1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn Một số phương pháp giúp học sinh giải các bài toán liên quan đến yếu tố hình học

10 944 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT “CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC” Ở LỚP 2 I. Lí do chọn đề tài 1.Tầm quan trọng của việc dạy hình học Toán lớp2 Môn toánmột trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình họccác cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày. Trong năm học vừa qua, tôi đã dạy lớp 2. Tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “các yêu tốc hình học” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học sau này ở cấp học phổ thông cơ sở. 2. dựa vào định hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là: - Dạy học toán trên cơ sở học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học để chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng kiến thức cũ đã học, thực hành theo năng lực các nhân, với sự giúp đỡ, hướng dẫn hợp tác của giáo viên và các thiết bị dạy học. 3. Dựa vào tình hình thực tế của học sinh lớp 2G của lớp Trường Tiểu học Pa Nang và các lớp trong khối. Thực trạng của lớp 2G trường tiểu học Pa Nang. - Lớp gồm 24 em học sinh phân bố đều trong thôn. Thôn bản tách biệt nhau bởi núi đồi và sông suối chằng chịt. Đa số các em do gia đình chưa quan tâm đến con cái nên các em tự do, lơi lỏng. Một số em chưa ý thức trong học tập, không học bài và làm bài tập ở nhà. Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em. Một phần là do điều kiện gia đình của các em bố mẹ suốt ngày suốt tháng đi làm. Các em ở nhà tự do chơi đùa, sự buông thả của gia đình đã làm tác Trang 1 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên động đến đạo đức các em và làm hạn chế quá trình học tập của các em, ảnh hưởng đến chất lượng và nề nếp lớp. - Học sinh còn lơ là về toán học nhất là đối với các yếu tố hình học, học sinh còn ít nhận biết. - Do ngôn ngữ bất đồng, đồ dùng dụng cụu còn thiếu thốn. - Việc dạy các yếu tố hình học lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài. - Vì những lí do trên: tôi chọn một số biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở lớp 2 làm nội dung sáng kiến. II. Cơ sở lí luận - Bước đầu tìm hiểu tình hình thực tế học sinh. Bản than tôi nghĩ làm sao để lớp học thực sự là một tổ chức giáo dục toàn diện mà cơ sở xây dựng nề nếp lớp. Việc xây dựng nề nếp lớp muốn có kết quả tốt không chỉ do sự chỉ đạo của giáo viên mà vấn đề quan trọng nhất là ý thức tự giác của mỗi một học sinh. Nếu tập thể học sinh không tự đảm nhận thì dù giáo viên có tích cực đến đâu đi nữa thì cũng không làm tốt được. Chính vì thế, người giáo viên phải biết nhiệm vụ của mình để chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. - Mỗi một môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Trong các môn học ở tiểu học cùng với các phân môn khác, môn Toán giúp học sinh hiểu biết các mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý, biết diễn đạt đúng ( nói và viết) các suy luận đơn giản góp phần hình thành cho học sinh phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng. Môn toán còn giúp học sinh nhận biết và hỗ trợ tốt cho các môn học khác. - Dựa vào mục tiêu dạy của môn Toángiúp học sinh: tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập tốt môn Toán. - Dựa cứ vào tình hình thực tế học tập môn Toán lớp 2G của lớp Trường Tiểu học Pa Nang Vì vậy tôi chọn một số biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở lớp 2. III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 1. Đối tượng: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học ở lớp 2. 2. Phương pháp nghiên cứu: Trang 2 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên Phương pháp khảo sát, Phương pháp điều tra, Phương pháp thực nghiệm, Phương pháp đối chứng, Phương pháp thảo luận, Phương pháp quan sát, Phương pháp luyện tập thực hành, Phương pháp thuyết trình, Phương pháp xử lí tình huống. IV. Nội dung nghiên cứu - Để giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học vào quá trình thực hành và nâng cao hiệu quả, khắc sâu kiến thức phần lý thuyết, thông qua việc thực hành thì trong tiết học cần có các phiếu bài tập. Đối với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiêu học, người giáo viên trong quá trình giảng dạy, cần quan tâm đến vấn đề tạo cho học sinh trong học tập cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, học mà chơi- chơi mà học. Phiếu bài tập sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt vấn đề này. - Vậy làm thế nào để người dạy cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, người học cảm thấy hứng thú, tích cực trong học tập? Yêu cầu đối với người dạy và người học như sau: - Nội dung và yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng trong chương trình lớp 2. 1. Nội dung chương trình: - Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 2 được giới thiệu đầy đủ về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng. - Đường gấp khúc - Tính độ dài đường gấp khúc. - Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật. Vẽ hình trên giấy ô vuông. - Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học. Cấu trúc, nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa toán 2 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp sự phát triển theo từng giai đoạn . 2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng: - Học sinh biết nhận biết dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc. Đặc biệt lưu ý học sinh nhận dạng hình “tổng thể”, chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật. - Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình đơn giản. - Học sinh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian… - Các yếu tố hình học trong SGK lớp 2 đã bám sát trình độ chuẩn (thể hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2 như nhận dạng hình tổng thể, các bài thực hành, luyện tập đơn giản, bài tập xếp, ghép hình, dễ thực hiện…). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh. Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, được những hình học dựa trên các đặc điểm quan hệ các yếu tố của hình (chẳng hạn chưa yêu cầu Trang 3 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau) chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng trên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly,…). Một cách khác nữa, khi dạy thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi. Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời. Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày. 3. Các bài toán về hình học trong chương trình toán 2 - Hình chữ nhật- hình tứ giác. - Đường thẳng. - Đường gấp khúc. - Độ dài đường gấp khúc. - Chu vi hình tam giác. - Chu vi hình tứ giác. 4. Ví dụ khi dạy bài Hình chữ nhật- Hình tứ giác. a. Kiến thức. - Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác (qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình). - Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối các điểm cho sẵn trên giấy kẻ ô li). b. Biện pháp: - Để giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học vào quá trình thực hành và nâng cao hiệu quả, khắc sâu kiến thức phần lý thuyết, thông qua việc thực hành thì trong tiết học cần có các phiếu bài tập. Đối với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiêu học, người giáo viên trong quá trình giảng dạy, cần quan tâm đến vấn đề tạo cho học sinh trong học tập cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, học mà chơi- chơi mà học. Phiếu bài tập sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt vấn đề này. - Vậy làm thế nào để người dạy cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, người học cảm thấy hứng thú, tích cực trong học tập? Yêu cầu đối với người dạy và người học như sau: - Khi dạy học bài “Hình chữ nhật- Hình tứ giác” theo yêu cầu trên, có thể như sau: Trang 4 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên - Giới thiệu hình chữ nhật học sinh được quan sát vật thật có dạng hình chữ nhật, giới thiệu hình chữ nhật có 4 cạnh, có hai cạnh ngắn bằng nhau và hai cạnh dài bằng nhau. - Quan sát các miếng bìa hoặc nhựa trong hộp đồ dùng học tập, để nhận biết dạng tổng thể “đây là hình chữ nhật” - Giáo viên đưa ra một số hình khác nhau để cho học sinh nhận dạng. (có hình chữ nhật). - Giáo viên vẽ hình hình chữ nhật lên bảng ghi tên hình và đọc hình chữ nhật. - Học sinh đọc tên các hình chữ nhật ở trên bảng. - Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế, tưởng tượng tìm ra hình chữ nhật. - học sinh xếp hình. Giáo viên cho học xếp hình chữ nhật bằng que tính. - kết hợp vẽ trên bảng, ngoài ra giáo viên còn chuẩn bị các hình vẽ sẵn để cho học sinh màu để nhận biết hình chữ nhật. - Ngoài ra giáo viên cho học sinh xếp hình: Giáo viên gọi 6 học sinh lên để xếp hình chữ nhật. c. Thực hành Khi dạy ở học sinh cách vẽ hình, dựng hình tôi thường tuân thủ theo các bước sau: - Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, bút mực để vẽ hình. Cần sử dụng hợp lý chức năng của mỗi dụng cụ, thước thẳng có vạch chia dùng để đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng (đường thẳng), thước thẳng còn dùng để kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm. - Học sinh phải được hướng dẫn và được luyện tập kỹ năng về hình, dựng hình theo quy trình hợp lý thể hiện được những đặc điểm của hình phải vẽ. - Hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác về hình dạng và đặc điểm, các nét vẽ phải mảnh, không nhoè, không tẩy xoá. - Vẽ và ghi tên hình chữ nhật (nối 4 điểm trên giấy kẻ ô vuông để được hình chữ nhật, chẳng hạn hình chữ nhật ABCH, hình tứ giác MNPQ). A B M N H C Q P - Và để học sinh nhận biết được hình chữ nhật trong tập hợp một số hình (có cả hình không phải là hình chữ nhật), chẳng hạn: màu (hoặc đánh dấu x ) vào hình chữ nhật có trong mỗi hình sau: Trang 5 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên Mỗi hình dưới đây là hình gì? a) d) b) e) c) g) - Khi chữa bài giáo viên cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm. Kẻ thêm một đường thẳng trong hình sau để được: + Một hình chữ nhật và một hình tam giác + Ba hình tứ giác - Giáo viên: Kẻ thêm nghĩa là vẽ thêm 1 đoạn nữa vào trong hình: Giáo viên vẽ hình lên bảng và cho học sinh đặt tên cho hình: Trang 6 A E B C D Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên Giáo viên hỏi : Em vẽ thế nào? Học sinh : Em nối A với D. Giáo viên cho học sinh đọc tên hình: Hình chữ nhật ABCD Hình tam giác BCD Học sinh đặt tên cho hình: + Cho học sinh tự kẻ: Hoặc: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên các hình vẽ được trong cả 2 cách vẽ. Học sinh đọc tên hình: ABGE, EGCD, ABCD và AEGD, BCGE, ABCD. V. Kết quả ngiên cứu 1. Kết quả khảo sát chất lượng môn toán đầu năm học - Tổng số học sinh: 24 em + Loại giỏi : 0 em đạt tỉ lệ: 00 % + Loại Khá : 5 em đạt tỉ lệ: 20.83 % + Loại TB : 11 em đạt tỉ lệ: 45.84 % + Loại yếu : 8 em đạt tỉ lệ: 33.33 % 2. Kết quả đạt được: - Tổng số học sinh: 24 em + Loại giỏi : 3 em đạt tỉ lệ: 12.5 % + Loại Khá : 10 em đạt tỉ lệ: 41.66 % + Loại TB : 9 em đạt tỉ lệ: 37.5 % + Loại yếu : 2 em đạt tỉ lệ: 8.34 % So với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy: + Số học sinh giỏi tăng: 03 em + Số học sinh khá tăng: 05 em + Số học sinh trung bình giảm: 02 em. + Số học sinh yếu từ: 07 em còn: 2 em Trang 7 A D B C A D B C G G A D B C E G Trng tiu hc Pa Nang Ngi thc hin: Lờ Quang Kiờn VI. Kt lun Với những kinh nghiệm ít ỏi trên về việc giúp cho học sinh hc tt hn. Tuy vậy, bản thân tôi vẫn không sao tránh khỏi những mặt còn hạn chế, tôi rất mong đợc sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, các đồng chí, các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau tìm ra những phơng pháp giáo dục tốt nhất, không ngừng nâng cao chất lợng dạy học. - nhm ỏp ng kp thi vic i mi ni dung v phng phỏp dy hc Tiu hc theo hng tớch cc hỏo hot ng ca hc sinh, vic s dng phiu bi tp ó ớt nhu gúp phn nõng cao cht lng hc tp ca hc sinh, to cho hc sinh s hng thỳ say mờ trong tit hc, gim i s nhm chỏn khụ khan ca cỏc tit toỏn, dnh cho hc sinh cú nhiu thi gian hn trong luyn tp thc hnh, khc sõu hn kin thc lý thuyt thụng qua luyn tp. - Trờn c s lý thuyt v thc tin ỳc rỳt ra t quỏ trỡnh cụng tỏc ca bn thõn, cựng vi s c gng ca hc sinh, sỏng kin kinh nghim ó bc u em li hiu qu tng i m món. Tuy nhiờn sỏng kin kinh nghim ch ỏp dng trong vi hp, thi gian cha nhiu nờn khụng trỏnh khi nhng hn ch, sai sút. - Trong qua trỡnh thc hin, rt mong s úng gúp ý kin ca ng chớ ng nghip v cỏc cp lónh o sỏng kin ny c ph bin rng rói hn v thu c hiu qu cao hn. Qua nhng nm ging dy lp 2, vi t cỏch dy trờn khi dy cỏc yu t hỡnh hc trong mụn Toỏn lp 2 tụi nhn thy hc sinh cú nhiu tin b. Vi cỏch dy v hc trờn hc sinh chm chỳ say mờ hc toỏn, cỏc em khụng ngai khi gii cỏc bi toỏn cú ni dung hỡnh hc. Hc sinh tớch cc, ch ng tỡm tũi, sỏng to xõy dng kin thc ca bi hc. Nh vy m hc sinh nm bi nhanh, nh kin thc lõu hn, chc hn v t tin lm cho khụng khớ tit hc sụi ni, khụng gũ bú, hc sinh c thc s bc l ht kh nng ca mỡnh. T ú hc sinh cú hng thỳ hc toỏn, to thnh thúi quen t suy ngh, ch ng lm bi tỡm ra cỏch gii hay v nhanh nht. Bi vit ny chc chn cũn nhiu thiu sút, tụi rt mong c s úng gúp ý kin nhit tỡnh ca ban Giỏm hiu, t chuyờn mụn v cỏc bn ng nghip tụi cú c cỏc phng phỏp dy Toỏn lp 2 ngy cng tt hn./. Pa Nang, ngy 30/ 10/ 2010 Ngi thc hin Lờ Quang Kiờn Trang 8 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa toán 2-của nhà xuất bản giáo dục năm 2010 2. Sách giáo viên toán 2-của nhà xuất bản giáo dục năm 2008 3. Vở bài tập toán 2( tập 1,2) của nhà xuất bản giáo dục năm 2010 4. 100 câu hỏi và đáp về việc dạy toán ở Tiểu học của nhà xuất bản giáo dụcnăm 2005 5. Các phương pháp giải toán ở Tiểu học của nhà xuất bản giáo dục. 6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục PGS- Phạm Viết Vượng NXB Giáo dục 1997 7.Giáo trình về tổ chức quản lý hoạt động dạy-học của tác giả học viện quản lý giáo dục năm 2005. 8. Tâm lý học đại cương. PGS Trần Trọng Thủy năm 2006 Trang 9 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên Mục lục I. Lí do do chọ đề tài Trang1 II. Cơ sở lí luận Trang2 III. Đối tượng và phương pháp ngiên cứu Trang2 VI. Nội dung ngien cứu Trang3 V. Kết quả nghiên cứu Trang7 VI. Kết luận Trang8 Trang 10 . ngy 30/ 10/ 2010 Ngi thc hin Lờ Quang Kiờn Trang 8 Trường tiểu học Pa Nang Người thực hiện: Lê Quang Kiên Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa toán 2-của nhà xuất bản giáo dục năm 2010 2. Sách. 2-của nhà xuất bản giáo dục năm 2008 3. Vở bài tập toán 2( tập 1,2) của nhà xuất bản giáo dục năm 2010 4. 100 câu hỏi và đáp về việc dạy toán ở Tiểu học của nhà xuất bản giáo dụcnăm 2005 5. Các

Ngày đăng: 24/04/2014, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w