cần khai thác. Song đối với trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu cảu học sinh lớp 6 ở trường THPT An Thạnh 3 còn vấp -Page-10 [...]... định Do đó, trong dạy học lịch sử nhiều năm qua ở trường, tôi đã sử dụng các giải pháp trên giúp học sinh trong quá trình tư duy, tìm tòi kiến thức, để các em theo phần tự tin, thích thú khi học môn lịch sử, và đều quan trọng là học tốt môn lịch sử 6 về mặt lí thuyết và vận dụng tốt qua trả bài, kiểm tra 1 tiết hay thi học kì Trong một thời gian khá lâu trực tiếp dạy môn lịch sử ở trường THPT An Thạnh... 17 9 9.9 11 .6 6.4 Với kết quả trên, tôi nhận thấy rằng các giải pháp tôi áp dụng khá thích hợp và hiệu quả đối với học sinh của trường Tôi hy vọng rằng nó không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 6 mà còn phát huy hơn nữa để có thể áp dụng cho các khối khác trong học tập môn lịch sử Để giúp học sinh hiểu được lịch sử một cách có hệ thống khoa học C KẾT LUẬN: Kính thưa quý lãnh đạo các cấp, thưa quý đồng nghiệp.Trong... viên dạy môn lịch sử 6 trong những năm học trước Qua hai năm dạy trước và khi thực hiện áp dụng phương pháp hỗ trợ tôi nhận được kết quả như sau: Năm Tổng Kết học 2007- số HS quả 2008 20082009 Giỏi 92 HK I SL 25 81 1 46 140 CN HK I CN 25 55 60 Khá Trung bình Yếu TL % 27.2 SL 20 TL % 21.7 SL 28 TL % 30.4 SL 19 TL % 20.7 30.9 37.7 42.9 21 44 43 25.9 30.1 30.7 27 30 28 33.3 20 .6 20.0 8 17 9 9.9 11 .6 6.4 Với... vọng những giải pháp của tôi sẽ là một tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp có đối tượng học sinh như trường tôi Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp thiết thực để tôi và các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng của trường mình đang công tác nói riêng và của huyện nhà nói chung Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ ngoài những giải pháp trên còn có những giải pháp khác mà tôi... những giải pháp trên còn có những giải pháp khác mà tôi chưa phát hiện được trong quá trình dạy học đối với học sinh vùng còn nhiều khó khăn Tôi mong các nhà quản lí giáo dục, đặc biệt là giáo viên chuyên ngành sử góp thêm cho tôi những kinh nghiệm quý báu khác hay và có hiệu quả hơn để tôi có thể áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình ngày càng hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn ! An Thạnh 3, ngày . trong khâu tổ chức, để giúp học sinh hứng thú tím tòi, tư duy học tốt lịch sử ngay ở đầu cấp ( lớp 6) . II. Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh hứng thú và học tốt môn lịch sử ở trường THPT An. Lê Hồng Muôn MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VÀ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 6 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề: Tuy ở cấp I học sinh cũng được làm quen với môn lịch sử nhưng chỉ. đã sử dụng các giải pháp trên giúp học sinh trong quá trình tư duy, tìm tòi kiến thức, để các em theo phần tự tin, thích thú khi học môn lịch sử, và đều quan trọng là học tốt môn lịch sử 6 về

Ngày đăng: 07/08/2015, 18:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan